Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Startup không nên cạnh tranh bằng tính năng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.04 KB, 5 trang )

Startup không nên cạnh tranh bằng tính năng
Việc đầu tiên mọi startup cần làm là hiểu rõ khách hàng. Sau đó một sản phẩm sẽ
được xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu của những khách hàng này. Song, về sau,
khi đối thủ cạnh tranh xuất hiện và lượng người dùng bắt đầu giảm sút, các startup
hay rơi vào cái bẫy đó là cố gắng bắt chước và sao chép các tính năng của đối thủ.
Tâm lý phổ biến của các startup đó là quá đề cao sản phẩm và tính năng, cho rằng
chừng nào “gian hàng” của bạn không thiếu thứ gì so vói đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ
không thể thua được. Đó là một ý nghĩ sai lầm



Sự thực đó là người dùng không sử dụng hay đến với một sản phẩm chỉ đơn thuần
dựa vào tính năng của nó. Đối với đa số các sản phẩm Internet vốn là dùng để làm
việc hoặc giải trí, người dùng sẽ chú tâm vào tính “được việc” hơn cả. Nghiên cứu
của Clayton Christensen về sự thành bại của sản phẩm chỉ ra : Người dùng không
dùng sản phẩm dựa trên yếu tố tính năng, họ chỉ “thuê” công cụ để hoàn thành công
việc của mình mà thôi . Ví dụ, người ta “thuê” Youtube để truyền thông cho bản thân
họ (người chủ video) hoặc để được giải trí (người xem video). Hay người ta “thuê”
DropBox để lưu trữ dữ liệu của họ trên mạng … Điều này nghe chừng khá hiển nhiên,
cho tới khi bạn nhận ra những sai lầm cơ bản mà các startup đã ra mắt phạm phải
trong quá trình cạnh tranh. Sau đây sẽ là tóm lược về quá trình đó:

1. Startup A đang dẫn đầu thị trường thì Startup B xuất hiện và bắt đầu thu hút
người dùng của Startup A.

2. Trong nỗ lực tuyệt vọng hòng ngăn người dùng chuyển sang dùng B, A cố gắng
sao chép các tính năng “ưu việt” của B, mà không để ý họ đang dần để tuột mất
tuyên ngôn về giá trị của mình.

3. Sụp đổ!


Theo những ví dụ trên chỉ ra, khi này startup sẽ có 2 lựa chọn: Hoặc cạnh tranh về
tính năng và đánh mất trọng tâm ban đầu hoặc cải tổ hoàn toàn bản thân để trở
thành một đối tượng hoàn toàn mới tồn tại song hành. Không may, đa phần các công
ty của chúng ta lại chọn hướng đi thứ nhất

MySpace vs. Facebook





MySpace và Facebook có nhiều điểm chung. Cả hai đều là mạng xã hội, đặt mục tiêu
kết nối con người với nhau. Không lạ khi cho rằng cả hai đều cùng nhắm tới xử lý
những vấn đề chung của người dùng và được người dùng “thuê” để thực hiện điều đó.
Song, thực tế đó là MySpace đã thực sự thua đo ván dưới tay Facebook, và có một
điểm khác biệt rất lớn đóng vai trò mấu chốt trong đó. Người dùng “thuê” MySpace
để kết bạn với những người khác trên mạng, nhất là trong thời kì sơ khai của nó.

Ngược lại, người dùng “thuê” Facebook để giữ liên lạc với những người mà họ đã
quen sẵn. Định hướng này đã làm cho tương lai phát triển của Facebook trở nên “dễ
thở” hơn rất nhiều. Và cũng chính điều đó đã làm cho 2 đối thủ đi trên hai lối đi khác
nhau với chiến lược phát triển rất khác biệt. Mark Zuckerberg từng đề cập rằng khi
MySpace bắt đầu cạnh tranh với Facebook, mạng xã hội này đã đánh mất trọng tâm
ban đầu của nó và bắt đầu chuyển sang cạnh tranh về tính năng và chức năng,
những thứ mà hầu hết không phục vụ cho mục đích của người dùng khi sử dụng
MySpace (kết bạn mới) như trước. Có nhiều nước đi sai lầm mà MySpace đã thực
hiện, song căn nguyên của tất cả vẫn là sự đánh mất mình vào cuộc đua tính năng
không hồi kết dẫn tới thất bại về sau của họ.

Flickr vs. Facebook Photos




Flickr thực sự là một dịch vụ ưu việt, song ngày nay Facebook mới là nơi lưu trữ
nhiều ảnh nhất trên mạng. Người dùng “thuê” Flickr để lưu trữ các bức hình chất
lượng cao và phân phối đến blog hoặc email của họ, để thể hiện họ là ai … Thực tế,
tính năng này thuộc về trọng tâm đến nỗi doanh thu chủ yếu của Flickr là từ thu phí
người dùng để có không gian lưu trữ rông hơn và một vài tính năng khác. Đối lập,
Facebook Photos ra mắt nhằm giúp người dùng chia sẻ ảnh với bạn bè và thảo luận
xung quanh những bức hình ấy.

