Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(Tiểu luận FTU) báo cáo phân tích thị trường cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.06 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC NGÀNH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Đinh Thị Thanh Bình

Nhóm thực hiện:

Nhóm 3

Họ và tên

MSSV

1. Nguyễn Thị Ánh Dương

1714410049

2. Bùi Thị Mỹ Duyên

1714410054

3. Bùi Thị Hằng

1714410074

4. Trần Thị Hậu



1714410087

5. Vũ Thị Thu Hiền

1714410093

6. Bùi Thị Hoài

1714410101

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
PHẦN 1. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 5
1. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 5
1.1. Lý thuyết về tập trung thị trường ................................................................. 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI .... 7
1. Một số những loại cây giống cà phê thuộc dòng cây cà phê Arabica ( cà phê
chè): ....................................................................................................................... 7
2. Một số quốc gia trồng và xuất khẩu nhiều cà phê trên thế giới ...................... 8
3. Tỷ trọng trồng và xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới .................... 12
PHẦN 3. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM ............................................. 14
1. Thống kê doanh nghiệp và thị phần các doanh nghiệp trong thị trường ...... 14
1.1. Thống kê doanh nghiệp ............................................................................. 14
1.2. Thị phần các doanh nghiệp ........................................................................ 16

2. Chỉ số cạnh tranh độc quyền ......................................................................... 18
3. Rào cản gia nhập thị trường cà phê tại Việt Nam ......................................... 19
4. Dự báo giá và sản lượng cà phê Việt Nam năm 2020 .................................. 29
5. Một số bàn luận và kiến nghị ........................................................................ 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 34
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 35

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mục lục hình vẽ
Hình 1. Sản lượng cà phê chè và cà phê vối trên thế giới 5 vụ gần nhất……………12
Hình 2. Tỷ lệ % sản lượng cà phê của top 10 nước trên thế giới ..................................13
Hình 3. Thị phần các thương hiệu cà phê hòa tan (đơn vị: %) ......................................17
Hình 4. Sản lượng cây lâu năm của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 .........................22
Hình 5. Diện tích gieo trồng cây lâu năm của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 .........23
Hình 6. Giá cà phê trong nước giai đoạn 2008-2018 (đơn vị: VND)............................ 24
Hình 7. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2008-2018 ............................... 25
Hình 8. Tổng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 ................26
Hình 9. Tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ..............27
Hình 10. Diện tích gieo trồng và thu hoạch cà phê của Việt Nam ................................ 28
Hình 11. Sản lượng cà phê của Việt giai đoạn 2008 - 2018 ..........................................28

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đi lên phát triển đất nước xã hội chủ nghĩa từ nơng nghiệp. Vì vậy,
nơng nghiệp vẫn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP cả nước. Với khí hậu nhiệt
đới gió mùa và diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, Việt Nam thích hợp trồng những cây
công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, và quả thật đã mang đến những hiệu quả kinh tế
nhất định. Trong đó, cà phê hiện đang là nơng sản xương sống cho ngành này.
Trải qua thời gian dài phát triển, ngành cà phê Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đang kể: Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam
chỉ sau gạo, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Sự phát triển của
ngành cà phê đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển tồn nền kinh tế. Nó mang lại
cơ hội việc là cho nhiều người lao động, mang lại kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào
quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường cà phê đang có những biến động
không được khả quan. Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông
sản, cả sản lượng và giá cả cà phê Việt Nam xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2019
đều giảm so với cùng kì năm 2018. Sự suy giảm này cũng có những tác động nhất định
đến toàn bộ nền kinh tế.
Nhận thức những cơ hội và thách thức của ngành, nhóm chúng em quyết định tìm
hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số dự báo cho ngành cà phê Việt Nam thơng qua Báo
cáo phân tích thị trường cà phê Việt Nam. Bài viết gồm 3 phần chính:
Phần 1. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Phần 2. Tổng quan về ngành cà phê
Phần 3. Thị trường cà phê Việt Nam
Do điều kiện thời gian và trình độ am hiểu cịn hạn chế, bài viết khơng tránh khỏi
thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được đánh giá và đóng góp từ cơ để bài viết hoàn
thiện hơn.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



PHẦN 1. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.1.

Lý thuyết về tập trung thị trường

Tập trung thị trường (hay tập trung ngành/tập trung người bán) là đo lường
vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong ngành. Tập trung thị trường ám chỉ đến
mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản
xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành.
Một ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành được chi phối bởi một
số it hãng. Mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những hãng
lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường cao và
ngược lại.
Khả năng của một công ty hay một nhóm cơng ty trong việc tăng và duy trì giá
bán sản phẩm trên mức giá cạnh tranh được gọi là sức mạnh đối với thị trường (market
power). Việc sử dụng sức mạnh đối với thị trường làm giảm sản lượng và tổn thất
phúc lợi xã hội.
Trong kinh tế, nếu lượng hóa thì tập trung thị trường là một hàm của số lượng
doanh nghiệp và số thị phần tương ứng của họ trong tổng sản lượng (có thể thay thế
bằng tổng công suất hoặc tổng dự trữ) trên thị trường.
Hai chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường: Chỉ số HHI và Tỷ lệ tập
trung CR.
1.

Các chỉ số đánh giá mức độ tập trung thị trường

1.1.


