Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
278
ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾT XUẤT TỪ CÂY HOÀNG
KỲ (Astragalus radix) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
Đặng Thị Hoàng Oanh
1
và Trần Thị Yến Nhi
1
ABSTRACT
Striped catfish (20-30 g/individual) were fed by pellet supplemented with 0,5%
extract from Astragalus radix for 5 weeks. Samples were colleted every week to
measure growth and subjeted to haematological analysis. After 5 weeks
feeding with herb extract, challenge experiment with Edwardiella ictaluri was
carried out by using immersion method. Results from haematological analysis
revealed a significant increase in total number red blood cells, lymphocyte,
monocyte, neutrophils and thrombocyte in fish that were fed 5 weeks with
extract. Where as, the total of white blood cells increased after three weeks.
After challenge with bacteria, number of red and white blood cells, lymphocyte
and thrombocyte decreased but monocyte and neutrophils increased. The
ability to kill bacteria in serum of diseased fish was higher than in healthy fish.
Percentage of bacteria survived after react with serum from fish fed with herb
extract was lower than that of fish fed without herb extract.
Keywords: striped catfish, Edwardsiella ictaluri, Astragalus radix extract.
Title: Effects of extracted product from Astragalus radix on non-specific
immune parameters of the striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
TÓM TẮT
Cá tra (20-30 g/con) được cho ăn thức ăn bổ sung chiết xuất hoàng kỳ với tỉ lệ
0,5% trong 5 tuần. Mỗi tuần thu mẫu 1 lần theo dõi tăng trưởng và phân tích
các chỉ tiêu huyết học. Sau 5 tuần, cá được gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri
bằng phương pháp ngâm với mật độ 0,42x10
4
CFU/ml. Kết quả cho thấy số
lượng hồng cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu
cầu của cá ăn hoàng kỳ đều tăng có ý nghĩa thống kê so với cá không ăn hoàng
kỳ sau 5 tuần. Tuy nhiên, số lượng tổng bạch cầu tăng có ý nghĩa sau 3 tuần.
Sau khi gây cảm nhiễm, số lượng hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, tiểu
cầu ở các nghiệm thức đều giảm trong khi bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung
tính tăng. Khả năng diệt khuẩn của huyết thanh ở cá bệnh cao hơn cá khỏe,
1
Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
279
phần trăm vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với huyết thanh cá ăn hoàng kỳ
thấp hơn so với cá không ăn hoàng kỳ.
Từ khóa: Cá tra, Edwardsiella ictaluri, chiết xuất hoàng kỳ
1 GIỚI THIỆU
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đang là đối tượng nuôi hấp dẫn đối với
nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Cục Nuôi
trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng cá tra
tại ĐBSCL năm 2009
đạt hơn 1 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu dự báo đạt
trên 1 tỷ USD. Hiện tại, nhu cầu cá tra cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
đều tăng cao. Giải pháp quan trọng để tạo thêm nhiều sản phẩm là nuôi công
nghiệp tập trung. Tuy nhiên, hạn chế chính của môi trường nuôi công nghiệp
mật độ cao là dịch bệnh dễ có điều kiện bùng phát và lây lan. Trong số các
bệnh thường gặp trên cá tra thì bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
là tác nhân nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng lên đàn cá ở nhiều địa
phương vào giai đoạn cá hương, cá giống và cả cá nuôi thương phẩm với tỉ lệ
chết cao (10-90%) (Từ Thanh Dung và ctv, 2004).
Để hạn chế dịch bệnh người nuôi đã sử dụng rất nhiều loại kháng sinh. Việc
dùng kháng sinh trị bệnh thường tốn kém và hiệu quả không cao. Hơn nữa,
lượng tồn dư kháng sinh không chỉ
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà
còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc lạm dụng kháng sinh và
thuốc thú y thủy sản đang làm cho sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam gặp
nhiều bất lợi khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính (Bùi Quang Tề, 2006).
