Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài 4: HỌA TIẾT HOA , LÁ -DÂY LÁ VÀ QUẢ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.59 KB, 8 trang )

Bài 4: HỌA TIẾT HOA , LÁ -DÂY
LÁ VÀ QUẢ
Trong nghệ thuật trang trí của người An Nam, giới thực vật cũng được sử dụng với
họa tiết hoa, lá, dây là, và quả.
Lá là họa tiết trang trí đơn giản (hình LXXV, LXXIX), còn dây lá rườm rà và có
kích thước rộng hơn (hình LXXXVII). Khi họa tiết chạy viền khổ hẹp theo một
khung thì gọi là ‘đằng’ (dây leo) như liên đằng (dây trang trí lá sen[1]), lan
đằng (dây trang trí cây lan) (hình LXXIV)
Chỉ thỉnh thoảng mới thấy họa tiết lá mang hình dáng tự nhiên (hình XCIII), còn
thường thì đều cách điệu hóa. Khi lá ló ra từ một trung tâm dày mẫm thì gọi là bẹ
(hình LXXX, CX, …), loại này thường để trang trí gờ mái nhà hay đôi lúc dùng
trang trí đỉnh cột (hình CXV). Ở bắc kỳ, đỉnh cột hay được trang trí hình bốn con
chim phượng ‘cắt đuôi’, hình tượng này không thất vùng quanh Huế.
Tên các họa tiết hoa lá thật khó xác định, ngay các nghệ sĩ An Nam cũng nhiều khi
không biết và họ hay biến đổi hình dáng theo ngẫu hứng. Tuy nhiên cũng có thể giới
một một số như họa tiết “lá lật”[2], được biến cách thành đầu rồng nhìn chính diện
(hình LXXXI, LXXXII, LXXXIII, LXXXIV). Nhưng phần lớn các nghệ sĩ không
biết gọi tên họa tiết này là gì, có người gọi là ‘lá’ có người gọi là ‘mặt nạ’ (hình
CXXXVI).
Họa tiết thường dùng ở bờ mái nhà và mép đồ gỗ có tên ‘lá đề’, lá chẻ ba thùy và
thùy giữa nhọn đầu. Nhưng một số nghệ sĩ Huế lại gọi là ‘vân kiên’雲肩 (vai áo hình
như cụm mây). Quả quân lính An nam thời xưa trên vai áo và quanh cổ có miếng
vải hình giống như thế. Một số khác lại đặt tên cho nó là ‘tam sơn’三山 (ba ngọn
núi) vì ba thùy lá chẻ ra giống như vậy (hình LXXI, LXXII. Xem thêm y phục các vị
thần ở hình CCVIII, CCXI). Ví dị này cho thấy các nghệ sĩ An Nam không thống
nhất thuật ngữ họa tiết, khi thì gọi tên này khi thì gọi tên kia, chủ yếu dựa vào hình
dáng họa tiết giống man máng vật họ từng thấy.
Hoa đã cách điệu cũng khó định danh, khó lòng đặt tên khi ở trên cụm lá quy ước.
Một loại mô-típ hoa có thùy rộng nằm giữa họa tiết lá (hình LXXVI, LXXVII.
LXXVIII), đôi khí ở ngay những nét đầu tiên của đầu rồng nhìn chính diện, có vẽ là
hoa mẫu đơn. Nhưng giữa các nghệ sĩ có nhiều bất đồng tên gọi loại hoa này. Một số