Chỉ số HHI

Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index) là thước đo phổ biến về sự tập trung
của thị trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường.
Công thức tính:
𝑵

𝑯𝑯𝑰 = ∑ 𝒔𝟐𝒊
𝒊=𝟏

Trong đó:

si =

qi
Q

: thị phần doanh nghiệp I trên thị trường;

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


N: tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.
HHI nằm trong khoảng từ 1/N đến 1.


HHI < 0,15: Khơng có sự tập trung thị trường → khơng có 1 doanh


nghiệp nào có quyền lực nổi trội trên thị trường.


0,15 < HHI < 0,5: Mức độ tập trung thị trường vừa phải



HHI > 0,5: Tập trung thị trường ở mức cao → có nguy cơ dẫn đến cạnh

tranh thị trường.
Ưu, nhược điểm của chỉ số HHI:
• Ưu điểm: Dễ tính tốn; nhạy cảm với sự gia nhập hay thoát ra của doanh
nghiệp.
• Nhược điểm: Khơng tính đến sự phức tạp của các thị trường khác nhau.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 75 quốc gia trên thế giới, trong đó có
khoảng 56 nước xuất khẩu cà phê, một số nước xuất khẩu cà phê nổi tiếng là Brazil,
Columbia và Việt Nam. Các vùng trồng cà phê trên thế giới được chia thành 3 nhóm
theo mùa vụ thu hoạch:
- Nhóm quốc gia trồng cà phê có mùa vụ thu hoạch vào tháng 4 có 14 nước.
- Nhóm quốc gia trồng cà phê có mùa vụ thu hoạch vào tháng 7 gồm 7 nước.
- Nhóm quốc gia trồng cà phê có mùa vụ thu hoạch vào tháng 10 gồm 31 nước,
trong đó có Việt Nam.

Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae), gồm ba
dòng cây cà phê chính là:
• Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè.
• Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối.
• Coffea excelsa (Cà phê Liberia) – cà phê mít.
1. Một số những loại cây giống cà phê thuộc dòng cây cà phê Arabica ( cà phê
chè):

- Bourbon, giống cà phê này được đặt tên theo vùng đất sinh trưởng đầu tiên của
nó là đảo Bourbon, giờ à đảo Reunion nằm ở phía đơng Madagascar. Giống này được
người Pháp di thực và trồng ở miền cao nguyên Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay đây là
giống cà phê thơm ngon hang đầu ở Việt Nam.

- Villasarchi là một giống lai của Bourbon. Villasarchi sinh trưởng ở thung lũng
Sarchi phía Tây thành phố Costa Rica.

- Typica, là giống cà phê lâu đời nhất, nó chính là giống cà phê đầu tiên được con
người phát hiện ở vùng Kaffa của Ethiopia thế kỷ trước.

- Villabolos là dòng đột biến của Typica, phát triển nhiều ở Costa Rica.
- SL-28 là giống cà phê có nguồn gốc Kenya được phịng thí nghiệm thực vật học
của Pháp lai tạo, và cho phát sinh đột biến trong năm 1930.

- Ruiru 11 là giống cà phê mới sản sinh, có nguồn gốc từ cây cà phê Kenya lùn
được phòng thin nghiệm của viện nghiên cứu Thực vật ‘SL’ tạo ra trong năm 1980.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Pacamara là giống lai chủng Pacas và chủng Maragogype.
- Jember hay cfn gọi là S795, là bà con của giống Typica từ Châu Phi được mang
tới đất nước Indonesia. Giống này đã phát triển lâu ddwofi ở Yemen trước khi đến Ấn
Độ và Indonesia.

- Catuai là một giống cây cà phê lùn, chịu được những điều kiện khắc nghiệt của
tự nhiên, là một dòng lai của Novo Mondo và Caturra Varietals và bắt nguồn tà Brasil.

- Blue mountain Jamaica Là loại giống khá nổi tiếng, được ưa chuộng bởi khả
năng chống chịu bệnh nấm quả (Coffee Berry disease) và khả năng phát triển mạnh ở
độ cao lớn. Loại này được trồng ở Jamaica và Kona, Hawaii.
Robusta là cà phê vối, là giống cây cà phê quan trọng thứ 2 trong các loài cà phê.
Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này,.
Cà phê Liberia, hay cịn gọi là cà phe mít, thường được trồng quảng canh.Tuy
nhiên, vì hương vị và điều kiện trồng nên cà phê Liberia không được ưa chuộng như
hai loại cà phê trên.
2. Một số quốc gia trồng và xuất khẩu nhiều cà phê trên thế giới
Vùng Nam Mỹ

- Brazil: Brazil là nước trồng cà phê nhiều nhất thế giới với những cánh rừng
cà phê rộng lớn dường như vô tận trong ngành sản xuất cà phê của quốc gia. Các đồn
điền trồng cà phê ở Brazil thường bao gồm các khu vực rộng lớn, cần hàng trăm người
để quản lý và vận hành chúng và việc sản xuất số lượng lớn cà phê. Cả hai loại cà phê
arabica và robusta đều được trồng ở đất nước này nhưng các vùng trồng chúng là khác
nhau. Khí hậu, mơi trường xung quanh, chất lượng giống và độ cao quyết định phần
lớn cho sự phát triển của cây cà phê ở đây.

