Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.57 KB, 4 trang )




Xử Lý Bò Bị Chướng
Hơi Dạ Cỏ

Gia đình tôi có 40 con bò, vừa qua có 1 con đi ăn về tự nhiên thấy bụng cứ
phình to rất nhanh. Tôi không biết bệnh gì, vì ở xa cơ quan thú y nên tôi đành
bó tay. Sau 1 giờ con bò khó thở và lăn ra chết. Xin quý báo cho biết bệnh gì?
Cách điều trị như thế nào?
(Vũ Trọng Khôi, Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)
Trả lời: Với triệu chứng ông đã nêu thì con bò nhà ông đã mắc bệnh chướng
hơi dạ cỏ. Đây là căn bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều xã trong huyện
Hàm Thuận Bắc.
Nguyên nhân: Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ
thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích
ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức
tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu
chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều
gây chướng hơi dạ cỏ. Ngoài ra bò chướng hơi vì mắc một số bệnh khác như:
Viêm nhiễm ruột, dạ múi khế, dẫn đến giảm nhu động dạ cỏ, hơi từ dạ cỏ
chậm thoát ra ngoài. Bò bị viêm hầu, họng sưng không nhai được thức ăn tồn
đọng lâu lên men sinh hơi gây ra chướng hơi dạ cỏ.
Triệu chứng: Bò đang ăn bình thường hay đứng ở chuồng, phần hõm hông
phía trái căng phồng nhanh, căng phồng cao hơn cả sống lưng. Khi gõ có
tiếng kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi. Bò thở khó, thở nhanh, đi lại
khó khăn, mắt trợn ngược, nếu không can thiệp kịp thời rất dễ tử vong.
Điều trị: Cho uống ngay 1 trong các loại dung dịch:
1. Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.
2. Nước dưa chua: 3- 5 lít.
3. Bia hơi: 3 – 5 lít.


Dùng biện pháp cơ học, lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để
gây ợ hơi ra ngoài.
Dùng tay lấy phân ở hậu môn ra để thông hơi, lấy rơm chà xát ở hông bên trái
làm tăng nhu động của dạ cỏ.
Nếu có điều kiện gần trạm thú y hay có dụng cụ và thuốc thú ý:
Tiêm tĩnh mạch MgSO4 (Mazê Sunpat) 50-60ml/100kg trọng lượng.
Tiêm Strychnin B1 20ml/con
Tiêm Dilocarpin 1% 10 – 15ml/con
Hoặc dùng: Magiêsi sulphate 100gr
Muối ăn 50gr
Thuốc tím 2gr
Pha 3 loại này vào 2 lít nước cho uống 2 lần/ngày.
Dùng muối ăn 100gr, tỏi 50gr, gừng 30gr giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước
cho uống 2 lần cách nhau 2 – 3 giờ.
Khi đã dùng tất cả các biện pháp không khỏi, thấy bò vẫn căng hơi có khả
năng nguy hiểm (tử vong) thì phải chọc thủng hông trái để cho hơi ra ngoài.
Dùng Trocart, cây trúc nhỏ chọc thẳng vào hõm hông trái nơi căng nhất. Khi
chọc dùng ngón tay bịt đầu lỗ lại, cho hơi ra từ từ đừng cho ra nhanh gây
choáng bò sẽ chết đột ngột. Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart tại đó để
cho hơi thoát ra đến khi bò khỏi hẳn. Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng
dùng:
1. Ampi-Septol 1ml/10kg trọng lượng
2. Chlotetradexa 10ml/100kg trọng lượng
3. Gentamycin 1ml/10kg trọng lượng
Bệnh chướng hơi dạ cỏ xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, vì vậy khi bò ăn nhiều
cỏ non nên trộn thêm ít rơm khô. Bò mới đẻ có chế độ ăn từ thấp đến cao,
không cho bê nhỏ bú sữa bò mẹ bị viêm vú, sữa vắt ra cho bê uống ngay
không để lâu.


×