Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

British English or American English? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.04 KB, 7 trang )




British English or American
English?


Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, đôi khi trên mặt báo ta vẫn thấy dân dùng B.E. chê
A.E. là quá đơn giản và thực dụng hóa tiếng Anh đến mức biến dạng và lai căng và
tự hào B.E. của họ thuần hơn tuy bản thân họ thấy ảnh hưởng của A.E. ngay trên
vương quốc Anh của mình và nhờ Mỹ, với sức mạnh kinh tế, mà tiếng Anh đã trở
thành thứ tiếng dùng giao lưu hàng đầu trên thế giới.

Người Anh và người Mỹ khi tiếp xúc với nhau họ thường chẳng có vấn đề hiểu
lầm gì tuy trong những cách diễn đạt hàng ngày, tiếng Anh của người Anh (British
English, B.E.) và tiếng Anh của người Mỹ có một ít điểm khác nhau. Và sau đây là
một số thí dụ :
(B.E.) (A.E.)

I haven't seen her for ages = I haven't seen her in ages.

He's in hospital = He's in the hospital.

I'll see you at the weekend = I'll see you over the weekend.

In future = In the future

Five past eighth = Five after eigth

On Mondays we take the bus = Mondays we take the bus


I'll start on March 1st = I'll start March 1st

Còn về phần từ vựng; B.E. viết humour, flavour, colour còn bên A.E. là humor,
flavor, color B.E. dùng whilst,amongst, autumn còn A.E. while,among, fall là
chữ thường ngày hoặc thông dụng hơn.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, đôi khi trên mặt báo ta vẫn thấy dân dùng B.E. chê
A.E. là quá đơn giản và thực dụng hóa tiếng Anh đến mức biến dạng và lai căng
và tự hào B.E. của họ thuần hơn tuy bản thân họ thấy ảnh hưởng của A.E. ngay
trên vương quốc Anh của mình và nhờ Mỹ, với sức mạnh kinh tế, mà tiếng Anh đã
trở thành thứ tiếng dùng giao lưu hàng đầu trên thế giới.

Sự thực BE có thuần hơn AE không? Câu trả lời tùy vào cách bạn nghĩ tiếng Anh
thuần là nghĩa thế nào. Lượn qua một vòng lịch sử của tiếng Anh, chúng ta thấy
thế này:

Vào thế kỷ thứ năm, các bộ tộc người Nhật nhĩ Man (Germanic) chinh phục và
đem ngôn ngữ họ vào vương quốc Anh, tiếng Anh thời kỳ này gọi là Old English,
kéo dài mãi đến thế kỷ thừ mười một khi người Pháp xâm chiếm nước Anh (The
Norman Conquest).

Thời kỳ thứ nhì này, người ta thường gọi là Middle English, lúc này tiếng Anh là
sự pha trộn của Old English, tiếng Pháp và tiếng La tinh. Từ thế kỷ thứ mười sáu,
sự giao lưu giữa các dân tộc bắt đầu nhiều hơn song song với cuộc cách mạng công
nghiệp và chủ nghĩa đế quốc đi tìm tòi và chinh phục các thuộc địa mới, kho từ
vựng xuất hiện nhiều hơn những chữ gốc Hy lạp, Ý, Ả rập Chúng ta thấy trong
các vở kịch của Shakespeare (1564 – 1616), lúc thì dùng humour, labour lúc thì
humor, labor.

Thấy được sự cần thiết là ngôn ngữ phải có một qui tắc nào đó, các sách về văn

phạm càng lúc càng xuất hiện nhiều hơn và năm 1755 cụ Samuel Johnson soạn bộ
Oxford Dictionary of English. Năm 1828, cụ Noah Webster hoàn thành bộ
Webter’s Dictionary. Từ đó bộ ODE là nền tảng cho spelling của B.E. và
Webster’s cho A.E. Khi cụ Johnson soạn cuốn Oxford cụ chọn “spelling” theo gốc
Pháp vì muốn dân Anh viết thuần nhất, còn bác Webster thì chọn lối “spelling”
gốc Latin, cổ xưa hơn vì không muốn English bị Pháp hóa nhiều quá .


Thế là dần dần B.E. viết theo dạng –re(gốc Pháp) các loại chữ như theatre, fibre ,
bên A.E. theo dạng –er, theatre, fiber. Tương tự như vậy, B.E. và A.E. ta có
flavour/flavor, honour/honor, colour/color organise/organize,
dramatise/dramatize mấy khác biệt này đều từ gốc Pháp/ gốc Latin mà ra cả.

Còn vwhilst/while, amongst/among, amidst/amid thì không dính dáng gì đến hai
cụ Johnson và Webster. Do dân “địa phương” tư chọn, như chữ whilst, dân Mỹ rất
hiếm khi dùng trong khi nó rất phổ biến ở Anh. OED và Webster’s bản gốc đều có
hai chữ này. Đúng ra dân Mỹ thuần hơn vì theo OED, chữ while cổ hơn, xuất hiện
khoảng năm 1000, còn chữ whilst được bất đầu xử dụng năm 1300; chữ among
(năm 1000), amongst (1250); amid (khoảng năm 975), amidst (1300). Cũng như
nói về mùa thu, bên B.E. xài chữ autumn và chê chữ fall là “Mỹ chế”. Thực ra dân
Anh dung chữ fall từ thế kỷ thứ mười sáu, sau bỏ quên chữ này dùng quen chữ
autumn, viết kiểu Pháp mà gốc thực sự lại từ Latin.

Thông qua lịch sử ta thấy rõ ràng tiếng Anh chẳng có vẻ gì là thuần (pure) cả. Kho
từ vựng chỉ là tập hợp chữ gốc từ mọi nước ngày càng nhiều thêm nhất là bây giờ
với sự phát triển của Internet (trong khi Old English dậm chân tại chỗ với vài ngàn
từ mà thôi).

Theo OED, bây giờ 80% từ trong tiếng Anh là những từ có liên hệ trực tiếp đến
khoa học kỹ thuật (hầu hết là từ ‘mới’Wink. Tháng sáu vừa rồi (lúc 10:22 June 10,

2009) nhiều bản tin chính thức tuyên bố tiếng Anh (The Global Language Monitor)
đã có trên một triệu từ (không rõ họ đếm băng cách nào) và cứ mỗi chin mươi tám
phút là tiếng Anh có thêm một từ mới được chính thức công nhận.

×