- Colombia: Colombia, nhà sản xuất cà phê nổi tiếng nhất của thế giới, đứng thứ
hai thế giới về sản lượng hàng năm. Cà phê ở đây được chăm sóc rất cẩn thận do đó

phát triển rất tốt và là niềm tự hào của hàng ngàn gia đình và trang trại trồng cà phê
trên toàn quốc. Với điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi điều này giúp cho cà phê
luôn được phát triển một cách tối ưu. Nhưng với địa hình gồ ghề của mình nên cũng
gây khó khăn để vận chuyển các hạt cà phê sau khi thu hoạch đến các trung tâm sản

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuất và giao hàng. Thậm chí ngày nay, điều này thường được thực hiện bởi con la hay
Jeep. Cà phê ở đây với thể chất nhẹ, nồng độ axit cân bằng tốt.
Vùng Bắc Mỹ và Caribbean

- Mexico: Mặc dù cà phê ở Mexico chủ yếu xuất phát từ các trang trại cà phê
nhỏ hơn là các đồn điền lớn với số người trồng cà phê lên đến

hơn

100.000 và Mexico được xếp hạng là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất
thế giới. Hầu hết các trang trại đều nằm ở phía nam của đất nước, chủ yếu ở các bang
Veracruz, Oaxaca và Chiapas. Một tách cà phê của Mexico có thể cung cấp một hương
vị tuyệt vời và độ sâu của hương vị, thường với độ sắc nét rõ rệt. Nó là một loại cà phê
tuyệt vời cho gu rang cà phê đậm .

- Puerto Rico: Cà phê đã được đưa đến Puerto Rico từ Martinique năm 1736 và
những năm cuối thế kỷ 19. Puerto Rico là 1 trong 6 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu
trên thế giới. Nhưng ngành công nghiệp cà phê tại Puerto Rico đã khơng duy trì vị thế
của mình.Những cơn bão lớn và sự cạnh tranh từ các nước sản xuất cà phê khác buộc
hịn đảo này tìm phương tiện khác để tồn tại kinh tế của mình. Tuy nhiên, ngành cơng

nghiệp cà phê ở đây đang được hồi sinh và Puerto Rico lại một lần nữa là nước sản
xuất ra những loại cà phê tốt cho thế giới.Cà phê ở đây được trồng cẩn thận từ các
giống arabica chất lượng cao và sản xuất theo các tiêu chuẩn cao nhất. Có hai khu vực
lớn phát triển trên đảo Caribbean: Grand Lares ở phía nam trung tâm và YAUCO
Selecto ở phía tây nam. Cà phê tuyệt vời đến từ cả hai khu vực, được ghi nhận với cơ
thể cân bằng, có độ chua và hương trái cây.

- Hawaii: Mặc dù các trang trại cà phê được tìm thấy trên khắp các hịn đảo
Hawaii, nó là cà phê Kona, từ các đảo lớn của Hawaii, được biết đến nhiều nhất và
ln có nhu cầu cao. Tuy nhiên điều kiện thiên nhiên chỉ ưu đãi tốt nhất cho cây cà
phê mọc trên sườn núi lửa Mauna Loa có chất lượng tốt nhất. Các cây cà phê ở đảo
được tưới mát và nuôi dưỡng bỡi lượng mưa đều đặn hàng năm. Cà phê Kona được xử
lý cẩn thận để tạo ra một hương vị phong phú thơm ngon với cơ thể trung bình.
Vùng Trung Mỹ

- Guatemala: Guatemala là một quốc gia làm việc chăm chỉ để mang lại giá trị
cao hơn và chất lượng đồng nhất cho ngành cà phê cũng như khẳng định thương hiệu

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


riêng mình. Khơng phải lúc nào cũng được biết đến như một số nước ở Trung và Nam
Mỹ láng giềng, cà phê của Guatemala có một chất lượng và mùi vị đặc biệt được ưa
chuộng bởi nhiều quốc gia bỡi hương vị phong phú của nó. Có ba khu vực trồng chính
– Antigua, Coban và Heuhuetanango – và trong từng khu vực trồng, người ta thấy một
cảnh quan ngoạn mục giữa những dãy đất gồ ghề và đất núi lửa màu mỡ. Vì khí hậu
ưu đãi nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hương vị của cà phê nơi đây .Chúng
được trồng ở những nơi có độ cao từ 4500m hoặc cao hơn thế nữa. Cà phê Guatemala

là một cà phê có cơ thể trung bình đến đầy đủ, ổn định với một chiều sâu và sự phức
tạp của hương vị đó là gần như cay hoặc chocolatey sẽ xuất hiện nơi đầu lưỡi của bạn.

- Costa Rica: Là một quốc gia trồng cà phê Trung Mỹ với một danh tiếng rất uy
tín cho cà phê có chất lượng tốt, Costa Rica chỉ sản xuất cà phê arabica chế biến ướt.
Với cơ thể trung bình và có tính axit mạnh, những người nếm thử cà phê thường mô tả
cà phê Costa Rica là có sự cân bằng hồn hảo. ” Cà phê được trồng trên các trang trại
chủ yếu là nhỏ hoặc từ những cá thể. Sau khi được thu hoạch, quả cà phê ngay lập tức
được đưa đến các cơ sở chế biến, được gọi là beneficios,ở đây hạt cà phê bắ đầu được
trãi qua các công đoạn chế biến ướt để tạo ra cà phê nhân có chất lượngcao. Ở Costa
Rica, người ta rất chú ý cẩn thận để chế biến cà phê có chất lượng cao và phương pháp
canh tác bền vững để luôn duy trì được chất lượng cà phê ỗn định ở đỉnh cao.
Vùng Châu Phi và Trung Đông
Đông Phi:

- Ethiopia: Huyền thoại cà phê kể về sự phát hiện của các cây cà phê đầu tiên tại
Ethiopia. Thật vậy, nó khơng phải là khó để tin rằng cà phê có nguồn gốc ở một vùng
đất nơi mà có những cánh rừng cà phê mọc tự nhiên.Cà phê ở đây được chế biến ướt,
cà phê từ Ethiopia đến từ một trong ba vùng trồng chính – Sidamo, Harer hoặc
KAFFA – và thường mang một trong những cái tên đó. Cà phê Ethiopia có xu hướng
đưa ra một tuyên bố đáng chú ý và táo bạo. Nó có hương vị phong phú và cơ thể đầy
đặn.