Trong các nỗ lực làm hạn chế dịch bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá tra, biện pháp
tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi đang đượ
c nhiều người quan tâm. Phòng
bệnh cho cá tra bằng cách bổ sung các chất kích thích làm tăng sức đề kháng
vào thức ăn, sử dụng vắc-xin, thảo dược, các chất chiết xuất thảo dược để tăng
cường hoạt động của hệ thống miễn dịch là một hướng đi tích cực nhằm đảm
bảo sự phát triển bền về nuôi cá tra vùng ĐBSCL.
Hiện nay, một số nghiên cứ
u về việc bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá,
phòng bệnh cá tra bằng vắc-xin… đã được nghiên cứu và từng bước đưa vào
thực tế sản xuất. Nhưng đối với việc sử dụng thảo dược, các chất chiết xuất
thảo dược phòng bệnh mủ gan cho cá tra Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu
nhiều. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chiết xuất từ cây
hoàng kỳ lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu của cá tra” nhằm tìm
hiểu khả năng sử dụng chiết xuất từ cây hoàng kỳ để làm tăng sự đề kháng của
cá tra nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
280
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thí nghiệm cho cá ăn thức ăn bổ sung hoàng kỳ
2.1.1 Cá thí nghiệm
Cá tra giống có trọng lượng từ 20-30 g/con, khỏe mạnh, phản ứng linh hoạt. Cá
mua về dự trữ trong bể composite có sục khí, cho ăn thức ăn công nghiệp theo
nhu cầu của cá. Cá được thuần hóa trong khoảng 3-5 ngày trước khi tiến hành
thí nghiệm.
2.1.2 Hoàng kỳ
Chiết xuất hoàng kỳ (40% polysaccharide) do hãng Xuancheng Baicao, Trung
Quốc sản xuất.
2.1.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm thực hiện trên bể nhựa (250 L/bể), nước cung cấp cho bể thí
nghiệm là nước máy, có sục khí. Bể, lưới che, vợt đều được xử lí bằng
Chlorine 10% và làm sạch bằng nước trước khi sử dụng. Mật độ cá bố trí là 35
con/bể. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho 2
nghiệm thức: (1) Nghiệm thức 1 (NT1) không cho ăn hoàng kỳ (đối chứng) và
(2) Nghiệm thức 2 (NT2) cho ăn hoàng kỳ. Hoàng kỳ được trộn vào thức ăn
cho cá với tỉ lệ 0,5% sau đó áo bằng dầu mực. Cá được cho ăn 2-3 lần/ngày
theo nhu cầu. Thời gian thí nghiệm cho ăn thức ăn bổ sung hoàng kỳ trong 5
tuần. Mẫu máu (3 con/nghiệm thức) được thu để theo dõi tăng trưởng và phân
tích chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu) (1 lần/tuần).
2.2 Thí nghiệm gây cảm nhiễm cá tra với vi khuẩn E. ictaluri
2.2.1 Vi khuẩn cảm nhiễm
Phục hồi vi khuẩn: Chủng vi khuẩn E. ictaluri CAF258 từ bộ sưu tập vi khuẩn
(Bộ môn Sinh học và Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ)
được phục hồi trên môi trường TSA và giữ trong tủ ấm 48 giờ ở 28ºC. Kiểm tra
tính thuần thông qua các đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình dạng kích thước vi
khuẩn, nhuộm gram, các chỉ tiêu sinh hóa cơ bản (oxidase, catalase, tính di
động, phản ứng decarboxylase, khả năng lên men và oxi hóa đường glucose).
