TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
BÁO CÁO TỔ CHỨC NGÀNH
BÁO CÁO VỀ NGÀNH KHAI THÁC VÀ NUÔI
TRỒNG THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Ts Vũ Thị Phương Mai
Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Hạ Vy
Phan Thị Vân
- 1714420110
- 1614420094
Nguyễn Thị Thanh Xuân - 1714410241
Đào Thanh Vân
- 1714420109
Lớp tín chỉ: KTE408(2-1819).2_LT
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2019
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
Họ và tên
MSV
Cơng việc
Nguyễn Hạnh Hạ Vy
1714420110
Lập outline và tổng hợp, Chương 2: mục 2
Phan Thị Vân
1614420094
Lọc số liệu, tính tốn, Chương 2: mục 1,3
Nguyễn Thị Thanh Xuân
1714410241
Chương 1
Đào Thanh Vân
1714420109
Chương 3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................5
1.
LÝ THUYẾT CHUNG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG......5
a.
Tỷ lệ tập trung hóa (CR).....................................................................................................5
b.
Chỉ số HHI (Hirschman – Herfindahl Index)......................................................................6
c.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)..........................................................................7
d.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).............................................................................7
2.
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN..............................................................................7
a.
Đánh bắt và khai thác thủy hải sản (3110)..........................................................................8
b.
Nuôi trồng thủy sản (3210,3221,3222,3230)......................................................................9
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH..............................................................11
1.
CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................................................................11
2. MỨC ĐỘ TẬP TRUNG CỦA CÁC KHỐI NGÀNH NI TRỒNG THỦY SẢN TẠI
VIỆT NAM..................................................................................................................................11
a.
Cách tính các chỉ số HHI, CR4.........................................................................................11
b. Kết quả tính tốn và ý nghĩa các chỉ số đo mức độ tập trung của các khối ngành nuôi
trồng thủy sản tại Việt Nam (HHI và CR4)..............................................................................12
3.
RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG...............................................................................12
a.
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành.....................................................................12
b.
Rào cản về môi trường thiên nhiên...................................................................................12
c.
Rào cản kỹ thuật- công nghệ............................................................................................12
d.
Rào cản thương mại..........................................................................................................12
4.
CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH.............................12
a.
Cách tính tốn...................................................................................................................12
b.
Kết quả tính tốn các chỉ số..............................................................................................12
c.
Ý nghĩa.............................................................................................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................12
1.
KẾT LUẬN VỀ HIỆU QUẢ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN...................................12
2.
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................12
a.
Khuyến nghị về chính sách về thể chế..............................................................................12
b.
Ưu tiên phát triển bền vững xuất khẩu thủy sản...............................................................12
c.
Áp dụng công nghệ vào ngành nuôi trồng thuỷ sản..........................................................12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá
chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang hướng đến xây dựng các vùng
sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung
đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn
và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, ngành thủy sản đang góp phần
hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp cũng như thực hiện
xố đói giảm nghèo ở các vùng miền của đất nước.
Bài tiểu luận nhóm của chúng em với đề tài : “Báo cáo về ngành khai thác và nuôi
trồng thủy sản ở Việt Nam” thông qua các chỉ số Hirschman - Herfindahl Index (HHI), tỷ lệ
tập trung hóa (CR4), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản (ROA) để có cái nhìn tổng thể cũng như những nhận xét chi tiết về hiệu quả hoạt động
của ngành ni trồng thủy sản. Nhóm dựa trên phân tích của 2 nhóm ngành chính trong
ngành ni trồng thủy sản là: Khai thác và đánh bắt thủy hải sản (3110), Nuôi trồng thủy
sản (3210,3221,3222,3230) để đưa ra những kết luận cùng những kiến nghị nhằm phát
triển ngành thủy sản trong nước để phục vụ tiêu dùng cũng như xuất khẩu ra nước ngồi.
Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Hoạt động hiệu quả của ngành
Chương 3: Kết luận và khuyến nghị
Dù nhóm đã cố gắng hết sức trong việc tìm hiểu về các ngành cũng như số liệu nhưng
do sự hạn chế về mặt số liệu, vẫn khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót, nhóm em rất mong
nhận được sự góp ý của cơ để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
CHƯƠNG 1:
1.
CỞ SỞ LÝ THUYẾT
LÝ THUYẾT CHUNG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
THỊ TRƯỜNG
Tập trung thị trường(market concentration) (còn gọi là tập trung ngành industry concentration) là thuật ngữ dùng để đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp
lớn trong ngành. Tập trung thị trường ám chỉ đến mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một
thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn
trong ngành.
