Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân biệt giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.94 KB, 10 trang )




Phân biệt giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ


Quy tắc phát âm của tiếng Anh khá lung tung vì tính phổ cập của nó ở các vùng địa
lý trên thế giới, ngay cả trong cùng một quốc gia hay một vùng, phát âm cũng đã
biến dị rất nhiều.

1. Anh-Anh và Anh-Mỹ:
Phụ âm (R):
 A-M thường đọc rõ âm (r) trong mọi trường hợp
 A-A thì để câm nếu nó không phải là phụ âm chính.
 Ví dụ (sir): A-M = [sơr:]; A-A = [sơ]. Nhưng thực ra, hầu hết các dòng tiếng
Anh phương Tây như Anh-Đức, Anh-Hà Lan…hay cả Anh-Úc đều giống A-
M trong trường hợp này. Nghĩa là chỉ có tiếng Anh thuần mới cải biên thế
này, còn lại đều rrrrrrr hết.

Phụ âm (O) ngắn:
 A-M đọc tương tự như [a]
 A-A thì vẫn là [o]
 Ví dụ, (not) trong A-M đọc là [nat]; trong A-A đọc là [not]

Các nguyên âm ngắn không phải trọng âm:
 Trong A-A, các nguyên âm như e, a, i, o, u khi ở dạng “ngắn” (khác với
dạng dài thì có ký hiệu " : " ( sau phiên âm như [o:], [a:]…) thì vẫn đọc
như thường, bất quy tắc;
 Trong A-M thì có xu hướng đơn giản hoá bằng cách đọc thành [ơ].
 Ví dụ:
o Hậu tố (#ity) trong A-A đọc là [ity] còn A-M đọc là [ơty];


o (#ful) trong A-A là [ful] còn A-M là [fơl];
o (definite) trong A-A [‘definit] còn A-M thì [‘defơnơt];
o (certificate, n) trong A-A là [sơ’tifikit] còn A-M là [sơ’tifơcơt];
o (contribute, v) trong A-A là [cơn’tribjut] còn A-M là [cơn’tribjuơt]…
 Điều này có lẽ vì trong A-M, xu hướng nuốt âm mạnh hơn, nên các âm tiết
không phải là trọng âm (chính hoặc phụ), thường chỉ được đọc gió phụ âm
mà nuốt đi nguyên âm. Vì thế các âm sẽ bị biến đổi kiểu: …fi… > […f(ơ)
…]; …cate […kit] > [k(ơ)t]

Trên đây là nhưng điểm khác nhau nổi bật giữa 2 dòng tiếng Anh chính trên thế
giới là Anh-Anh và Anh-Mỹ (nếu không tính Anh-Úc). Tất nhiên còn rất nhiều chi
tiết nho nhỏ khác trong phát âm như giọng điệu, cách luyến… Còn nếu xét một
cách toàn diện thì nói bao nhiêu cũng không hết về ngữ pháp, văn phong, cách
dùng từ, điểm câu…

2. Những lỗi hay mắc điển hình trong nói tiếng Anh:
Không phân biệt khi thay đổi trạng thái động-danh- tính:

Khi biến đổi động-danh- tính thì chính tả của từ thường thay đổi, dẫn đến sự thay
đổi của trọng âm và như một hệ quả, phát âm của cùng một âm tiết gốc cũng thay
đổi tương ứng. Những người không được luyện phát âm cơ bản, thường mắc lỗi
đánh đồng phát âm và trọng âm các âm tiết gốc của động-danh- tính của cùng một
từ cho nó đơn giản. Lỗi này có thể do vô tình vì không biết, hoặc do cố tình vì biết
nhưng lười nhớ.

Các bạn hãy chú ý từng chi tiết trong phiên âm của các ví dụ sau:
 Inform [in’fo:m]-information [,info:’meiSơn]-informative [in’fo:mơtiv]
 Prefer [pri’fơ]-preference [‘pref(ơ)rơns]-preferential [,pref(ơ)’renS(ơ)l]
 Photograph [‘foutơgraf]-photograph-y/er[fơ’togrơf-i/ơ]-
; photographic[,foutơ’graefik]-


Thế nào, chúng khác nhau hơi bị nhiều chi tiết đấy nhỉ, từ vị trí trọng âm chính và
phụ lẫn phát âm!!!

Các bạn thấy rõ ràng là trọng âm thay đổi vị trí. Sở dĩ có sự thay đổi vị trí trọng âm
bởi vì khi biến động-danh-tính, các tiếp/hậu tố thường được thêm hoặc bớt, và sự
có mặt của các tiếp/hậu tố này sẽ tác động đến vị trí của trọng âm.

