Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế Biến Thân Lá Ngô Làm Thức Ăn Cho Trâu, Bò potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.3 KB, 5 trang )




Chế Biến Thân Lá Ngô
Làm Thức Ăn Cho Trâu,


Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu
hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết trong một
thời gian ngắn.
Chúng tôi xin giới thiệu phương pháp ủ chua yếm khí thân lá ngô với bạn
đọc. Thân lá ngô sau khi thu hoạch bắp loại chưa già, lá ngô còn xanh. Thân
lá ngô (TLN) lúc này có vật chất khô (VCK) khoảng 25-27%, protein thô
(CP) khoảng 9%, vật chất hữu cơ (OM) khoảng 92-94%. Thân lá ngô thu về
chặt nhỏ (4-5 cm), chúng được chia ra để ủ theo mấy cách sau:
- TN0: Thân cây ngô đã chặt nhỏ không cho thêm rỉ mật và urê.
- TN1: Thân lá ngô đã chặt nhỏ + 5% rỉ mật.
- TN2: Thân lá ngô đã chặt nhỏ + 2,5% rỉ mật + 0,5% urê.

Ở TN1 và TN2 hỗn hợp TLN, rỉ mật và urê được trộn đều. Tiếp theo từng hỗn
hợp của TN1, TN2 và TN0 được cho vào các bao nylon riêng (có thể sử dụng
bao với kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào lượng TLN mà ta cần ủ), lèn thật
chặt (nếu bao lớn thì cho từng lớp một để dễ nén chặt) cho đến khi gần đầy
bao thì thôi, cố gắng lùa hết không khí ra, cuối cùng dùng dây buộc kín và
chặt miệng túi. Chú ý khi cho TLN vào túi và lèn tránh không làm bao bị
rách. Để bao TLN ủ nơi dâm mát.
Qua kiểm tra để xác định chất lượng khối ủ thông qua các chỉ tiêu pH, hàm
lượng VCK, CP và OM tại 0, 7, 14, 21 ngày ủ và thu được kết quả: pH từ 4,9-
5,1 (0 ngày) giảm còn 3,54-4,30 (21 ngày), pH như thế này là rất tốt cho tiếp
tục bảo quản. VCK gần như giữ nguyên: từ 24,6-26,4% (0 ngày) đạt 25,6-
26,2% ở 21 ngày. OM cũng gần như giữ nguyên: từ 93,3-94,0% (0 ngày) đạt


92,1-93,7% ở 21 ngày. Protein thô cũng gần như được giữ nguyên: từ 8,7-
12,6% (0 ngày) đạt 8,5-12,0% ở 21 ngày. Đặc biệt, nhờ có bổ sung urê mà CP
ở khối ủ TN2 cao hơn hẳn TN0 và TN1, 12,0-12,6% so với 8,5-9,0%. Rõ
ràng, quá trình ủ chua yếm khí không làm giảm chất lượng TLN, mà còn bảo
quản được lâu dài hơn và nếu có bổ sung 0,5% urê thì cải thiện chất lượng rõ
rệt.
Kiểm tra khối ủ TLN ở 21 ngày ủ bằng các chỉ tiêu cảm quan chúng tôi thấy:
TN0 có màu sẫm, thơm và chua nhẹ, nhưng bị nhiễm một ít nấm mốc; TN1
có màu vàng, thơm và chua nhẹ, không bị nhiễm nấm mốc; TN2 màu vàng
sáng, thơm và chua nhẹ, không bị nhiễm nấm mốc. Về cảm quan khối ủ TN2
tốt nhất, TN0 kém nhất và bị nhiễm nấm mốc nên không bảo quản được lâu.
Kiểm tra đánh giá khả năng tiêu hóa vật chất của các khối TLN ủ tại dạ cỏ
của bò đã thu được kết quả: Từ sau khi ăn vào 8 giờ đến 96 giờ, tỷ lệ tiêu hóa
VCK, OM và CP trong TLN ủ của TN0, TN1 và TN2 đều tăng dần. Tiêu hóa
VCK từ 31,4-44,6% ở thời điểm 8 giờ tăng lên 72,4-76,5% ở 96 giờ, tốt nhất
là khối ủ TN1. Tiêu hóa OM từ 30,2-44,4% ở 8 giờ tăng lên 73,6-76,8% ở 96
giờ, tốt nhất là khối ủ TN1. Tiêu hóa CP từ 44,2-67,7% ở 8 giờ tăng lên 86,2-
91,9% ở 96 giờ, tốt nhất là khối ủ TN2.
Thân lá ngô còn tươi xanh sau khi thu hoạch bắp, ủ yếm khí có thể bảo quản
được trong thời gian khá lâu (21 ngày hoặc dài hơn) vẫn không bị hư hỏng,
vẫn sử dụng làm thức ăn cho trâu bò tốt. Nếu có điều kiện nên trộn thêm 2,5
hoặc 5% rỉ mật và 0,5% urê thì chất lượng của thân lá ngô ủ sẽ được cải thiện.
Ủ thân lá ngô yếm khí điều quan trọng nhất là phải nến nén chặt, buộc kỹ để
bảo đảm điều kiện yếm khí. Mỗi lần lấy TLN ủ ra cho trâu bò ăn, chỉ lấy
lượng vừa đủ cho bữa ăn đó, rồi lại phải nén chặt khối ủ và buộc kỹ miệng túi
để giữ cho khối ủ yếm khí.

×