Một ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành được chi phối bởi một số
ít hãng. Khi nói trình độ tập trung hố của một ngành tức là nói đến mức độ tập trung thị
trường của ngành đó
Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những
hãng lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường cao
và ngược lại.
Khả năng của một cơng ty hay một nhóm cơng ty trong việc tăng và duy trì giá bán
sản phẩm trên mức giá cạnh tranh được gọi là sức mạnh đối với thị trường (market power).
Việc sử dụng sức mạnh đối với thị trường làm giảm sản lượng và tổn thất phúc lợi xã hội.
a.
Tỷ lệ tập trung hóa (CR)
Tỷ lệ tập trung hóa (CR m) là tỷ lệ sản lượng của m doanh nghiệp lớn nhất trong
ngành, đơi khi có thể đo lường bằng doanh thu, số nhân công,… Chỉ số này thường được
dùng để thể hiện sức mạnh thị trường của những doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất trong
ngành. Số lượng các doanh nghiệp thường thấy nhất là 4 hoặc 8, nhưng đơi khi m có thể
lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Cơng thức tính CR m:
m
CR m=∑ ❑ si =s 1+ s 2+ s 3+ …+ sm
i=1
Trong đó:
●
CR m : Tỷ lệ tập trung hóa
●
si : Thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành
●
m: Số doanh nghiệp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Chỉ số CR m càng cao , mức độ tập trung sức mạnh thị trường càng cao, cạnh tranh
càng ít đi.
Ưu điểm:
- Dễ tính tốn, dễ hiểu và mang tính trực giác cao nên phù hợp để miêu tả mức độ tập
trung của ngành một cách thực tế.
Nhược điểm:
- Do m là một số tùy ý nên kết luận có độ chính xác khơng cao.
- Cơng thức tính CRm function chỉ bao gồm m doanh nghiệp lớn nhất thay vì tồn bộ
các doanh nghiệp trong ngành nên khơng phản ánh tồn bộ chi tiết về cạnh tranh trong
ngành.
Cơng thức:
Trong đó:
+ n: là tổng số doanh nghiệp.
+ si : là thị phần của doanh nghiệp thứ i trong ngành.
Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) đánh giá sự tập trung của một công ty trên thị
trường. Chỉ số HHI (hoặc Chỉ số Herfindahl) được sử dụng để đo lường quy mô của doanh
nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong ngành và thường được tính bằng tổng bình phương thị phần của các
doanh nghiệp và có giá trị từ 0 đến 10.000.
Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có thị phần bằng nhau thì HHI = 1/N*10.000.
Khi xem HHI là mục tiêu là để kiểm tra sự độc quyền mà một thị trường đang đạt được,
điểm số càng cao, càng có nhiều khả năng sự độc quyền đang diễn ra.
+ Khi một thị trường có điểm số từ 1, 000 trở xuống, Bộ Tư pháp coi nó là cơng
bằng và cạnh tranh.
+ Từ 1, 000 và 1, 800 là một thị trường vừa phải tập trung.
+ Bất cứ điều gì lớn hơn 1, 800 được coi là rất tập trung và có thể nhận được sự chú ý
của chính phủ.
b.
Chỉ số HHI (Hirschman – Herfindahl Index)
Tỷ lệ tập trung hóa (Concentrate Ratio) là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập
trung hóa của ngành, nó được xác định bằng tỉ lệ sản lượng của n doanh nghiêp lớn trong
ngành với n là một số tùy chọn. Đôi khi, tỷ lệ tập trung còn đo lường bằng doanh thu, số
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nhân công,… Xu hướng hiện nay người ta thường đo lường bằng doanh thu của các doanh
nghiệp có quy mơ lớn.
Cơng thức:
Trong đó:
+ si : là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành.
+ n: số doanh nghiệp tùy chọn. Hiện tại trong ứng dụng thường sử dụng chủ yếu n=4.
Với n=4, ta có cơng thức CR4 : CR4 = S1+ S2+ S3+ S4
c.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA – Return on Total Asset, chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của q trình tổ
chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết
bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Cơng thức:
Lợ i n hu ậ n sau t h u ế
ROA =
x 100%
T ổ ng t à i s ả n
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia
cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính
tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ śt lợi nhuận biên × Sớ vòng quay tổng tài sản
d.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS: Return On Sales) cho biết, một đồng doanh
thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận.
Đây là 2 yếu tố có quan hệ rất mật thiết với nhau: Doanh thu chỉ ra vai trò, vị thế trên thị
trường, còn lợi nhuận chỉ ra chất lượng và hiệu quả cuối cùng của DN. 2 yếu tố này thể
hiện vai trò và vị thế của DN. Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu càng lớn thì DN lại càng có vai trị và vị thế cao trên thị trường.
