Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TỰ CHẾ VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN HIỆU QUẢ NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO NUÔI THÂM CANH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.77 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




MAI TRẦN HẢI ĐĂNG





NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
THỨC ĂN TỰ CHẾ VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP L
ÊN
HIỆU QUẢ NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)
TRONG AO NUÔI THÂM CANH







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN









2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


DWG Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày
Đ Đồng
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn
Hb Hemoglobin
HUFA Highly Unsaturated Fatty Acid
KHCN Khoa Học Công Nghệ
SGR Tốc độ tăng trưởng đặc biệt
PUFA Poly Unsaturated Fatty Acid
TACN Thức Ăn Công Nghiệp
TATC Thức ăn Tự Chế
TB Trung bình
KL Khối lượng
USD Đô la Mỹ




























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


MỤC LỤC


Trang

Lời cảm tạ i
Tóm tắt ii
Chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh sách bảng vi
Danh sách hình vii
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra 3
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm sinh sản và phân bố 3
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng ở cácloài cá trơn 4
2.2.1 Nhu cầu đạm (protein) và acid amin 4
2.2.2 Nhu cầu chất bột đường (carbohydrate) 6
2.2.3 Nhu cầu chất béo (lipid) 7
2.3 Sơ lược về tình hình sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn
công nghiệp trong thủy sản 7
2.3.1 Tình hình thế giới 7
2.3.2 Tình hình trong nước 10
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.1.1 Thời gian 16
3.1.2 Địa điểm 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1 Điều kiện ao thực nghiệm 16

3.2.2 Nguồn cá giống 17
3.2.3 Mùa vụ nuôi 17
3.2.4 Quản lý ao nuôi và chăm sóc cá 17
3.3 Thu mẫu 18
3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế 18
3.5 Phương pháp phân tích thành phần hóa học của
thức ăn và cá thí nghiệm 18
3.6 Các chỉ tiêu thu thập và tính toán 19
3.7 Xử lý số liệu 20
Chương 4: Kết quả và thảo luận 21
4.1 Kết quả theo dõi sự biến động của môi trường ao nuôi
thí nghiệm 21
4.2 Đánh giá chất lượng của thức ăn tự chế thí nghiệm 22
4.2.1 Thành phần nguyên liệu và tỷ lệ phối
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi

chế thức ăn tự chế 22
4.2.2 Thành phần hóa học của thức ăn tự chế 26
4.3 Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá 27
4.3.1 Tỷ lệ sống 27
4.3.2 Tốc độ sinh trưởng 28
4.4 Chất lượng cá thương phẩm 30
4.4.1 Thành phần hóa học 30
4.4.2 Tỷ lệ philê và màu sắc thịt cá 31
4.5 Chi phí thức ăn và hiệu quả sản xuất 32
4.5.1 Hệ số và chi phí thức ăn 32
4.5.2 Cơ cấu chi phí 33
4.5.3 Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi 35

Chương 5: Kết luận - Đề xuất 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Đề xuất 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC


























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


DANH SÁCH BẢNG


Trang


Bảng 2.1: Thành phần thức ăn ở dạ dày của cá tra tự nhiên 4
Bảng 2.2: Protein tối ưu của một số loài cá trơn 5
Bảng 2.3: Nhu cầu amino acid của cá nheo Mỹ 6
Bảng 2.4: Công thức TATC dạng nổi trong nuôi cá trê lai ở Thái Lan 9
Bảng 2.5: So sánh giữa TATC và TACN trong nuôi cá trê lai ở Thái Lan 9
Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá trê lai ở Thái Lan 9
Bảng 2.7: Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các loại
TATC trong nuôi cá trê ở Thái Lan 10
Bảng 2.8: Thành phần sinh hóa của một số nguồn đạm 12
Bảng 2.9: Công thức TATC (25% đạm) sản xuất tại nông hộ 12
Bảng 2.10: Chi phí sản xuất của cá tra nuôi bè 14
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật của hai nghiệm thức theo dõi 16
Bảng 4.1: Sự biến động pH, nhiệt độ và oxy của các ao nuôi theo dõi 21
Bảng 4.2: Công thức TATC sử dụng cho các ao nuôi 23
Bảng 4.3: Thành phần hóa học của nguyên liệu phối chế trong TATC 24
Bảng 4.4: Thành phần hóa học của TATC và TACNtrong hai giai
đoạn nuôi 26
Bảng 4.5: Tỷ lệ sống của các ao nuôi TATC và TACN 27
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng của hai nghiệm thức theo dõi 28

Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cá thương phẩm thí nghiệm 30
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá chất lượng thịt cá 31
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng thức ăn của các ao nuôi 32
Bảng 4.10: Tổng kết hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi 35

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH SÁCH HÌNH


Trang

Hình 2.1: Các bước chế biến TATC của người nuôi ở An Giang 11
Hình 2.2: Ao nuôi cá Tra theo dõi 15
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng của các ao nuôi 29
Hình 4.2: Cơ cấu các loại chi phí trong ao nuôi TATC 34
Hình 4.3: Cơ cấu các loại chi phí trong ao nuôi TACN 34
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU


Những năm gần đây nghề nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Bộ Thủy Sản