Nuôi tăng sinh vi khuẩn: Chọn khuẩn lạc đồng nhất trong mẻ cất thuần để nuôi
tăng sinh trong môi trường BHI ở 28ºC trong 48 giờ. Sau đó, vi khuẩn được
chuyển qua ống Falcon đã tiệt trùng, li tâm ở 8.000 vòng/phút trong 5 phút với
nhiệt độ 4ºC. Loại bỏ dung dịch phía trên, rửa phần còn lại (vi khuẩn) qua nước
muối sinh lý 2-3 lần, hòa tan nước muối và vi khuẩn. Pha loãng mật độ vi
khuẩn đến mật độ khoảng 10
4
CFU/ml. Mật số vi khuẩn được kiểm tra lại trên
môi trường TSA, kết quả mật độ vi khuẩn đã sử dụng là 0,42.10
4
CFU/ml.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
281
2.2.2 Gây cảm nhiễm
Sau 5 tuần thực hiện thí nghiệm cho cá ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ, thí
nghiệm cảm nhiễm cá với vi khuẩn E. ictaluri được thực hiện bằng phương
pháp ngâm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần gồm có: NT1:
không gây cảm nhiễm; NT2: không gây cảm nhiễm, cá đã sử dụng thức ăn bổ
sung hoàng kỳ; NT3: gây cảm nhiễm, cá sử dụ
ng thức ăn không bổ sung hoàng
kỳ và NT4: gây cảm nhiễm, cá đã sử dụng thức ăn bổ sung hoàng kỳ 0,5%. Cá
được theo dõi dấu hiệu bệnh lý sau khi gây cảm nhiễm. Sau 1 tuần cảm nhiễm,
tiến hành thu mẫu máu phân tích các chi tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu),
xác định khả năng diệt khuẩn huyết thanh (3 cá/bể) và tái định danh vi khuẩn
E. ictaluri từ cá lờ đờ bằng cách trữ mô thận trong Ethanol (100%) để phân tích
PCR.
2.3 Phương pháp phân tích mẫu máu cá
Cá từ các bể thí nghiệm trước và sau khi cảm nhiễm được thu ngẫu nhiên 3
con/bể. Máu được lấy ở động mạch chủ ở đuôi (Houston, 1990) và mỗi con cá
chỉ lấy máu một lần để tránh ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
2.3.1 Định lượng hồng cầu (Natt & Herrick, 1952)
10 µl máu được cho vào ống nghiệm nhựa có chứa 1.990 µl dung dịch Natt &
Herrick. Lắc nhẹ cho đều ống nghiệm. M
ật độ hồng cầu được xác định bằng
buồng đếm hồng cầu thông qua sự quan sát dưới kính hiển vi quang học (40X).
Đầu tiên xem ở vật kính 10X, định vị 5 vùng đếm (vùng ký hiệu chữ C), đưa
vào giữa thị trường, chuyển sang vật kính 40X. Mật độ hồng cầu được tính
theo công thức: C x 10 x 5 x 200 (tb/mm
3
) với C là tổng số hồng cầu trên 5
vùng đếm.
2.3.2 Định lượng và định loại các tế bào bạch cầu
Mẫu máu đã được cố định trên lame được nhuộm bằng dung dịch nhuộm
Wright & Giemsa (Chinabut et al., 1991). Theo thứ tự như sau: (1) nhuộm với
dung dịch Wright trong 3-5 phút; (2) ngâm trong dung dịch pH 6,2 – 6,8 trong
5 -6 phút; (3) nhuộm với dung dịch Giemsa trong 20 – 30 phút; (4) ngâm trong
dung dịch pH 6,2 trong 15 – 30 phút; và (5) rửa sạch lại bằng nước cất, để mẫu
khô tự nhiên và đọc mẫ
u. Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính X100. Định
loại các tế bào máu theo Chinabut et al., (1991).
2.3.3 Tổng bạch cầu (TBC) (Hrubec & ctv, 2000)
Đếm tổng số hồng cầu và bạch cầu trên 1.500 tế bào trên mẫu nhuộm. Tổng
bạch cầu được xác định bằng công thức: TBC (tb/mm
3
) = (số bạch cầu x mật
độ hồng cầu trên buồng đếm)/số hồng cầu trên mẫu.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
282
2.3.4 Từng loại bạch cầu (Hrubec & ctv, 2000)
Đếm tổng số bạch cầu bằng 200 tế bào. Mật độ từng loại bạch cầu (tb/mm
3
) =
(số lượng mỗi loại BC x mật độ TBC)/200.