Công thức: Hệ số ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần.
2.
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN
Sở hữu đường bờ biển dài 3,260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích 1 triệu
km vng, Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng và đánh
bắt thủy hải sản. Việt Nam sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa
trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và về khí hậu:
- Khu vực miền Bắc với thế mạnh về các loại cá nước ngọt, chăn nuôi cá - lúa và
nuôi cá lồng trên biển.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
-
a.
Khu vực miền Trung tập trung vào nuôi thâm canh tôm sú và nuôi cá lồng trên
biển và tôm hùm.
Khu vực miền Nam sở hữu nhiều loại hình chăn ni đa dạng như nuôi ao,
hàng rào, nuôi lồng cho cá da trơn và nhiều chủng loại khác như cá lóc, cá rơ
đồng, tơm càng xanh được ni thâm canh tích hợp với các chủng loại khác như
mơ hình chăn ni kết hợp cá – lúa, tơm lúa và mơ hình ni trồng thủy sản kết
hợp với rừng ngập mặn.
Đánh bắt và khai thác thủy hải sản (3110)
● Khai thác thủy sản biển:
Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được
đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng
khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.
Theo thống kê, sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với
hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện đánh bắt các loại... Tổng sản lượng thủy
sản khai thác năm 2016 ước đạt 3,1 triệu tấn; 11 tháng năm 2017 đạt trên 3 triệu tấn. Tính
hết năm 2016, cả nước có gần 110.000 tàu cá, trong đó có trên 2.800 tàu dịch vụ hậu cần;
trên 31.000 tàu khai thác có cơng suất từ 90CV trở lên...
Tuy nhiên ngành khai thác thủy sản biển của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi cơ
sở hạ tầng và phương tiện đầu tư cho khai thác chưa được dầu tư đúng mức. Hiện nay, dù
có khá nhiều cảng cá trên cả nước, nhưng hầu hết các cảng cá đều thô sơ, chưa được nâng
cấp và mở rộng; rất nhiều cảng chưa có khả năng tiếp nhận những tàu lớn. Bên cạnh đó, hệ
thống tàu khai thác còn lạc hậu, số lượng tàu vỏ thép cũng không nhiều...
● Khai thác thủy sản nội địa
Việt Nam có khoảng 2.360 con sơng, trong đó có 106 sơng chính, từ 3 - 5 nghìn hồ
chứa các loại, trên 700 loài và phân loài thuỷ sản, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các
hoạt động khai thác thủy sản nội địa.
Theo số liệu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, bình quân các bãi đánh bắt
khai thác thủy sản nội địa ước tính khai thác được khoảng 200.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên,
Ủy hội Sông Mêkơng lại ước tính bình qn sản lượng khai thác thủy sản nội địa ở các
vùng đồng bằng châu thổ của Việt Nam có thể lên đến từ 300.000 đến 900.000 tấn/năm.
Điều này cho thấy, tiềm năng khai thác thuỷ sản ở Việt Nam còn rất lớn, nhưng hiện nay,
sản lượng khai thác thủy sản nội địa lại đang có xu hướng giảm, nhất là ở trên các sông, hồ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
lớn. Nếu như sản lượng khai thác nội địa năm 2001 đạt 243.000 tấn, thì đến năm 2012, con
số này chỉ cịn 204.000 tấn.
Có nhiều ngun nhân dẫn tới sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa có xu hướng ngày
càng giảm, như: Sử dụng chất nổ, xung điện, ngư cụ đánh bắt khơng theo đúng quy định…
Nhưng trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước, làm cho mơi trường thuỷ
sinh thay đổi. Nhìn chung, hiện tượng ô nhiễm bắt nguồn từ việc sử dụng các hóa chất
trong nơng nghiệp và các dự án kiểm sốt lũ làm mất môi trường sinh sản và sinh trưởng
của các loài cá tại địa phương, cá di trú cũng như các loài thủy sinh khác. Những mối đe
dọa này đặc biệt nghiêm trọng đối với các hộ nghèo có sinh kế phụ thuộc vào hoạt động
đánh bắt thủy sản.
b.
Nuôi trồng thủy sản (3210,3221,3222,3230)
● Nuôi trồng thủy sản biển
Đối với lĩnh vực ni biển, Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích ni biển, với
diện tích có khả năng sử dụng phát triển nuôi biển bao gồm các vùng vịnh kín, bãi triều ven
biển, và một phần ở các hải đảo, vùng biển xa bờ. Tổng diện tích tiềm năng ni biển ở
nước ta khoảng 500.000 ha, trong đó diện tích ni vùng bãi triều ven biển 153.300 ha;
diện tích ni vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha và nuôi vùng biển xa bờ
100.000 ha, diện tích cịn lại phục vụ ni khác.
