Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kinh nghiệm chăm sóc bưởi da xanh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.72 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm chăm sóc bưởi da xanh

Người phụ nữ đầu tiên mang giống bưởi da xanh ở Bến Tre về trồng ở vùng đất đỏ ấp
Suối Tre, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương là chị Nguyễn Thanh Thủy.
Nay chị là chủ trang trại trồng bưởi lớn nhất miền đông Nam bộ, chuyên cung cấp giống
cho nông dân và bưởi thương phẩm cho hệ thống siêu thị Metro và Lottle, một ngày bán
khoảng 10 tấn bưởi da xanh.
Chị Thủy cho hay: “Cây bưởi da xanh rất dễ trồng, trồng trên nhiều loại đất, nếu so với
miền Tây thì trồng bưởi ở Đông Nam bộ thuận lợi hơn nhiều, không bị nước triều cường,
chi phí công tưới thấp hơn, năng suất cao hơn, màu sắc cũng đẹp hơn, đặc biệt là có thị
trường tiêu thụ lớn”.
Qua nhiều năm lăn lộn với nghề trồng bưởi, chị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và
muốn chia sẻ với mọi người.
Chọn giống: chọn mua giống bưởi da xanh ở những cơ sở có uy tín, cây khỏe mạnh,
không bị bệnh.
Cách trồng: đào hố rộng 1 m, sâu 40 cm; hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 6 m. Bỏ
khoảng 1 kg vôi bột xuống hố để khử chua và sát trùng hố, 20 ngày sau trộn 10 - 15 kg
phân chuồng hoai mục với đất cho xuống hố (san bằng mặt đất). Moi một lỗ nhỏ ở giữa
trộn 1/2 kg lân và 100 g thuốc sát trùng cho xuống rồi hạ cây giống, lấp đất ngang mặt
bầu, lèn chặt, xung quanh cắm que tre, dùng dây nylon cột lại để định vị, phủ cỏ vào gốc
để che nắng và giữ ẩm.
Chăm sóc: cây bưởi mới trồng ngày tưới 2 lần, 1 tháng sau bón mỗi gốc một nắm phân
urê để nhử, một năm bón 4 lần. Từ khi trồng tới năm thứ hai cây bắt đầu ra trái, vặt bỏ
trái non không cho phát triển. Năm thứ ba bắt đầu thu hoạch (lưu ý từ năm thứ ba không
nên bón phân hóa học) nên sử dụng phân chuồng và phân vi sinh bón lá để bổ sung đầy
đủ chất vi lượng cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh: thông thường cây bưởi hay gặp sâu vẽ bùa và sâu ăn lá, có thể dùng
thuốc đặc trị để xịt.
Cây ra đọt 1 cm xịt dầu khoáng 0,5% (DC Tropius) trong 1 lít nước xịt chữa nhện hoặc
dùng Trichoderma trộn phân chuồng bón dưới đất hoặc tưới trên lá.
Sau khi thu hoạch nên cắt bỏ cành sâu, tược non, quét vôi bột xung quanh gốc một năm 2


lần.
Thu hoạch: trước đây người dân thường hái bằng bao rồi đổ đống, trái bưởi dễ bị giập
nát. Qua nghiên cứu, chị đã chọn cách dùng kéo sắc cắt cuống, xếp vào thùng nhựa mang
vào để chỗ mát cho vào túi lưới, mỗi túi 1 trái, cung cấp cho siêu thị.
Qua việc mở trang trại trồng bưởi thương phẩm và nhân giống, hàng năm chị Nguyễn
Thanh Thủy đã cung cấp cho thị trường gần 200 tấn bưởi thương phẩm và hàng vạn cây
giống bán với giá 15.000 - 20.000 đ/cây. Ngoài ra chị còn nuôi hàng trăm ngàn con gà
công nghiệp để lấy phân bón cho bưởi, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 35 lao
động với mức lương từ 1.000.000 - 1.700.000 đồng/ tháng và bao ăn ở. Tới đây chị sẽ
xây dựng nhà kho để bảo quản sản phẩm sau thu hái nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đủ điều kiện để xuất khẩu.

×