Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Nghiên cứu thu nhận chủng vi khuẩn có khả năng khử mùi hôi từ chất thải chăn nuôi trong điều kiện nước mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỖ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU THU NHẬN CHỦNG VI SINH VẬT CĨ KHẢ
NĂNG KHỬ MÙI HƠI TỪ CHẤT THẢI CHĂN NI TRONG ĐIỀU
KIỆN NƯỚC MẶN

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Khoa học Mơi trường
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỖ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU THU NHẬN CHỦNG VI SINH VẬT CĨ KHẢ NĂNG
KHỬ MÙI HƠI TỪ CHẤT THẢI CHĂN NI TRONG ĐIỀU KIỆN
NƯỚC MẶN

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Khoa học Mơi trường
(Chương trình đào tạo chuẩn)


Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Huyền Nga
TS. Phạm Kiên Cường

Hà Nội – 2022


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của ban Giám hiệu Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, các thầy giáo, cô giáo, các anh chị và các
bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này sau một
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Trần Thị Huyền
Nga, thầy TS. Phạm Kiên Cường và cô Th.S. Bùi Thị Thu Hà công tác tại
Viện Công nghệ mới – Viện Khoa học và Cơng nghệ Qn sự, đã tận tình
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực nghiệm.
Em chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ tại phịng Cơng nghệ Hóa
sinh, Viện Cơng nghệ mới, Viện Khoa học và Cơng nghệ Qn sự đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện để em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Cuối
cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh động viên em trong
suốt quá trình thực nghiệm, nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài báo cáo, tuy nhiên khơng
tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và các
bạn.

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2022

Sinh viên

Đỗ Huyền Trang


1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi..................................................................................3
Hiện trạng chăn nuôi 3
Tại Việt Nam 3
Trên Thế giới 5
1.2. Thành phần của chất thải chăn nuôi
1.2.1. Thành phần

6

1.2.2. Đặc điểm

6

6

1.3. Mùi chất thải chăn nuôi đối với môi trường và các biện pháp xử lý

7

1.3.1. Thành phần mùi của chất thải 7
1.3.2. Biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi 9
1.3.3. Sự khác nhau giữa xử lý chất thải chăn nuôi nước ngọt và nước mặn


11

1.4. Các nghiên cứu về vi sinh vật có khả năng xử lý mùi chất thải chăn nuôi

12

1.4.1. Vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ 12
1.4.2. Một số chủng vi sinh vật có khả năng xử lý mùi

13

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP.............................................15
2.1. Nguyên liệu, hóa chất..................................................................................................15
2.1.1. Ngun liệu

15

2.1.2. Hóa chất, thiết bị

15

2.1.3. Các mơi trường phân lập, ni cấy, xác định hoạt tính của vi sinh vật

16

2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................18
2.2.1. Tuyển chọn vi sinh vật 18
2.2.2. Nhuộm Gram theo phương pháp Hans Christian Gram
2


18


2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các chủng vi sinh vật 18
2.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

18

2.2.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl
2.2.3.3. Ảnh hưởng của pH

19

19

2.2.3.4. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

19

2.2.3.5. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất

19

2.2.4. Nghiên cứu hoạt tính của các chủng vi sinh vật
2.2.5. Nuôi cấy thu nhận sinh khối

19

20


2.2.6. Phương pháp xác định mật độ vi sinh vật

20

2.2.7. Phương pháp pha loãng đếm số lượng khuẩn lạc(cfu/ml)

20

2.2.8. Phương pháp xác định vịng hoạt tính phân giải cơ chất

20

2.2.9. Phương pháp xác định pH

21

2.2.10. Phương pháp định lượng NH4+

21

2.2.11. Phương pháp định lượng Sulfat

23

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................25
3.1. Tuyển chọn và phân lập các chủng VSV..................................................................25
3.1.1. Tuyển chọn

25


3.1.2. Phân lập

25

3.1.3. Sàng lọc 26
3.2. Nhuộm Gram

27

3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các chủng vi sinh vật
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

27

3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl 29
3.3.3. Ảnh hưởng của pH

30

3.3.4. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

31
3

27


3.3.5. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất

32


3.4. Nghiên cứu hoạt tính của các chủng vi sinh vật 33
3.5. Lên men thu nhận sinh khối

35

IV. KẾT LUẬN.......................................................................................................................37
V. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................37
PHỤ LỤC................................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................40

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí tự

Tiếng Anh

BOD
BTN&MT

Tiếng Việt
Nhu cầu oxy sinh hóa

Ministry of Natural
Resources &
Environment

Bộ Tài ngun và Mơi

trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

ĐC

Đối chứng

JICA

The Japan International
Cooperation Agency

MT
NN&PTNT

Mơi trường
Ministry of Agriculture
& Rural Development

OXH
QCVN

Nơng Nghiệp và Phát
triển nơng thơn
Oxy hóa

Vietnamese standard


TCVN
VSV

Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản

Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam

Microorganism

Vi sinh vật

PTN

Phịng thí nghiệm

TCTK

Tổng Cục thống kê

UBND

Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tỉ lệ chăn ni tính đến tháng 6/2021 so với tháng 6/2020..............3
Hình 1.2. Diễn biến sản lượng thịt heo từ năm 2000 – 2017............................4
Hình 3.1. Nhuộm Gram...................................................................................26
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của chủng N1.................27
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của chủng S3.................27
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến sinh trưởng của chủng N1.......28
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến sinh trưởng chủng S3...............28
Hình 3.6. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của chủng N1.........................30
Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của chủng S3..........................30
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ amoni đến sinh trưởng của chủng N1......32
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 đến sinh trưởng của chủng S3...32
Hình 3.10. Đường chuẩn nồng độ NH4+..........................................................33
Hình 3.11. Hoạt tính xử lý amoni của chủng N1.............................................33
Hình 3.12. Đường chuẩn nồng độ ion SO42-....................................................34
Hình 3.13. Hoạt tính sinh ion SO42- của chủng S3..........................................34