Trong thời gian qua, nghề nuôi biển đã phát triển rộng rãi trên nhiều vùng của đất
nước. Tuy nhiên, nghề nuôi biển Việt Nam mới ở trình độ thấp, chủ yếu ở vùng ven bờ và
đã bộc lộ một số bất cập như: Chưa tuân thủ theo quy hoạch; còn rất manh mún, nhỏ lẻ; cơ
sở hạ tầng, việc cung cấp con giống, thức ăn, cơng nghệ ni nhiều hạn chế; chưa hình
thành được các chuỗi giá trị, chưa có thị trường ổn định; phải đối mặt với khơng ít những
rủi ro về thiên tai, môi trường và dịch bệnh,… dẫn đến phát triển thiếu bền vững.
● Nuôi trồng thủy sản nội địa (nước lợ, nước ngọt)
Theo số liệu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn), Việt Nam có khoảng 2.360 con sơng, trong đó có 106 sơng chính, từ 3 - 5
nghìn hồ chứa các loại, trên 700 loài và phân loài thuỷ sản, cho thấy đây là tiềm năng
nguồn lợi thủy sinh nội địa rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
nuôi trồng thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu phát triển.
Các sản phẩm nuôi trồng thủy sản chủ yếu là sản phẩm nước ngọt đóng vai trị chi
phối và chiếm khoảng 65 - 70% tổng sản lượng toàn ngành, đặc biệt là cá da trơn nuôi trên
sông, nhưng hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ mới đem lại giá trị xuất
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
khẩu chủ yếu (và phần lớn nguồn thu này xuất phát từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
Tuy sản lượng bình qn có tăng trong những năm gần đây nhưng năng suất ni bình qn
có xu hướng giảm. Điều này được lý giải là tình hình dịch bệnh của thuỷ sản nuôi trồng
diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt
động nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản, cũng như nước thải công nghiệp và nước
thải sinh hoạt chưa được xử lý đúng mức.
Ngoài ra, các mối lo ngại về môi trường liên quan đến phát triển ni trồng thủy sản
ở Việt Nam như: Ơ nhiễm nước cục bộ do nồng độ các chất trong nguồn nước ngọt và các
trại nuôi cá lồng trên biển, chưa chú ý đến sức tải của dòng chảy; các nguy cơ mắc bệnh và
tác động đến đa dạng sinh học thủy sinh khi nhập các loài ngoại lai mới cho ngành thủy
sản; tình trạng mất nhiều vùng rừng ngập mặn và đất ngập nước do chuyển đổi các vùng
ven biển và cửa sông thành trại nuôi tôm; các ổ dịch ở các loài thủy sản, xâm nhập mặn do
các yếu kém trong quy hoạch và quản lý nuôi tôm ở các vùng đất cát và đất nông nghiệp;
xu hướng tăng đáng kể tỷ lệ cá tạp sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và ở biển…
● Sản xuất giống thủy sản
Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trị rất quan trọng,
nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên có khả năng sẽ ảnh hưởng
đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống
thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ
thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thối hóa giống. Hiện nguồn cá
tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ
kỹ thuật của các hộ nơng dân cịn nhiều hạn chế.
Đối với tơm, chất lượng nguồn tơm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện
lượng tôm giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào
khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tơm giống
cịn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ.
Ngành sản xuất giống thủy sản ở Việt Nam cho đến hiện nay vẫn còn hạn
chế trong việc thu hút được sự đầu tư từ những doanh nghiệp tư nhân, thay vào đó, hầu hết
các trung tâm, viện nghiên cứu sản xuất giống thủy sản là thuộc quyền sở hữu và quản lí
của Nhà nước cùng các cơ quan địa phương.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
CHƯƠNG 2:
1.
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH
CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sử dụng stata 14 để lọc bộ số liệu được cho ta được:
Đế xử lý bộ số liệu năm 2010 và tính tốn các chỉ số đo lường mức dộ tập trung của
ngành bán bn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan ta làm các bước sau:
- Bước 1: Tạo 1 file excel bao gồm 2 sheet nhỏ đề tên để tính tốn các chỉ số từng
nhóm.
