Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG sự cố của CÔNG TY TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA gây RA CHO môi TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.89 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
************

TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG SỰ CỐ CỦA CÔNG TY TNHH GANG THÉP
HƯNG NGHIỆP FORMOSA GÂY RA CHO MƠI TRƯỜNG BIỂN
MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Linh Chi
Vương Thu Hà
Nguyễn Ngọc Bích
Vũ Thị Việt Phương
Phạm Thị Duyên

1814410028
1814410071
1814410019
1814410181
1814410055

Lớp: KTE404(20192).1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Minh Nguyệt



Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2020
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 4
NỘI DUNG........................................................................................................................ 6
I.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................................6
1. Một số khái niệm......................................................................................................6
1.1.

Môi trường........................................................................................................6

1.2.

Sự cố môi trường.............................................................................................10

1.3.

Sự cố môi trường biển.....................................................................................11

2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của sự cố môi trường biển Formosa và khoảng
trống nghiên cứu...........................................................................................................11
2.1.


Tổng quan nghiên cứu về sự cố Formosa........................................................11

2.2.

Khoảng trống nghiên cứu................................................................................13

II. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM:..14
1. Tổng quan về công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). .14
1.1.

Giới thiệu khái quát về công ty........................................................................14

1.2.

Các sai phạm và sự cố mà công ty từng gây ra................................................14

2. Các ảnh hưởng đến nền kinh tế của sự cố tràn dầu đối với môi trường biển miền
trung:............................................................................................................................16
2.1.

Thời gian gây ra ô nhiễm:................................................................................16

2.2.

Nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường...................................16

2.2.1.

Nguyên nhân:............................................................................................16


2.2.2.

Phạm vi và mức độ ô nhiễm:....................................................................17

2.3.

Ảnh hưởng đến môi trường:............................................................................18

2.4.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế..............................................................................19

2.4.1.

Ảnh hưởng đến việc làm của người lao động............................................19

2.4.2.

Ảnh hưởng đến GDP của Việt Nam..........................................................22

2.4.3.

Ảnh hưởng đến các ngành nghề kinh tế....................................................24
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Những động thái của công ty sau sự cố tràn dầu đối với môi trường biển khu vực

miền Trung Việt Nam...................................................................................................28
3.1.

Đối với công ty................................................................................................28

3.2.

Đối với người dân thuộc vùng biển bị ảnh hưởng...........................................30

III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRƯỚC SỰ CỐ CỦA CÔNG TY
TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA GÂY RA CHO MÔI TRƯỜNG
BIỂN MIỀN TRUNG CỦA VIỆT NAM.........................................................................31
1. Đối với công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.......................31
2. Đối với người dân của các tỉnh ven biển bị ảnh hưởng..........................................32
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................35

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trái đất được bao phủ bởi khoảng 71% diện tích là biển và đại dương. Biển là một thành
phần rất quan trọng đối với các quá trình tự nhiên, các hoạt động sản xuất và phát triển
của con người. Tuy nhiên biển trên thế giới hiện nay lại đang đứng trước nạn ô nhiễm
nặng nề. Ở châu Á, gần 90% lượng nước thải được đổ thẳng xuống biển mà khơng qua
xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển (theo Báo cáo về
các biện pháp ngăn chặn ơ nhiễm mơi trường biển của chương trình môi trường LHQ

(UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10. Hơn
60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các
chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song
kết quả đạt được vẫn chưa bù đắp được những thiệt hại do ô nhiễm mơi trường biển gây
ra. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi các quốc gia đó. Do đó ơ nhiễm biển cũng là vấn đề
quan trọng, đáng chú ý của quốc gia hiện nay.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thì không thể nào tránh khỏi những sự cố môi trường
không đáng có xảy ra do một số doanh nghiệp khơng áp dụng những ứng dụng khoa học
kỹ thuật hiện đại trong việc xử lý các chất thái công nghiệp. Trong đó xả thải gây ơ
nhiễm mơi trường biển cũng là một trong những hậu quả của tác nhân đó. Chính vì vậy
mà cần phải có một chế tài nghiêm khắc để xử lý những hành vi làm tổn hạn không chỉ
đến mơi trường và cịn ảnh hưởng đến kinh tế của quốc gia.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tập trung nghiên cứu những tác động của sự cố môi trường biển gây thiện hại
lớn cho 4 tỉnh miền Trung của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
(FHS) gây nên đồng thời đánh giá được những phương án giải quyết của Công ty
Formosa Hà Tĩnh đối với nhân dân bị thiệt hại tại 4 tỉnh miền Trung nói riêng và mơi
trường biển Việt Nam nói chung cũng như những chính sách thắt chặt trong quản lý mơi
trường của Nhà nước Việt Nam.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phạm vi nghiên cứu: khu vực bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển do công ty TNHH
gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) gây nên cụ thể là 4 tỉnh miền Trung từ
Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá kết quả.
 Điều tra nghiên cứu tổng hợp dữ liệu để đưa ra những phương pháp giải quyết

Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài tiểu luận được chia làm 3 chương chính cùng với lời mở đầu, nội dung, phần kết luận
và tài liệu tham khảo

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG
I.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Một số khái niệm
1.1. Môi trường
a, Khái niệm
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều
3, chương 1 Luật Bảo vệ môi trường – 2005)
b, Thành phần của môi trường
Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố
hữu sinh và vơ sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường.
Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần mơi trường có thể chia ra 5 quyển sau đây.
- Khí quyển: khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 - 100 km. Khí
quyền là bộ phận quan trọng của mơi trường, nó được hình thành sớm nhất trong q
trình kiến tạo trái đất.
- Thạch quyển: Địa quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 - 60 km tính từ mặt đất
và độ sâu từ 0 - 20km tính từ đáy biển. Người ta gọi đó là lớp vỏ trái đất. Thạch quyển
chứa đựng các yếu tố hoá học, như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu

cơ. Thạch quyển là cơ sở cho sự sống.
- Thuỷ quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong khơng khí, trong đất, trong
ao hồ, sơng, biển và đại dương. Nước cịn ở trong cơ thể sinh vật. Nước là thành phần
môi trường cực kỳ quan trọng, con người cần đến nước không chỉ cho sinh lý hàng ngày
mà còn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi.
- Sinh quyển: Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận
của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo nên mơi trường sống của các cơ thể sống.
Ví dụ các vùng rừng, ao hồ, đầm lầy, nơi đang tồn tại sự sống. Sinh quyển có các thành

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Đặc trưng cho
hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng.
- Trí quyển: Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, do bộ não người ngày càng
hồn thiện nên trí tuệ con người ngày càng phát triển, nó được coi như công cụ sản xuất
chất xám đã tạo nên một lượng vật chất to lớn, làm thay đổi diện mạo của hành tinh
chúng ta. Chính vì vậy, ngày nay người ta thừa nhận sự tồn tại của một quyển mới, là trí
quyển (Noosphere), bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có tác động của trí tuệ con
người. Trí quyển là một quyển năng động.
Sự phân chia cấu trúc của môi trường thành các quyển trên đây cũng rất tương đối. Thực
ra trong lịng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của quyển khác, chúng bổ sung
cho nhau rất chặt chẽ.
c, Bản chất hệ thống của môi trường
Các định nghĩa mơi trường nêu trên, tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành phần
môi trường v.v…, nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môi trường và mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên.
Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được

hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, mơi trường mang đầy đủ những đặc trưng của
hệ thống.
Những đặc trưng cơ bản của hệ thống mơi trường là:
- Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp
Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp
thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi
phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Cơ cấu của hệ môi trường được thể
hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể
phân hệ mơi trường ra vô số phân hệ. Tương tự như vậy, theo thứ bậc (quy mơ) người ta
cũng có thể phân ra các phân hệ từ lớn đến nhỏ. Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các
phần tử cơ cấu của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ
thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất - năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn
tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cơ cấu của hệ môi trường đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy
giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó.
- Tính động
Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc, trong
quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kì một sự
thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ lại có xu
hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của q trình vận động và phát triển của
hệ mơi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách
là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức
thực tiễn của con người.
- Tính mở
Mơi trường, dù với quy mơ lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dịng

vật chất, năng lượng và thơng tin liên tục "chảy" trong không gian và thời gian (từ hệ lớn
đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này sang trạng thái khác,
từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v…). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những
thay đổi từ bên ngồi, điều này lý giải vì sao các vấn đề mơi trường mang tính vùng, tính
tồn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng
đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa,
trơng rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
- Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh
Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, giới sinh vật)
hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động
của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngồi theo quy luật tiến
hoá, nhằm hướng tới trạng thái ổn định. Đặc tính cơ bản này của hệ mơi trường quy định
tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết
căn bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi
của các tài nguyên sinh vật đã suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai cây xanh,
nuôi trồng thuỷ và hải sản, v.v…)
d, Phân loại môi trường
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Theo chức năng
+ Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngồi ý muốn
của con người như khơng khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật…
Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài ngun tự nhiên cho ta như khơng khí để
thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu
thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng
khả năng sinh lý của con người.

+ Môi trường xã hội:
Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội
các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức
tơn giáo, tổ chức tồn thể… Mơi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo
một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho
cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
+ Môi trường nhân tạo
Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện
nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị,
công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí v.v…
- Theo quy mơ:
Theo quy mô chủ yếu người ta phân loại môi trường theo khơng gian địa lý như mơi
trường tồn cầu, mơi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng, môi trường
địa phương.
-Theo mục đích nghiên cứu sử dụng
+ Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cả các nhân tố
tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài ngun thiên
nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các quan hệ xã hội… tức là gắn liền
việc sử dụng tài nguyên với chất lượng môi trường.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa hẹp: Môi trường theo nghĩa hẹp thường chỉ
xét tới những nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của
con người.
- Theo thành phần

+ Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra:
 Mơi trường khơng khí
 Mơi trường đất
 Môi trường nước
 Môi trường biển
+ Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra:
 Mơi trường thành thị
 Mơi trường nơng thơn
Ngồi 2 cách phân loại trên có thể cịn có các cách phân loại khác phù hợp với mục đích
nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dù bất cứ cách
phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi trường là tất cả
những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
e, Vai trò của môi trường đối với con người
Đối với một cá thể con người, cũng như đối với cộng đồng con người và cả xã hội lồi
người, mơi trường sống có ba chức năng:
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản
xuất của mình.
- Mơi trường là khơng gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên.
1.2. Sự cố môi trường
a, Khái niệm
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi

của tự nhiên, gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
b, Phân loại
- Sự cố môi trường tự nhiên
- Sự cố môi trường nhân tạo
c, Nguyên nhân
Sự cố mơi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa
đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phịng;
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dị, khai thác và vận chuyển khống sản, dầu khí, sập hầm
lị, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hố
dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế
nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
1.3. Sự cố mơi trường biển
- Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây
ô nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường biển nghiêm trọng; cụ thể gây thiệt hại mạnh
tới nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.
2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của sự cố môi trường biển Formosa và
khoảng trống nghiên cứu.
2.1. Tổng quan nghiên cứu về sự cố Formosa
Sự cố FORMOSA năm 2016 đã khiến môi trường biển khu vực miền Trung bị ô nhiễm
nghiêm trọng trên diện rộng. Một nguồn thải lớn từ khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) có
chứa các hạt keo sắt dưới dạng mixel hấp phụ các độc tố như phenol, xyanua, kim loại
nặng, hydrocacbon thơm đa vòng… di chuyển theo dòng hải lưu gây nên hiện tượng cá
chết hàng loạt. Kết quả quan trắc cho thấy, tại thời điểm xảy ra sự cố, môi trường nước
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



biển và trầm tích khu vực ven bờ và gần bờ tại 4 tỉnh bị ô nhiễm đối với một số thông số
như sắt, phenol, amoni... (Nguyễn Văn Tài, 2016).
Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên
Huế sau ảnh hưởng của sự cố Formosa năm 2016 Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Tiến
Dũng, Dương Ngọc Phước. Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá mức độ phục hồi sinh kế
khai thác biển của ngư hộ sau 2 năm kể từ sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra
vào tháng 4 năm 2016. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 210 hộ khai thác thủy sản
ở 3 xã đại diện cho vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy sự cố ô
nhiễm môi trường biển đã khiến ngư hộ buộc ngừng khai thác trong 4,8 tháng, giảm khai
thác trong 3,9 tháng, sản lượng khai thác giảm bình quân 6,7 kg/chuyến đi, tương đương
tổn thất bình quân 1.368 kg thủy sản/hộ trong giai đoạn khủng hoảng. Sinh kế khai thác
biển có dấu hiệu phục hồi sau 2 năm từ thời điểm xảy ra khủng hoảng, khi phục hồi vốn
đầu tư đạt 77,37%, phục hồi sản lượng 73,5%, phục hồi thu nhập từ khai thác thủy sản
đạt 65,74%. Nghiên cứu cũng cho thấy ngư hộ đã đưa ra nhiều giải pháp trong và sau giai
đoạn khủng hoảng, trong đó 42,86% ngư hộ cho rằng nhận tiền đền bù là giải pháp hữu
ích nhất để đối phó với khủng hoảng, một số ít ngư hộ đã thích ứng với sinh kế mới như
khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm phá, trong khi khoảng 20% ngư hộ áp dụng biện
pháp chuyển đổi sinh kế khi cho thành viên gia đình di cư lao động hoặc xuất khẩu lao
động. Nhìn chung, các biện pháp đến từ Nhà nước và người dân vẫn chưa hiệu quả để
phục hồi sinh kế cho ngư dân. Để làm điều này cần thiết phải có nhiều giải pháp cụ thể
cũng như thời gian để phục hồi hoàn toàn sinh kế khai thác thủy sản cho ngư dân ven
biển Thừa Thiên Huế.
GVHD Phạm Xuân Hùng HVTH Ngô Quang Minh với “Nghiên cứu sự thay đổi về việc
làm và thu nhập của ngư dân sau sự cố môi trường biển Formosa tại thị trấn Cửa Tùng,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”: Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đưa ra được các
số liệu minh chứng cho những tác động tiêu cực của sự cố môi trường biển làm thay đổi
về việc làm và thu nhập của người lao động trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng. Theo đó, mặc
dù người lao động khơng rơi vào tình trạng thất nghiệp nhưng tình trạng thiếu việc làm

diễn ra ngày càng phổ biến. Từ những mặt ảnh hưởng tiêu cực của sự cố môi trường biển
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