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ước tính chất thải rắn chăn nuôi trong năm 2009.............................6
Bảng 3.1. Môi trường sinh trưởng chủng VSV...............................................25
Bảng 3.2. Đặc điểm khuẩn lạc các chủng VSV...............................................25
Bảng 3.3. Sự thay đổi pH của dịch nuôi cấy VSV..........................................26
Bảng 3.4. Sự thay đổi của nồng độ NH4+ sau nuôi cấy...................................26
Bảng 3.5. Hoạt tính phân giải của các chủng VSV.........................................26
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của VSV........................28
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến sinh trưởng của VSV...............29
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của VSV................................30
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh trưởng của VSV........31

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến sinh trưởng của VSV..........32
Bảng 3.11. Đặc điểm sinh trưởng của chủng VSV..........................................33
Bảng 3.12. Khả năng phân hủy sinh học của các chủng VSV........................35
Bảng 3.13. Mật độ VSV trong dịch lên men...................................................35

6


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của dân số, nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên
nhanh chóng, ngành chăn ni từ đó đóng một vai trị quan trọng trong đời
sống của người dân Việt Nam và toàn Thế giới. Vấn đề về an ninh lương thực
đang ngày được người dân quan tâm, khơng những đáp ứng đủ mà cịn phải
sạch sẽ, đảm bảo chất lượng. Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2021, sản
lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng mặc dù nước ta đang gồng mình đối mặt
với đại dịch Covid 19. Theo Tổng cục Thống kê, tổng vật nuôi của cả nước
tính đến thời điểm của cuối tháng 6/2021 đã tăng so với cùng thời điểm năm
2020: tổng số lợn tăng 11,6%, tổng số gia cầm tăng 5,4%, tổng số bò tăng
2,5%, tổng số trâu tăng 3,1% [1].
Các trang trại chăn ni được hình thành và phát triển mang lại điều
kiện thuận lợi về năng suất, kinh tế, việc làm cho người dân. Tuy nhiên, vấn
đề môi trường của các chuồng chăn nuôi cũng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
người dân xung quanh bởi chất thải rắn, lỏng và đặc biệt là khí phát ra có mùi
khó chịu. Các hợp chất gây mùi thường gây ra hậu quả khi tiếp xúc lâu dài và
thường xuyên, đặc biệt đối với người làm chăn ni, đồng thời gây khó chịu
khi hít thở bởi mùi hôi thối. Đặc trưng của nước thải chăn ni là có hàm
lượng cao các chất hữu cơ và dinh dưỡng nên tạo ra khí thải có mùi. Các trang
trại cơng nghiệp hóa nâng cao hiệu quả việc quản lý chuồng trại, tuy nhiên
những vấn đề chẳng hạn như bệnh truyền nhiễm và xử lý chất thải chưa được
hồn thiện. Khí có mùi như amoniac (NH3) và hydro sunfua (H2S) là vấn đề

nan giải ở các trang trại, đặc biệt là trang trại nhỏ lẻ, nó có thể tác động tiêu
cực đối với người nông dân như rối loạn phổi mãn tính hoặc cấp tính, cũng
như đối với động vật ni như lợn và gia cầm.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng vi sinh vật để
xử lý mùi nước thải đặc biệt là chăn ni vì chi phí thấp, dễ sử dụng, nghiên
cứu dễ dàng. Việc đưa vi sinh vào các chuồng trại chăn ni vừa làm giảm
lượng khí NH3, H2S từ mùi chất thải, vừa làm tăng năng suất sinh trưởng, chất
lượng vật ni. Hiện nay trên các đảo như Hồng Sa, Trường Sa có các đơn vị
bộ đội và nhiều dân sinh sống (số lượng dân trên đảo Trường Sa là 93 người
và các nhân viên quân sự đồn trú chưa được thống kê) (Theo Tổng điều tra
1


Dân số và Nhà ở năm 2019). Theo một nghiên cứu của tác giả Ngô Quang
Vinh thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số lượng vật nuôi phát
triển mạnh trên đảo vượt kế hoạch gồm 155 con lợn giống, 40.150 con vịt
giống [24]. Bên cạnh những thành công phát triển giống vật nuôi trên đảo cho
người dân và quân đội thì chất thải vật ni tạo ra hàng ngày trong điều kiện
môi trường nước mặn cũng rất được quan tâm do rất khó phân hủy gây ơ
nhiễm nước, mùi. Tính đến năm 2016, cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều đã
bị nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành cơng bố tình trạng thiên tai hạn
hán, xâm nhập mặn là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận (Bộ Khoa
học và Cơng nghệ, 2016). Vì vậy, nghiên cứu tạo ra chế phẩm sinh học trong
môi trường điều kiện nước mặn là cấp thiết, ý nghĩa đối với hộ dân có chuồng
trại nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình và cho các đơn vị bộ đội. Bài luận “ Nghiên
cứu thu nhận chủng vi khuẩn có khả năng khử mùi hôi từ chất thải chăn
nuôi trong điều kiện nước mặn” sẽ lựa chọn một số chủng vi khuẩn có khả
năng giảm mùi của chuồng trại chăn ni tạo chế phẩm, , nâng cao hiệu quả
kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người dân đặc biệt trong điều kiện nước mặn.

* Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập được chủng VSV có khả năng khử mùi hơi (khử mùi H 2S,
NH3)
Nghiên cứu điều kiện lên men thu nhận sinh khối vi sinh vật để sản
xuất chế phẩm vi sinh khử mùi.
* Nội dung nghiên cứu
Phân lập chủng vi khuẩn từ các mẫu thuộc quần đảo Trường Sa có hoạt
tính khử mùi H2S, NH3 trong chất thải chăn nuôi.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng của VSV
Nghiên cứu điều kiện lên men thu nhận sinh khối vi sinh vật để sản
xuất chế phẩm vi sinh khử mùi.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
Hiện trạng chăn nuôi
Tại Việt Nam
Chăn nuôi là ngành kinh tế đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ, ngành chăn nuôi thay
đổi không ngừng về quy mô sản xuất, phương thức chăn nuôi, năng suất và cả
chất lượng đầu ra. Ở Việt Nam, sự phát triển của ngành chăn nuôi tỉ lệ thuận
với thu nhập của người lao động tăng, dẫn đến thay đổi lớn về hành vi tiêu
dùng, sử dụng các sản phẩm trong thị trường. Theo một tính tốn của Ngân
hàng Thế giới, tổng chi tuyệt đối cho gạo giảm 4% trong khi chi cho thịt và
sữa tăng gấp đôi [22]. Ngày nay, do tỉ lệ dân số và nhu cầu sử dụng thực
phẩm của con người ngày càng tăng cao nên sản lượng và kinh tế ngành chăn
ni ln đứng ở vị trí cao và ổn định.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do

ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách hỗ trợ, khuyến khích kịp thời, hợp lý nên ngành chăn nuôi đang
dần hồi phục tăng trưởng. Theo Tổng cục Thống kê, tổng vật ni của cả
nước tính đến thời điểm của cuối tháng 6/2021 đã tăng so với cùng thời điểm
năm 2020: tổng số lợn tăng 11,6%, tổng số gia cầm tăng 5,4%, tổng số bò
tăng 2,5%, tổng số trâu tăng 3,1% [1].

Hình 1.1. Tỉ lệ chăn ni tính đến tháng 6/2021 so với tháng 6/2020
(Nguồn: TCTK)

3


Hình 1.2. Diễn biến sản lượng thịt heo từ năm 2000 – 2017 (Nguồn:
TCTK)
Theo Cục Thống kê Bến Tre năm 2019, dân số toàn huyện Ba Tri năm
2018 là 187.450 người sống trên diện tích 367 km 2 , tương đương mật độ dân
số là 510 người/km2 , cao hơn so với các huyện Bình Đại 307 người/km 2 hay
Thạnh Phú 299 người/km2. Thiệt hại rủi ro do xâm nhập mặn nên thu nhập từ
lúa bấp bênh, không đủ sống, người dân đã chuyển sang ni bị từ những
năm của thập kỷ 1990, thấy hiệu quả nên quy mô được mở rộng dần (PRA,
2018). Theo đó, tồn huyện có 31.328 hộ chăn ni thì có 26.204 hộ có chăn
ni bị, đạt tỷ lệ 83,6% tổng số hộ chăn nuôi; trong khi tỷ lệ này đối với nuôi
trâu là 0,4%, nuôi heo là 4,6%. Qui mô chăn nuôi tương đối nhỏ, số hộ nuôi 1
con chiếm 10% tổng số hộ phỏng vấn, nuôi 2 con chiếm 26%, 3 con chiếm
16%, 4 con chiếm 17%, 5 con chiếm 11%, 6 con chiếm 10% và từ 7 con trở
lên chiếm 9% (Chi Cục Thống kê huyện Ba Tri, 2017a).
Về hình thức chăn ni, hiện nay, ngành chăn ni nước ta đang có
những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn ni nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, của Ban Chấp hành Trung

ương, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” định hướng: “Phát triển nhanh
ngành chăn nuôi theo phương thức cơng nghiệp, bán cơng nghiệp, an tồn
dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng..., tập trung cải tạo và nâng cao
chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất,
chất lượng và hiệu quả; tăng cường cơng tác thú y, phịng, chống dịch bệnh;

4


phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, tổ chức lại và hiện đại hoá
cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm”.
Về khối lượng sản xuất và giá trị kinh tế, hai phân ngành chiếm ưu thế
nhất là chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm, đây cũng là ngành chính tạo nên
phần quan trọng trong sản xuất chăn nuôi. Ở các khu vực đồng bằng như
Đồng bằng sông Hồng, Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long chăn nuôi
lợn và gia cầm được thực hiện tập trung chủ yếu và rộng rãi, trong tại những
khu vực miền núi việc chăn thả gia súc nhai lại chiếm ưu thế hơn, nơi có các
hệ thống chăn ni - trồng trọt hỗn hợp. Trên 40% đàn bò tập trung tại vùng
duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ; số lượng lớn thứ hai thuộc về vùng núi và
trung du phía Bắc (17,7%) [2].
Trên Thế giới
Nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên nhanh chóng trên Thế giới do sự
gia tăng dân số và thu nhập bình quân đầu người. Theo Báo Nông nghiệp Việt
Nam, từ năm 2020 đến năm 2050, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người trên tồn cầu hàng năm ước tính 2,5%, dự kiến mức tiêu thụ thịt, sữa ở
các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 121 triệu tấn và 284 triệu tấn,
đến năm 2050 là 126 và 295 triệu tấn. Còn ở các nước đang phát triển, tổng
mức tiêu thụ thịt và sữa đến năm 2030 tương ứng là 252 và 452 triệu tấn; đến
năm 2050 là 326 và 585 triệu tấn. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến những cấp
độ tăng trưởng rất cao trong tiêu thụ thịt (đặc biệt là thịt lợn), sữa và trứng mức độ tăng trưởng này cao hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực

(Jaffee và cộng sự 2016).
Vấn đề môi trường về chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tăng
cao. Theo tác giả Yutaka Nakai tại Đại học Tohoku, Nhật Bản nghiên cứu:
phân người được ước tính là 44 triệu tấn và phân động vật chuồng trại khoảng
0,44 triệu tấn [33]. Năm 2015, chăn nuôi lợn đã tạo ra tỷ lệ phân cao nhất
(30,3%), sau đó là gia cầm (27,4%), và bò (23,7%), trâu (17,1%), và những
loại khác như dê, ngựa (1,3%), Việt Nam có khoảng 80 triệu tấn chất thải
động vật mỗi năm (Bộ NN&PTNT 2015b). Khoảng 80% số phân từ các cơ sở
chăn nuôi các nông hộ nhỏ và số còn lại từ những cơ sở trang trại chăn nuôi
[2].
5


1.2. Thành phần của chất thải chăn nuôi
1.2.1. Thành phần
Chất thải chăn nuôi bao gồm nước tiểu, nước tắm vật ni, nước vệ
sinh chuồng và có thể lẫn một phần lượng phân động vật thải ra. Theo khảo
sát của tổ chức JICA và Viện Công nghệ Môi trường – Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, tại 5 trang trại chăn ni lợn điển hình cho thấy
lượng nước tiêu thụ từ 10 – 40 lít/đầu lợn/ngày, trong khi đó tại Nhật Bản con
số này là 20 - 30 lít [26]. Chỉ tính riêng với chăn ni lợn, nếu trung bình
lượng nước thải ra 25 lít/con lợn/ngày thì lượng nước thải ra một năm khoảng
85 triệu m3 , một con số đáng kể (Trần Văn Tựa, 2015).
Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm cũng tăng cao khi chăn nuôi tập
trung. Một đầu lợn nuôi kiểu công nghiệp trung bình hằng ngày thải ra lượng
phân, nước tiểu khoảng 6 – 8% khối lượng của nó. Để sản xuất 1000 kg thịt
lợn thì hằng ngày phát sinh 84 kg nước tiểu, 39 kg phân, 0,24 kg N-NH 4+ [11].
Nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây mùi hôi thối và tạo mơi trường cho
các lồi sinh vật có hại phát triển bao gồm ruồi, nhặng, vi sinh vật,..
Bảng 1.1. Ước tính chất thải rắn chăn ni trong năm 2009 [11]

Loại vật nuôi

Đơn vị

Số đầu vật
nuôi năm
(1000 con)

Chất thải rắn
con/ngày (kg)

Tổng chất thải
rắn/ ngày (tấn)

Lợn

Trâu
Ngựa
Dê, cừu
Gia cầm

Con
Con
Con
Con
Con
con

2886,6
6103,3

27627,7
102,2
1375,1
280200

2,00
10,00
15,00
4,00
1,50
0,20

5.773,2
61.033
414.415,5
408,8
2.062,65
56.040

Tổng cộng

539.733,15

1.2.2. Đặc điểm
Trên nhiều đảo hay vùng ven biển, do thiếu nước ngọt, nước biển
thường xuyên được sử dụng cho các nhu cầu vệ sinh, bao gồm rửa thực phẩm,
vệ sinh giết mổ, chuồng trại chăn nuôi, rửa nhà vệ sinh... Kết quả là dòng chất
thải hữu cơ bị hòa với nước biển, trở thành một dịng chất thải chăn ni
nhiễm mặn, ngoài các chỉ số đặc trưng COD, tổng N, tổng P cao, cịn có hàm
6



lượng NaCl có thể lên tới 20 – 30g/l, khác hẳn với các dòng chất thải trên bờ
hay trên các đảo có nguồn nước ngọt phong phú [6].
Cấu trúc cơ bản của chất hữu cơ như lipid, protein, cenllulose, ligin và
các carbohydrate. Đặc biệt chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật có
thành phân chủ yếu là protein và chất béo. Hàm lượng chất chứa N bao gồm
amoni, nitrat và nitrit có trong nước thải. Các chất gây mùi chính trong phân
động vật bao gồm có nguồn gốc từ sự phân hủy protein ( amoniac, hidro
sunfua, mercaptans), cacbohydrate (aldehyd, axit hữu cơ, rượu,..), chất béo
(axit axetic, rượu,..) (Barth và Polkowski 1974). Trong dạ cỏ của động vật
nhai lại, các vi khuẩn sử dụng amoniac để hình thành axit amin nhưng nếu
protein quá mức hoặc thiếu năng lượng thì amoniac sẽ dư và được bài tiết qua
nước tiểu [29].
1.3. Mùi chất thải chăn nuôi đối với môi trường và các biện pháp xử lý
1.3.1. Thành phần mùi của chất thải
Ngành chăn ni tồn cầu được đánh giá vừa là tác nhân gây ô nhiễm
môi trường vừa là đối tượng chịu hậu quả của ơ nhiễm mơi trường do chính
ngành này gây ra. Phân và nước thải từ vật nuôi chứa nhiều thành phần N, P
và các VSV gây hại, khơng những gây ơ nhiễm khơng khí do mùi khó chịu,
độc hại mà cịn làm ơ nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước và cả
nguồn nước ngầm [7]. Khi chăn nuôi tập trung, mật độ chăn nuôi tăng cao dẫn
đến tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm cũng tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường sống và sức khỏe cộng đồng (Đặng Đình Kim và cộng sự, 2005).
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Mai khi phỏng vấn hộ
dân Anh N.T, 50 tuổi làm nghề chăn ni lợn tại xã Đơng Hồng, huyện Đơng
Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong đợt nắng nóng, những con lợn có sức đề
kháng yếu bị nhiễm bệnh rồi chết dần, do đó, Anh phải lắp thêm hệ thống
phun sương, quạt thơng gió để khử mùi chuồng trại cho lứa mới.
Về chất ơ nhiễm khơng khí, các khí thải khác nhau như amoniac(NH 3),