- Bước 2: Sử dụng Stata mở bộ số liệu năm 2010 – chọn file so_lieu_thuc_hanh.dta
- Bước 3: Sử dụng các lệnh
keep if nganh_kd==3210|nganh_kd==3221|nganh_kd==3110|nganh_kd==3230
//lọc các mã ngành kinh doanh
tab nganh_kd // cho biết số doanh nghiệp trong mỗi ngành
keep nganh_kd ts12 kqkd1 kqkd4 kqkd19 //dữ lại các biến cần thiết để tính tốn
rename ts12 tongts // đổi tên biến
rename kqkd1 doanhthu
rename kqkd4 doanhthuthuan
rename kqkd19 loinhuansauthue
gen doanhthu2=doanhthu^2 // tạo biến mới
- Bước 4: Sử dụng lệnh “keep if” để lọc mã ngành của ngành định tính.
- + sử dụng lệnh “keep if nganh_kd == 3110”
+ copy dữ liệu thu được sang sheet1 của excel
- + sử dụng lệnh “keep if nganh_kd==3210| nganh_kd==3221| nganh_kd==3230|
nganh_kd==3222”
+ copy dữ liệu thu được sang sheet2 của excel
2.
a.
MỨC ĐỘ TẬP TRUNG CỦA CÁC KHỐI NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TẠI VIỆT NAM
Cách tính các chỉ số HHI, CR4
Đối với từng sheet:
Bước 1: Dùng lệnh SUM để tính tổng của cột tongts, doanhthu, doanhthuthuan,
doanhthu2
Bước 2: Dùng lệnh “sort by-> nganh_kd-> largest to smallest.
Bước 3: tính CR4= tổng 4 dn có doanhthu lớn nhất/tổng doanhthu
Bước 4: tính HHI= tổng doanhthu2/tổng doanhthu^2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
b.
Kết quả tính tốn và ý nghĩa các chỉ số đo mức độ tập trung của các khối ngành
nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam (HHI và CR4)
Theo như bảng số liệu được cung cấp năm 2010 và công thức tính tốn ta được bảng
kết quả sau:
SỐ
NHĨM
MÃ
TÊN NHĨM
CR4
HHI
DOANH
NGÀNH NGÀNH
NGÀNH
NGHIỆP
1
3110
Đánh bắt và khai
thác thủy hải sản
0,329681
47,773391
3210
2
3221
3222
3230
36
36
Nuôi trồng và
sản xuất thủy hải
sản
0.626433
171,64766
4
17*
2
14**
Bảng 1: Kết quả tính chỉ số HHI và CR4 của ba nhóm ngành
*trong 17 DN này có 3 DN dữ liệu bị missing nên bị loại trong q trình tính tốn các chỉ số
**trong 14 DN này có 1 DN dữ liệu bị missing nên bị loại trong quá trình tính tốn các chỉ số
Nhận xét: nhìn vào bảng kết quả ta có thế thấy chỉ số CR4 ở mức khá cao ở nhóm
ngành Ni trồng thủy sản và Sản xuất giống thủy sản (CR4 có biên độ giao động từ 0 đến
1) cho thấy mức độ tập trung cao hơn ở nhóm ngành này. Trong khi đó chỉ số HHI lại ở
cao( > 100) ( HHI có biên độ giao động trong khoảng từ 0 đến 10000) cho thấy mức độ tập
của các doanh nghiệp sản xuất và nuôi trồng thủy sản là cơng bằng và cạnh tranh
Với nhóm ngành khai thác và đánh bắt thủy hải sản:
Chỉ số CR4: chỉ số CR4 là 0,329681 ở mức khá cao cho thấy mức độ tập trung cao và
sức mạnh độc quyền của các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất là
doanh nghiệp có mã DN là madn 770432 chiếm 11,031896% thị trường, doanh nghiệp
chiếm thị phần thứ 2 là doanh nghiệp có mã DN là madn 772125 chiếm 10,136933% các
doanh nghiệp chiếm thị phần thứ 3, 4 chiếm tới 6,6970503% và 5,1022519% trong khi tất
cả các doanh nghiệp cịn lại chỉ chiếm 33,528917% và có một số doanh nghiệp khơng
chiếm được thị phần hoặc có thị phần không đáng kể trên thị trường là các doanh nghiệp có
mã dn 770547, 770538, 770545
Ta có biểu đồ sau:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Biểu đồ 1: Thị phần của các DN trên thị trường ngành khai thác và đánh bắt thủy hải sản
Chỉ số HHI: Ngành khai thác và đánh bắt thủy hải sản có chỉ số HHI là
47,773391<1800, khơng thuộc vùng xác định mức độ tích tụ thị trường cao và có nhiều
nguy cơ xảy ra vấn đề cạnh tranh. Như vậy, trong ngành khai thác và đánh bắt thủy sản
biển mức độ tập trung thị trường chưa cao và các công ty lớn có sức mạnh thị trường chỉ
tương đối và khơng có khả năng chi phối thị trường.