- Kenya: Cà phê Kenya rất nổi tiếng và được yêu thích ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Một tách cà phê Kenya là rất sắc nét, độ chua trái cây, kết hợp với cơ thể đầy đủ và
hương thơm phong phú. Cà phê được trồng trên các chân đồi của núi Kenya, thường là

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



từ những nông hộ nhỏ. Nền sản xuất cà phê Kenya đặt trọng tâm về chất lượng và đó
là hệ quả tất yếu cho việc phơi sấy cà phê ở đây được kiểm sốt rất chặc chẽ. Kenya có
hệ thống chấm điểm độc đáo của riêng mình. Kenya AA là cà phê có chất lượng cao
nhất trong một hệ thống phân loại 10- kích thước và AA + có nghĩa là nó đã được phát
triển một cách ổn định.
Tây Phi:

- Bờ biển Ngà: Trên bờ biển phía tây châu Phi, Bờ Biển Ngà là một trong những
nhà sản xuất lớn nhất thế giới về cà phê robusta. Cà phê từ Bờ Biển Ngà rất thơm với
một cơ thể sáng và có độ chua. Chúng rất lý tưởng cho kiểu rang sẫm màu và do đó
thường được sử dụng trong pha trộn cà phê.
Các bán đảo Ả Rập:
-Yemen: Là một trong các quốc gia nơi mà cà phê được trồng thương mại đầu
tiên đã được chứng minh có từ nhiều thế kỷ trước. Trong những khu vườn bậc thang
nhỏ của các trang trại gia đình, một điều gần như ln ln có thể tìm thấy một vài
câycà phê. Nước ở đây rất khan hiếm nên cà phê có xưu hướng trở nên khơ cằn và có
than cây nhỏ và khơng thống nhất về kích thước và hình dạng. Do thiếu nước nên cà
phê sau thu hoạch ở đây chủ yếu được chế biến khơ. Kết quả là người ta tìm thấy trong
cà phê Yemen một mùi vị đặc biệt đó là hậu vị sâu, phong phú về mùi vị và hầu như
khơng có gì khác. Trong thời cổ đại, khi cà phê đã được vận chuyển từ cảng Yemen
nổi tiếng của Mocha tới các điểm đến trên khắp thế giới, từ ‘Mocha’ đã trở thành đồng
nghĩa với cà phê Ả Rập. Cà phê Ả Rập kết hợp của Hà Lan với cà phê được trồng trên
đảo Java, do đó làm cho phổ biến cà phê pha trộn- đầu tiên mà vẫn nổi tiếng đến ngày
nay-Mocha Java.
Châu Á:
- Indonesia: Indonesia là một trong những nước lớn nhất thế giới, bao gồm hàng
ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Một số các đảo lớn như: Sumatra, Java và Sulawesi (hoặc
Celebes như nó đã được gọi) – được biết đến trên toàn thế giới cho ra cà phê có chất

lượng tốt được trồng ở đây. Cây cà phê được giới thiệu với Indonesia bởi thực dân Hà
Lan trong thế kỷ 17 và sớm dẫn đầu trong việc sản xuất cà phê của thế giới. Ngày nay,
các trang trại cà phê nhỏ 1-2 mẫu Anh chiếm ưu thế và hầu hết trong số đó được chế

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


biến khô. Cà phê Indonesia được ghi nhận phong phú về mùi vị và độ chua nhẹ với cơ
thể như nói thành lời.

- Việt Nam: được xem là quốc gia trồng nhiều cà phê nhất khu vực châu Á. Cà
phê ban đầu đến đất nước ta vào giữa thế kỷ XIX khi nhà truyền giáo người Pháp đã
đem cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon và trồng chúng khắp Bắc Bộ. Chúng phát
triển rất mạnh mẽ. Ngày nay, trồng cà phê ở Tây Nguyên , Cầu Đất, Di Linh, Sơn
La…và ngành công nghiệp cà phê của nước ta đang phát triển rất nhanh chóng vì thế
mà Việt Nam đang trở thành một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
Hiện nay, các nông trại nhỏ, nằm ở nửa phía nam của đất nước, sản xuất cà phê chủ
yếu là cà phê Robusta. Cà phê Việt Nam có một vị chua nhẹ và cơ thể nhẹ với một sự
cân bằng tốt và thường được sử dụng để pha trộn.
3. Tỷ trọng trồng và xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới
Trên thế giới có 4 nước trồng cà phê với diện tích xấp xỉ 1 triệu ha đến dưới 3 ha,
đó là Brasil, Indonesia, Colombia và Coote d’Ivoire. Đây cũng là những nước xuất
khẩu cà phê chủ lực trên thế giới.
10000
9000
8000
7000
6000

