Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lợi ích của tư duy bằng ngoại ngữ. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.17 KB, 5 trang )





Lợi ích của tư duy bằng ngoại ngữ


Các nhà tâm lý học cho rằng con người cân nhắc dựa trên hai mẫu suy nghĩ bản
năng: một kiểu hệ thống, duy lý, mang tính phân tích và tập trung vào lý trí; kiểu
kia nhanh chóng, không nhận thức và thường do cảm xúc chi phối. Tư duy dựa trên
một ngôn ngữ đã học chứ không phải nói tự nhiên, buộc con người phải phân tích,
lựa chọn từ ngữ, tìm kiếm cấu trúc ngữ pháp

Một nghiên cứu mới đây ở các doanh nhân làm việc quy mô toàn cầu của Đại học
Chicago (Mỹ) cho thấy con người có thể suy nghĩ sáng suốt và ra quyết định chí lý
hơn khi họ tư duy một vấn đề không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
“Chúng tôi đã biết từ các nghiên cứu trước đó rằng vì con người có khuynh hướng
sợ mất mát, họ thường bỏ qua các cơ hội hấp dẫn” - trang mạng khoa học Science
Daily dẫn lời nhà tâm lý học Boaz Keysar, một chuyên gia hàng đầu về thông tin ở
Đại học Chicago.
Cảm xúc dẫn tới nỗi sợ

Trong bài báo của ông và các cộng tác viên Sayuri Hayakawa và Sun Gyu An
đăng trên tạp chí chuyên ngành Psychological Science, Keysar viết: “Ngôn ngữ
nước ngoài mang tới một cơ chế ngăn cách giúp con người rời khỏi hệ thống tư
duy hiện tại để chuyển đến một hệ thống tư duy lý tính hơn”. Trong thí nghiệm rất
đáng chú ý, các nhà nghiên cứu thử nghiệm với 54 sinh viên Đại học Chicago nói
tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, nhưng cũng thành thạo tiếng Tây Ban Nha.
Mỗi sinh viên nhận 15 USD tiền mặt và họ được cược mỗi lần 1 USD. Họ có thể
giữ lại đồng đôla đó hoặc mạo hiểm để có thêm 1,5 USD nếu thắng một lần tung
đồng xu, tức mỗi vòng họ có cơ hội thu về 2,5 USD nếu thắng, hoặc mất 1 USD


nếu thua. Về mặt thống kê, đây là một vụ đánh cược hấp dẫn vì theo lý thuyết các
sinh viên sẽ có được số tiền nhiều hơn nếu họ chấp nhận tham gia cả 15 lần cược
với 15 USD.

Khi thí nghiệm được tiến hành bằng tiếng Anh, các sinh viên tư duy một cách thiển
cận: họ tập trung vào nỗi sợ thua cuộc và chỉ nhận cược 54% số lần. Ngược lại,
các sinh viên suy nghĩ bằng tiếng Tây Ban Nha nhận cược tới 71%. Đồng tác giả
nghiên cứu Hayakawa nói: “Có lẽ cơ chế quan trọng nhất tạo ra ảnh hưởng này
nằm ở chỗ ngoại ngữ ít gây ra ảnh hưởng tới cảm xúc hơn là ngôn ngữ mẹ đẻ. Một
phản ứng cảm xúc sẽ dẫn tới những quyết định có động lực là nỗi sợ thay vì hi
vọng, ngay cả khi tỉ lệ cược rất có lợi”.

Bớt tư duy thiên lệch
Trong một thí nghiệm khác về cách tư duy không đối xứng, nhóm của Keysar đã
áp dụng một kịch bản có nguồn gốc từ nhà tâm lý học Daniel Kahneman - chuyên
gia hàng đầu về kinh tế học hành vi từng đoạt giải Nobel 2002 cho nghiên cứu của
ông về kỳ vọng, mô tả cách con người phản ứng lại trước rủi ro. Theo đó, con
người thường tránh rủi ro nếu câu hỏi đề cập đến cái được, và chấp nhận rủi ro nếu
câu hỏi nói về cái mất. Cách tư duy thiên lệch đó không phù hợp với nguyên lý
kinh tế học, nhưng dễ hiểu với tâm lý con người.

Cụ thể, nghiên cứu của Keysar hỏi 121 sinh viên lựa chọn phát triển một loại thuốc
có khả năng 100% cứu 200.000 trong số 600.000 người, hoặc một loại thuốc có cơ
hội 33,3% cứu tất cả 600.000 người, nhưng 66,6% không cứu được ai hết. Gần
80% sinh viên lựa chọn cách an toàn hơn, cứu 200.000 người. Nếu thay vì hỏi cứu
200.000 người, đặt lại câu hỏi là loại thuốc chắc chắn sẽ khiến 400.000 người mất
mạng, chỉ còn 40% chọn giải pháp an toàn. Tuy nhiên, khi những sinh viên đó
thành thạo tiếng Nhật cũng tư duy điều tương tự bằng tiếng Nhật, tỉ lệ chọn trong
cả hai cách đặt câu hỏi là như nhau, khoảng 47%.


Các nhà tâm lý học cho rằng con người cân nhắc dựa trên hai mẫu suy nghĩ bản
năng: một kiểu hệ thống, duy lý, mang tính phân tích và tập trung vào lý trí; kiểu
kia nhanh chóng, không nhận thức và thường do cảm xúc chi phối. Tư duy dựa trên
một ngôn ngữ đã học chứ không phải nói tự nhiên, buộc con người phải phân tích,
lựa chọn từ ngữ, tìm kiếm cấu trúc ngữ pháp và cùng với quá trình đó, giảm bớt
các chi phối của cảm xúc.

Để cẩn thận hơn, các nhà nghiên cứu không chỉ tiến hành thí nghiệm với sinh viên
nói tiếng Anh. Hai thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện với 144 sinh viên Hàn
Quốc ở Đại học Chung Nam và 103 sinh viên du học tại Paris, Pháp. Kết quả
không thay đổi. Tính ứng dụng của nghiên cứu này có thể là rất lớn.


×