Với ngành ni trồng và sản xuất thủy hải sản:
- Chỉ số CR4: chỉ số CR4 là 0.626433 ở mức cao cho thấy mức độ tập trung cao. So
với chỉ số của ngành khai thác và đánh bắt thì chỉ số CR4 của nhóm ngành ni trồng cao
hơn lí do là bởi số quan sát của nhóm ngành này lớn hơn nhiều. Doanh nghiệp chiếm thị
phần lớn nhất trong ngành có mã doanh nghiệp là 769797 chiếm 36,69776% , các doanh
nghiệp có mã doanh nghiệp là 721225, 722024 và 769486 có thị phần lớn thứ 2,3,4 lần lượt
chiếm 15,184%; 5,656875% và 5,104645% trong khi doanh nghiệp cịn lại có thị phần chỉ
chiếm 37,36772%.
- Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của bốn doanh nghiệp lớn nhất và các doanh
nghiệp còn lại:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Biểu đồ 2: Thị phần các DN ngành nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản
- Chỉ số HHI: Ngành ni trồng và sản xuất thủy hải sản có chỉ số HHI là 171,647664
<1800 không thuộc vùng xác định mức độ tích tụ thị trường cao và có nhiều nguy cơ xảy
ra vấn đề cạnh tranh. Hay nói cách khác sức mạnh thị trường tập trung vào một số doanh
nghiệp thì nguy cơ lạm dụng sức mạnh thị trường bắt tay thao túng thị trường là hoàn toàn
xảy ra.
Như vậy trong ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ, mức độ tập trung
doanh nghiệp ở mức cao và các doanh nhiệp lớn trong thị trường có sức mạnh độc quyền
lớn và có khả năng chi phối thị trường trong khi các doang nghiệp nhỏ chiếm thị phần khá
nhỏ và phải tuân thủ theo mức giá thị trường
3.
RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái với đường bờ biển dài trải dọc đất nước. Tận dụng
được lợi thế đó ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền trong mọi hoạt
đợng phát triển kinh tế thủy sản.
Mặc dù vậy, việc kinh doanh trong ngành thủy sản khơng phải tất cả đều dễ dàng. Ngành
cũng có những rào cản gia nhập thị trường và do đó hạn chế được việc các doanh nghiệp ồ
ạt tham gia thị trường khi thấy lợi từ nó.
a.
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành
Một trong những thước đo rào cản thị trường là số lượng doanh nghiệp trên thị trường, số
lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường theo thời gian.
Theo như số liệu tính tốn của năm 2010 ta có bảng kết quả sau:
NHĨM
MÃ NGÀNH
TÊN NHĨM NGÀNH
SỐ DOANH
NGÀNH
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1
2
3110
3210
3221
3222
3230
Đánh bắt và khai thác thủy hải sản
Nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản
NGHIỆP
36
17*
2
14**
11
Bảng 2: Số doanh nghiệp trong từng ngành
*trong 17 DN này có 3 DN dữ liệu bị missing nên bị loại trong q trình tính tốn các chỉ số
**trong 14 DN này có 1 DN dữ liệu bị missing nên bị loại trong q trình tính tốn các chỉ số
Nhìn vào bảng ta thấy, số lượng doanh nghiệp trong từng ngành đều thấp, ngành
Đánh bắt và khai thác thủy hải sản có 36 doanh nghiệp, ngành Ni trồng và sản xuất thủy
hải sản có 44 doanh nghiệp. Như vậy ta có thể thấy, ngành khai thác và ni trồng thủy sản
có rào cản cao và khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới đang cịn hạn chế.
b.
Rào cản về mơi trường thiên nhiên.
Mặc dù với nhiều tiềm năng như đường bờ biển trải dài hơn 3200 km vs 28/63 tỉnh,
thành phố giáp biển, nhiều ngư trường lớn và vũng vịnh thuận lợi cho đánh bắt thủy hải
sản; nhưng bên cạnh đó yếu tố mơi trường đang tác động lớn tới ngành thủy sản nước ta
Môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu: Ngày càng nhiều chất thải không qua
xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm,
hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệ sinh thái
biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thối, bị mất mơi trường
sống và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Khoảng 80% rạn san
hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao. Tình
trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Điều đó dẫn đến mơi trường
sống của các lồi thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại và chất lượng có xu hướng ngày
càng suy giảm.
+ Nước ta là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và
dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven
biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng
dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu
cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép và mơ hình thích ứng với biến
đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.
+ Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút: Năng suất nuôi tôm
quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay
chỉ còn 80kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được 800kg thủy sản,
nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước đây.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào ni trồng thủy sản đã tăng đến mức giới
hạn; xuất hiện dấu hiệu thối hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi nước lợ; rủi ro trong nuôi
trồng thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai.
c.