Trọng tâm ở đây chuyển đổi từ chất lượng của hình ảnh sang chất lượng của cuộc
thảo luận . Flickr vẫn tiếp tục tồn tại trong phạm vi vừa phải với cộng đồng các nhiếp
ảnh gia nghiêm túc, song ở phạm vi lớn thì Facebook lại chiếm ưu thế. Tuy rằng cả
hai xem chừng đều là các dịch vụ lưu trữ và phân phối hình ảnh, song việc mà mỗi
bên làm có sự khác biệt rõ rệt. Flickr đã cố sao chép tính năng chẳng hạn như tag
ảnh của Facebook Photos nhưng nó sẽ không bao giờ có thể so sánh được với nguyên
gốc. Một ví dụ khác cho việc xa rời trọng tâm ban đầu để cố chạy đua tính năng
nhưng không thể nào đuổi kịp.

Instagram vs. Hipstamatic



Hipstamatic và Instagram cũng là hai đối thủ tưởng chừng ngang tài ngang sức. Cả
hai đều cho phép chụp ảnh và có các bộ lọc hiệu ứng hay ho. Sự khác biệt của mỗi
sản phẩm được thể hiện ở việc người dùng chủ yếu “thuê” Hipstamatic để tạo ra các
bức ảnh thú vị – một cách dễ dàng. Do vậy, Hipstamatic có mô hình doanh thu dựa
trên việc thu phí người dùng để sử dụng các bộ lọc đặc biệt. Mặt khác, Instagram
được “thuê” để chia sẻ các bức ảnh thú vị đó với những người khác và cùng nhau

trao đổi về chúng.

Các tính năng này xem chừng tương đồng (chụp ảnh, tạo hiệu ứng) song giá trị sử
dụng đối với người dùng hoàn toàn khác biệt, cũng giống như trường hợp Flickr vs.
FB Photos. Dù vậy, giá trị cốt lõi mà Instagram cung cấp không phải là các hiệu ứng,
mà là kết nối và chia sẻ cộng đồng. Thực tế, một trong các hashtag(#) phổ biến nhất
trên Instagram đó là #hipstamatic, cho thấy rằng bức hình đã được chụp và chỉnh
sửa nhờ Hipstamatic, sau đó được chia sẻ trên Instagram . Hipstamatic khởi đầu
trước song kết cục bằng việc không ngừng cho ra các tính năng mà người ta đã có từ
lâu trên Instagram, đánh mất vị thế người tiên phong và trở nên giống như một bản
sao.

Ví dụ ngược: YouTube vs. Vimeo



Một ví dụ tương phản đáng nhắc tới về một sản phẩm không cố gắng sao chép tính
năng của đối thủ mà vẫn kiên trì trên con đường đã định sẵn từ đầu là Vimeo .

Trong thời kì sơ khai, Youtube với cơ sở lưu-và-phát kết hợp cùng bộ chiếu phim dựa
trên nền tảng flash được tích hợp sẵn trong trình duyệt đã hấp dẫn ánh mắt của
nhiều nhà làm phim nghiệp dư. Sau khi hấp dẫn các nhà làm phim, trọng tâm của
YouTube chuyển từ cải thiện cơ sở lưu trữ video (điều hấp dẫn các nhà làm phim ban
đầu) sang tăng cường liên kết video với khách hàng (cải thiện tìm kiếm và video
feed).

Vimeo, thay vào đó, quyết định tập trung nền tảng của mình vào đối tượng là các
nhà làm phim và trao cho họ một nền tảng vô cùng mạnh mẽ (chạy HD, mã nhúng
cho blogger). Điều này đã giúp Vimeo thu hút người dùng với tính năng lưu trữ video
tuyệt vời, thay vì giống như YouTube, nổi tiếng trong vai trò một mạng chia sẻ video.

Để kết thúc bài viết, phải nói rằng các ví dụ nói trên đã chỉ ra một cách hết sức rõ
ràng rằng tại sao các startup tưởng chừng tạo dựng các dịch vụ tương đồng với tính
năng tương tự lại có giá trị vận dụng hết sức bất đồng. Để lạc mất các giá trị này
hoặc không nắm vững chúng ngay từ đầu sẽ khiến sản phẩm giống như trôi nổi vô
định hướng.

Tật “đứng núi này trông núi nọ” sẽ chẳng những không giúp làm cho sản phẩm tốt
hơn mà còn làm chúng yếu đi bởi ngày một rời xa với định hướng nguyên bản đã tạo
nên giá trị của nó . Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Nguồn genk
Ảnh đính
kèm


×