Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thạch tín (Arsen) "Sát thủ vô hình" trong nước ngầm ở An Giang pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.87 KB, 3 trang )

Thông tin Khoa học

Số 35
, 01/2009

21

THẠCH TÍN (ARSEN), “SÁT THỦ VÔ HÌNH”
TRONG NƯỚC NGẦM Ở AN GIANG
Lê Minh Tuấn – Lâm Thị Mỹ Linh

∗∗


1. Giới thiệu
Theo kết quả khảo sát bước ñầu tình hình ô nhiễm Arsen (As) trong nước ngầm của Viện Vệ Sinh-Y
Tế Công Cộng (2005), trên ñịa bàn tỉnh An Giang. Trong tổng số 2.699 mẫu khảo sát có hàm lượng
Arsen cao hơn 10 ppb (Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống, ban hành kèm theo quyết ñịnh số:
1329/2002/BYT-Qð) là: 545 mẫu, chiếm 20,18%. An Giang là ñịa phương có tỷ lệ ô nhiễm As cao nhất
trong 4 tỉnh: An Giang (20,18%), ðồng Tháp (12,47%), Long An (8,61%) và Kiên Giang (3,79%). Trong
ñó, huyện An Phú có tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất: 253/260 mẫu kiểm bị nhiễm ở mức >100 ppb (mức ô
nhiễm nặng và nguy hiểm), kế ñến là Phú Tân (210/235) và Tân Châu (37/189).
Câu chuyện về cái chết của Napoleon Bonaparte ñáng kính của nước Pháp ñã ñi vào lịch sử như một
huyền thoại. Người ta nghi ngờ: Ông ta có bị ñầu ñộc bằng As hay không khi những phân tích trong tóc
từ thi thể ông cho thấy có lượng As rất cao. Sau nhiều năm nghiên cứu, tranh luận, người ta kết luận: Ông
ta chết vì As nhưng không phải là bị ñầu ñộc mà do thời gian dài gội ñầu bằng dầu gội chứa hàm lượng
As cao. Arsen là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhưng ở liều lượng cao thì rất ñộc. ðộc tính
này của arsen ñã ñược loài người biết từ lâu. Sự phát triển của thế giới ngày nay ñang hình thành và tồn
tại nhiều khu vực có nguy cơ nhiễm ñộc As, hay còn gọi là “Thạch tín” thường ñược bào chế làm thuốc
chuột, thuốc bảo vệ thực vật.
Khoảng 10 năm gần ñây, các nhà khoa học ñã thấy rằng nhiều nước ñang gặp phải vấn ñề ô nhiễm As


ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sức khoẻ cộng ñồng. Phần lớn sự nhiễm ñộc As thông qua việc sử dụng
nguồn nước, lương thực, thực phẩm ở những vùng ñất và không khí ô nhiễm As.
Vấn ñề nguồn nước ngầm bị nhiễm As trở thành một vấn ñề quan tâm ở nhiều quốc gia khắp thế giới.
As trong nước ngầm tạo ra mối ñe doạ sức khoẻ ở nhiều dạng bệnh: khi nhiễm As nồng ñộ vượt quá mức,
nó là tác nhân gây bệnh lở loét, khối u ác tính, ung thư và nhiều bất lợi khác cho sức khoẻ con người (Lê
Huy Bá, 2006).
2. Vấn ñề ô nhiễm Arsen trên thế giới
Theo khảo sát của Liên Hiệp Quốc thì các bệnh như dịch tả, AIDS hay các bệnh lây nhiễm khác thì số
ca lây nhiễm cao nhất chỉ khoảng 60 triệu người/năm. Trong khi ñó, mỗi năm trên thế giới có ñến 140
triệu ca nhiễm ñộc do As. Chính vì thế, người ta ñã ví thực trạng ngộ ñộc As là vụ ngộ ñộc thế kỷ. Nước
có số người nhiễm nặng nhất là Bangladesh, sau ñó là Việt Nam, Chile, Thái Lan, Ấn ðộ, Mông Cổ,
Trung Quốc, Peru, Tây Ban Nha, Hungary…
Nhiều người dân Bangladesh sau một phần tư thế kỷ sử dụng nước giếng khoan do UNICEF viện trợ
vẫn còn có khái niệm mơ hồ về các tai họa di hại do sự hiện diện của As trong nguồn nước. Tùy theo mức
ñộ xâm nhập vào cơ thể con người, những hội chứng do sự nhiễm ñộc As thay ñổi theo thời gian. Từ việc
da ở lòng bàn tay và móng tay, chân cho ñến da trước ngực trở thành ñen xậm do As tích tụ lâu dài trong
cơ thể từ năm năm ñến mười năm. Sau 15 năm bị nhiễm ñộc, các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, lá
lách bị sưng to; hệ thống tim mạch, thần kinh, bộ hô hấp bị suy thoái. Sau hơn 20 năm, các ung thư gan,
lá lách, bàng quan, thận bắt ñầu xuất hiện. Nhưng các hội chứng trên ñây vẫn còn ñược ña số dân
Bangladesh quan niệm rằng triệu chứng ñó là bị nguyền rủa do “Trời phạt” hay “ý muốn của Chúa” (will
of God). Một số khác tin tưởng rằng nước giếng bị nhiễm ñộc là do rắn xâm nhập vào trong khi ñào
giếng. Và tuyệt ñại ña số vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước ñã bị ô nhiễm vì không tìm ra một phương
sách nào khác (Mortoza, 1999).
Tại Trung Quốc, hàng trăm người dân tại Quảng Tây sau khi uống nước giếng công cộng
nhiễm ñộc
As. Các nạn nhân sống này sống tại hai làng thuộc ngoại ô thành phố Hechi, Quảng Tây. Họ bắt ñầu có
các biểu hiện các triệu chứng nhiễm ñộc As (bị sưng mặt, nôn mửa, mờ mắt). Kết quả kiểm tra cho thấy


