Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bí quyết ứng xử thông minh với những nhận xét tiêu cực pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.57 KB, 8 trang )




Bí quyết ứng xử thông minh với những
nhận xét tiêu cực

Bí quyết ứng xử tự tin làm chủ tình thế khi nhận được những phản hồi tiêu
cực từ khách hàng, bạn bè, người thân thay vì vội vàng chối bỏ …
1. Tạm dừng – không phản ứng

Lúc nhận được những phản hồi tiêu cực thì thông thường chúng ta sẽ có
phản ứng phòng vệ, và những cách nói đầu tiên là: “ không, không phải như
vậy ”, “bạn nhầm rồi…”, “không, đó là vì…”
Tuy nhiên, không có gì là nghiêm trọng trước những lời phản hồi tiêu cực,
bạn có thể chọn cho mình những phản ứng và thái độ khác nhau.
Bất cứ khi nào tôi nhận được một phản hồi tiêu cực, tôi hiếm khi phản ứng
ngay lập tức. Nếu đó là một cuộc trò chuyện, tôi sẽ luôn luôn dừng lại vài
giây để xử lý các thông tin phản hồi trong tâm trí của tôi. Nếu đó là một
thông tin liên lạc không cần xử lý gấp, chẳng hạn như qua email hay một câu
bình luận tại blog của tôi, tôi sẽ để nó ở đó trong một vài ngày trong khi
dành thời gian suy nghĩ. Tôi thấy rằng khi tôi đọc cùng một thông điệp phản
hồi vào các thời điểm khác nhau, nó gợi lên suy nghĩ và cảm xúc khác nhau.
Do đó, suy nghĩ thông điệp phản hồi vào các thời điểm khác nhau và liên kết
những cảm xúc giúp tôi phản hồi thích hợp hơn. Đôi khi chúng tôi có thể
giải thích một lời nhận xét hiểu sai về chúng ta vào lúc khác giúp chúng ta
xem xét chúng từ một góc độ khác.
2. Hiểu những gì được quan tâm

Mỗi phản hồi, có thể là tích cực và cũng có thể là tiêu cực, đến từ nhiều hình
thức khác nhau, có người nói, có người hành động.
Sử dụng lắng nghe chủ động và hiểu ý người đó muốn nhắm tới. Bạn có thể


tham khảo một số câu hỏi như:
o Tại sao anh ta quan tâm đến điều đó? Vấn đề ở đây là gì?
o Tại sao anh / cô ấy phản ứng theo cách này?
o Bạn đã làm gì hay nói gì khiến cô ấy phản ứng như thế?
Viết ra những câu trả lời để bạn có thể đánh giá chúng trong bước 3.
Đôi khi, những người đưa ra các ý kiến phản hồi có thể không được hiểu ý
bạn muốn thể hiện. Họ chỉ có thể nói rằng “Tôi nghĩ rằng báo cáo này chưa
tốt lắm ‘hoặc’ Tôi không thích cách cô nói như vậy”, mà không đưa ra lý do.
Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua những thông tin phản hồi. Bạn
hỏi thêm những lý do cụ thể.
Tôi có một mẹo nhỏ để hiểu hơn về nhận định của người khác là đặt mình
trong vị trí của họ. Hãy tưởng tượng bạn là họ và suy nghĩ về việc bạn cảm
thấy như thế nào. Điều này sẽ làm cho bạn biết được lý do tại sao họ ấy nhận
xét như vậy.
3. Đánh giá nếu thông tin phản hồi là đúng