2.3.5 Phương pháp xác định khả năng diệt khuẩn của huyết thanh
Lượng máu trữ trong tuýp nhựa 1,5 ml sau khi đem về phòng thí nghiệm được
ly tâm với tốc độ 1.300 vòng trong 4 phút. Rút lấy phần huyết thanh (dịch
trong) bên trên cho vào 1 tuýp nhựa khác (đã thanh trùng) và trữ ở -80°C cho
đến khi phân tích. Pha loãng huyết thanh 10 lần trong nước muối sinh lý khi sử
dụng. Cho 100 µl dung dịch huyết thanh vào các giếng trừ giếng đối chứng thì
cho môi trường nutrient broth (NB) vào. Vi khuẩn được nuôi tăng sinh 48h
trong môi trường NB ở 28°C và pha loãng đến mật độ 10
4
CFU/ml. 30 µl vi
khuẩn được cho vào các giếng trừ giếng đối chứng. Ủ qua đêm ở 28°C. Sau đó
cho 10 µl MTT (5 mg/ml nước cất) vào các giếng, lắc trong 15 giây thì đọc ở
bước sóng 600 nm bằng máy microplate reader. Phần trăm vi khuẩn sống sót
được tính bằng công thức:
PSA = ((OD
sample
– OD
blank
)/(OD
control
– OD
blank
)) x 100
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
3 KẾT QUẢ
3.1 Ảnh hưởng của chiết xuất từ cây hoàng kỳ lên các chỉ tiêu huyết học
của cá tra
3.1.1 Hồng cầu
Hình 1. Biểu đồ so sánh số lượng hồng cầu của cá trong 5 tuần cho ăn thức ăn có
bổ sung chiếc xuất từ hoàng kỳ. ĐC: cho ăn thức ăn không bổ sung
hoàng kỳ; HK: cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ; (*): Thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
283
Kết quả định lượng cho thấy sau 5 tuần cho cá ăn thức ăn bổ sung hoàng kỳ, số
lượng hồng cầu trung bình ở cá có sử dụng hoàng kỳ là 2,01x10
6
tế bào/ml, cao
hơn có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) so với cá không sử dụng hoàng kỳ (1,73x10
6
tế bào/ml) (Hình 1). Kết quả phân tích ở mỗi tuần đều cho thấy số lượng hồng
cầu của cá cho ăn hoàng kỳ cao hơn cá không cho ăn hoàng kỳ.
3.1.2 Bạch cầu
Tổng bạch cầu, tế bào lympho, tế bào bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính
và tiểu cầu của cá đều tăng có ý nghĩa thống kê sau 5 tuần ăn thức ăn có bổ
sung hoàng kỳ so với cá ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ (Bảng 1).
Bảng 1. Sự biến đổi số lượng các loại bạch cầu của cá sau 5 tuần thí nghiệm
Loại tế bào (x10
3
tế bào/ml) Cá không ăn HK Cá ăn HK
Tổng bạch cầu 126,28 ± 5,0
a
158,48 ± 20,8
b
Lympho 98,50 ± 5,3
a
118,98 ± 14,9
b
Bạch cầu đơn nhân 6,16 ± 1,7
a
8,05 ± 2,4
b
Bạch cầu trung tính 7,55 ± 1,9
a
11,13 ± 2,4
b
Tiểu cầu 14,01 ± 1,8
a
17,67 ± 1,0
b
Giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng 1 hàng có các
chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Sau 3 tuần cho ăn hoàng kỳ, tổng bạch cầu của cá ăn hoàng kỳ cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với cá không ăn hoàng kỳ. Nhìn chung, số lượng tổng bạch
cầu của cá sử dụng hoàng kỳ tăng dần qua các tuần và cao hơn cá ở nghiệm
thức không cho ăn. Tương tự, các loại tế bào như lympho, bạch cầu đơn nhân,
bạch cầu trung tính, tiểu cầu tăng không ổn định qua 5 tuần và có sự khác biệt
so với nghiệm đối chứng, nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê sau 5 tuần (Bảng 1).