sản lượng cá tra năm 2004 đạt mức hơn 300.000 tấn, diện tích thả nuôi
khoảng 2.000 ha. Cá tra có đặc điểm tăng trọng nhanh, có thể sử dụng được
nhiều loại thức ăn khác nhau nên được nhiều người dân chọn nuôi nhằm tận
dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương giúp hạ thấp chi phí sản xuất.
Hơn nữa hiện nay sản phẩm cá tra được xem là nguồn xuất khẩu thủy sản
quan trọng của nước ta, do đó nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn đầu tư vào đối
tượng này.
Tuy nhiên, do việc nuôi mang tính tự phát, người nuôi sử dụng thức ăn tự chế
(TATC) không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng xấu đến môi trường dẫn đến
việc sử dụng thuốc và hóa chất tràn lan, điều này đã gây ảnh hưởng đáng kể
đến thị trường xuất khẩu. Từ giữa năm 2005 do thị trường xuất khẩu gặp
nhiều biến động đã làm giảm giá cá tra và basa, nhiều hộ nuôi đã ngưng sản
xuất. Ước tính sản lượng cá tra ở huyện Thốt Nốt và các tỉnh đầu nguồn (An
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long) đã giảm 20 – 30% (Bộ Thuỷ Sản, 2005)
() (truy cập 06/04/2006). Nhưng trong 2 tháng đầu
năm 2006 việc xuất khẩu thủy sản đặc biệt là sản phẩm cá tra có sự chuyển
biến tích cực, có nhiều đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Bỉ.
Theo dự báo của Bộ Thủy Sản, trong năm 2006 nhu cầu nhập khẩu từ các thị
trường Nhật và EU sẽ tăng khoảng 10-15%. Hiện tại giá cá tra đang ở mức
khá cao (13.500 đồng (đ) /kg cá loại một, Bộ Thủy Sản 2006) nhưng lợi nhuận
của người dân chưa nhiều do giá nguyên liệu đang có chiều hướng gia tăng.
Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm ra một loại TATC có giá cả chấp nhận được
so với giá thức ăn công nghiệp (TACN) là một nhu cầu bức thiết, do thức ăn
là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất (chiếm 77% tổng chi phí sản
xuất) (Nguyễn Thanh Phương, 1998). Bên cạnh đó vấn đề nuôi cá tra theo qui
trình "sạch" là một tiêu chí lớn giúp nghề nuôi cá tra thâm canh có thể phát
triển bền vững trước tình hình hiện nay, trong đó thức ăn cũng là nhân tố quan
trọng trong qui trình này. Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu về TATC trong
nuôi cá tra trước đây chủ yếu được chế biến thủ công ở quy mô nông hộ, và
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


2

hiện nay tại một số nông hộ đã sử dụng TATC theo dây chuyền sản xuất thức
ăn quy mô nhỏ nhằm nâng cao chất lượng và gia tăng hiệu quả sử dụng thức
ăn, hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường do thức ăn gây ra , tuy
nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả của hình thức nuôi
này. Chính vì lẽ đó, đề tài: " Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn tự chế
và thức ăn công nghiệp lên hiệu quả nuôi Cá Tra (Pangasius
hypophthalmus) trong ao nuôi thâm canh " được thực hiện thông qua sự
hợp tác giữa bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản, Khoa Thủy Sản,
trường Đại học Cần Thơ và Doanh nghiệp tư nhân Việt Long
* Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng thịt cá khi sử dụng TATC
theo dây chuyền sản xuất thức ăn đơn giản tại nông hộ so với TACN trong
nuôi cá tra thâm canh. Từ đó đưa ra những khuyến cáo việc sử dụng TATC
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi trong nuôi cá tra thâm canh .
* Nội dung thực hiện của đề tài
- Xác định tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng thức ăn và
chất lượng thịt của cá khi cho ăn hai loại TATC và TACN.
- Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi khi sử dụng hai loại
thức ăn trên.


















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993, cá tra có tên khoa học
là Pangasius micronemus Bleeker, 1847. Ngoài ra ở Thái Lan, Indonesia,
Malaysia cá tra còn có tên là Pangasius sutchi (Cacot, 1998, trích dẫn từ Trần
Văn Nhì, 2005). Tuy nhiên, theo tài liệu của Trần Văn Nhì (2005), cá tra
thuộc:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878
2.1.2 Đặc điểm sinh sản và phân bố
Cá tra không sinh sản trong ao nuôi, chúng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt
Nam, cá tra đẻ ở Campuchia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam. Chúng

thành thục sinh dục chậm hơn các loài cá da trơn khác, chúng thường thành
thục sinh dục vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa.
Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5-7, thường vớt cá tra bột trên sông
vào khoảng tháng 5 âm lịch. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long
(Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Ở Việt Nam cá tra phân bố trên
sông Tiền, sông Hậu, nhiều nhất là ở vùng hạ lưu.
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều mùn bã
hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể thả nuôi với mật độ rất cao.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trong ao nuôi sau 1 năm cá có thể
đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con và trong những năm sau cá lớn nhanh hơn (theo
Dương Nhựt Long, 2003).
Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ khi
đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của cá tra phụ thuộc nhiều vào
điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi, đặc biệt là chất lượng của thức ăn sử
dụng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên cá tra có thể ăn được
mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Theo Trần
Thanh Xuân (1994) (trích dẫn bởi Trần Văn Nhì, 2005) cho biết, thành phần
thức ăn trong dạ dày cá tra tự nhiên như sau:
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn ở dạ dày của cá tra tự nhiên

Cá nuôi trong ao có thể sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp,
thức ăn viên, rau muống, tấm, cám,… tuy nhiên thức ăn có nguồn gốc động
vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn. Hiện nay đa số các ao, bè nuôi cá tra sử dụng

TATC dạng ẩm với hàm lượng đạm thấp, điều này cũng phù hợp với khả năng
thích ứng với nhiều loại thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau của cá tra và
trong điều kiện thiếu thức ăn cá có thể sử dụng các loại thức ăn như mùn bã
hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc thực vật.
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng ở các loài cá trơn
Vấn đề dinh dưỡng của cá được nghiên cứu đầu tiên tại Corlan (Ohio, Mỹ). Ở
Việt Nam sau 1975 các nhà khoa học tập trung nghiên cứu việc sử dụng các
nguồn thức ăn rẻ tiền để phát triển nghề nuôi thủy sản. Nhưng nhìn chung các
nghiên cứu về dinh dưỡng cá tra, basa chưa đầy đủ, do đó các kết quả đạt được
trên cá nheo Mỹ xem như tương tự các đối tượng cá da trơn khác. (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2004)
2.2.1 Nhu cầu đạm (protein) và acid amin
Protein là thành phần hóa học chủ yếu trong thịt động vật thủy sản, chiếm
khoảng 60-75% trọng lượng khô của cơ thể (Halver, 1989). Protein là thành
phần tham gia cấu tạo cơ thể , hình thành các tổ chức mới, do đó khi thức ăn
thiếu đạm thì cá chậm sinh trưởng, chậm phát dục, sức sinh sản giảm. Nhu cầu
protein của cá dao động trong khoảng từ 25-55%, trung bình là 30% và nhu
cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu làm
Loại thức ăn Tỷ lệ (%)
Cá tạp
Ốc
Thực vật
Mùn bã hữu cơ
37,8
23,9
6,67
31,6
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5