hydro sunfua (H2S), metan (CH4), oxit nitơ (N2O), các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi và các mùi khác có trong các cơ sở sản xuất chăn ni. Các khí thải này
khơng chỉ gây phiền toái cho những người dân sống trong các khu dân cư lân
cận mà cịn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cơng nhân nơng trại. Khí
7


NH3 và H2S đã cho thấy những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến công nhân
nông trại, bao gồm cả rối loạn phổi mãn tính hoặc cấp tính, cũng như trên vật
nuôi như lợn và gia cầm.
Amoniac tồn tại dưới dạng 2 dạng amoniac tự do (NH 3) hoặc amoniac
ion (NH4+) phụ thuộc vào giá trị pH. Amoniac phát thải được tạo ra từ chuồng
gia súc, chuồng gia cầm và hố ủ phân trong các trang trại, cũng như trong q
trình xử lý phân. Amoniac hịa tan dễ dàng trong nước (ví dụ: nước thải gia
súc và nước sinh hoạt vệ sinh chuồng trại) ở dạng ion hóa NH4+. Khi nồng độ
NH3 cao khiến cho động vật xung quanh chết, cây trồng bị khô héo, rụng lá.
Amoniac khuếch tán vào các vùng nước sẽ làm tăng độ pH và có tác động
tiêu cực đến hệ sinh thái tổng thể. Môi trường và đa dạng sinh học ở khu vực
xung quanh sự cố bị ảnh hưởng nghiêm trọng [2].
Một nhân tố gây mùi khác trong chuồng chăn nuôi là H 2S và đã được
cơng nhận là có hại cho con người và động vật. Hydro sunfua nhanh chóng đi
vào cơ thể bị oxy hóa thành sunfat. H 2S ức chế hơ hấp tế bào, ngăn chặn sử
dụng oxy, lợn bị ảnh hưởng bởi các mức hydro sunfua khác nhau và có thể
gây ra căng thẳng nghiêm trọng như kích ứng mắt và chảy nước dãi ở nồng độ
100 ppm. Lợn tiếp xúc với 250 ppm H2S có thể có biểu hiện tím tái, co giật và
tử vong [12].
Cơng nhân nơng trại cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi khí H 2S khi phơi
nhiễm. Con người có thể phát hiện ra mùi khí này giống như mùi trứng thối
khi tiếp xúc ở nồng độ 0,1 đến 5 ppm H2S, mặc dù các cấp độ này không độc.
Các phản ứng của cơ thể con người đối với chất khí này như kích ứng mắt và

đường hơ hấp có thể xảy ra ở nồng độ H2S 100 ppm. Nồng độ cao của H2S,
(ví dụ: 150 đến 200 ppm) con người không thể được phát hiện do tê liệt khứu
giác, đau đầu, khó thở, ho và cần đưa ngay đến nơi khơng khí thống và sạch.
Ở cấp > 200 ppm, H2S ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mức độ > 1.000 ppm
gây nên tử vong và liệt hơ hấp [12].
Khí hydrosunfua (H2S) là khí độc hại, gây ảnh hưởng không chỉ đến
sức khỏe của người dân mà cịn đối với mơi trường đất, nước, khơng khí.
Trong khơng khí, H2S khơng bền vững và bị ôxy hóa thành SO2 gây ra hiện
tượng mưa axit. Quá trình Gley hóa làm mơi trường đất bị chua, tạo ra FeS và
8


H2S làm ngộ độc rễ cây và giết chết một số vi sinh vật đất. Trong môi trường
nước, H2S được tạo thành do các chất hữu cơ phân giải yếm khí, làm tăng độc
tính đối với các lồi cá [2].
Hàm lượng khí NH3 và H2S trong khơng khí phát ra từ cơ sở chăn nuôi
lợn tại miền Bắc được báo cáo là cao hơn lần lượt là 7–18 lần và 5–50 lần so
với mức độ cho phép [6]. Một nghiên cứu về ô nhiễm môi trường do chăn
nuôi năm 2009 cho biết rằng ơ nhiễm khơng khí (hàm lượng NH 3) cao hơn 18
lần so với mức độ cho phép đối với cơ sở chăn ni hộ gia đình và 21 lần đối
với các cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mơ lớn [6]. Vệ sinh kém có thể tạo
ra một nguồn mà từ đó các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan, ví dụ như cúm
gia cầm, và hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn. Có rất ít nghiên cứu
về tác động của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi tới sức khỏe động vật
mặc dù từ quan điểm kỹ thuật thì làm vệ sinh và điều kiện vệ sinh mơi trường
tốt góp phần giúp động vật có sức khỏe tốt và tăng năng suất. Được biết Dự
án Cạnh tranh Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm (LIFSAP) đã tiến hành lồng
ghép các biện pháp quản lý, ví dụ như trong đó có biện pháp quản lý chất thải.
Sau 5 năm thực hiện, Dự án đã báo cáo về kết quả giảm tỷ lệ tử vong của lợn
và gia cầm từ 15% xuống còn 11,8% và rút ngắn thời gian nuôi lợn từ 136