gọi đó là ‘bông tây’, một số khác gọi là nụ hoa cách điệu tranh trí ở cuối mô-típ hoa
hay mô-típ chùm lá (hình LXXV). Tên này hay được các nghệ sĩ điêu khắc gọi đùa,
có lẽ chịu ảnh hưởng của mô-típ trang trí du nhập từ Pháp qua hồi thế kỷ 18 hay
đầu thế kỷ 19.
Họa tiết ‘hoa đào’ (hình XII) chỉ có 4 cánh hơi nhọn ở đầu. Họa tiết ‘hoa mai’[3] có
năm cánh (hình IX, X), đầu cánh bầu tròn. Họa tiết ‘bông bèo’ (giống hình cây bèo ở
đần lầy) có bốn cánh, mép cánh có khía và co rúm giống hoa ở cây họ hoa hồng. Họa
tiết ‘hoa chanh’ có tám cánh, trong đó có bốn cánh dài khá thon mảnh và bốn cánh
trung gian ngắn hơn (hình II). Họa tiết ‘hoa thị’ do bốn hình tròn cắt nhau, có bốn
thùy dài thỉnh thoảng chen vào các cánh trung gian ngắn hơn (hình XIV, XV, III).
Họa tiết ‘hoa quỳ’ kết lại từ vành các cánh nhỏ hình tròn.
Chúng ta thấy hoa lá không thuần túy là họa tiết trang trí thôi, chúng còn là những
biểu tượng hay điển cố. Một biểu tượng khá quen thuộc là ‘tứ thời’ (bốn mùa) gồm
cây mai (mơ) tượng trưng cho mùa xuân, cây sen tượng trưng cho mùa hạ (hình
XCV), cây cúc tượng trưng cho mùa thu, và cuối cùng cây tùng tượng trưng cho
mùa đông (hình XCVII). Một số người gọi biểu tượng bốn mùa là ‘tứ quý’ gồm cây
mai, cây sen, cây cúc và cây trúc (mai liên cúc trúc). Người ta dùng các mô-típ này
(lá, hoa và dây lá trang trí trên những tấm ván của đồ gỗ, trên các chi tiết sườn nhà,
… Hoa sen chủ yếu đi vào các trang trí Phật giáo. Hoa sen được cách điệu một cách
đặc biệt (hình C, CI, CII) gợi lên hình ảnh tòa sen của Đức Phật.
Họa tiết cây cũng thường được biến cách theo truyền thống: nhánh mai hay nhánh
đào mô-típ thành ‘phụng’, tùng và trúc thành ‘long’ (hình XCVII), sen thành ‘quy’,
cúc thành ‘lân’; loa kèn thành ‘long’. Thế nhưng ngẫu hứng của người nghệ sĩ còn
cho phép họ biến cách mọi loài cây thành một con vật huyền thoại có quyền năng
thần bí.
Có một loài hoa mà chúng ta chưa nhắc đến: ‘mẫu đơn’. Ở An Nam không có loài
hoa này, tên nó dùng chỉ một loài hoa khác mọc hoang trên các ngọn đồi hay đánh
trồng trong chậu kiểng; đó là cây ‘đơn’ (ixore?) có hoa hình tán từa tựa hoa mẫu
đơn và người ta tin là vậy nên đưa vào điêu khắc và hội họa. Đó là sự nhầm lẫn. Hoa
mẫu đơn thường biến cách thành con lân, đôi khi thành chim phụng (hình XCVIII),

hay bất kỳ con vật siêu nhiên nào khác.
Nếu người nghệ sĩ giữ đúng truyền thống họa tiết, các loài hoa nói trên dễ thống
nhất tên gọi. Nhưng khi do thiếu kiến thức, do sơ xuất hay là do ngẫu hứng, họ pha
trộn các mô-típ với nhau thì khó xác định tên. Chẳng hạn có một trang trí dưới
chân là một chùm lá cúc bị kéo dài ra, rồi cho thêm vào mấy lá ngắn và tròn hơn cỉa
cây mẫu đơn, hai đầu lại có hoa mai (mơ). Tôi lưu ý trường hợp này lọt vào các
nghệ sĩ làm hàng cho người Châu Âu nhưng lại có những ngẫu hứng đáng tiếc như
vậy (hình XCV).
Các loại trái cây các tay điêu khác và hội họa An Nam hay dùng có: lê, đào, phật
thủ, lựu, mảng cầu (quả na); hiếm hơn có nho, dưa (gọi là qua) và trái bầu (hình
CV, CVI, CVII, CVIII). Quả lê biến cách thành ‘lân’, đào thành ‘quy’, phật thủ
thành ‘đầu rồng nhìn chính diện’ (hình CIX), quả na thành ‘phụng’. Theo một số
nghệ sĩ, bốn loại quả lê, lựu, đào, na thuộc bộ ‘tứ hữu’ (bốn người bạn).
Phần lớn các hia quả đều mang một ý nghĩa biểu tượng. Đào là loài cây được coi có
tính thần bí, gỗ của nó trừ tà trục quỷ. Ở Trung Hoa các đạo sĩ thường khắc ấn
bằng gỗ đào, gỗ đào còn được chuốc thành các mũi tên để bắn ma quỷ mưu toan
hãm hại trẻ em. Mấy người bị bệnh mà người ta cho là do tà ma sẽ bị đánh bằng roi
gỗ đào[4].
Ở An Nam hiếm có cây đào nên các tục mê tín này ít thịnh hành. Nhưng người ta
đưa cây đào vào trang trí mỹ thuật là do du nhập tín ngưỡng từ Trung Hoa, cho
rằng quả đào biểu tượng cho sự trường thọ. Tích Trung Hoa có kể: vua Hán Võ Đế
được bà Tây Vương Mẫu ban cho bảy quả đào tiên, loại đào này ba ngàn năm mới
nở hoa một lần và chờ ba ngàn năm nữa trái mới chín. Bà Vương mẫu mỗi năm háo
đào tiên để mở hội Bàn Đào thết đãi chư tiên, vì thế nhiều vị tiên hoan hỉ đến dự hội
để được ăn đào tiên. Người ta còn truyền tụng trong quả đào có chứa tiên dược.
Nhân quả đào gọt thành hình cái khóa để làm bùa cho trẻ em đeo. Thêm nữa, Thọ
Tinh (Ông Thọ), vị thần chủ về sự trường thọ, nhiều lúc được biểu tượng bằng quả
đào. Chính những truyền thuyết và tín ngưỡng đó đã đưa quả đào vào nỹ thuật An
Nam; loại quả này biểu tượng cho sự trường thọ, cho phúc đức. Trong văn học An
Nam lại còn dựa vào quả đào có lớp lông mịn màng để mô tả cô gái đẹp (mơn mỡn