Sự thay đổi vị trí của trọng âm khi biến đổi trạng thái động-danh-tính của từ dẫn
đến một hệ quả là cách phát âm của các âm tiết trong từ đó cũng thay đổi. Thông
thường, có các quy tắc tương đối sau:

 Khi nằm ở trọng âm (chính và phụ), các nguyên âm đơn thường được đọc
theo phát âm thuần (khá giống phát âm gốc Latin) của nó: a [ae]; e [e]; .
(trong A-M đọc lái thành [a]); i [ i]; u [u/ju]; Các nguyên âm kép cũng thường
được đọc theo quy ước: ai [ei]; ee, ie [i:]; ea [e:]/ [i:];… Dĩ nhiên, quy tắc này
chiếm một % khá cao, chứ vẫn có rất nhiều trường hợp chúng phát âm theo quy
ước bảng chữ cái như: a [ei] trong #ation [#eiS(ơ)n]; e [ i] trong ecomomic
[,icơ’nomik]; o [ou] trong #otion [#ouS(ơ)n]; I [ai] trong finite [‘fainait];…

 Khi không phải là trọng âm, các nguyên âm đơn thường đọc khác đi, o [ơ]; e
[ i]; a [ơ]; u [a]/ [ơ];… đặc biệt trong A-M thì đa số được nuốt âm để thành
[ơ] như đã nói ở trên. Các nguyên âm kép thì thường là bất quy tắc, có khi
phát âm theo quy ước, có khi lung tung cả.

Các bạn có thể thấy 2 quy tắc trên qua các ví dụ trong bài này, hoặc cụ thể là ví dụ
sau:
 Academy (n) [ơ’kaedơmi] – academic (a) [,aecơ’demik]

Ngoài ra, ngay cả khi từ được giữ nguyên dạng chính tả khi thay đổi trạng thái thì

có rất nhiều trường hợp vị trí trọng âm cũng thay đổi.
 Trường hợp hay gặp là các từ có 2 âm tiết mà danh và động từ như nhau, ví
dụ: impact(n) [‘impaekt]-impact(v) [im’paekt]-; ‘export(n) [ekspo:t]-
ex’port(v) [iks’po:t ]; record(n) [‘rekơ:d] - record [ri’ko:d]… (xem 4. Một số
quy tắc khác, Phụ Lục 1).

 Một số trường hợp giữ nguyên dạng khác: hậu tố (#ate): ở động từ, phát âm
là [#eit] và được nhấn như một trọng âm phụ; nhưng nếu ở danh-tính từ thì
là [#it] (A-A) hay [#ơt] (A-M) và nhấn nhẹ hơn: certificate(v) [sơ’tifi,keit]/
[sơ’tif(ơ),keit] - certificate(n) [sơ’tifikit]/ [sơ’tif(ơ)kơt]; elaborate(v)
[i’laebơ,reit] - elaborate(n, a) [i’laebơrit]/ [i’laeb(ơ)rơt].

 Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bất quy tắc. Ví dụ trong các từ 2 âm
tiết có danh và động từ như nhau, thì cả phát âm lẫn trọng âm cũng như nhau
luôn, ví dụ: re’port; de’lay;…Trường hợp giữ nguyên như thế này có khi
nhiều hơn cả trường hợp có biến đổi, nên không biết là cái nào mới gọi là
bất quy tắc.

Một số trường hợp cụ thể về phát âm dễ sai:
 Hậu tố (#age): sai: [#eidZ] - đúng: [#idZ] (heritage…), đặc biệt hơn là
sabotage [‘saebơtadZ]

 Hậu tố (#ate) ở danh hay tính từ chỉ có một trạng thái không biến đổi: sai
[#eit] – đúng [#it]/[#ơt]. ví dụ: climate [‘claimit]/[‘claimơt]; hostel-mate
[‘host(ơ)lmit]/[‘host(ơ)lmơt]; affectionate [a’fekS(ơ)nit]/ [a’fekS(ơ)nơt];…

 Hậu tố (#able): sai [#eibl] – đúng [#ơbl]. Ví dụ: vegetable: sai [‘vedZteibl] –
đúng [‘vedZtơbl]; comfortable: sai [‘kamfơteibl] – đúng [‘[‘kamfơtơbl];…
(ngoại lệ: unable [a’neibl]).


 #ea#: khá là bất quy tắc, khi thì là [#i:], khi là [#e:], đặc biệt là biến đổi khi
biến đổi trạng thái của từ, ví dụ: threat (n) [thre:d]– threaten [‘thri:t(ơ)n];
read (v) [ri:]– read (quá khứ) [re:d]; lead (v) [li:d]: lãnh đạo – lead (n) [le:d]:
chì (đồng âm khác nghĩa);…

 Ngoài ra, có các từ cụ thể mà thường bị sai: Knowledge: sai [‘nouledZ] -
đúng [‘no:lidZ]; tomb raider: sai [tomb raidơ] – đúng [tum reidơ]; load: sai
[lwad] – đúng [loud] (trường hợp trong tin học); exhibition: sai [,ikshi’biSn]
– đúng [,eksi’biSn];
***

Lời cuối:
Về phát âm, thật chuẩn theo một dòng Anh ngữ chính thống như Anh-Anh, Anh-
Mỹ hay Anh-Úc thì là rất tốt. Tuy nhiên, quy tắc phát âm của tiếng Anh khá lung
tung vì tính phổ cập của nó ở các vùng địa lý trên thế giới, ngay cả trong cùng một
quốc gia hay một vùng, phát âm cũng đã biến dị rất nhiều. Vì thế, không nhất thiết
phải quá hoàn thiện cho vấn đề này, trừ phi bạn cực kì cầu toàn.

Nhưng bạn phải rất lưu ý về trọng âm, bởi vì dù ở các vùng nói tiếng Anh phổ cập
nào, tiếng Anh cũng được nói theo một quy ước trọng âm chung nhất. Đây là yếu
tố hàng đầu để nói và nghe được thống nhất, tránh nghe nhầm dù trong điều kiện
nào.


×