ngày xuống còn 118 ngày và gia cầm từ 66 ngày xuống 58 ngày (LIFSAP
2015).
1.3.2. Biện pháp quản lý chất thải chăn ni
Hồn thiện các chính sách mơi trường áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi
là cần thiết. Hiện tại, công tác quản lý chất thải chăn nuôi tại những cơ sở
chăn ni hộ gia đình vẫn cịn lỏng lẻo về vấn đề xử lý chất thải do đòi hỏi
nguồn đầu tư cao vào hạ tầng nên rất khó có thể làm được. Đa số hộ gia đình
hiện nay đều ủ phân chất thải vật nuôi với hàm lượng chất hữu cơ cao để
thành các chất có cấu trúc đơn giản hơn mà cây trồng dễ hấp thụ. Việc sử
dụng các chất dinh dưỡng trong phân động vật từ lâu đã được cơng nhận tái
chế có hiệu quả để bón cho cây trồng, lấy ví dụ chất thải của một con bò sữa
lên tới 140kg N/năm tương đương hàm lượng N cho cây. Bên cạnh đó, vấn đề
chất thải khi sử dụng hầm biogas do các hợp chất dễ bay hơi được tạo bởi sự
phân hủy của vi khuẩn kị khí gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng
khơng khí xung quanh. Ở Việt Nam, đa số nước thải chăn nuôi lợn chủ yếu
9


được xử lý sơ bộ bằng bể biogas. Quá trình phân hủy sinh học được xem là
giải pháp thích hợp để xử lý chất thải có nồng độ hữu cơ và chất thải rắn cao
như nước thải chăn nuôi lợn [14]. Tuy nhiên, hầm biogas chưa thực sự là giải
pháp hiệu quả để giải quyết mùi chất thải, một lượng khí hidro sunfua là sản
phẩm của vi khuẩn kị khí vẫn còn tồn tại. Trong thành phần chất thải hữu cơ
có lượng N khơng nhỏ tạo nên các mùi như amoniac (NH3) và hydro sunfua
(H2S), đó là vấn đề nan giải ở các trang trại. Khí thải NH 3 và H2S có thể có
các tác động tiêu cực đối với công nhân nông trại, chẳng hạn như gây ra các
bệnh lý rối loạn phổi mãn tính hoặc cấp tính, cũng như đối với động vật nuôi
như lợn và gia cầm.
Với tình hình chăn ni ngày càng phát triển như hiện nay sẽ phát sinh
ra một lượng lớn chất thải chăn nuôi. Nếu chưa được xử lý sẽ đi vào môi

trường gây ra ô nhiễm, bởi mùi và các thành phần hữu cơ với nồng độ cao.
Một số biện pháp được kể đến để kiểm soát mùi như các biện pháp lý học:
kiểm soát nguồn thải, khoảng cách nguồn đến khu vực sinh sống để giảm
nồng độ khí ơ nhiễm có mùi, đồng thời thiết kế chuồng trại với độ dốc nhất
định để khơ thống nhanh, giảm ẩm trong chuồng hay biện pháp hóa học: hấp
thụ khí bằng chất lỏng, hấp thụ bằng vật liệu. Tại tỉnh Bình Dương đã có
nghiên cứu về công nghệ Ozon để xử lý mùi chất thải chăn nuôi. Nguyên lý
hoạt động của hệ thống chủ yếu xử lý khí đặc trưng NH 3 và H2S. Cơ chế oxy
hóa amoni, H2S được thực hiện theo phản ứng [14]:
2NH3 + 4/3O2 -> NH4NO3 + H2O
NH4+ + 3/2O2 -> NO2- + 2H+ + H2O
H2S + O3 -> H2O + SO2
3H2S +4O3 -> 3H2SO4
Tuy nhiên, các công nghệ này chỉ sử dụng được cho các trang trại có
quy mơ lớn, tập trung, hình thức cơng nghiệp vì chi phí cao, quy trình lắp đặt
phức tạp và địi hỏi đội ngũ lao động chất lượng cao.
Bên cạnh đó, phương pháp sinh học chiếm ưu thế hơn vì sử dụng đơn
giản, thân thiện mơi trường và chi phí xử lý rẻ hơn nhưng vẫn mang lại hiệu
quả. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện bổ sung Bacillus spp trong chế độ ăn của
vật ni cho thấy có sự giảm các khí NH3, H2S, mercaptan và cải thiện năng
10


suất sinh trưởng hằng ngày [31]. Một nghiên cứu gần đây, cho thấy rằng việc
bổ sung sự gia tăng Lactobacillus đã ức chế vi sinh vật gây bệnh và cải thiện
khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm NH 3 trong phân khí thải.
Yan và cộng sự nhận thấy rằng khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng tăng lên
làm giảm chất nền cho quá trình lên men vi sinh vật trong ruột già, dẫn đến
giảm lượng khí thải trong phân.
Đối với một số cơ sở chăn nuôi tại Việt Nam, người dân sử dụng chất