thức ăn, giai đoạn phát triển của cơ thể, và các yếu tố bên ngoài khác (Trần
Thị Thanh Hiền và ctv. 2004). Theo Trần Văn Nhì (2005) nhu cầu protein tối
ưu của cá da trơn từ 25-45%, thường là 30-35%.
Bảng 2.2 Protein tối ưu của một số loài cá da trơn (Trần Văn Nhì, 2005)
Loài % protein Tác giả
Cá nheo Mỹ
Cá tra bần
Cá tra
Cá basa
Cá hú
32 – 36
40
38
35
48
Garling (1976)
Phương và ctv. (2004)
Hiền và ctv. (2004)
Hiền và ctv. (2004)
Hiền và ctv. (2004)
Khi cá sử dụng thức ăn thiếu thì cơ thể sẽ giảm khối lượng vì chúng sẽ lấy
protein của cơ thể để duy trì sự tồn tại của chúng. Ngược lại nếu thức ăn thừa
protein cá sẽ phải tốn năng lượng để tiêu hóa thức ăn dư thừa và thải trừ nó ra
ngoài, vì thế tăng trưởng của cơ thể cũng bị giảm. Theo Khan và ctv. (1992)
cho biết đối với cá trơn Malaysia (P. sutchi) hiệu quả sử dụng protein tăng nếu
thức ăn có hàm lượng protein thấp trong khoảng 27-37%, và từ 37-50% hiệu
quả sử dụng protein giảm. Bên cạnh đó, giai đoạn phát triển khác nhau của cá
cũng ảnh hưởng đến nhu cầu protein. Còn theo kết quả của Page và Andrews
(1973) ở cá nheo Mỹ, cá lớn có nhu cầu protein thấp hơn nhưng có nhu cầu

năng lượng cao hơn cá cỡ nhỏ. Mặt khác chúng có thể sử dụng protein nhiều
hơn nhu cầu tối đa để phát triển do phải thải nitơ ra ngoài.
Thực chất của nhu cầu protein ở cá là nhu cầu amino acid, có hai loại amino
acid thiết yếu và không thiết yếu. Vấn đề được quan tâm nhiều là nhu cầu
amino acid thiết yếu bởi vì cá không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ thức ăn.
Theo Halver (1989) các loài cá nói chung cần 10 loại amino acid như arginin,
histidin, isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenillalanin, threonin, tryptophan
và valin. Theo Robinson and et al. (1980) nhu cầu Lysine của cá nheo Mỹ
trong thức ăn chứa 24% đạm là 1,23%. Bên cạnh đó, Harding and et al. (1977)
cho rằng nhu cầu Methionine của đối tượng này là 0,46% ở mức đạm tương tự
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6

Bảng 2.3 Nhu cầu amino acid của cá nheo Mỹ
Amino acid Nhu cầu (% khối lượng protein cho ăn)
Arginine 4,3
Histidine 1,5
Isoleucine 2,6
Leucine 3,5
Lysine 5,1
Methionine + cystine 2,3
Phenylalnine + tyrosine 5,0
(theo National Academy of sciences, Washington, D.C. 1973)
Tuy nhiên trong các nghiên cứu về nhu cầu acid amin ở cá trơn đặc biệt là
giống Pangasius rất ít. Dù vậy đã có một số ý kiến cho rằng các loài cá trơn

khác cũng có nhu cầu amino acid tương tự như cá nheo Mỹ (Dương Thúy
Yên, 2000).
2.2.2 Nhu cầu chất bột đường (carbohydrate)
Khả năng sử dụng carbohydrate của các loài cá khác nhau, trong đó tính ăn
của mỗi loài là yếu tố quyết định đến khả năng sử dụng carbohydrate. Theo
Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004) những loài cá tạp , thực vật có khả năng
sử dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật. Cá trê phi hấp thụ carbohydrate
chậm hơn cá rô phi lai (O. niloticus x O. aureus) (Degani & Revach, 1991,
được trích bởi Wilson & Moreau, 1996)
Tinh bột của tất cả các loài thực vật có giá trị năng lượng thô khoảng
17,6 KJ/g (Trần Văn Nhì, 2005) tuy nhiên năng lượng tiêu hoá thay đổi rất
nhiều phụ thuộc vào giống loài và cách chế biến. Theo kết quả quan sát của
Likimani & Wilson (1982) (được trích dẫn từ Dương Thúy Yên, 2000) cho
thấy cá nheo Mỹ dụng thức ăn có hàm lượng carbohydrate cao thì hoạt động
của một số men tổng hợp mỡ tăng lên trong gan và trong mô mỡ của màng
treo ruột. Như vậy cơ thể cá có khả năng hấp thu carbohydrate và chuyển hóa
năng lượng dư thừa sang dạng mỡ. Đối với cá Pangasius kunyit thì thức ăn
chứa 26% carbohydrate cho sinh trưởng tốt nhất (Huỳnh Thị Tú và Nguyễn
Thanh Phương, 2000). Tuy nhiên theo Nguyễn Thanh Phương (1998) cá basa
(Pangasius bocourti) có khả năng sử dụng carbohydrate tốt hơn (35,5%). Gần
đây, Trần Thị Thanh Hiền (2004) cho biết cá tra có thể sử dụng tinh bột trên
45%.
Wilson & Moreau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ có thể sử dụng tinh bột hiệu quả
trong thức ăn từ 25-30% và đây có thể xem như mức carbohydrate thích hợp
cho các loài cá da trơn khác. Bên cạnh đó, thành phần carbohydrate nhiều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7

trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cá và giảm sự tiêu hóa

protein (trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2000). Mặc dầu vậy, việc bổ sung
carbohydrate vào thức ăn cho cá gồm nhiều mục đích như chia sẻ năng lượng
với protein, tăng độ bền trong nước,… nhằm tăng hiệu quả sử dụng và giảm
chi phí thức ăn.
2.2.3 Nhu cầu chất béo (lipid)
Lipid là nguồn cung cấp năng lương quan trọng trong thức ăn. Bên cạnh đó
lipid còn là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu, đặc biệt là các acid cao
phân tử không no (PUFA), là dung môi để hoà tan và vận chuyển các vitamin
tan trong mỡ như: A, D, E, K,…
Khả năng tiêu hóa của chất béo sẽ giảm nếu hàm lượng chất béo trong thức ăn
tăng quá cao (Harrison, 1990) (trích dẫn từ Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Wilson và ctv. (1996) đề nghị mức lipid thích hợp trong thức ăn của cá nheo
Mỹ là 5 - 6%. Theo Nguyễn Thanh Phương (1998) cho biết thức ăn cho cá
basa chứa 7,7% lipid cá vẫn tăng trưởng tốt nhất và cá giảm tăng trưởng khi
lipid từ 11,3 - 20,8%. Trong khi đó, theo kết quả của Trần Thị Thanh Hiền và
ctv. (2004) mức sử dụng tối đa của lipid trong thức ăn cho cá tra là 4 - 8%.
Đồng thời khi cá ăn thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao cũng làm giảm khả
năng tiêu hóa và thức ăn sẽ khó bảo quản do dễ bị ôi hóa.
Cá da trơn dự trữ năng lượng chủ yếu dưới dạng mỡ. Cá basa có lớp mỡ chiếm
25% thể trọng cá (Mertrampf, 1992). Từ các kết quả trên, Dương Thúy Yên
(2000) đề nghị mức lipid trong thức ăn của các loài cá da trơn từ 5 - 8 %.
Do đó điều quan trọng phối chế thức ăn cho cá, nhất là các loài cá da trơn là
sử dụng tinh bột để làm nguồn cung cấp năng lượng và bổ sung một tỷ lệ nhỏ
lipid để vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp acid béo thiết yếu (Lê Thanh
Hùng, 2000).
2.3 Sơ lược về tình hình sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp
trong thủy sản
2.3.1 Tình hình thế giới
Nhìn chung trong nghề nuôi thủy sản trên thế giới đã đạt trình độ cao, đặc biệt
là ở các nước phát triển. Người sản xuất sử dụng mô hình nuôi theo hệ thống

kín tuần hoàn nhằm hạn chế thấp nhất nước thải ra môi trường, cho nên TATC
hầu như không được sử dụng. Trong nghề nuôi cá nheo ở Mỹ, người ta sử
dụng TACN cho cá giống và cá trưởng thành nuôi ở mật độ cao nhằm tránh ô
nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8

Thành phần TACN thường được người nuôi sử dụng trong thức ăn chứa 35%
đạm cho cá giống như bột cá mòi (6%), bột thịt (6%), bột đậu nành (38,8%),
ngoài ra còn bổ sung thêm khoáng và vitamin với tỷ lệ lần lượt 0,03% và 0,1%
(trích dẫn từ Theo nghiên cứu
của Lovell and Stickney (1977) cho thấy, hầu hết TACN nuôi cá nheo thường
chứa 32% đạm và khoảng đạm tốt nhất cho sự phát triển của cá từ 28 – 32%.
Bên cạnh đó thức ăn có chứa 26-28% đạm cho kết quả tăng trọng của cá tương
đương với thức ăn có chứa 32% đạm và hệ số thức ăn (FCR) trong ao nuôi
công nghiệp nếu được quản lý chặt chẽ thường đạt 1,35-1,75 và tùy theo giá cá
nheo trên thị trường mà chọn loại thức ăn có hàm lượng đạm thích hợp
(www.ag.auburn.edu/aaes/communications/highlights/summer96/catfish.htm).
Trong năm 1996 khi giá cá nheo ở Malaysia ở mức thấp, người nuôi đã chọn
loại thức ăn 26% đạm thay thế cho thức ăn chứa 28% đạm và đã đạt hiệu quả
kinh tế hơn.
Thêm vào đó, việc bổ sung các acid amin thiết yếu trong đó có Lysine và
Methionine trên cá nheo Mỹ cũng được các tác giả tập trung nghiên cứu. Theo
Trần Thị thanh Hiền và ctv (2004), nhu cầu acid amin ở cá nheo Mỹ là 5,1%
trong thức ăn chứa 32% đạm. Thức ăn chứa 25% đạm + 0,5% Lysine-HCl
trong khẩu phần ăn cho kết quả tăng trọng tương đương với thức ăn chứa 30%
đạm(www.ars.usda.gov/research/publications/publications.htm)
TATC hiện được sử dụng nhiều ở các nước đang phát triển do tận dụng được
nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Ấn Độ sử dụng một số lượng lớn TATC khoảng 165.000 tấn để nuôi cá chép
và Nepal là 4.000 tấn (Nandeesha & Pantha, 1993) (trích dẫn từ Phan Thị
Thanh Trúc, 2005).
Ở châu Á nghề nuôi cá da trơn phát triển mạnh tập trung ở một số quốc gia
(Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Malaysia, ) (New and Csavas, 1993)
Theo số liệu thống kê, lượng TATC cho nuôi thủy sản ở châu Á vào năm 1990
chiếm 71% tổng lượng thức ăn, dự đoán đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 62%.
Cho thấy TACN đang ngày càng được người nuôi chấp nhận do tình hình dịch
bệnh diễn ra ngày càng tăng xuất phát từ việc sử dụng TATC không đạt chất
lượng gây ô nhiễm môi trường nuôi.
Thái Lan là quốc gia có nghề nuôi cá da trơn phát triển, đặc biệt là nghề nuôi
cá trê (Clarias catfish). Bên cạnh việc sử dụng TATC trong nuôi cá trê, người
ta còn sử dụng thức ăn viên công nghiệp và TATC dạng nổi (W. Jantrarotai
and P. Jantrarotai, 1993)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9

Bảng 2.4 Công thức TATC dạng nổi trong nuôi cá trê lai ở Thái Lan
(W. Jantrarotai and P. Jantrarotai, 1993)
Nguyên liệu Tỷ lệ (%)
Bột ngũ cốc 22
Bột mì 10
Cám 15
Bột đậu nành 30
Bột cá (60% đạm) 15
Leucine 5
Dicalcium phosphate 1
Dầu cá nước ngọt 2
Tổng 100