FOMASA đến công việc và thu nhập của người lao đồng trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng
trong 2 năm vừa qua, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho liên quan đến chuyển đổi
nghề nghiệp cho người lao động thơng qua việc hồn thiện cơng tác đào tạo nghề và nâng
cao chất lượng công tác đào tạo nghề. Xây dựng cơ chế phối hợp thực chất, hiệu quả giữa
các bộ ngành, địa phương, huy động các nguồn lực ứng phó với thảm họa. Để tiếp tục
giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến sự cố môi trường biển, các Bộ, ngành Trung ương
và các địa phương cần khẩn trương rà soát, đánh giá đầy đủ các tác động, ảnh hưởng và
hậu quả của sự cố môi trường biển.
“Sự cố môi trường biển Miền Trung và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao
động: Nghiên cứu trường hợp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý: Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm đánh giá
tác động của sự cố môi trường biển Miền Trung đến việc làm và thu nhập của lao động bị
ảnh hưởng trực tiếp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân
tích chỉ ra rằng sự cố môi trường biển đã làm cho nhiều lao động trong lĩnh vực nuôi
trồng thuỷ sản, đánh bắt thủy sản và kinh doanh dịch vụ rơi vào cảnh thiếu việc làm, thất
nghiệp và giảm thu nhập. Tuy nhiên, đa số lao động được hỏi đều không mong muốn
chuyển đổi nghề nghiệp, mà tiếp tục duy trì chiến lược sinh kế cũ. Vì vậy, chúng tơi cho
rằng chính sách hỗ trợ người dân sớm phục hồi các hoạt động sinh kế mà họ đã làm trước
đây là những ưu tiên hàng đầu.
2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Sự cố môi trường Formosa gây ảnh hưởng khơng chỉ tại nơi mà nó xảy ra mà còn ảnh
hưởng trên diện rộng đến địa phương lân cận và gây thiệt hại nặng nề không chỉ cho chất
lượng mơi trường mà cịn đến sản lượng kinh tế và gây ra các vấn đề cho xã hội. Việc
đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Formosa đến kinh tế - xã hội đã được cơng

bố trong nhiều cơng trình nghiên cứu, nhưng hầu hết trên quy mô nhỏ và cho địa phương
cụ thể và từng địa phương cụ thể, chưa có các nghiên cứu, đánh giá tổng thể và chi tiết
cho toàn bộ vùng biển miền Trung và cả nền kinh tế nước ta. Các nghiên cứu về tác động
của sự cố Formosa ở Việt Nam nói chung cịn riêng lẻ, chưa thống nhất, chưa có những
nghiên cứu chuyên sâu đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến toàn diện trên diện
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


rộng, trong khi tác động của nó là vơ cùng lớn, nghiêm trọng và trực tiếp đến toàn bộ
vùng biển miền Trung và cả nền kinh tế nước ta.
II.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM:

1. Tổng quan về công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS)
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
Formosa Vũng Áng là một công ty nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Formosa
có tên chính thức là Cơng ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi
nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan.
Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương bắt
đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD (công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở
giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu tấn/năm ở giai đoạn
II).
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và
diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền
thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê.
FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và

mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất xi măng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện
và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các
khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong cơng nghiệp như oxy, nitơ...; chế tạo, gia
công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than
cốc, hắc ín, dầu thơ nhẹ và kinh doanh bất động sản.
1.2. Các sai phạm và sự cố mà công ty từng gây ra


Ngày 11 tháng 7 năm 2014, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ra thông báo không đồng ý đề

xuất xây miếu thờ. Tuy nhiên, phía Formosa vẫn tiếp tục xây miếu thờ trong dự án và đã
hồn tất phần thơ. Cuối cùng cũng chấp nhận tháo dỡ.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




Ngày 25 tháng 3 năm 2015, một vụ sập giàn giáo đã xảy ra tại đây khiến 13 người

tử vong tại chỗ.


Ngày 8 tháng 12 năm 2015, Formosa Vũng Áng xây tòa tháp "biểu tượng tinh

thần" cao 32m nhưng chưa được cấp phép.


Ngày 25 tháng 4 năm 2016, thợ lặn Lê Văn Ngẩy (46 tuổi) tử vong sau khi lặn


vùng nước bị ô nhiễm tại khu vực này.


Nghi vấn xả thải ra biển:

Vào tháng 4 năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi dạt vào
bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).  Hiện tượng này sau đó lan ra vùng biển Quảng
Bình, Quảng Trị, Huế. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết.
Nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng trên là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại
khu kinh tế Vũng Áng xả thải gây độc. Qua phân tích, cả nước biển lẫn nước đầm Lăng
Cô (Huế) đều bị ô nhiễm, nồng độ PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số
cho phép, làm tăng độ pH trong nước, nhiều khả năng đây là nguyên nhân làm cá chết
hàng loạt. Ngồi ra tảo biển phát triển mạnh, cộng với khí độc ở đáy lồng khiến cá
thiếu oxy. Từ kết quả phân tích, khả năng cá chết do dịch bệnh đã được loại bỏ.
Ngày 25 tháng 4 năm 2016, ơng Hồng Giật Thun - GĐ Phịng An tồn Vệ sinh mơi
trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam - cho biết, Cty Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng,
Hà Tĩnh) có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016. Điều đáng
nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà theo đánh giá của các nhà khoa học là thuộc
dạng "độc và cực độc".
Trả lời báo chí, Formosa thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận
khơng thơng báo cho chính quyền khi súc rửa “vì khơng biết quy định này”.