đào tơ).
Quả lựu biểu tượng cho sự ‘con đàn cháu đống’ vì trong quả lựu có vô số hạt hồng
hồng, mỗi hạt tượng trưng cho một đứa con đứa cháu. Do vì tiếng Hán hạt là chữ
‘tử’ cũng có nghĩa là con nên ở Trung Hoa người ta hay biếu quà cưới bằng quả
lựu.để cô dâu chú rễ chúc đông con nhiều cháu.
Sen cũng có biểu tượng giống như lựu vì trong búp sen có nhiều hạt. Thêm nữa, hoa
sen lại là biểu tượng của Phật giáo.
Quả lê ở Trung Hoa cũng là biểu tượng cho đứa con do từ chữ ‘lê tử’ (quả lê) được
trại ra thành ‘lập tử’ (có con). Vì có sự phát âm khác nên biểu tượng này ít dùng ở
An Nam.
Ở Trung hoa quả dưa (qua 瓜) cũng được coi là biểu tượng đông con do quả dưa có
nhiều hạt. Biểu tượng này có thấy ở những bức chạm, nhưng hiếm thôi.
Quả bầu có hai ngăn dùng chứa nước cũng thấy trên các tấm biển, nó là một trong
‘bát bảo’ mà chúng ta đã có dịp nói đến. Quả bầu cũng thấy dùng trang trí ở giữa gờ
nóc mái nhà nhưng hạn chế trong phạm vi phủ đệ và chùa chiềng[5], biểu tượng cho
sự trù phú, giàu có (hình VII, XLIX).
Trung Hoa coi mẫu đơn là nữ hoàng các loài hoa. Mẫu đơn đỏ tượng trưng cho sự
hưởng thụ và giàu sang vì ở Trung Hoa và An Nam màu đỏ là màu cát tường. Hoa
này cũng biểu tượng cho người ái thiếp. Lã Đồng tân, vị tiên bảo trợ cho văn nhân,
thường thưởng ngoạn hoa mẫu đơn vì bà vợ xinh đẹp như tiên của ông từ đó hiện
ra.
Ở Trung Hoa hoa mai (mơ) tượng trưng cho sự ngăn ngừa ma tà; còn ở An Nam
tượng trưng cho cô gái đẹp qua hai câu thơ:
Lách mình vô bẻ bông mai,
Bẻ rồi, cửa đóng then cài uy nghi.
Cây trúc cũng được coi là biểu tượng của sự bất tử như cây tùng vì hai cây này luôn
xanh lá. Trong một bản rập của Trung Hoa, hình ảnh cây tùng tượng trưng cho thọ
tinh. Còn trong thi ca An nam, cây tùng là hình ảnh một cô gái đẹp:
Một bên bồn lựu, một bên bồn tùng.
Anh đây cũng muốn thờ chung hai bồn.