Đạm (%) 27
FCR 1,3
Giá (USD/tấn) 302

Bảng 2.5 So sánh giữa TATC và TACN trong nuôi cá trê lai ở Thái Lan
Chỉ tiêu TATC TACN
Mật độ (con/m
2
) 31 42
Kích cỡ thả (cm) 2 - 3 10
Thời gian nuôi (ngày) 180 90
Tăng trọng (tấn/ha) 0,347 0,389
Lượng thức ăn (tấn/ha/ngày) 1,25 0,54
Hệ số thức ăn (FCR) 3,60 1,40
Bảng 2.6 Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá trê ở Thái Lan
Chỉ tiêu TATC TACN
Chi phí
Đơn giá thức ăn (USD/ tấn) 208 490
Thức ăn (USD/ha) 46.766 24.526
Cá giống (USD/ha) 2.480 8.400
Tổng chi phí (USD/ha) 49.246 32.926
Sản lượng (tấn/ha) 62,5 36,7
Giá bán (USD/kg) 0,88 0,88
Thu nhập (USD/ha) 54.965 32.296
Lợi nhuận (USD/ha) 5.719 -630
Giá hoà vốn (USD/kg) 0,79 0,90
Qua kết quả từ bảng trên ta thấy ao nuôi sử dụng TACN bị thua lỗ
(630 USD/ha) do giá bán thấp (0,88 USD/kg) trong khi giá thức ăn lại quá cao
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


10

(490 USD/tấn). TATC có giá thấp hơn (208 USD/tấn) nên sản xuất có lãi.
Điều này cho thấy lý do tại sao TATC dù gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn
tồn tại trong điều kiện giá bán cá thương phẩm còn nhiều biến động.
Bảng 2.7 Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các loại TATC
trong nuôi cá trê ở Thái Lan (W.Jantrarotai and P.Jantrarotai, 1993)
Loại thức ăn Đạm (%) Chất béo (%) Xơ (%) Độ ẩm (%)
Cám – Cá tạp (8:2) 15,6 5,60 10,9 62,5
Cá tạp - Tấm (6:4) 13,8 8,6 30,6 49,7

2.3.2 Tình hình trong nước
Trong thời gian gần đây nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam cụ thể ở ĐBSCL rất
phát triển, đặc biệt là nghề nuôi cá tra, điều này kéo theo nhu cầu thức ăn tăng
vọt. Tuy nhiên tùy theo loại hình nuôi mà sử dụng dạng thức ăn khác nhau.
TATC được sử dụng rất phổ biến ở khu vực Long Xuyên và Châu Đốc. Trong
khi đó ở khu vực Cần Thơ- Vĩnh Long thì hầu hết hộ nuôi sử dụng TACN ở cả
hai hình thức nuôi trong ao 76,1%, trong bè là 100% (Lê Thanh Hùng và ctv.,
2006). Mặc dù, TATC được sử dụng là chính, người nuôi vẫn sử dụng kết hợp
TACN trong khoảng 1-2 tháng đầu, trong giai đoạn cá còn nhỏ. Mặt khác, một
số hộ nuôi còn sử dụng TACN trong khoảng thời gian một tháng cuối vụ nuôi
nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm (chất lượng thịt cá) (Lê Thanh Hùng và
ctv., 2006). Các hộ nuôi cá tra và basa bè khu vực Long Xuyên và Châu Đốc
kết hợp hình thức kết hợp này chiếm tỷ lệ cao, ở khu vực Châu Đốc là 93,3%,
khu vực Long Xuyên là 86,7% (Lê Thanh Hùng và ctv., 2006). Theo kết quả
nghiên cứu của Huỳnh Thị Tú và ctv. (2006) tỉ lệ này ở khu vực Long Xuyên
là 93,3% và 66,7% ở Châu Đốc.
Đối với từng mô hình nuôi khác nhau loại thức ăn sử dụng có sự khác biệt
đáng kể, trong khi TATC (có sự phối hợp với TACN) được sử dụng rộng rãi
trong hình thức nuôi bè thì trong các ao nuôi TACN giữ vai trò chủ yếu.

Khoảng 76,1% ao nuôi ở Cần Thơ- Vĩnh Long sử dụng TACN, còn ở Long
Xuyên là 50% (Lê Thanh Hùng và ctv., 2006), cao hơn kết quả báo cáo của
Trương Quốc Phú và Trần Thị Thanh Hiền (2003) với khoảng 46% hộ nuôi ao
ở Cần Thơ sử dụng TACN. Điều này chứng tỏ TACN đang ngày càng được
người nuôi chấp nhận khi mà những hạn chế của TATC (có sử dụng cá tạp)
đang dần dần được thể hiện rõ (gây ô nhiễm môi trường, chất lượng thịt cá
thấp không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang ngày càng được nâng cao).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

11

Sự khác biệt trong việc sử dụng thức ăn thể hiện rõ ở khu vực Long Xuyên,
trong hình thức nuôi ao tỉ lệ hộ nuôi sử dụng TACN là 50%, còn ở hình thức
nuôi bè sử dụng TATC kết hợp với TACN là 86,7%.
Như vậy TATC vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nuôi cá tra và basa ở hình thức
nuôi bè. TACN cũng góp phần quan trong trong việc phối hợp với TATC để
sử dụng trong thời gian nuôi cá giai đoạn nhỏ.
Do đặc điểm nguyên liệu sẵn có tại địa phương phong phú nên trong nuôi thủy
sản nhất là trong nuôi cá tra, basa người dân thường sử dụng TATC nhằm hạ
giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. Theo Nguyễn Thanh Phương
(1998) người nuôi cá tra, basa trước đây thường sử dụng cám, tấm, cá biển, cá
linh, bí đỏ, khoai lang, rau muống,… Theo Thạch Thị Duyên Thy (1996), cá
tra có kích cỡ 11,6 gram sử dụng TATC theo công thức (60% bột cá, 30% bột
đậu nành, 6% tấm, 3% dầu cá, 1% vitamin) trong thời gian hai tháng có tốc độ
tăng trọng theo ngày cao nhất (2,37g /con /ngày), hệ số tiêu tốn thức ăn thấp
nhất (1,55).
Người nuôi cá tra ở An Giang ngoài cám, cá tạp còn bổ sung thêm bột cá, bột
đậu nành và vitamin vào thức ăn. Đa phần các hộ nuôi chế biến thủ công:
Cám nguyên liệu