Formosa xả thải trên bờ:

Hàng chục tấn chất thải của Công ty Formosa chôn lấp trái phép tại bãi rác thị trấn Thiên
Cầm, huyện Cẩm Xuyên vào tháng 5/2015. Bãi rác của thị trấn Thiên Cầm chỉ được phép
thu gom rác thải sinh hoạt ở 6 - 7 xã thuộc địa bàn huyện Cẩm Xuyên để xử lý. Do vậy,
15


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trước việc Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái Thiên Cầm chở chất thải là mẫu bùn bánh được
lấy từ xưởng xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty Formosa Hà Tĩnh về thì dù độc hại
hay khơng cũng là sai phạm.
Ngày 13-7, ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết Công ty môi trường
đô thị Kỳ Anh đã tiếp nhận, vận chuyển xử lý 267,83 tấn bùn từ Công ty Formosa, được
chôn lấp ở trang trại tại phường Kỳ Trinh, Kỳ Anh. ông Lê Quang Hịa, giám đốc cơng ty
cam kết tồn bộ chất thải này được chơn lấp ở trang trại, khơng có điểm nào khác.
Formosa đã thừa nhận việc ký hợp đồng xử lý chất thải với Công ty môi trường đô thị thị
xã Kỳ Anh là sai phạm vì cơng ty này khơng có chức năng xử lý chất thải cơng nghiệp.
Chiều ngày 28/7/2016, người dân địa phương phát hiện 4 xe tải đang đổ trộm chất thải
của Formosa gần khu dân cư, thuộc tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ
Anh (Hà Tĩnh). Được biết, sau khi bị nhà máy xử lý chất thải Phú Hà từ chối, Chủ tịch
UBND thị xã Kỳ Anh đã chỉ đạo: Cho xe đổ tạm chất thải ngay gần nhà dân tại phường
Kỳ Trinh.
2. Các ảnh hưởng đến nền kinh tế của sự cố tràn dầu đối với môi trường biển miền
trung:
2.1. Thời gian gây ra ô nhiễm:
Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa đề cập đến hiện
tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm
2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Ngày 30 tháng
6 năm 2016, Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo, cơng bố ngun nhân cá chết. Ngày
17 tháng 5 năm 2018, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Y tế khẳng định đến thời điểm
hiện tại, chất lượng thủy hải sản, bao gồm cả hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn.
2.2. Nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường
2.2.1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp

Formosa vượt quá nồng độ cho phép. Nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải
sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.
Ngay sau khi xảy ra sự cố cá chết hàng loạt, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối
hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy
động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước tổ
chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế, xác
định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như
Phenol, Xyanua,… kết hợp với hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel),
có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dịng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc - Nam từ Hà
Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đây là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng
loạt, nhất là ở tầng đáy.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Đồn kiểm tra liên ngành về bảo vệ mơi
trường và tài nguyên nước, phát hiện Công ty Formosa Hà Tĩnh có một số hành vi vi
phạm; xác định những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm dẫn đến nước
thải từ Cơng ty xả ra biển có chứa các độc tố Phenol, Xyanua, Hydroxit Sắt vượt quá mức
cho phép. Formosa đã phải thừa nhận 53 sai phạm, trong đó có sai phạm lớn như tự ý
chuyển đổi cơng nghệ luyện cốc từ dập cốc khơ (dùng khí trơ) sang thải ướt (dùng nước).
Formosa đã không xây lắp bể lọc cho trạm xử lý nước thải sinh hóa như cam kết họ đã chấp
nhận trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Từ các căn cứ nêu trên, các bộ ngành, cơ quan chức năng có liên quan đã thẩm định kỹ
lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong, ngoài nước và kết luận: Những vi phạm và sự
cố trong q trình thi cơng, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa
Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất
thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong tháng 4 năm 2016.