5000

cà phê chè

4000

cà phê vối

3000
2000
1000
0
2012/2013

2013/2014

2014/2015

2015/2016

2016/2017

Hình 1. Sản lượng cà phê chè và cà phê vối trên thế giới 5 vụ gần nhất
(đơn vị tính: bao, với 1 bao = 1000kg)
Nguồn: ICO, 2012 - 2017

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng sản lượng cà phê chè và cà phê vối trên thế
giới thay đổi không đáng kể qua 5 vụ thu hoạch gần nhất hiện nay.Trong đó, sản lượng

12


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cà phê chè luôn cao hơn so với cà phê vối, luôn ở mức dao động xung quanh 8500 bao.
Sản lượng cà phê vối dao dộng xung quanh mức hơn 6000 bao.
Honduras
4%
Ấn Độ
4%
Ethiopia
5%

Uganda
3%

Mexico
3%

Guatemala
3%

Brasil
41%

Indonesia
8%
Colombia
9%
Việt Nam

20%

Hình 2. Tỷ lệ phần trăm sản lượng cà phê của top 10 nước trên thế giới
(bình quân 6 niên vụ từ 2011 – 2017)
Nguồn: ICO, 2011 - 2017

Biểu đồ trên cho thấy, trên thế giới, Brasil là quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều
nhất, chiếm tỷ trọng khoảng 41%, vị trí thứ 2 là Việt Nam với mức tỷ trọng là 20%.
Bên cạnh đó, chiếm mức tỷ trọng thấp nhất 3% đến từ các nước Uganda, Mexico và
Guatemala.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 3. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
1. Thống kê doanh nghiệp và thị phần các doanh nghiệp trong thị trường
1.1.

Thống kê doanh nghiệp

Sản xuất cà phê hiện đang là một ngành trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế
của nước ta. Vì thế mà danh sách các cơng ty cà phê tại việt nam luôn được mọc lên
như nấm trong thời gian qua. Với những thế mạnh về điều kiện khí hậu, địa hình, thời
tiết, người dân có vốn kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng và chăm sóc cây cà
phê…Từ đó mà ngành cà phê đã và đang đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Thực trạng hiện nay của ngành xuất khẩu tại việt nam chính là các sản phẩm được xuất
khẩu chủ yếu dưới dạng thơ.
Hiện nay tại Việt Nam có khoản hơn 500 doanh nghiệp của hoạt động kinh

doanh sản xuất liên quan đến cà phê, tuy nhiên 5 doanh nghiệp chiếm phần lớn thị
trường đó là: Cơng ty Cổ phần Vinacafe Biên Hịa, Cơng ty TNHH Nestle Việt Nam,
Tập đồn cà phê Trung Nguyên, Công ty TNHH Cà phê Ngon Việt Nam, Tập đồn cà
phê An Thái
1.1.1.

Cơng ty Cổ phần Vinacafe Biên Hịa

Hoạt động từ năm 1968, Vinacafe Biên Hòa là một trong những cơng ty có lịch
sử lâu đời nhất trong ngành cà phê Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm với nhiều lần
thay đổi cơ cấu tổ chức, Vinacafe vẫn luôn giữ vững vị trí đầu tàu trong thị trường cà
phê.
Đặc biệt, đây cũng là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành cơng sản
phẩm cà phê hịa tan, tạo ra bước đột phá mới trong ngành công nghiệp chế biến này.
Các sản phẩm Vinacafe đã trở thành loại đồ uống thân thuộc ở mọi nơi trên khắp
đất nước: từ quán cà phê vỉa hè cho đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Cho
dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, Vinacafe cũng làm say lòng người thưởng thức bởi hương
vị thơm ngon, thuần khiết, đậm chất Việt Nam.
Vinacafe - Cà phê Việt, của người Việt.
1.1.2.

Công ty TNHH Nestle Việt Nam

Khơng chỉ là tập đồn thực phẩm nổi tiếng, Nestle còn là nơi sản xuất và chế
biến ra các loại cà phê thơm ngon được ưa chuộng trên toàn thế giới, trong đó có Việt
Nam.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Với quan niệm, hạnh phúc chính là sự sẻ chia, Nestle xin gửi trọn yêu thương
trong mỗi tách cà phê thơm ngon, sánh mịn, để bạn khởi đầu một ngày mới tràn đầy
niềm vui và hạnh phúc. Nghĩa cử cao đẹp đó đã được Nestle hiện thực hóa bằng những
hành động cụ thể, đó là sự phấn đấu khơng ngừng của tập thể công,nhân viên Nestle để
tạo ra nhiều loại cà phê với hương vị mới, phục vụ thị hiếu khác nhau của người tiêu
dùng.
Các sản phẩm nổi bật nhất của Nestle gồm: Nescafe 3 in 1, Nestcafe 5 in1, cà phê
sữa đá...
1.1.3.

Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên

Khởi nguồn từ vùng đất cao nguyên Buôn Ma Thuột đầy nắng và gió, nơi đã ni
dưỡng, vun trồng nên những hạt cà phê cho chất lượng thơm ngon nhất - cà phê Trung
Nguyên chính là niềm tự hào của người dân đất Việt.
Thương hiệu cà phê G7 được chắt lọc, từ những hạt cà phê hảo hạng cùng với bí
quyết phương đơng huyền bí đã tạo nên một thứ hương vị nồng nàn không thể pha trộn
với bất kỳ loại cà phê nào khác và đưa tên tuổi của cà phê Trung Nguyên vang xa trên
toàn thế giới.
Sau gần 30 năm phấn đấu và trưởng thành, Trung Nguyên không chỉ trở thành
hoa tiêu trong ngành cà phê trong nước mà còn được xuất khẩu tại hơn 60 quốc gia
trên thế giới như: Mỹ, Nga, Pháp...
1.1.4.