phụ gia EM vào thức ăn gia súc, gia cầm để vừa làm tăng sinh trưởng vật nuôi
vừa hạn chế sự phát sinh mùi từ phân của chúng [12]. Chế phẩm EM
(Effective microorganisms) do GS. TS. Teruo Higa – trường Đại học Tổng
hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo và phát minh và được đưa vào
thực tiễn năm 1980. Chế phẩm EM được phân lập từ 2000 lồi trong các mơi
trường khác nhau, bao gồm các vi sinh vật hữu ích như Lactobacillus
plantarum, Lactobacillus casei, Streptococcus lactis and Rhodopseudomonas
palustris,.. [28]. Chế phẩm EM có tác dụng kìm hãm và hạn chế một số vi
khuẩn đường ruột gây bệnh như Salmonella và E.coli, đồng thời làm giảm
lượng khí thải NH3 và H2S trong chuồng thấp hơn từ 2,41 – 2,45 lần so với
đối chứng [16].
1.3.3. Sự khác nhau giữa xử lý chất thải chăn nuôi nước ngọt và nước mặn
Vùng biển nước ta rộng hơn 1 triệu km 2 với trên 4000 đảo lớn nhỏ,
trong đó, vùng biển Đơng Bắc có trên 3000 đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 đảo,
số cịn lại nằm ở vùng biển Nam Trung Bộ, Tây Nam cùng 2 quần đảo Hồng
Sa và Trường Sa [23].
Vấn đề biến đổi khí hậu đang đi đôi với nước biển dâng và các hình
thức thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn liên tiếp
xảy ra gây khó khăn cho ngành nông nghiệp. Theo tác giả Đinh Vũ Thanh,
nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng làm ngập khoảng từ 0,3 – 0,5 triệu ha
tại đồng bằng sông Hồng và 1,5 – 2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và
hàng ngàn ha ven biển miền Trung. Vì vậy, nguy cơ các chuồng trại chăn ni
bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn là rất cao. Theo báo cáo của Cơng tác phịng,
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2016 của UBND huyện Ba
Tri, xâm nhập mặn làm hơn 15000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, điều đó
11


ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi, làm cho chất thải chuồng trại bị nhiễm
mặn.

Nước thải sinh hoạt nhiễm mặn là nước thải có các đặc trưng điển hình
của nước thải sinh hoạt: BOD5 dao động từ 100 - 200 mg/l; COD 200 400mg/l; NH4-N: 15 – 30 mg/l… và độ mặn tính theo NaCl dao động từ 3000
– 30000 mg/l, tùy thuộc vào lượng nước sử dụng và tỷ lệ nước mặn dùng để
vệ sinh. Tương tự, nước thải chăn ni (trường hợp ni heo) nhiễm mặn có
COD dao động từ 5000 -10000 mg/l, NH4-N 150 - 300 mg/l, với độ mặn tính
theo NaCl dao động từ 3000 – 30000 mg/l, tùy thuộc vào lượng nước vệ sinh
và tỷ lệ nước mặn được sử dụng [3].
Trong môi trường nước mặn, các vi sinh vật (VSV) mất hoạt tính vì q
trình plasmolysis xảy ra với sự có mặt của muối ăn, nghĩa là hiện tượng co
hẹp của chất nguyên sinh cách xa vách tế bào của vi khuẩn do mất nước dưới
tác dụng của áp suất thẩm thấu, dẫn đến những khoảng trống giữa các tế bào
và màng tế bào. Điều này tác động xấu đến khả năng sinh trưởng của các
VSV. Vì thế, các hệ thống xử lý sinh học truyền thống thường không hiệu quả
trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước mặn ( theo
tác giả Lefebvre, 2006)
1.4. Các nghiên cứu về vi sinh vật có khả năng xử lý mùi chất thải chăn
nuôi
1.4.1. Vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ
Phần lớn các nghiên cứu xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp
sinh học đã áp dụng các VSV ưa mặn và các kỹ thuật hiếu khí. Hiện nay có
nhiều chủng VSV kỵ khí ưa mặn đã được phân lập như chủng vi khuẩn
Bacillus subtilis sinh tổng hợp enzym xenlulaza, chủng vi khuẩn Bacillus
amyloliquefaciens sinh tổng hợp enzym amylaza, chủng Sphingobacterium
mizutaii sinh tổng hợp proteinaza, chủng Lactobacillus brevis sinh axit lactic
hạn chế vi sinh vật gây bệnh [8].
Theo tác giả Đào Thị Hồng Vân (2012), một số loài vi sinh vật có khả
năng xử lý chất thải trong bùn và nước thải là [13].
Các chủng phân giải hợp chất hữu cơ được bổ sung trong q trình ủ
đóng vai trò vi sinh vật khởi động sản xuất nhanh phân hữu cơ từ nguồn phế
12