Hoàng kỳ đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực tới hệ thống miễn dịch
ở cá chép (Yin et al., 2004). Phân tích cho thấy hoàng kỳ có chứa
polysaccharides, monosaccharides, flavonoid và alkaloid, cùng với choline,
betaine, axít folic, axít amin khác nhau, mucoitin, cellulose, và mười bốn chất
khoáng vi lượng, bao gồm selen, kẽm, sắt, đó là vi chất dinh dưỡng cần thiết
cho con người và động vật. Các nghiên cứu củ
a Wang (1999) và Liu (2002) đã
cho thấy một số thành phần như polysaccharides, các axít hữu cơ, glucosides…
làm tăng chức năng miễn dịch. Cho đến nay cơ chế mà polysaccharide của
hoàng kỳ làm tăng đáp ứng miễn dịch của cá vẫn chưa được hoàn toàn làm
sáng tỏ. Nhưng có báo cáo cho rằng polysaccharide của hoàng kỳ có glucan và
heteropolysaccharide có thể kích thích miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Ở cá, glucan được báo cáo cho tồn tại trên đại thực bào làm tăng cường miễn
dịch không đặc hiệu thông qua kích hoạt trực tiếp các đại thực bào (Ainsworth,
1994).
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
284
Đại thực bào là thành phần tế bào quan trọng nhất của hệ thống miễn dịch bẩm
sinh ở cá. Hoạt động thực bào là hàng rào bảo vệ và là đặc tính quan trọng của
hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (Neumann et al., 2001). Chiết xuất thảo
dược có thể tăng cường thực bào ở nhiều loài cá khác nhau (Dügenci et al.,
2003). Trong thí nghiệm của Ador et al., (2007), chiết xuất hoàng kỳ đã cải
thiện đáng kể hoạt động thực bào của bạch cầu ở cá rô phi, thậm chí một tuần
sau khi bắt đầu cho ăn. Sự gia tăng hoạt động này được duy trì trong toàn bộ
thời gian thử nghiệm. Tác giả kết luận rằng chất các chất chiết xuất từ hoàng
kỳ có thể được sử dụng như nhân tố để tăng cường phản ứng miễn dịch và
kháng bệnh của các loài cá nuôi. Kết quả nghiên cứu của Yin et al., (2005) cho
thấy cá rô phi cho ăn thức ăn bổ sung 0,1 và 0,5% chiết xuất hoàng kỳ làm tăng
hoạt động lysozyme sau 1 tuần, nâng cao hoạt động thực bào sau 3 tuần cho ăn.
3.2 Ảnh hưởng của chiết xuất từ cây hoàng kỳ lên các chỉ tiêu huyết học
của cá tra cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri
3.2.1 Dấu hiệu bệnh lý của cá được gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri
Cá sau khi gây cảm nhiễm có dấu hiệu lờ đờ, đôi khi có xuất huyết. Khi giải
phẫu cá lờ đờ ghi nhận có đốm trắng ở thận, tỳ tạng và gan. Kết quả định danh
bằng phương pháp PCR cho thấy cá nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.
3.2.2 Hồng cầu
Hình 2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng hồng cầu cá sau cảm nhiễm. 1: cá
cảm nhiễm không ăn hoàng kỳ; 2: cá cảm nhiễm ăn hoàng kỳ; 3: cá không
cảm nhiễm, không ăn hoàng kỳ; 4: cá không cảm nhiễm, ăn hoàng kỳ
Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) rõ rệt về
số lượng hồng cầu của cá ở nghiệm thức cảm nhiễm E. ictaluri và không ăn
hoàng kỳ với cá ở nghiệm thức không gây cảm nhiễm E. ictaluri và không cho
ăn hoàng kỳ hoặc có cho ăn hoàng kỳ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
285
nghĩa giữa các nghiệm thức còn lại (Hình 2). Cá được gây cảm nhiễm có cho
ăn hoàng kỳ có số lượng hồng cầu giảm còn 87,6% so với cá không được gây
cảm nhiễm và không cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ trong khi cá được
gây cảm nhiễm không cho ăn hoàng kỳ thì số lượng hồng cầu giảm (chỉ còn
77,2%).