Cơng ty TNHH Cà phê Ngon Việt Nam

Chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ năm 2011, Cà phê Ngon Việt Nam
là cơng ty có một 100% vốn của Ấn Độ.

Với công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại, Cà phê Ngon đã dần dần chiếm
lĩnh thị trường cà phê trong nước và trở thành đối thủ nặng ký của các thương hiệu cà
phê lâu đời như: Trung Nguyên, Vinacafe...
Mỗi năm công ty sản xuất ra khoảng 32.000 tấn cà phê thành phẩm, đứng đầu
trong danh sách cơng ty có lượng cà phê hịa tan bán chạy nhất.
Mặt hàng nổi bật của công ty là các loại cà phê đã hòa tan: 3 in 1, 5 in 1, hương
chồn... vừa tiện lợi khi sử dụng mà vẫn thơm ngon, sánh mịn không thua kém bất kỳ
một loại cà phê phin danh tiếng nào.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.5.

Tập đoàn Cà phê An Thái

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Tập đoàn Cà phê An Thái đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể trong ngành công nghiệp chế biến cà phê Việt Nam.
An Thái là một trong số ít những cơng ty có quy trình sản xuất cà phê khép kín,
đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc cà phê cho đến thu hoạch, rang, say, phân phối...tạo
ra những sản phẩm cà phê sạch, chất lượng hảo hạng đến tận tay người tiêu dùng chỉ
với giá cả rất cạnh tranh.
Với mục tiêu trở thành công ty số 1 trong ngành, An Thái không ngừng nghiên
cứu để tạo ra nhiều loại cà phê mới, phục vụ yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Hệ thống sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm: cà phê xay, cà phê hòa tan, cà
phê phin giấy.
1.2.


Thị phần các doanh nghiệp

Cà phê thành phẩm ở Việt Nam đang được chia thành hai loại đó là cà phê rang
xay và cà phê hòa tan.
1.2.1.

Thị trường cà phê hòa tan

Trên thị trường cà phê hòa tan, môi trường cạnh tranh khá khốc liệt, thị phần chia
đều cho 2 thương hiệu lớn là Nescafé của tập đoàn Nestlé SA và Vinacafé của tập
đoàn Masan với khoảng 38%. Thương hiệu cà phê G7 của tập đoàn Trung Nguyên
mặc dù được nhận biết thương hiệu khá tốt nhưng chỉ chiếm khoảng 5% thị phần.
Trong những năm gần đây thị phần của Nescafé, Vinacafé đã giảm sút, nhường
phần nào thị trường cho những lính mới gia nhập thị trường như Phin Deli, Birdy, Mac
Coffee,…

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


50
45
40

Nescafe

35

Vinacafe


30

G7 instant càe

25

Future

20

Gold Roast

15

Super

10

Other

5
0
2010

2011

2012

2013


2014

2015

Hình 3. Thị phần các thương hiệu cà phê hòa tan (đơn vị: %)
Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979, sản phẩm của Vinacafé chủ yếu để xuất
khẩu. Những năm cuối thập kỷ 1980, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường,
Vinacafé bắt đầu phát triển cà phê hòa tan phục vụ thị trường nội địa. Vinacafé hiện
dẫn đầu về năng lực và công nghệ sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam, chiếm khoảng
50% thị trường nội địa.
1.2.2.

Thị trường cà phê rang xay

Cafe rang xay đang chiếm gần 2/3 lượng tiêu thụ cafe ở Việt Nam. Có một thời
Trung Nguyên gần như độc quyền thị trường rang xay với gần 80% thị phần (theo
Euromonitor năm 2012). Trái ngược với cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cà
phê hòa tan, thương hiệu Trung Ngun của tập đồn Trung Ngun khơng những
duy trì vị trí đứng đầu trong mảng cà phê rang xay mà còn gia tăng thị phần từ
mức 54% năm 2010 lên 59% năm 2015.
Những tên tuổi khác ôm mộng cạnh tranh với Trung Nguyên như Vinacafé, Phúc
Long, Hinglands, Bình Minh Coffee,…tuy nhiên thị phần khá nhỏ bé chỉ từ 1-2%.
Có thể thấy cà phê rang xay là mảng kinh doanh mang lại vị thế thứ 3 toàn thị
trường cho Trung Ngun.
Trước bối cảnh kinh doanh cà phê hịa tan khơng còn dễ dàng như trước cũng
như sự tăng trưởng nhanh của những thương hiệu trong nước như Phúc Long trong
hay xu hướng du nhập của những quán cà phê phong cách phương tây như Starbucks,

17


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Gloria Jeans, The Coffee Bean & Tea Leaf, Dunkin Donuts và McCafé, Trung Ngun
cịn nhiều việc phải làm phía trước nếu muốn giữ vững vị trí số 1 trong mảng cà phê
rang xay hiện nay.
Việc cafe rang xay chiếm tỷ trọng gấp đơi cafe hồ tan khơng mấy ngạc nhiên,
khi khẩu vị của người Việt vốn là hương vị mạnh, và có thói quen ngồi nhấm nháp ly
cafe trong khi ngắm đường - 1 trải nghiệm chỉ có những ly cafe rang xay mang lại
được.
2. Chỉ số cạnh tranh độc quyền
2.1.