Rào cản kỹ thuật- cơng nghệ
Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thủy sản của một số nước
trong khu vực đã đạt được ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh
tranh về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Thêm vào đó người dân hoạt động
trong lĩnh vực ni trồng thủy sản nhìn chung có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là khu vực
ven biển. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản
xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Một ví dụ về rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm ở Nhật được đặt ra rất nghiêm ngặt, cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới,
các hóa chất và kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng thường xuyên được bổ sung vào danh
sách. Đến năm 2011 Nhật đã bổ sung thêm 100 chất cấm và hạn chế sử dụng cho các sản
phẩm thủy sản làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu như Việt Nam- thị trường cung ứng
thủy sản lớn cho Nhật Bản.
Việt Nam chưa thực sự gây dựng thương hiệu có uy tín về chất lượng, thậm chí vẫn cịn
những sản phẩm “giá rẻ” thường xuyên bị người tiêu dùng đặt dấu hỏi về nguồn gốc, chất
lượng. Sau nhiều lần cảnh báo về lô hàng, thủy sản Việt Nam đã để lại ấn tượng khơng tốt
trong lịng người tiêu dùng Nhật mà tại thị trường này chất lượng là tiêu chí lựa chọn hàng
đầu hơn là giá cả
d.
Rào cản thương mại.
Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan, nhưng
sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản
xuất nội địa hoặc các hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế CBPG, thuế chống trợ
cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay quy trình thanh tra riêng biệt( Vd:
Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ… đang và sẽ được tăng cường áp dụng).
Bên cạnh những cơ hội tích cực trong vấn đề thuế hoặc cộng gộp, các biện pháp
SPS- TBT trong TPP/FTAs đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản.
Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tã hay lao động rất có thể sẽ vơ
hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam: Chẳng hạn, những quy
định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam như thủy – hải sản; cịn về mơi trường, có những u cầu cam kết cấm trợ
cấp đánh bắt hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành khai thác.
4.
CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
a.
Cách tính tốn
Bước 1: Dùng lệnh SUM tính tổng các cột “kqkd19”, “kqkd4”, “ts11”, “ts12” trong
từng mã ngành “0321”, “0322”, “0323”.
Bước 2: Tạo các cột có tên “ROS”, “ROA” trong từng sheet “0321”0322”, “0323”
Bước 3: Tính các ROS, ROA như lý thuyết đã học.
b.
Kết quả tính tốn các chỉ số.
Theo như bảng số liệu được cung cấp năm 2010 và cơng thức tính tốn ta được bảng
kết quả sau:
Lợi nhuận rịng Lợi nhuận rịng
NHĨM
MÃ
TÊN NHĨM
NGÀNH
trên doanh thu trên tổng tài sản
NGÀNH
NGÀNH
(ROS)
(ROA)
Đánh bắt và khai thác
1
3110
0,098233
0,140384
thủy hải sản
3210
2
3221
3222
Nuôi trồng và sản
xuất thủy hải sản
0,01627
0,004003
3230
Bảng 3: Kết quả lợi nhuận ròng trên doanh thu và lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
c.
Ý nghĩa
Nhận xét cho tồn ngành khai thác và ni trồng thủy sản: Từ bảng kết quả tính tốn
số liệu, ta thấy, trong năm 2010 các chỉ số ROS, ROA của tồn ngành “Khai thác và ni
trồng thủy sản” cịn thấp, thể hiện khả năng sinh lời của ngành rất thấp.
Nhóm ngành Nuôi trồng thủy sản .
Ta thấy chỉ số ROS và ROA của nhóm ngành này trong năm 2010 lần lượt là 0,01627
và 0,004003, thể hiện lợi nhuận thu được của ngành trên doanh thu thuần là 0,01627 và lợi
nhuận thu được của ngành trên tổng tài sản bình quân là 0,004003. Các con số này cho thấy
rõ khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trên thị trường ngành Nuôi trồng thủy sản là rất
thấp
Ngành:khai thác và đánh bắt thủy hải sản
Chỉ số ROS và ROA của nhóm ngành này trong năm 2010 lần lượt là 0,098233 và
0,140384. Ta thấy, chỉ số ROS và ROA của ngành này cao hơn nhóm ngành ni trồng
thủy sản do việc khai thác và đánh bắt thủy hải sản mang lại hiệu quả cao hơn việc nuôi
trồng thủy sản . Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này có khả năng thu được nguồn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
doanh thu lớn hơn cũng như lợi nhuận ròng thu được khi thu về một đồng doanh thu cũng
lớn hơn.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
CHƯƠNG 3:
1.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN VỀ HIỆU QUẢ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Theo các chỉ số ROS, ROA đã phân tích ở trên, nhìn chung khả năng sinh lời của
ngành ni trồng thuỷ sản cịn thấp. Trong đó, đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản biển, các
doanh nghiệp cịn gặp thua lỗ, cịn ngành ni trồng thuỷ sản nội địa khả quan hơn khi khả
năng thu lại doanh thu cũng như lợi nhuận ròng thu được trên doanh thu lớn hơn so với
nuôi trồng thuỷ sản biển. Đối với ngành sản xuất giống thuỷ sản, các doanh nghiệp nhìn
chung thu được doanh thu và lợi nhuận rịng cao hơn hai ngành trên và trở thành ngành có
triển vọng cao nhất trong tồn ngành ni trồng thuỷ sản,.