2.2.2. Phạm vi và mức độ ô nhiễm:
Sau 4 tháng xảy ra sự cố, Bộ TN&MT đã công bố kết quả quan trắc, đánh giá, xác định
mức độ, phạm vi ô nhiễm mơi trường và suy thối hệ sinh thái biển tại vùng biển 4 tỉnh
miền Trung. Kết quả đánh giá về chất lượng môi trường nước biển cho thấy, hầu hết các
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, chỉ cịn một số khu vực thuộc vùng biển
Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế có giá trị thơng số sắt ở tầng đáy vượt ngưỡng cho
phép của QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia); chất lượng trầm tích biển đã nằm trong
giới hạn quy định; màng bám hệ keo sắt hấp phụ các độc tố phenol, xyanua... vẫn còn
hiện tượng lớp màng màu vàng dưới đáy biển, tuy nhiên lớp màng bám này đã giảm
nhiều so với thời điểm tháng 4 và tháng 5/2016; các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và
nguồn lợi hải sản đã có dấu hiệu phục hồi. Từ tháng 9/2016 đến nay, kết quả quan trắc
chất lượng nước biển do Sở TN&MT 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế thực hiện
tại 19 bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh với tần suẩt 2 tuần/lần cho thấy chất lượng nước biển tại
các vị trí nêu trên vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Ngay sau khi Bộ TN&MT công bố về chất lượng môi trường biển, ngày 20/9/2016, Bộ Y
tế đã công bố báo cáo về chất lượng hải sản, theo đó khẳng định các chỉ số xyanua, thủy
ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt đều nằm trong giới hạn cho phép; riêng đối với hơn
100 mẫu hải sản ở tầng đáy vẫn phát hiện có phenol. Kết luận dựa trên kết quả nghiên
cứu được triển khai quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày, ở tất cả các
cảng cá, gị cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm ni tại 4 tỉnh miền Trung. Để đảm bảo an
toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế khuyến nghị người dân khơng sử dụng các loại
hải sản tầng đáy trong vịng 20 hải lý. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan liên
quan và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm 4 tỉnh miền Trung tiếp tục giám sát chặt chẽ
vệ sinh an toàn thực phẩm hải sản.
2.3. Ảnh hưởng đến môi trường:

Sự cố Formosa “xếp đầu bảng” các vụ ô nhiễm môi trường nổi cộm năm 2016:
Năm 2016 cũng có nhiều vụ cá chết ở sơng hồ khắp ba miền Việt như: Vụ gây ô nhiễm
trên sơng Bưởi (Thanh Hóa) do nhà máy mía đường Hịa Bình (tỉnh Hịa Bình); vụ gây ơ
nhiễm bước sơng Cẩm Đàn, Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) được xác định do nước thải
trong q trình tuyển luyện khống sản có chứa bùn thải và nhiều chất độc của Công ty
cổ phần tập đồn khống sản Á Cường chưa được xử lý; vụ cá chết diện rộng tại hồ Tây,
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hà Nội xảy vào tháng 10/2016… Trong đó, sự việc Cơng ty TNHH Gang thép Hưng
nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung (Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) xếp đầu tiên trong danh mục các vụ gây
ô nhiễm môi trường nổi cộm.
Sự cố ô nhiễm môi trường làm hải sản chết hàng loạt vùng biển ven bờ các tỉnh miền
Trung là sự cố môi trường biển nghiêm trọng nhất, lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng ở
nước ta, lúc đầu việc ứng phó sự cố có nhiều lúng túng, chưa hiệu quả. Bộ TN&MT đã
triển khai chương trình khảo sát, điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh ven
biển miền Trung; trong đó tiến hành khảo sát tại 36 tuyến vng góc với đường bờ biển,
với tổng số 146 điểm khảo sát, tổng chiều dài các tuyến khảo sát khoảng 348 km.
Chương trình điều tra, đánh giá ơ nhiễm môi trường biển thực hiện đối với các thành
phần: môi trường nước (tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy); trầm tích, sinh vật phù du, sinh
vật đáy, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển và mẫu mảng bám keo tụ trên san hô,
các nền đáy cứng thơng qua các nhóm quan trắc khảo sát trên biển, thợ lặn vùng đáy biển,
ghi hình, quay phim hệ sinh thái biển. Chương trình đã được triển khai để cung cấp thêm
thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường biển tại 4 tỉnh và trên cơ sở đó tiến hành
các biện pháp xử lý ô nhiễm và phục hồi các hệ sinh thái biển
Sau khi kiểm tra và đánh giá, kết quả là sự cố ô nhiễm môi trường biển làm  cá chết tại 4
tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại

mơi trường biển, ngồi ra cịn về lâu dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên
có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi
thủy sản khu vực, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của dân., hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
2.4. Ảnh hưởng đến nền kinh tế
2.4.1. Ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
Sau sự cố môi trường diễn ra, việc làm của người làm động các vùng ven biển miền trung
ít nhiều chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ việc làm chịu ảnh hưởng khác nhau theo thời
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gian và theo từng địa điểm. Sự ảnh hưởng này thể hiện khi mà ở những khu vực chịu ảnh
hưởng của sự cố Formosa với mức độ khác nhau thì việc làm của người lao dộng cũng
chịu ảnh hưởng khác nhau.
Thống kê bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 24.400 người dân bị ảnh hưởng từ thảm họa của
Formosa, trong đó hơn 15.000 người là trực tiếp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, còn lại
là kinh doanh thuỷ sản và dịch vụ hậu cần 1.000 người, dịch vụ nhà hàng khách sạn gần
700 người, sản xuất muối 428 người.
Còn các địa phương khác bị ảnh hưởng của Formosa như tỉnh Quảng Bình tác động nặng
nề, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,1%, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng không lớn lắm, tỉnh Thừa
Thiên Huế có hơn 7.000 hộ dân, 33.000 người bị ảnh hưởng do cá chết, TP. Đà Nẵng bị
ảnh hưởng nhẹ.
Theo Tổng cục Thống kê, con số thất nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh tăng vì ảnh hưởng và chịu
tác động trực tiếp. Đến hết ngày 30/8/2016, tỉnh này đã bố trí được gần 15.400 người đi
xuất khẩu lao động nước ngồi để giải quyết việc làm và giảm khó khăn. Kế hoạch dự
kiến, trong thời gian tới con số người đi lao động nước ngoài sẽ tăng lên 17.300 người,
trong đó sang làm các cơng việc đánh bắt thủy sản tại Hàn Quốc là 7.000 người.
Ngoài ra sau khi sự cố xảy ra thời gian làm việc của người lao động cũng thay đổi đáng