Giảng viên BM. Công nghệ - Sinh học, K. NN - TNTN.

Email: ,

Thông tin Khoa học

Số 35
, 01/2009

22

nguồn nước sinh hoạt của hai làng nhiễm As. Theo giới chức thành phố Hechi, những cơn mưa lớn khiến
nước thải chứa As của Jinhai, một công ty luyện kim gần ñó, tràn vào các giếng, ao của người dân.
Hiện tượng ô nhiễm As trong môi trường ñã ñược phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong ñó có
những khu vực hàm lượng As rất cao như ở Anh trong ñất tới 2%, ở Mỹ trong nước tới 8 mg.l
-1
, Chilê -
800 mg.l
-1
, Ghana - 175 mg.l
-1
, Tây Bengan - 2000 mg.l
-1
và ðài Loan – 600 mg.l
-1
.
3. Ô nhiễm Arsen ở Việt Nam
Theo Trần Hồng Côn (2008), vị trí ñịa lý ở Việt Nam cũng giống như ở Bangladesh. ðây là lý do tại
sao vùng châu thổ sông Mêkông trở nên ñáng quan tâm. Có hàng triệu người Việt Nam ñang sử dụng
nguồn nước có hàm lượng As cao. Vấn ñề ô nhiễm As ở vùng ñồng bằng Nam Bộ và một số ñịa phương
khác, là những vùng dân cư tập trung với nhiều thị xã và thành phố lớn có hoạt ñộng công nghiệp, nông
nghiệp rất mạnh mẽ, tập trung, chưa ñược nghiên cứu chi tiết. Những năm gần ñây số lượng giếng khoan

gia ñình tăng lên nhanh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, quận Phú Nhuận mật ñộ giếng khoan tới 800 giếng
km
-2
. Việc khoan giếng và khai thác nước dưới ñất không có kế hoạch sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm và
suy thoái chất lượng nguồn nước dưới ñất.
Theo nghiên cứu của UNICEF ñã tổ chức khảo sát tình hình này ở Việt Nam, tại khu vực ñồng bằng
sông Cửu Long (ðBSCL), gồm các tỉnh Kiên Giang, ðồng Tháp, An Giang…nơi có tỷ lệ nhiễm cao và
An Giang là ñịa phương ñã bị nhiễm cao nhất trong khu vực này. Hầu hết các mẫu xét nghiệm phát hiện
nhiễm As ñều tập trung tại 4 huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Hiện nay nhiều xã vùng
sâu, vùng xa, vùng bảy núi An Giang người dân khó tiếp cận ñược nguồn nước sạch, nước sinh hoạt chủ
yếu từ nguồn nước ngầm, giếng khoan, ñang tiềm ẩn những nguy cơ lâu dài gây ảnh hưởng ñến sức khỏe
người dân trong vùng.
Nhiễm ñộc As gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người và ñáng lo ngại là hiện nay chưa có
phương pháp hiệu quả nào ñể ñiều trị những căn bệnh ung thư quái ác này.
4. Một số phương pháp khử Arsen
- ðối với cây trồng: một nhóm các nhà nghiên cứu Trường ñại học Georgia ñã tạo ra loại cây biến ñổi
gen có thể hấp thu lượng As thừa vào lá. Có thể dùng những cây này ñể lấy ñi As từ ñất, sau ñó chúng sẽ
ñược thu hoạch và xử lí thích hợp. Các nhà nghiên cứu ñã ñưa hai gen riêng biệt lấy từ vi khuẩn
Escherichia coli vào bộ gen của cây cải xoong tai chuột (Arabidopsis thaliana). Gen tạo ra những protein
cho phép cây tích luỹ lượng As nhiều hơn bình thường và cũng làm cây ít mẫn cảm với nhiễm ñộc As
hơn.
- Công nghệ khử As trong nước: Viện ðịa lý và Viện Nghiên cứu ñịa chất và khoáng sản Việt Nam
ñã thí nghiệm và sản xuất vật liệu hấp thụ có khả năng làm sạch và giảm lượng As. Quy trình sử dụng loại
vật liệu nầy không phức tạp, chỉ cần cho vật liệu vào khuấy ñánh phèn, sau 20 phút nước lắng trong là
ñược; nếu cho lọc nhanh qua cát hiệu quả lọc càng cao. Một phương pháp khác do Viện Hóa học Công
nghiệp Việt Nam sản xuất gồm một bộ lọc dùng một số khoáng chất (phèn sulfate hay borax) có khả năng
phân tích ñể loại thạch tín ra khỏi nguồn nước. Thiết bị ñược làm bằng nhựa tổng hợp PVC, nạp vật liệu
là khoáng vật có sẳn trong tự nhiên, không gây phản ứng phụ.
- Phương pháp lọc As qua cát (dùng cho nước sinh hoạt): UNICEF Việt Nam ở Hà Nội ñã lắp ñặt thí
ñiểm bể lọc xử lý As có giàn mưa, bên dưới có lớp cát vàng dày 60 - 90 cm, kết quả loại ñược khoảng