2.
KHUYẾN NGHỊ
a.
Khuyến nghị về chính sách về thể chế
Thứ nhất, chính phủ cần đầu tư nghiêm túc và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đẩy
mạnh hoạt động quảng bá thủy sản Việt Nam ra nước ngồi thơng qua nhiều hình thức xúc
tiến thương mại, giới thiệu đầy đủ thông tin về hệ thống khai thác, ni trồng, chế biến
được kiểm sốt tốt bằng các hoạt động tiếp thị chuyên nghiệp.
Thứ hai, chủ động vượt qua các rào cản thương mại, tìm kiếm mọi cơ hội hợp tác
nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện, phối hợp cùng các nhà nhập khẩu trong công tác
truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về thủy sản Việt Nam.
Thứ ba, thật sự giảm tối đa các thủ tục hành chính gây chi phí lớn cho sản xuất và
xuất khẩu thủy sản, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp
nhằm nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của thủy sản.
Ngoài ra, để tăng cường chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, sớm đề ra chính
sách đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, quản lý và chất lượng nguồn nhân lực; khuyến
khích các doanh nghiệp phát huy sáng kiến, ứng dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất.
Chính phủ và Bộ Thơng tin Truyền thơng sớm có chính sách nâng cao năng lực của các
trung tâm khuyến ngư, phổ biến kiến thức khoa học, kinh nghiệm về đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản.
b.
Ưu tiên phát triển bền vững xuất khẩu thủy sản
Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hồn thiện các chính sách, văn bản hướng dẫn về
phát triển bền vững ngành Thủy sản theo hướng thiết thực, bám sát diễn biến thực tiễn.
Đồng thời, tập trung chủ yếu vào 3 trụ cột quan trọng là nâng cao chất lượng tăng trưởng
xuất khẩu thủy sản; gắn tăng trưởng thủy sản với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ni trồng thủy sản xuất khẩu phải góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao
đời sống của người lao động.
Trong quá trình sản xuất và xuất khẩu thủy sản bền vững, doanh nghiệp đóng vai trị
rất quan trọng, là nguồn lực chính để thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, Chính phủ tăng cường
chỉ đạo, định hướng, kết nối và khai thông các vướng mắc trong hoạt động của doanh
nghiệp, trong đó chú trọng các chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến thủy sản xuất
khẩu; quy hoạch lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, đảm bảo phát triển đồng bộ. Các
chính sách mới nên tập trung vào biện pháp nâng cao sức cạnh tranh, đa dạng hóa thị
trường và sản xuất thủy sản xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm
thủy sản Việt Nam.
c.
Áp dụng công nghệ vào ngành nuôi trồng thuỷ sản
Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng
thủy sản tại Việt Nam. Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng
mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp- thủy sản tại các nước như: Israel, châu Mỹ, châu Âu,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan... và tạo ra những giá trị vượt trội
trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi
phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của
thời tiết, môi trường...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Thủy sản cần hỗ trợ đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng, chống dịch bệnh nhằm
giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng, đào tạo, tập huấn NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP; tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Khai thác theo
chuỗi khép kín, tăng cường khâu chế biến sâu gắn với thị trường và ứng dụng khoa học,
công nghệ để phát triển nuôi trồng hải sản.
Đối với chế biến, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để chế biến sâu nhằm mang lại
giá trị gia tăng cao nhất. Đối với ứng dụng khoa học cơng nghệ cần rà sốt cập nhật các tiến
bộ mới nhất.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Nguồn số liệu được cung cấp - Bảng điều tra dn2010
2: Giáo trình Industrial Organization
3: Giáo trình Managerial Economics and Business Strategy
4:
/>5:
/>6:
/>
LUAN VAN CHAT LUONG download : add