Trộn và nấu nguyên liệu trong lò nấu



Để nguội


Trộn thêm nguyên liệu


Ép viên và cho ăn

Hình 2.1 Các bước chế biến TATC của người nuôi ở An Giang

Tỷ lệ phối chế nguyên liệu biến động tùy theo khả năng của nông hộ, mùa vụ
của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm. Do đó người dân thường dự trữ
nguyên liệu (cá biển) với số lượng lớn để phòng khả năng giá cá biển tăng cao
vào thời gian biển động, nên chất lượng cá biển giảm làm ảnh hưởng đến cá
nuôi và môi trường.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12

Mặt khác độ ẩm của TATC thường lớn hơn 40% (Trần Văn Nhì, 2005) nên
mau phân hủy trong nước làm bẩn nước và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm.
Tuy nhiên với ưu thế giá thành rẻ nên hầu như 100% hộ nuôi cá tra sử dụng
TATC. Theo thống kê của Trần Văn Nhì (2005) ước tính 100.000 tấn cá tra
được nuôi tương ứng với 300.000 tấn TATC.
Hiện nay, phần lớn các hộ nuôi cá tra thâm canh ngoài cám và cá tạp trong

thành phần nguyên liệu phối chế thức ăn còn bổ sung thêm các nguồn nguyên
liệu giàu chất dinh dưỡng có nguồn gốc động vật như bột cá, bột huyết, bột
đậu nành, bột thịt. Đa số người nuôi cá tra đều bổ sung bột đậu nành vào nhằm
thay thế một phần bột cá. Theo Trần Văn Nhì (2005) có khoảng 66,7% hộ
nuôi ở Long Xuyên sử dụng bột đậu nành nhằm nâng cao hàm lượng đạm để
giảm giá thành thức ăn. Bột đậu nành ly trích dầu có hàm lượng đạm cao (47-
50%), hàm lượng chất béo không quá 2% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,
2004). Đối với nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng, bên cạnh các loại cám
thông thường, cám trích ly dầu đang được người nuôi sử dụng rộng rãi do có
hàm lượng đạm cao (16,3%) là nguồn bổ sung thêm đạm trong thức ăn và đặc
biệt hàm lượng chất béo rất thấp (2,76%) nên thức ăn có thể được bảo quản
lâu hơn (Trần Văn Nhì, 2005).
Bảng 2.8 Thành phần hóa học của một số nguồn đạm (Trần Thị Thanh Hiền
và ctv., 2004)

Bảng 2.9 Công thức TATC (25% đạm) sản xuất tại nông hộ
(Theo Trung tâm KHCN và Kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản, 2005)
Nguyên liệu Tỷ lệ (%)
Cá lạt 18,0
Bánh dầu đậu nành 20,0
Cám gạo trích ly 30,0
Cám lúa mì 20,0
Bột khoai mì 10,03
Mix vitamin 1,00
Stay C 35% 0,02
Chất kết dính 0,30
Mỡ cá (basa) 0,50
Lysine 0,05
Methionine 0,10
Nguyên liệu Đạm (%) Béo (%) Khoáng (%)


Độ khô (%)
Bột thịt 50,9 9,70 29,2 94,0
Bột huyết 93,0 1,40 7,10 93,0
Bột cá Kiên Giang 59,2 8,24 24,5 91,8
Bánh dầu đậu nành

45-48 1,90 6,20 88,0
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

13

Trong Bảng 2.9 người nuôi không có sử dụng cá tạp trong thức ăn, thay vào
đó là bột cá và bánh dầu đậu nành, hơn nữa trong thức ăn còn bổ sung thêm
các acid amin thiết yếu tổng hợp (Lysine và Methionine) đã làm tăng chất
lượng của thức ăn.
Đa số các hộ nuôi ở vùng Long Xuyên, An Giang sử dụng TACN trong 3-4
tuần đầu sau khi nuôi (99,3%) (Phan Thị Thanh Trúc, 2005) do hiệu quả sử
dụng thức ăn cao, chậm tan trong nước hạn chế ô nhiễm môi trường. Theo ước
tính trong năm 2004, Việt Nam có 18 công ty sản xuất thức ăn cho cá. Trong
đó có một số công ty sản xuất với số lượng lớn (60.000 - 120.000 tấn/năm)
như Proconco, Cargill, Greenfeed, riêng công ty Proconco theo số liệu chưa
công bố chính thức đến nửa đầu, mỗi ngày công ty sản xuất khoảng 15.000 tấn
thức ăn. Còn lại các công ty khác có công suất nhỏ hơn, khoảng 20.000-30.000
tấn mỗi năm. Trong đó công ty Proconco (công suất 100.000 tấn/năm, 2004) là
công ty sản xuất thức ăn hàng đầu ở ĐBSCL (Trần Văn Nhì, 2005).
Hiện tại trên thị trường thức ăn cho cá tra, sản phẩm thức ăn con cò của công
ty Proconco đang được nhiều hộ nuôi ở ĐBSCL tin dùng do chất lượng thức
ăn có độ ổn định cao. Theo điều tra của Trần Văn Nhì (2005) khoảng 33,3%
trong tổng số hộ nuôi cá ở An Giang sử dụng và giá biến động từ 4.500 đồng –

6.000 đồng/kg thức ăn (trung bình 200-250 đồng/độ đạm). Tuy nhiên do đặc
điểm không phù hợp với tính ăn của loài ảnh hưởng đến tính ngon miệng của
cá và đặc biệt giá thành cao nên TACN không được sử dụng 100% trong quá
trình nuôi.
Cho đến nay chưa có nhiều thông tin cụ thể cũng như những nghiên cứu
chuyên sâu về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thức ăn viên 100% trong quá
trình nuôi. Tuy nhiên, một số tác giả như Lê Thanh Hùng và ctv. (2006), Trần
Văn Nhì (2005) thông qua kết quả điều tra của mình đã có được một số kết
quả về chi phí và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trên ao và bè.










Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

14

Bảng 2.10 Chi phí sản xuất của cá tra nuôi bè
Hạng mục Thức ăn
tự chế
Thức ăn
công nghiệp
Tác giả
Chi phí thức ăn (%) 73,4 Nguyễn Xuân Thành

(2003)
77,0 Ngyễn Thanh Phương
(1998)
70,5 - 75,4 Trần Văn Nhì (2005)
78,6 84,7 Lê Thanh Hùng (2006)
Chi phí cá giống (%) 12,1 - 15,4 Trần Văn Nhì (2005)
9,84 7,38 Lê Thanh Hùng (2006)
14,8 Nguyễn Xuân Thành
(2003)
Chi phí thuốc (%) 4,60 - 7,40 Trần Văn Nhì (2005)
2,42 Nguyễn Xuân Thành
(2003)
5,42 4,16 Lê Thanh Hùng (2006)
Chi phí quản lý khác
(%)
9,38 Nguyễn Xuân Thành
(2003)
7,92 3,77 Lê Thanh Hùng (2006)
3,40 - 4,90 Trần Văn Nhì (2005)
Giá thành (đ/kg cá) 8.153-11.619 10.204-
10.396


Theo kết quả nghiên cứu nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất của Trung tâm
KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản (2005) cho thấy, cá sử dụng TACN
trong giai đoạn đầu, giai đoạn sau sử dụng thức ăn chế biến tại nông hộ. Trọng
lượng cá thả ban đầu 37,5g/con với mật độ 22-23 con/m
2
, sau 6 tháng nuôi cá
đạt tỷ lệ sống từ 88,9-90,1%, trọng lượng trung bình 1,106 kg/con, tốc độ tăng

trưởng đặc biệt (SGR) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày (DWG) lần lượt là
1,88%/ngày và 5,94 g/ngày. Hệ số thức ăn trung bình (FCR) 1,94. Giá thành
cho 1 kg cá là 7.053đ/kg. Mặc dù trong thí nghiệm có sử dụng sục khí kết hợp
với thay nước có kiểm soát nhưng tỷ lệ cá tra thịt trắng chỉ đạt 71-75%. Bên
cạnh đó theo kết quả thí nghiệm của Lê Bảo Ngọc (2004) cho thấy, các ao cá
tra thâm canh thả với mật độ trung bình 83 con/m
2
, sử dụng thức ăn viên kết
hợp với TATC, cá sau khi nuôi được 7 tháng đạt trọng lượng từ 852-1.073
g/con, tỷ suất lợi nhuận của các ao 3,33-8,63%.
Qua các kết quả ngiên cứu của các tác giả trên cho thấy, ở cá hai hình thức
nuôi bè và nuôi ao, chi phí TATC luôn thấp hơn chi phí thức ăn viên công
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

15

nghiệp. Ở hình thức nuôi cá bè sử dụng TATC có thể đem lại giá thành thấp
hơn nhưng biến động giá thành lại lớn hơn sử dụng thức ăn viên, do biến động
giá nguyên liệu phối chế thức ăn. Trong khi đó, ở hình thức nuôi ao giá thành
sản phẩm khi sử dụng thức ăn viên hay tự chế đều biến động lớn nhưng giá
thành thấp hơn khi sử dụng TATC (Lê Thanh Hùng và ctv., 2006).
Đồng thời giá trị tỷ suất lợi nhuận (hiệu quả sử dụng đồng vốn) ở hai hình
thức nuôi khi sử dụng TATC có sự biến động lớn, do biến động giá nguyên
liệu phối chế trong công thức thức ăn và giá bán sản phẩm trên thị trường.
Như vậy, đa số hộ nuôi cá da trơn trên thế giới và các hộ nuôi cá tra ở nước ta
vẫn còn sử dụng cá tạp như là nguyên liệu chính trong phối trộn thức ăn, theo
kết quả điều tra của Lê Thanh Hùng và ctv. (2006) cho thấy, tỷ lệ hộ nuôi sử
dụng cá tạp là 80,6%. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và
làm cạn kiệt tài nguyên (do việc đánh bắt cá biển làm thức ăn cho cá) đã chỉ ra
rằng TATC sử dụng cá tạp không thể là loại thức ăn cho tương lai (sử dụng

cho mô hình nuôi bền vững). Tuy vậy, trong hoàn cảnh giá cá tra vẫn luôn bấp
bênh và luôn chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới thì TACN cũng không thể
sử dụng rộng rãi trong người nuôi. Do đó, việc tìm ra một loại TATC có khả
năng khắc phục những hạn chế của TATC có sử dụng cá tạp nhưng giá thấp
hơn so với TACN được xem là một hướng đi thích hợp trong bối cảnh hiện
nay.

Hình 2.2: Ao nuôi cá Tra được theo dõi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

16

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện từ tháng 11/2005 đến tháng
06/2006
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Các ao thí nghiệm được theo dõi tại ấp Thới Thạnh, xã Thới Thuận, huyện
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Phòng thí nghiệm dinh dưỡng, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thu mẫu và ghi nhận số liệu 3 ao nuôi cá tra thương phẩm sử dụng
hoàn toàn TATC và 3 ao nuôi cá tra thương phẩm sử dụng hoàn toàn TACN
hiện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường.
3.2.1 Điều kiện ao thực nghiệm
Diện tích các ao thực nghiệm, số lượng và kích cỡ cá thả, mật độ thả được

trình bày ở Bảng 3.1
Bảng 3.1 Các thông số kỹ thật của hai nghiệm thức theo dõi
Ao TATC Ao TACN
Ao theo dõi
1 2 3 1 2 3
Diện tích (m
2
) 7.000 16.585 6.000 9.800 9.200 5.500
Số lượng cá thả (con) 351.420 710.147 252.643 495.881 415.121 200.000
Chiều cao thân (cm) 1,7 1,7 2,0 2,0 2,0 2,0
Mật độ (con/m
2
) 50 43 42 45 51 36



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

17

3.2.2 Nguồn cá giống
Cá giống được mua về trực tiếp từ Hồng Ngự - Đồng Tháp, đây được xem là
vùng sản xuất cá giống lớn nhất khu vực ĐBSCL. Kích cỡ cá giống được phân
loại theo chiều cao thân nhằm thuận tiện cho việc lựa chọn qua các lồng lọc cá
giống.
3.2.3 Mùa vụ nuôi
Các ao thí nghiệm được thả đồng thời vào mùa khô thích hợp cho sự sinh
trưởng của cá (khoảng tháng 10-11 dương lịch). Vào thời điểm này cá sẽ lớn
nhanh, thời gian nuôi được rút ngắn, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh và biến
động giá sản phẩm.