Thị trường cà phê hòa tan
𝟐
HHI = ∑𝒏
𝒊=𝟏 𝒔𝒊 = 0,29

2.2.

Thị trường cà phê rang xay
𝟐
HHI = ∑𝒏
𝒊=𝟏 𝒔𝒊 = 0,349

* Nhận xét chung:

Nếu trước đây, thị trường cà phê Việt chỉ vài cái tên chi phối như Trung
Nguyên, Nescafe, Vinacafe… thì nay đã có sự cạnh tranh ráo riết của doanh

nghiệp trong và ngồi nước.
Thế nhưng, vẫn có nhiều doanh nghiệp mới hoàn toàn tham gia thị
trường và những doanh nghiệp cũ cũng phải tìm cách ra nhiều sản phẩm mới.
Điều này đúng với bước đi bài bản trong sách giáo khoa về kinh tế, cạnh tranh
bằng nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược tạo khác biệt.
Chỉ số HHI ở hai trị trường cà phê hòa tan và cà phê rang xay lần lượt là
0,29 và 0,349 cho thấy mức độ canh tranh trong ngành cà phê ở mức khá cao.
Thị trường cà phê Việt Nam đang thu hút đầu tư mạnh mẽ, nhưng sự cạnh
tranh cũng đến hồi khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp lớn, trong và ngoài nước đã
phải ôm đầu máu thua trận và rút khỏi thị trường.
Đứng trước xu thế cạnh tranh đó, việc chen chân chiếm thị phần là chuyện
không hề dễ cho các thương hiệu Việt. Áp lực cạnh tranh buộc các thương hiệu
phải luôn thay đổi bản thân để không bao giờ "lạc hậu", phải nâng cao chất

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lượng sản phẩm, dịch vụ, mẫu mã, v.v… và đương nhiên, phải tìm ra hướng đi
riêng biệt trong cuộc chơi chung này.
3. Rào cản gia nhập thị trường cà phê tại Việt Nam
Tăng trưởng, phát triển nông nghiệp luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan
tâm trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta trở
thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nông
nghiệp nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định đặc biệt
là sự phát triển của cà phê, cây trồng được xem là “xương sống” cho doanh thu cho
ngành Cà phê. Theo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha,
sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn
(93%), cịn lại là cà phê Arabica. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang trên 80 quốc

gia và vùng lãnh thổ. Năm 2018, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã công bố nước ta
xuất khẩu hơn 1,8 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 14% thị
phần và hơn 10% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ 2 sau Brazil.
Ngành Cà phê Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về sản lượng và giá trị xuất
khẩu cà phê. Theo Đề án phát triển ngành Cà phê bền vững đến năm 2020, sẽ có
khoảng 80% sản lượng cà phê xuất khẩu trực tiếp cho các nhà tiêu thụ, các nhà rang
xay nước ngồi, khơng qua khâu trung gian. Đây là thách thức đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam.
– Về chính sách thuế: Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về
thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền
thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU… Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như
bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế
này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử
dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà
phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi
thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty
trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
– Về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt
Nam: hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng
như ngành kinh tế Việt Nam. Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành cịn
thiếu tính linh hoạt.
– Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù
trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông,

thuỷ lợi, điện… đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thơng kém
sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác
nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp.
– Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cịn yếu kém và
lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát
chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này
chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán
hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời
gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ.
– Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế
quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu
những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự
phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu
trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng
đúng mức.
– Gia nhập WTO sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp nước
ngồi có ưu thế lớn về vốn và công nghệ, nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà
phê nhân xuất khẩu chất lượng cao rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong thời gian tới, tỷ
trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản
lý, kinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng. Lúc đó, các doanh nghiệp làm
ăn không hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể phá sản hay trở thành đại lý
thu mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngồi.
- Tính đến tháng 7 năm 2019, Việt Nam đã ký kết được 13 hiệp định thương mại
tự do (FTA), trong đó có 12 hiệp định có hiệu lực, đồng thời đang đàm phán 3 hiệp

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



định khác nữa. Việc tham gia đồng thời nhiều hiệp định FTA của Việt Nam vừa là cơ
hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Khi tham gia vào các hiệp
định thương mại tự do, các rào cản thương mại quốc tế dang dần mất đi, đồng nghĩa
với việc số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước tăng, mang theo
tiến bộ kỹ thuật và tiêu chuẩn thế giới xâm nhập vào thị trường trong nước. Do đó, các
doanh nghiệp Việt Nam dần mất đi vị trí trong thị trường sân nhà, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa sớm bị xóa tên trên của thị trường.
– Uy tín của cà phê Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng. Chất lượng cà phê
Việt Nam chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, Việt Nam chưa có tên trong số 25 nước
đang tự nguyện ghi lên chứng chỉ xuất xứ về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình.
Hiện nay, phần lớn DN chế biến trong nước vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê được phân
loại theo tiêu chuẩn cũ (TCVN 4193-93), với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng
ẩm, tỷ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là
văn bản chuẩn để phân loại cà phê lại chưa được áp dụng.
– Phát triển diện tích cà phê ồ ạt, không theo qui hoạch, kế hoạch này đã nằm
ngồi tầm kiểm sốt của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng. Đặc biệt,
nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê mới phát triển sau này đều được trồng ở
những vùng khơng có, hoặc thiếu nguồn nước tưới, đất trồng cà phê không đủ tiêu
chuẩn (nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, đất dốc). Vi phạm các qui trình kỹ thuật
trồng, chăm sóc ngay từ khâu khai hoang, làm đất, cây trồng xen che phủ…Việc tăng
nhanh diện tích cà phê này không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà cịn ảnh
hưởng xấu đến tài ngun mơi trường…