kể. Thời gian làm việc không chỉ thay đổi số giờ trên ngày mà còn thay đổi số ngày làm
việc trong tháng và số tháng làm việc trong năm.

Số tháng/năm
Trước
Nuôi trồng
thủy sản

6

Số ngày/tháng

Số giờ/ ngày

Sau

Trước

sau

Trước

Sau

5

29

27


6

7

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đánh bắt
thủy sản

7

4

18

11

7

5

6

4

30


28

8

7

Kinh
doanh dịch
vụ

Bảng 1. Thời gian làm việc của lao động trước và sau sự cố môi trường biển
( nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Theo như bảng 1 trên thời gian làm việc thay đổi tuy không đồng đều ở các lĩnh vực tuy
nhiên nhìn chung ở hầu hết các lĩnh vực người lao động đều có thời gian làm việc giảm
so với trước khi có sự cố. Với ngành nuôi trồng thủy hải sản và kinh doanh dịch vụ giảm
nhẹ, tuy nhiên ngành đánh bắt thủy sản giảm mạnh nhất từ 7 tháng/năm xuống còn 4
tháng/ năm, giảm 3 tháng so với trước. Do ô nhiễm nguồn biển nặng nề tại các tỉnh này
mà cá và cá thủy hải sản khác chết hàng loạt, nhiều người còn ngộ độc khi ăn thủy sản
tại đây, do vậy việc đánh bắt khai thác hải sản tại vùng nước ô nhiễm này giảm mạnh.
Không chỉ dừng lại ở số thời gian lao động giảm hay tình trạng thất nghiệp tăng cao mà
thu nhập bình quân của người lao động ở các vùng này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Thời gian

Giảm mạnh

Giảm nhẹ

Không đổi


Sau sự cố 1 tuần

22,7%

36%

41,3%

Sau sự cố 1 tháng

64%

35%

0%

Sau sự cố 3 tháng

92%

8%

0%

Sau sự cố 6 tháng

93,3%

6,7%


0%

Sau sự cố 9 tháng

78,8%

20%

1,3%

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sau sự cố 1 năm

70,7%

25,7%

2,7%

Bảng 2: Mức độ thay đổi thu nhập của lao động sau sự cố môi trường biển theo thời
gian
Từ bảng 2 trên ta quan sát được thấy rằng sau sự cố được công bố một tuần, thu nhập của
người dân vẫn chưa có thay đổi đáng kể, tỉ lệ thu nhập giảm nhẹ là 36% và không đổi là
41,3%, vẫn giữ ở mức cao do lúc này người dân vẫn chưa nắm rõ được tình hình ô nhiễm
và nguy hại của thủy hải sản tại nơi đây nên mức tiêu thụ của người tiêu dùng và đánh bắt
của người lao động vẫn chưa có thay đổi lớn. Tuy nhiên có thể thấy rõ được hậu quả mà

sự cố ô nhiễm này gây ra từ 1 tháng đến 6 tháng sau đó. Khơng cịn thu nhập ổn định như
trước đây nữa, thu nhập giảm mạnh tăng liên tục từ 64% đến 93,3%, từ đó cho thấy hầu
hết người lao động quanh khu vực ô nhiễm thu nhập đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Phải
đến tận khi nhà nước đưa ra những giải pháp cụ thể sau sự cố 9 tháng đến 1 năm thì thu
nhập của người lao động mới có sự cải thiện.
Sự cố xả thải gây ô nhiễm nguồn nước biển của công ty Formosa Hà Tĩnh ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống người dân, đảo lộn công việc của người lao động sống quanh các
vùng biển chịu ảnh hưởng này. Các bẳng số liệu trên chỉ ra rằng sự cố môi trường biển
Miền Trung đã tác động tiêu cực đến sự thay đổi về việc làm và thu nhập của người lao
động bị ảnh hưởng trực tiếp ở các tỉnh miền Trung. Nhiều lao động rơi vào tình trạng
thiếu việc làm và thất nghiệp nghiêm trọng; và điều này như một hậu quả, thu nhập của
hầu hết lao động được khảo sát giảm rất mạnh.