Giữa 2 nghiệm thức gây cảm nhiễm thì số lượng hồng cầu của cá ở nghiệm
thứ
c cá có sử dụng hoàng kỳ là 1,65x10
6
tế bào/ml, cao hơn cá ở nghiệm không
sử dụng hoàng kỳ là 1,45x10
6
tế bào/ml. Kết quả cũng tương tự ở 2 nghiệm
thức cá không gây cảm nhiễm, cá không được gây cảm nhiễm có cho ăn hoàng
kỳ có số lượng hồng cầu là 2,01x10
6
tế bào/ml trong khi cá không cho ăn
hoàng kỳ là 1,88x10
6
tế bào/ml. Nguyễn Thị Thúy Liễu (2010) cũng báo cáo có
sự giảm đáng kể số lượng hồng cầu dưới tác dụng của vi khuẩn gây bệnh.
3.2.3 Bạch cầu
Hình dạng các loại bạch cầu không có sự khác biệt giữa được gây cảm nhiễm
và cá không được gây cảm nhiễm. Sự thay đổi số lượng bạch cầu được trình
bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Bảng kết quả số lượng các loại tế bào bạch cầu sau cảm nhiễm
Loại tế bào
(x10
3
tế bào/ml)
NT 1 NT 2 NT 3 NT 4
Tổng bạch cầu
55,15 ± 12,0
a
100,70 ± 41,3
ab
126,60 ± 14,7
b
144,68 ± 22,2
b
Lympho
38,60 ± 9,1
a
73,88 ± 30,1
ab
97,72±7,0
b
113,52 ±12,6
b
Bạch cầu đơn nhân
6,93 ± 1,8
a
8,46 ± 4,4
a
5,41 ± 3,0
a
6,34 ± 1,7
a
Bạch cầu trung tính
8,16 ± 1,6
a
8,59 ± 5,6
a
7,68 ± 2,0
a
7,85 ± 2,6
a
Tiểu cầu
1,46 ± 0,6
a
9,76 ± 3,5
ab
15,79 ± 6,4
ab
16,98 ± 5,7
b
Các giá trị trong cùng 1 hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). NT
1: cá cảm nhiễm không ăn hoàng kỳ; NT 2: cá cảm nhiễm có ăn hoàng kỳ; NT 3: cá không cảm nhiễm,
không ăn hoàng kỳ; NT 4: cá không cảm nhiễm, ăn hoàng kỳ
Tổng bạch cầu, tế bào lympho, tiểu cầu ở các nghiệm thức gây cảm nhiễm đều
giảm so với các nghiệm thức không gây cảm nhiễm trong khi số lượng tế bào
đơn nhân, bạch cầu trung tính lại tăng. Sự khác biệt về tổng bạch cầu, tế bào
lympho, tiểu cầu chỉ có ý nghĩa ở nghiệm cá được gây cảm nhiễm không ăn
hoàng kỳ so với các nghiệm cá không được gây cảm nhiễm. Nhìn chung số
lượng các loại bạch cầu ở nghiệm thức gây cảm nhiễm có sử dụng hoàng kỳ
đều cao hơn nghiệm thức cảm nhiễm không ăn hoàng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn
các nghiệm thức cá không được gây cảm nhiễm. Riêng bạch cầu đơn nhân,
bạch cầu trung tính tăng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
286
Kết quả này tương tự kết quả của Nguyễn Thị Thúy Liễu (2010) là số lượng
tổng bạch cầu, tế bào lympho, tiểu cầu của cá bệnh thu ngoài tự nhiên giảm có
ý nghĩa thống kê so với cá khỏe (p<0,05), trong khi số lượng bạch cầu trung
tính và bạch cầu đơn nhân trên cá bệnh tăng cao nhưng chỉ có sự tăng của bạch
cầu trung tính là có ý nghĩa thống kê.
