Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ảnh hưởng của việc lai cận huyết lên sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng Pacific White Shrimp, Penaeus (Litopenaeus) vannamei ở giai đoạn giống và nuôi thịt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.46 KB, 2 trang )

Ảnh hưởng của việc lai cận huyết lên sinh
trưởng của tôm thẻ chân trắng Pacific White
Shrimp, Penaeus (Litopenaeus) vannamei ở
giai đoạn giống và nuôi thịt



Trong các chương trình sinh sản nhân tạo động vật, quá trình chọn giống với số
lượng hạn chế về mặt di truyền có thể làm cho sự cận huyết xảy ra nhanh chóng
(trong một hoặc hai thế hệ).

Mặc dù những ảnh hưởng của lai gần đã được nghiên cứu rộng rãi ở các động vật
trên cạn và ở một số các loài thủy sản nhưng những hiểu biết v
ề ảnh hưởng của nó
trên tôm biển thì vẫn còn rất ít. Mục tiêu của nghiên cứu này là tim hiểu các ảnh
hưởng của việc lai gần lên sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng giai đọan nhỏ
(trại giống) và khi nuôi thịt. Thí nghiệm được tiến hành trong 2 năm và số liệu thu
được từ hai thế hệ liên tiếp (G2 và G3) khi cho lai anh chị em với nhau (lai gần) và
lai xa được đem phân tích. Có tất cả 11 nhóm lai gần và 12 nhóm lai xa ở thế hệ
G2, 9 lai g
ần và 10 lai xa ở G3. Hệ số cận huyết (F) cho nhóm lai xa là 0.00 và
nhóm lai gần là 0.25 đối với thế hệ G2 và 0.00 và 0.375 cho thế hệ G3 theo thứ tự
tương ứng. Tốc độ tăng trưởng đối với nhóm lai xa và lai gần hầu như tương
đương trong cả G2 và G3. Tỷ lệ nở đối với nhóm lai gần thấp hơn 33.1% so với lai
xa ở G2 và cũng thấp hơn 47.1% ở G3 và so với nhóm lai xa. Sự suy giảm sức
sống do cận huyết (IBD, sự thay đổi tương đối trong kiểu hình trên 0.1 tăng ở F) ±
95% CI (Confidant Interval: khoảng tin cậy trong phép thống kê) đối với tỷ lệ
nở là
-12.3± 10.1%.

Tỷ lệ sống của ấu trùng đối với nhóm lai cận huyết thấp hơn 31.4% so với nhóm


lai xa ở G2 và thấp hơn 33.8% ở G3. IBD đối với tỷ lệ sống của ấu trùng là -11.0±
5.7%. Tỷ lệ sống ở giai đọan nuôi thịt ở lai gần thấp hơn 1.9% so với lai xa đối với
G2 và thấp hơn 19.6% ở G3. IBD đối với tỷ lệ sống ở giai đọan nuôi thị
t là -3.8±
2.9%. Phân tích thống kê cho thấy có sự tương quan hồi quy có ý nghĩa giữa IBD
của tính trạng tỷ lệ sống và tỷ lệ sống bình quân của nhóm lai xa. Ở nhóm lai xa có
tỷ lệ sống cao thì IBD là thấp (thí dụ như tỷ lệ sống giai đoạn nuôi thịt ở G2), tuy
nhiên IBD trở nên gay gắt hơn khi tỷ lệ sống của nhóm lai xa thấp đi. Điều này đưa
tới đề xuất rằng stress (liên quan đến môi trườ
ng sống và hoặc là giai đọan sống)
có thể làm IBD tệ thêm đối với tính trạng tỷ lệ sống.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ cận huyết từ trung bình cho tới cao
(>10%) nên được tránh trong các trại sản xuất giống thương mại bởi vì các tác
động tích tụ về IBD đối với tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng sẽ làm sụt giảm
nghiêm trọng năng suất con giống. Vì vậy IBD có thể đủ để được sử dụng trong
việc điều chỉnh việc lai cận huyết như một chiến lược bảo vệ sức sống (trong một
số trường hợp) đối với các chương trình cải thiện di truyền.

Người dịch: Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân (
), Trung tâm ứng
dụng và chuyển giao công nghệ thủy sản, Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguồn tin: Dustin R. Moss, Steve M. Arce, Clete A. Otoshi, And Shaun M. Moss.
2008. Inbreeding Effects on Hatchery and Growout Performance of Pacific White
Shrimp, Penaeus (Litopenaeus) vannamei. Journal of the World aquaculture
society, vol. 39, no. 4 August, 2008.

×