2.4.2. Ảnh hưởng đến GDP của Việt Nam
Sự cố xả thải của công ty Formosa đã làm giảm 0.3% GDP của Việt Nam năm 2016.
Biểu đồ dưới đây cho thấy GDP Việt Nam năm 2016:

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
7
6
5
4
3
2
1

0
QUÝ I

QUÝ II

QUÝ III

QUÝ IV

GDP Việt Nam Năm 2016
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được GDP Việt Nam vẫn tăng đều theo các quý tuy nhiên GDP
vẫn thấp hơn nhiều do với cùng kì năm ngối. Tăng trưởng ngành nơng nghiệp 9 tháng
đầu năm 2016 chỉ đạt 0,65%, thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Điều này đã kéo GDP cả
nước xuống 5,93%. GDP cả nước vẫn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định với tốc độ
tăng GDP của quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78% và ước
tính quý III tăng 6,40%) song GDP 9 tháng năm 2016 vẫn thấp hơn nhiều so với mức
tăng 6,53% của cùng kỳ năm 2015.
Một trong những nguyên nhân suy giảm tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp là sự cố môi
trường biển khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. Sự cố này khiến ngư dân phải
tạm dừng đánh bắt ở vùng ven bờ, sản lượng khai thác thủy sản các địa phương giảm
bình qn trên 20%. Cụ thể, sự cố mơi trường biển xảy ra cuối tháng 4 tại vùng biển các
tỉnh Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) gây ra hiện
tượng cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng; ngư dân phải tạm dừng
đánh bắt ở vùng ven bờ và vùng lộng nên sản lượng thủy sản khai thác của các địa
phương giảm mạnh. Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng so với cùng kỳ năm trước của
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Hà Tĩnh giảm 3,66 nghìn tấn (giảm 14,4%); Quảng Bình giảm 6,0 nghìn tấn (giảm
13,4%); Quảng Trị giảm 4,8 nghìn tấn (giảm 27,1%); Thừa Thiên - Huế giảm 7,2 nghìn
tấn (giảm 23,9%). Khai thác thủy sản 4 tỉnh này mặc dù khơng phải q lớn song cũng có
ảnh hưởng nhất định đến đời sống và tăng trưởng kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ này
cũng như toàn nền kinh tế.
2.4.3. Ảnh hưởng đến các ngành nghề kinh tế
a) Ngành nông nghiệp
Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600
tấn/tháng; diện tích ni tơm bị chết hồn tồn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống
và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha ni tôm thâm
canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm
chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha ni tơm bị chết rải rác.
Ngồi ra, có 1.613 lồng ni cá bị chết (khoảng 30.000m 3), tương đương 140 tấn cá; có
6,7 ha diện tích ni ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha ni cua bị chết do
sự cố môi trường.
Giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10% - 20% so với cùng kỳ năm 2015;
việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Cụ
thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý có giá bán giảm 30% -50%; sản phẩm khai thác
trong 20 hải lý không tiêu thụ được. Tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy
sản (chiếm 85% cơng suất kho lạnh tồn tỉnh), tại Quảng Bình tồn trên 2.000 tấn (chiếm
70% cơng suất kho lạnh tồn tỉnh);…
Chính phủ xác định có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo.
Do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy cơng suất
thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



khoảng  1.600 tấn/tháng. Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có 9 triệu tơm giống bị chết,
hàng ngàn lồng ni cá cũng bị thiệt hại.
b) Ngành du lịch:
Du lịch vốn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, thời
gian qua, sự cố ô nhiễm môi trường biển từ việc xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh đã
ảnh hưởng nặng nề đến ngành Du lịch của các tỉnh miền Trung, đặc biệt là du lịch biển.
Tuy nhiên, sự cố ô nhiễm môi trường biển từ việc xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh
(hồi tháng 4/2016 vừa qua) đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch của các tỉnh
miền Trung. Đặc biệt, lượng du khách đến nghỉ dưỡng tại các bãi biển nổi tiếng như Cửa
Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An... giảm sút nghiêm trọng so với cùng kỳ
mọi năm. 6 tháng đầu năm 2016, trong khi tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam đạt
hơn 4,7 triệu lượt, tăng 21%, khách du lịch nội địa đạt 32,4 triệu lượt, tổng doanh thu từ
ngành Du lịch hơn 200.000 tỷ đồng, thì lượng khách du lịch đến với khu vực Bắc Trung
bộ sụt giảm mạnh. Công suất sử dụng buồng phòng thấp hơn nhiều so với các năm 2014,
2015.

Số lượng khách du lịch giảm so với 2015
Tỉnh
Số lượng người năm 2016

Phần trăm giảm so với 2015

Hà Tĩnh

~ 1.100.000

31%

Quảng Bình


~ 1.300.000

20%

679,825

22%

~3.100.000

Tăng nhẹ

Quảng Trị
Thừa Thiên Huế

Bảng 3: Số liệu khách du lịch 4 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề sự cố Formosa
25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×