thải giàu xenlulo là Aspergillus, Trichoderma, Penicillium, theo tác giả Bùi
Huy Hiền và cộng sự, 2015.
1.4.2. Một số chủng vi sinh vật có khả năng xử lý mùi
Có những lồi vi sinh vật cần muối ăn để tăng trưởng được gọi là các
VSV halophilic. Nồng độ muối nội bào của các VSV halophilic (ưa muối) và
chịu muối (halotolerant) thường thấp và chúng duy trì một cân bằng thẩm
thấu giữa dịch bào (cytoplasm) của chúng với mơi trường bên ngồi bằng
cách tích lũy ở hàm lượng cao các chất tan thẩm thấu hữu cơ khác nhau. (theo
tác giả Kapdan, 2007).
Một loài vi khuẩn chịu mặn - Staphylococcus xylosus cũng đã được sử
dụng làm vi khuẩn mồi cho thiết bị hữu cơ dạng mẻ phân hủy nước thải
nhiễm mặn nhân tạo trong điều kiện hiếu khí với ba dạng sinh khối: bùn sinh
học, hỗn hợp Staphylococcus với bùn sinh học; và S. xylosus thuần chủng với
các mức nhiễm mặn lần lượt là 5, 10 và 15 g NaCl/L [3].
Trong tự nhiên, các lồi vi khuẩn có khả năng oxy hóa lưu huỳnh gồm
các lồi tự dưỡng hóa năng, quang năng và dị dưỡng như Thiobacillus,
Beggiatoa, Bacillus asterosporus, Bacillus subtillis,…[17]
Theo tác giả Kanagawa T, Mikam E các chủng có khả năng làm giảm
lượng nito trong chất thải của gia súc, gia cầm là Bacillus spp, Actinomyces
spp, Mucor spp, Pseudomonas spp [27].
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Thị Tố Uyên và cộng sự (2015)
cho hay chủng vi khuẩn Alcaligenes có khả năng sinh trưởng và oxy hóa các
hợp chất của lưu huỳnh.
Trong số vi sinh vật phân lập trong môi trường tự nhiên có 11 mã vi
sinh vật cho hiệu quả xử lý cao (lớn hơn 80%) bao gồm các 07 chủng
Stenotrophomonas acidaminiphila. Chryseobacterium taeanense, Shewanella
putrefaciens. Micrococcus luteus, Alcaligenes feacalis, Klebsiella pneumonia,
Pseudomonas aeruginosa đây là những vi khuẩn SOB được cho là có khả

năng oxy hóa lưu huỳnh và đã từng phân lập được trong mơi trường nước có
giá trị pH trung tính (Wastewater Microbiology, Gabriel Bitton, 2005).

13


Trong những năm gần đây, các nhóm VSV có tác dụng khử mùi được
tập trung nghiên cứu gồm: nhóm vi khuẩn quang hợp tía và Thiobacillus (vi
khuẩn lưu huỳnh); nhóm vi khuẩn lactic và nấm men. Nhóm vi khuẩn
quang hợp tía và Thiobacillus thường khử H2S thành nguyên tố S hoặc
sulphat trong tự nhiên nên làm giảm đáng kể mùi hơi của H2S. Nhóm vi khuẩn
lactic duy trì độ pH thấp trong mơi trường nên có tác dụng ức chế sự phát
triển của các vi khuẩn gây thối và giảm mùi hôi của NH 3 (B.T.T.Hà và
N.T.T.Thư 2015). Tuy trên Thế giới đã có một số nghiên cứu nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải quan tâm như chuyên sâu theo hướng xử lý mùi trong
điều kiện nước mặn. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thu nhận chủng vi
khuẩn có khả năng khử mùi hơi từ chất thải chăn ni trong điều kiện nước
mặn” có ý nghĩa thực tiễn cao đã được lựa chọn để thực hiện.

14


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên liệu, hóa chất
2.1.1. Nguyên liệu
Các mẫu đât, nước, chất thải thu thập từ quần đảo Trường Sa
2.1.2. Hóa chất, thiết bị
Hóa chất
NaCl, H2SO4, cao nấm men, pepton, K2HPO4, KH2PO4, (NH4)2SO4, NaOH,
FeSO4, MgSO4, CaCl2, NaNO3, KNO3, NaHCO3, Na2S2O3, NH4Cl, I2, KI,

Congored,..
Các hóa chất đảm bảo độ tinh khiết PA. Các hóa chất ni cấy và định
tính, định lượng từ các hãng Sigma, Merk, xuất xứ Trung Quốc và Việt Nam.
Các thiết bị
Tủ ấm vô trùng ( Mỹ);
Tủ ấm ( Đức);
Nồi khử trùng ( Nhật Bản);
Máy lắc ổn nhiệt (Mỹ);
Tủ sấy Memmert (Đức);
Máy đo quang phổ UV – VIS (Trung Quốc);
Tủ lạnh (Hàn Quốc);
Máy ly tâm lạnh ( Đức);
Buồng cấy ( Mexico);
Cân phân tích ( Thụy Sĩ),
Máy đo pH Mettle Toledo ( Thụy Sĩ).
Dụng cụ
Đĩa Petri D 6cm, 9cm;
Bình tam giác các loại (100, 500, 1000ml...);
Cốc thủy tinh các loại (50ml, 100ml,..);
15


Bình định mức các loại (50ml, 100ml,..);
Ống đong loại (25ml, 100ml,…);
Pipet thủy tinh các loại (5ml, 10ml,…);
Pipetman các loại (5ml, 1ml, 0,1ml, 0,2ml...);
Que cấy, que chan, ống nghiệm, giá để ống nghiệm, phễu chiết, lam kính, ống
Fancol các loại (50ml, 15ml…), ống eppendorf, bút viết kính, túi bóng kính,
Dây nịt, màng bọc thực phẩm, đèn cồn,...
2.1.3. Các môi trường phân lập, ni cấy, xác định hoạt tính của vi sinh vật

Mơi trường nghiên cứu vi sinh vật oxi hóa amoniac
MT1: Môi trường Vinograxki, nước biển
Thành phần:
(NH4)2SO4
K2HPO4
MgSO4
FeSO4
CaCl2
Nước biển
pH

1g
1g
0,5g
0,04g
0,5g
1000ml
7

MT2: Môi trường Vinograxki, nước biển, glucozo
Thành phần:
(NH4)2SO4

1g

K2HPO4

1g

MgSO4


0,5g

FeSO4

0,04g
16


×