Theo Nguyễn Quốc Thịnh (2002), vùng gan, thận, tỳ tạng cá nhiễm E. ictaluri
đến giai đoạn hoại tử thận bị mất chức năng quan trọng như bài tiết các chất
thải của quá trình trao đổi chất gây ra sự tích tụ các sản phẩm thải của quá trình
biến dưỡng gây độc cho cơ thể. Đồng thời, mô tạo máu cho cơ thể bị phá hoại
làm cho lượng máu trong cơ thể giảm do không có máu thay thế. Sự hoại tử ở
tỳ tạng cũng làm mất chức năng tạo hồng cầu mới và phá hủy hồng cầu già
cũng như không thể sản xuất các tế bào lympho và bạch cầu để bảo vệ cơ thể
chống lại vi khuẩn và những tác nhân gây bệnh khác. Đây chính là nguyên
nhân làm cho số lượng hồng cầu và tổng bạch cầu đều giảm. Số lượng tiểu cầu
cũng giảm nhanh khi có sự xuất hiện của vi khuẩn trong các tổ chức. Trong
máu và dịch gian bào, vi khuẩn gặp phải một hàng rào rất quan trọng trong cơ
chế bảo vệ không đặc hiệu đó là các tế bào thực bào gồm có bạch cầu trung
tính và các đại thực bào (Vũ Triệu An, 2001), do đó khi bị vi khuẩn tấn công,
hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá hoạt động làm cho số lượng các tế bào này
tăng. Ainsworth và Dexiang (1990) đã chỉ ra rằng các bạch cầu trung tính cũng
quan trọng trong việc chống vi khuẩn gây bệnh trong đó có E. ictaluri. Bạch
cầu trung tính thực bào vi khuẩn Aeromonas hydrophila hay Micrococcus
luteus dễ dàng hơn so với E. ictaluri.
3.3 Khả năng diệt khuẩn của huyết thanh
Sáu mẫu huyết thanh của từng nghiệm thức được chọn ngẫu nhiên để tiến hành
đo khả năng diệt khuẩn của huyết thanh. Kết quả tính phần trăm vi khuẩn sống
sót sau khi tương tác với huyết thanh được thể hiện ở bảng 3 cho thấy có
48,81% vi khuẩn còn sống sau khi tương tác với huyết thanh cá được gây cảm
nhiễm không có ăn hoàng kỳ; 31,25% vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với
huyết thanh cá được gây cảm nhiễm có ăn hoàng kỳ; 73,26% vi khuẩn còn
sống sau khi tương tác với huyết thanh cá không được gây cảm nhiễm không
ăn hoàng kỳ và 66,68% vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với huyết thanh cá
không được gây cảm nhiễm có ăn hoàng kỳ.
Theo Lawrence et al,. (2003), khả năng kháng huyết thanh của vi khuẩn khác
nhau tuỳ theo cấu tạo lớp vỏ ngoài của vi khuẩn, kết quả nghiên cứu cho th
ấy
có 64% vi khuẩn E. ictaluri chủng 93-126 còn sống sau khi tương tác với 21
mẫu huyết thanh của cá da trơn nuôi ao và 68,6% đối với E. ictaluri chủng 93-
149R6. Theo Nguyễn Thị Thúy Liễu (2010), khả năng diệt khuẩn của huyết
thanh ở cá tra bị nhiễm E. ictaluri cao hơn cá không nhiễm, đồng thời cũng xảy
ra trường hợp vi khuẩn phát triển hơn 100% sau khi tiếp xúc với huyết thanh
của cá. Như vậy, khả năng diệt khuẩn của huyết thanh ở cá được gây cảm
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
287
nhiễm cao hơn cá không được gây cảm nhiễm (kể cả cá có ăn hoàng kỳ và cá
không ăn hoàng kỳ). Ở các mẫu cá được gây cảm nhiễm có ăn hoàng kỳ, khả
năng diệt khuẩn của huyết thanh cao hơn cá được gây cảm nhiễm không sử
dụng hoàng kỳ, khả năng diệt khuẩn của các mẫu huyết thanh cá không được
gây cảm nhiễm cũng cho kết quả tương tự. Điều này cho thấy việc bổ sung
hoàng kỳ cho cá tra có thể làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch không
đặc hiệu trong việc đề kháng E. ictaluri thông qua làm tăng khả năng diệt
khuẩn của huyết thanh.