Bức tranh có hình cây tùng và con nai (tùng lộc) thường thấy trong các họa tiết
trang trí cũng mang một ý nghĩa biểu tượng: cây tùng tượng trưng cho sự sống lâu
(nên nhiều khi thấy đi chung với con hạc, cũng biểu tượng cho trường thọ), con nai
chỉ ‘lộc’ được hưởng (tức làm quan, phú quý và may mắn). Chúng ta thấy tùng
lộc là lời cầu chúc cho sống lâu và giàu sang. Họa tiết tùng hạc cũng có ý nghĩa như
thế.
Phần sau chúng ta sẽ thấy theo truyền thống cổ xưa chúng ta sẽ thấy nhiều con thú
được kết hợp với nhiều loài thảo môc khác nhau.
Đa số các trang trí dấu nhấn, nghĩa là các trang trí là bật lên độ cong của một
đường nét hay thấy dùng trong kiến trúc, đều mượn từ họa tiết thực vật, Ở đây
chúng ta đi từ đơn gián đến phúc tạp các họa tiết loại này: mỏ neo (hình CX:1), mỏ
chim cu (hình CX:2), lá bẹ (hình CX:3), guột bẹ haycuộn bẹ (hình CX:4), guột
vân hay cuộn mây (hình CX:5-6), lá, hồi văn., tứ linh, cá.
Trong số các trang trí này có một số thoát sinh từ mô-típ trang trí khác. Chẳng hạn
mỏ cu là họa tiết mỏ neo được làm dịu mắt bởi nền guột. Guột mây cũng có thể coi
như mỏ cu, chỉ khác phần cuốu thay vì nhọn lại tròn và lớn hơn mỏ cu. Guột bẹ
cũng là lá bẹ nhưng phần đuôi lá tròn đi và cuộn lại. Cụm lá cũng là những chiếc lá
được kéo dài mãi ra và gấp khúc lại. Nói cho đúng, guột mây, lá bẹ, guột bẹ và cụm
lá chỉ là sự phát triển lên hai yếu tố thuần túy ban đầu: mỏ neo và mỏ cu.
Hẳn nhiên hồi văn và họa tiết hình thú thuộc nhóm khác nhưng nói thêm ở đây vì có
quá trình biến cách thành chúng. Kinh điển là sự biến cách của lá (lá hóa). Cụm lá
đôi khi được dùng đơn thuần, nhưng thường thì phần dáy cụm lá hay hóa thành
đầu giao long (hình CXVI). Hoặc guột chính của dây lá cổ con rồng đang ngẩng cao
hay cổ con phụng được ghép thêm vào. Trường hợp này cũng thấy ở hồi văn. Guột
mây thỉnh thoảng có một con mắt mà người ta nói giống đầu con thủy long (rồng
nước). Cũng không nên không nhắc đến họa tiết mỏ cu khiêm tốn trang trí trên nóc
máu giống hình con cá giản lược hóa đang quẩy đuôi.
Chủ đề dùng họa tiết dấu nhấn khá rộng, tựu trung có mấy quy tắc chính để theo.
Đôi khi ở đầu chái nhà có trang trí mỏ neo. Hoặc là tương ứng với mỏ neo này trên
gờ nóc mái có mỏ cu. Khi gờ nóc máu có hình lá bẹ, hay thường nhất là cụm lá, thì

gờ nóc chái trang trí mỏ cu. Các ví dụ này đủ mang lại sự hình dung lối trang trí
đơn giản. Khi xuất hiện họa tiết con vật linh – và đó là trường hợp ở cung điện hay
chùa chiềng – con rồng luôn ngự trên nóc mái trừ phi ngôi chùa thờ Phật bà và
trường hợp này thay bằng con phụng. Khi trang trí đến tứ linh, con lân luôn đứng
sau con phụng và con rồng, dưới nữa là con rùa. Và tứ linh luôn kèm theo hoặc là
họa tiết lá bẹ hoặc là họa tiết hồi văn, hoặc ít ra phải có mỏ cu hay mỏ neo; đôi khi
có tất cả các họa tiết này cùng một lượt nhưng luôn luôn có sự giảm tiết dần. Đó là
trang trí lớn.
Trong tranh trí cấp trung bình chúng ta thấy trên nóc mái có có long hay phụng; ở
gờ các đầu hồi có lá hóa long, ở gờ đòn tay có hồi văn đơn giản hay biến cách. Hai
mô-típ sau này có kèm theo lá bẹ, mỏ cu hay mỏ neo. Nhưng như tôi đã nói, các mô-
típ này dược áp dụng một diện khá rộng (hình CXXXIX, CXL, CLVIII, …).















×