3.2.4 Quản lý ao nuôi và chăm sóc cá
* Thức ăn
Ở cả hai nghiệm thức sử dụng TATC và TACN đều sử dụng thức ăn chứa mức
đạm 28% và 26% trong hai giai đoạn nuôi
+ Giai đoạn 1 (3 tháng đầu, cá có trọng lượng 20-200 g): sử dụng thức ăn
chứa 28% đạm.
+ Giai đoạn 2 (3-4 tháng cuối, cá có trọng lượng trên 200g): sử dụng thức ăn
chứa 26% đạm.
TATC sử dụng trong nghiên cứu được chế biến từ bột cá, bột huyết, bánh dầu
đậu nành, cám ly trích dầu, tấm,
TACN trong nghiên cứu là một loại sản phẩm hiện đang được người nuôi sử
dụng phổ biến trong nuôi cá tra thâm canh tại ÐBSCL.
Khẩu phần ăn
Trong giai đoạn 1, lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày khoảng 5% trọng lượng
thân, sau đó giảm dần đến gần thu hoạch lượng thức ăn còn khoảng 1,5 - 2%
trọng lượng thân. Thông thường tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá và
điều kiện môi trường nuôi mà quyết định khẩu phần ăn hợp lý.
Phương pháp cho ăn
Do diện tích ao thí nghiệm lớn (trung bình khoảng 10.000 m
2
) và sử dụng
thức ăn viên dạng nổi nên phải sử dụng xuồng để cho ăn, nhằm đảm bảo thức
ăn được rải đều khắp ao. Ngày cho cá ăn 2 lần vào 9
h
sáng và 16
h
chiều.




Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

18

* Quản lý dịch bệnh
Quản lý chất lượng nước
Nhìn chung trong cả hai nghiệm thức theo dõi đều quan tâm đến chất lượng
nước trong ao nuôi. Ở giai đoạn cá nhỏ (khoảng hai tháng đầu) hàng ngày thay
khoảng 20% lượng nước trong ao. Ở giai đoạn cá lớn hơn mỗi ngày thay
khoảng 30 - 40% lượng nước trong ao. Nước được lấy vào ao trực tiếp từ sông
lớn, có qua xử lý vôi ở đầu cống cấp.
Phòng - trị bệnh
Định kỳ 3-4 ngày bón vôi, zeolite và muối để cải thiện chất lượng nước, ổn
định pH (tránh tình trạng pH giảm sinh ra khí H
2
S gây độc cho cá) và phòng
ngừa bệnh cho cá. Hàng ngày bổ sung vitamin C vào thức ăn nhằm tăng cường
sức đề kháng của cá.
Bên cạnh đó, các ao thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn
như: methionine, sorbitol,… và trong trường hợp xảy ra bệnh nhiễm khuẩn các
ao có xử lý kháng sinh Amox, Ampi, Doxycilin, Cotrim,…
3.3 Thu mẫu
Mẫu cá: thu mẫu cá sau khi kết thúc vụ nuôi để phân tích thành phần hóa học
của thịt cá, thu 5con/ao.
Môi trường: đo các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy, pH bằng máy hàng tháng.
3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế
Gồm các chỉ tiêu:
+ Chi phí thức ăn
+ Tổng chi phí sản xuất
+ Tổng thu nhập

+ Lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận
+ Hiệu quả chi phí thức ăn
3.5 Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn và cá thí
nghiệm (theo phương pháp O.A.O.C, 2000)
Các chỉ tiêu về phân tích thành phần hoá học của thức ăn gồm: đạm thô (crude
protein), chất béo, chất bột đường (carbohydrate), xơ thô (crude fibre), khoáng
và độ ẩm (moisture). Phân tích thàh phần hóa học của cá gồm: đạm, béo,
khoáng.
- Ẩm độ được xác định bằng cách ghi nhận sự chênh lệch trọng lượng của mẫu
trước và sau khi sấy ở nhiệt độ 105
o
C

khoảng 4 giờ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

19

- Tro: được xác định bằng cách nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt độ 560
o
C
khoảng 4 giờ (đến khi mẫu có màu trắng hoặc xám).
Hàm lượng đạm thô được phân tích theo phương pháp Kjeldah: gồm 3 bước:
+ Bước 1: mẫu được công phá đạm trong H
2
SO
4
đậm đặc khoảng 1,5 giờ ở
nhiều mức độ nhiệt khác nhau từ 110 - 370

o
C nhờ chất xúc tác là H
2
O
2
.
+ Bước 2: sau khi công phá thì chưng cất để giải phóng nitơ trong dung dịch
kiềm (NaOH) và hấp thu trong dung dịch acid boric có sự hiện diện của chất
chỉ thị là Methylred.
+ Bước 3: sau đó chuẩn độ để xác định hàm lượng chất đạm trong mẫu phân
tích bằng H
2
SO
4
0,1N.
- Hàm lượng chất béo được xác định bằng phương pháp Soxhlet với dung môi
là Chloroform. Chất béo trong mẫu được chiết xuất nhờ quá trình rửa tuần
hoàn của chloroform (nóng).
- Hàm lượng xơ thô được xác định nhờ phương pháp thủy phân trong dung
dịch acid và bazơ.
- Hàm lượng Carbohydrate được tính bằng công thức: NFE = 100- (Đạm +
Chất béo + Xơ + Tro + Độ ẩm).
3.6 Các chỉ tiêu thu thập và tính toán
* Tỷ lệ sống (%) = 100 x số cá thể thu hoạch / số cá thả
* Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày (DWG : g / ngày)
DWG = (W
2
- W
1
) / t

Trong đó: W
1
: khối lượng trung bình của cá ở thời điểm t
1
W
2
: khối lượng trung bình của cá ở thời điểm t
2
t: thời gian nuôi (ngày)
* Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày(SGR: % / ngày)
SGR = 100 x (Ln (Wc) – Ln (Wđ)) / T
Trong đó: Wc: khối lượng cuối
Wđ: khối lượng đầu
T: thời gian nuôi (ngày)
* Hệ số thức ăn (FCR)
FCR = Lượng thức ăn sử dụng (kg) / Khối lượng cá gia tăng (kg)


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×