Bảng 3. Phần trăm vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với huyết thanh
Các giá trị trong cùng 1 hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). I:
huyết thanh cá được gây cảm nhiễm không ăn hoàng kỳ; II: huyết thanh cá được gây cảm nhiễm có ăn
hoàng kỳ; ĐC: huyết thanh cá không được gây cảm nhiễm không ăn hoàng kỳ; HK: huyết thanh cá
không được gây cảm nhiễm có ăn hoàng kỳ
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Cá tra cho ăn hoàng kỳ sau 5 tuần có số lượng hồng cầu tăng so với cá không
ăn hoàng kỳ. Tổng bạch cầu, lympho, tiểu cầu tăng dần qua các tuần cao hơn
nghiệm đối chứng và có ý nghĩa thống kê sau 5 tuần thí nghiệm. Sau khi gây
cảm nhiễm E. ictaluri, cá ăn hoàng kỳ vẫn có các thông số huyết học cao hơn
cá không ăn hoàng kỳ. Khả năng diệt khuẩn c
ủa huyết thanh cá được gây cảm
nhiễm cao hơn cá không được gây cảm nhiễm, cá ăn hoàng kỳ cao hơn cá
không ăn hoàng kỳ. Kết quả làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm sử
dụng chiết xuất từ cây hoàng kỳ để phòng bệnh do vi khuẩn ở cá tra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ainsworth, A.J., Dexiang, C. (1990). Differences in the phagocytosis of four
bacteria by channel catfish neutrophils. Dev. Comp. Immunol. 14: 201.
Ardó L, Guojun Yin, Pao Xu, László Váradi, Gábor Szigeti, Zsigmond Jeney,
Galina Jeney, 2008. Chinese herbs (Astragalus membranaceus and Lonicera
Mẫu I II ĐC HK
1 132,71 29,64 126,68 174,18 106,21
2 67,04 59,6 89,69 78,28 136,07
3 132,95 90,56 127,13 102,68 166,4
4 30,57 42,56 56,83 6,59 101,94
5 124,64 90,12 81,61 55,07 -
6 109,26 32,86 77,27 8,57 -
Trung bình 48,81±18,79
a
31.25±2,28
ab
73,26±23,23
b
66,68±16,41
ab
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 278-288 Trường Đại học Cần Thơ
288
japonica) and boron enhance the non-specific immune response of Nile tilapia
(Oreochromis niloticus) and resistance against Aeromonas hydrophila.
Aquaculture 275 (2008) 26–33.
Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 439 trang.
Dügenci, Süheyla Karata, Nazlı Arda, Akın Candan. 2003. Some medicinal plants
as immunostimulant for fish. Jounal of Ethnopharmacology 88 (2003).
Newman.S.G. 1973. Bacterial Vaccines for Fish. Annual Rev. of Fish Diseases
(1993).
Nguyễn Quốc Thịnh, 2006. Điều tra đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc
hóa chất trong quá trình nuôi đến tình hình bệnh cá tra (Pangasius
hypophthalmus) nuôi bè. Đề tài cấp trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thúy Liễu, Bùi Thị Bích Hằng và Đặng Thị Hoàng Oanh (2011). S
ự
biến động về huyết học và khả năng diệt khuẩn của huyết thanh trên cá tra
nhiễm Edwardsiella ictaluri. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ.
Shotts, E.B., Blazer, VS., Waltman, W.D. (1986). Pathogenesis of experimental
Edwardsiella ictaluri in channel catfish (Ictalurus punctatus). Can. J. Fish
Aquat. Sci. 43:36-42.
Từ Thanh Dung, M. Crumlish, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc Thịnh và
Đặng Thụy Mai Thy, 2004. Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra
(Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. 137-142.
Vũ Triệu An và Jean, C.H. 2001. Miễn dịch h
ọc. Nhà xuất bản Y học.
Yin G, Galina Jeney, Timea Racz, Pao Xu, Xie Jun, Zsigmond Jeney. Effect of
two Chinese herbs (Astragalus radix and Scutellaria radix) on non-specific
immune response of tilapia, Oreochromis niloticus. Aquaculture 253 (2006).