Đánh giá thông tin phản hồi khách quan. Bạn có đồng ý về các thông tin
phản hồi? Cho dù có bất kỳ sự thật nào đằng sau nó, và điều này sẽ là một
viễn cảnh thay thế những suy nghĩ trong đầu bạn?
Đôi khi thật khó đón nhận một cách khách quan. Tuy nhiên đó là cách hiệu
quả nếu bạn muốn cải thiện mình không ngừng. Bạn có thể hỏi họ: đánh giá
tổng thể về sự kiện, Những gì họ nghĩ về những vấn đề bạn quan tâm. Nếu
đó là bạn bè của bạn, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn đánh giá. Bên
cạnh đó, mỗi người có một quan điểm độc nhất vô nhị của riêng mình để
giúp bạn cải tiến.
Thông thường khi tôi nhận được thông tin phản hồi tiêu cực, tôi sẽ nói
chuyện với một số người bạn tốt của tôi và xử lý các thông tin phản hồi từ
họ. Chúng tôi sẽ thảo luận và đánh giá khách quan những điều mà có thể. Nó
giống như một cuộc thảo luận nhỏ để xử lý sự cố. Đó là cơ hổi để đón nhận
những thông điệp khách quan.

4. Hồi âm tích cực

Người khác đã dành thời gian để chia sẻ phản hồi với bạn, bạn nên sắp xếp
thời gian để trả lời. Tôi thường trả lời như sau:
o Nhắc lại điều bạn và người đó quan tâm (điều được phản hồi)
o Hãy để người đó biết quan điểm của bạn, cho dù bạn đồng ý hay
không đồng ý, và lý do tại sao
o Tạo một không gian mở để thảo luận
o Đồng ý về kết luận và các bước tiếp theo để tiến về phía trước. Đôi
khi có những điều không thể thỏa thuận, bạn hãy cho thấy quan
điểm của mình và tôn trọng góc nhìn của người kia.
o Cảm ơn những phản hồi của họ.
5. Thừa nhận những phản hồi tiêu cực là một điều tích cực
Việc nhận được những phản hồi không tốt không hẳn là xấu vì điều đó cho
thấy rằng có những người muốn bạn trở nên tốt hơn. Như Randy Pausch
từng nói: Các nhà phê bình “ là những người cho bạn thấy họ vẫn còn quan
tâm đến bạn”. Nếu không quan tâm đến bạn họ sẽ không đưa ra những góp ý
cho bạn.
Những phản hồi tiêu cực giúp bạn có cơ hội trưởng thành hơn. Cho dù bạn ở
giai đoạn nào trong cuộc sống, tất cả chúng ta, ai cũng có những tiềm năng
chưa được khai phá và những phản hồi tiêu cực có thể giúp bạn tìm ra chững
tiềm năng đó từ mọi góc nhìn khác nhau. Bằng cách học hỏi từ những điểm
khác biệt đó chúng ta sẽ trưởng thành nhanh hơn.
Nếu khi nhìn lại, những lần nhận được những phản hồi tiêu cực thì chúng ta
đã được học và trưởng thành hơn. Sẽ như thế nào nếu những người xung
quanh bạn cứ đánh giá cao và khen ngợi bạn suốt? Điều đó có thể là 1 khởi
đầu tốt nhưng sau một thời gian bạn sẽ không thể biết được những gì mình
cần cải thiện. Điều này không có nghĩa là những phản hồi tích cực không
quan trọng, phản hồi tích cực khích lệ và động viên mọi người. Phản hồi tiêu
cực cũng thế, cũng có những vai trò khác nhau. Khi nhận được lời chỉ trích

về công việc thì bạn sẽ trở nên ý thức hơn và những khả năng tiềm ẩn của
bạn sẽ được phát huy trong thời gian tới.
6. Bài học từ những phản hồi

Có 1 vài điều chúng ta được học từ mỗi phản hồi. Hỏi chính bản thân mình:
o Tôi đã học được gì cho bản thân?
o Tôi đã học được gì từ người khác?
o Tôi có thể cải thiện như thế nào? Tôi sẽ làm gì khác ngay từ bây giờ?
Hy vọng bạn sẽ có nhiều động lực để phát triển không ngừng từ những phản
hồi từ người khác! Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy phản hồi với IMA nhé!

×