90% As.
5. Kết luận
Nạn ô nhiễm As ñang trở thành vấn ñề môi trường ñáng quan tâm. Tuy với mức ñộ nghiên cứu hiện
nay chưa thể ñưa ra sự ñánh giá ñầy ñủ chính xác về quy mô, cường ñộ và tác hại của nó trên phạm vi khu
vực, toàn quốc hay thế giới. Nhưng xét tính chất nghiêm trọng của vấn ñề và với phương châm “phòng
bệnh hơn chữa bệnh” vấn ñề ô nhiễm As cần ñược quan tâm ñúng mức của các cơ quan hữu trách và sự
ñầu tư thích ñáng của nhà nước ñể tiếp tục nghiên cứu một cách chi tiết hơn trên phạm vi rộng hơn; nhằm
có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Sau ñây là một số phương hướng nhằm nâng cao công tác kiểm soát và
ñiều chỉnh quá trình ô nhiễm As.
Thông tin Khoa học

Số 35
, 01/2009

23

- Cân bằng việc phát triển nông nghiệp và việc sử dụng nguồn nước ñể tránh hậu quả có thể làm tác
hại môi trường do việc khai thác tối ña nguồn nước hiện có;
- Giáo dục người dân ñể có một hiểu biết về nguy cơ nhiễm ñộc As trong nguồn nước là một việc làm
cấp bách trong giai ñoạn nầy;
- Nghiên cứu tìm ra một hệ thống thử nghiệm nguồn nước tại hiện trường (field test kit) dựa trên các
tác dụng hoá học và vật lý, cho phép chúng ta ước lượng ban ñầu tình trạng nhiễm ñộc As ở những vùng
khảo sát;
- Tại ñồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL) với vũ lượng hơn 2.000 mm.năm
-1
sẽ giúp dân chúng có ñủ
nguồn nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân nếu ñược giúp ñỡ và tài trợ các hệ thống chứa
nước mưa;
- Nguồn nước mặt hiện có ở ðBSCL ñã là một ưu ñãi do thiên nhiên cung cấp, do ñó phải tận dụng
và trân quý sự ưu ñãi trên. Việc sử dụng nguồn nước mặt sau khi ñánh phèn

và tiệt trùng bằng tia cực tím,
thiết nghĩ là một biện pháp an toàn và thích hợp nhất cho Việt Nam trong hoàn cảnh ñất nước ñang còn
có quá nhiều vấn nạn khác cần phải giải quyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Cách Tuyến. 1999. Kim loại ñộc hại trong môi trường. ðại học Nông Lâm TP HCM
Edward F. Hagan. 2004. Ground water quality technical brief statewide ambient ground water quality
monitoring program arsen speciation results (2002 & 2003). Idaho Department of water resources.
Lê Huy Bá. 2006. ðộc học môi trường cơ bản. Tập 1. Nhà xuất bản ðại học Quốc gia TP HCM.
Lê Huy Bá. 2006. ðộc học môi trường. Tập 2. Nhà xuất bản ðại học Quốc gia TP HCM.
Lê Bích Thắng. 2006. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là ñầu ñộc ñất ñai. Cục bảo vệ môi trường – Bộ
Tài nguyên & Môi trường.
Mortoza, S 1999. Arsenic Poisoning: The Effect & Nutrition and Related Factors, NFB, January 18.
Mai Thanh Truyết. 2000. Ô nhiễm Arsen: Phương hướng giải quyết. Viện ðịa lý và Viện Nghiên cứu ñịa
chất và khoáng sản.
Mai Thanh Truyết. 2006. Ô Nhiễm Arsen Trong Nguồn Nước ở Việt Nam. Tạp chí khoa học môi trường
(Tập 2).
Trần Hồng Côn. 2008. Nhiễm ñộc Arsen. ðại học khoa học tự nhiên Hà Nội.
Tổng cục tiêu chuẩn ño lường chất lượng. 2004. Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi
trường (Tập 1).
Robertson, F.N 1989. Arsen in ground-water under oxidizing conditions, southwest United States:
Environmental Geochemistry and Health.

×