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1800

1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
2008

2009

2010
Điều

2011

2012

Cao su

2013
Cà phê

2014
Chè

2015


2016

2017

2018

Hồ Tiêu

Hình 4. Sản lượng cây lâu năm của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
(đơn vị: nghìn tấn)
Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam

Trong 10 năm từ 2008 – 2018, sản lượng của các loại cây lâu năm đều có xu
hướng tăng. Cà phê ln có sản lượng dẫn đầu, năm 2018 cao nhất đạt hơn 1600 nghìn
tấn, tăng 3.1% so với năm 2017. Phù hợp với xu hướng thế giới đang ngày càng tiêu
thụ nhiều cà phê hơn. Chè và cao su thay phiên nhau chiếm vị trí thứ 2. Năm 2018 sản
lượng cao su đạt 1142 nghìn tấn, tăng 4.33% so với năm 2017, cịn chè đạt 987.3
nghìn tấn, tăng 1.57% so với năm trước, và được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ do phù hợp với khí hậu và điều kiện đất đai. Năm 2008 sản lượng
điều cao hơn hồ tiêu, gấp khoảng hơn 3 lần. Tuy nhiên, giá trị này đã thay đổi trong
giai đoạn 10 năm vừa rồi, khi sản lượng điều sụt giảm và hồ tiêu tăng nhanh. Đến năm
2008, hai giá trị này đã gần như ngang bằng nhau, sản lượng điều đạt 260.3 nghìn tấn,
sản lượng hồ tiêu là 255.4 nghìn tấn. Có sự thay đổi như vậy là do ngành điều chọn
giảm sản lượng để tăng chất lượng, đẩy mạnh chế biến sâu và phát triển thị trường nội
địa.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1200
1000
800
600
400
200
0
2008

2009

2010

2011

Điều

2012

Cao su

2013
Cà phê

2014

2015

Chè


Hồ Tiêu

2016

2017

2018

Hình 5. Diện tích gieo trồng cây lâu năm của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
(đơn vị: nghìn ha)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Cũng tương tự với sản lượng, trong quá trình phát triển 10 năm, diện tích gieo
trồng của các cây lâu năm cũng theo xu hướng tăng. Tuy nhiên cây cà phê mang lại
sản lượng nhiều nhất nhưng khơng có diện tích gieo trồng cao nhất, chỉ xếp vị trí thứ 2
sau cao su. Diện tích gieo trồng cao su cao nhất năm 2015 đạt hơn 985.6 nghìn ha và
giảm nhẹ từ 2016 trở đi do việc mở rộng quỹ đất đô thị hóa ở Tây Ngun. Diện tích
gieo trồng cà phê tăng cùng với sự tăng của sản lượng. Sau 10 năm đã mở rộng thêm
hơn 150 nghìn ha gieo trồng. Diện tích của cây điều cũng giảm theo việc giảm sản
lượng tăng chất lượng của ngành, năm 2008, diện tích gieo trồng là vượt mức 400
nghìn ha, đến năm 2018 chỉ cịn 301 nghìn ha, giảm hơn 25%. Với hai cây chè và hồ
tiêu, từ năm 2015 về trước, diện tích trồng chè luôn cao hơn hồ tiêu, tuy nhiên sau khi
đạt mức xấp xỉ nhau năm 2016 thì hồ tiêu đã vượt qua chè, đạt diện tích gieo trồng cao
nhất trong 10 năm 149.9 nghìn ha.

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Giá cà phê trong nước giai đoạn 2008 - 2018
50000
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


2017

2018

Hình 6. Giá cà phê trong nước giai đoạn 2008-2018 (đơn vị: VND)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong 10 năm, từ 2008 – 2018, giá cà phê trong nước đạt mức cao nhất, gần
45.000 VNĐ/kg, tăng mạnh so với năm 2015 là 35%. Có sự biến động như vậy là so
xu hướng tăng giá của thế giới và do thời tiết khô hạn tại nhiều vùng trồng cà phê chủ
chốt trên thế giới sụt giảm.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2500

2000

1500

1000

500

0
2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Hình 7. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2008-2018
(đơn vị: USD/tấn)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Tuy giá cà phê trong nước năm 2016 cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2018
nhưng giá xuất khẩu cao nhất là năm 2017 đạt 2279.2 USD/tấn tăng 23.9% so với
cùng kỳ năm trước. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất
của Việt Nam trong năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 12,7%. Các thị trường
có giá trị xuất khẩu cà phê trong năm 2017 tăng mạnh là: Ấn Độ (13,3%) và Italia

(10,6%).
Ở Việt Nam, cây cà phê được nhập và trồng từ hơn 100 năm nay, đã và đang là
sản phẩm xuất khẩu “ xương sống “ của nước ta, đóng góp lớn trong tổng kim ngạch
xuất khẩu nổng sản của Việt Nam. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu,
Việt Nam đã vượt Colombia trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới chỉ sau
Brazil.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×