Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bảo vệ tài liệu giấy tránh những hư hại do ánh sáng gây ra potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.94 KB, 23 trang )



Bảo vệ tài liệu giấy tránh những hư hại do ánh sáng gây ra
Tác giả: Beth Lindblom Patkus, Chuyên gia tư vấn bảo tồn,
Walpole, MA.
Giới thiệu
Ánh sáng là nguyên nhân phổ biến gây hư hại cho các bộ
sưu tập ở thư viện và cơ quan lưu trữ. Giấy, bìa sách và các
vật phẩm (mực, chất bắt sáng trên mặt tấm ảnh, thuốc
nhuộm, chất sắc tố và nhiều vật liệu khác được sử dụng để
tạo nên chữ viết và hình ảnh) đặc biệt nhạy cảm với ánh
sáng. ánh sáng gây hư hại bằng nhiều cách. Nó có thể làm
giấy phai màu, ố vàng hay xỉn đen; làm yếu và giòn các sợi
cellulose cấu tạo nên giấy. Nó khiến cho các vật phẩm và
chất nhuộm trong tài liệu, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật bị
nhạt màu hoặc đổi màu. Hầu hết chúng ta đều nhận thấy sự
phai màu là do ánh sáng gây ra, nhưng đó chỉ là dấu hiệu bề
ngoài của những gì mà ánh sáng gây ra đối với cấu trúc vật
lý và cấu trúc hoá học của những vật thể sưu tập. Ánh sáng
cung cấp năng lượng cho những phản ứng hoá học có hại.
Mọi người đều biết rằng tia cực tím (UV) có tính huỷ hoại
đáng kể, nhưng cũng cần phải nhớ thêm rằng mọi ánh sáng
đều có tác hại. ảnh hưởng của ánh sáng mang tính tích luỹ v
à
không thể đảo ngược.
Bản chất của ánh sáng
Ánh sáng là một dạng năng lượng điện từ gọi là bức xạ.
Nh
ững bức xạ chúng ta biết đến trong khoa học nguyên tử ở
những bước sóng ngắn hơn nhiều so với quang phổ ánh
sáng; sóng radio là những bước sóng dài hơn nhiều. Ánh


sáng hữu hình (là dạng bức xạ mà chúng ta có thể nhìn thấy)
nằm ở phần giữa của bảng quang phổ điện từ.
Quang phổ hữu hình nằm trong khoảng 400-700nm
(nanomét: là đơn vị đo bức xạ). Tia cực tím nằm ở phần
sóng ngắn ở cuối quang phổ hữu hình (dưới 400nm). Tia
hồng ngoại nằm ở phía cận trên của bước sóng dài nhưng
mắt thường không thấy được. Loại ánh sáng này cũng gây
nguy hiểm cho các bộ sưu tập.
Ánh sáng gây huỷ hoại như thế nào?
Năng lư
ợng ánh sáng được các phân tử bên trong m
ột vật thể
hấp thụ mà sự hấp thụ này có thể gây ra nhiều phản ứng hoá
học, và tất cả các phản ứng hoá học này đều gây ảnh hưởng
xấu đến giấy. Thuật ngữ chỉ quá tr
ình này là suy thoái quang
hoá. Mỗi phân tử trong vật thể cần một lượng năng lư
ợng tối
thiểu để bắt đầu phản ứng hoá học với các phân tử khác. Nó
được gọi là năng lượng kích hoạt. Các loại phân tử khác
nhau có nguồn năng lượng kích hoạt khác nhau.



Hình 1: Các bảng quang phổ điện từ (trích từ các tài liệu:
“Chiếu sáng hợp lý trong trưng bày: Bảo vệ các bộ sưu tập
tránh hư hại” (Proper Exhibition Lighting: Protections
Collections from Damage) của Susan E. Weiss, Technology
& Conservation xuất bản (Xuân 1977)
N

ếu như năng lượng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân
tạo bằng hoặc vượt quá năng lượng kích hoạt cần thiết của
một loại phân tử nhất định thì phân tử đó được kích hoạt và
có thể tạo ra các phản ứng hoá học. Khi đó, phân tử sẽ hoạt
động theo nhiều cách khác nhau. Năng lượng vượt trội này
được thể hiện dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng; năng lượng
này cũng có thể phá vỡ nhiều mối liên kết bên trong phân tử
(điều này sẽ tạo ra các phân tử nhỏ hơn và gây hậu quả xấu
cho giấy); nó cũng có thể gây ra sự sắp xếp lại các nguyên t

cấu tạo nên phân tử; hoặc là năng lượng này sẽ được chuyển
giao sang một phân tử khác. Một trong những phản ứng
quang hoá chính là ôxi hoá, trong đó phân tử được kích hoạt
sẽ chuyển giao năng lư
ợng của nó cho một phân tử ôxi, phân
tử ôxi này sẽ phản ứng với các phân tử khác để bắt đầu các
phản ứng gây hại. Mặc dù các khả năng xảy ra vô cùng đa
dạng nhưng chúng đều có cùng hậu quả là gây hư hại
cho tài
liệu.
Nh
ững bước sóng ngắn hơn (như tia cực tím) có tần suất d
ày
hơn (xuất hiện gần nhau hơn) cũng như mang nhiều năng
lượng hơn so với các bước sóng dài. Điều này có nghĩa là
chúng tấn công vật thể với nhiều năng lượng hơn, trong một
thời gian ngắn hơn và năng lượng của chúng đạt hoặc vượt
quá năng lư
ợng kích hoạt cần thiết đối với nhiều loại phân tử
khác nhau. Do vậy, chúng khiến tác động quang hoá xảy ra

nhanh hơn và gây hậu quả lớn hơn. Nếu như các bước sóng
dài hơn về phía phần màu đỏ của bảng quang phổ thì chúng
sẽ có ít năng lượng hơn, tần suất giảm đi và khả năng “kích
hoạt” phân tử cũng suy yếu.
Cần ghi nhớ rằng ngay cả những ánh sáng có bước sóng dài
cũng gây hại cho giấy và các vật liệu khác. Tia hồng ngoại
tạo ra năng lượng làm tăng nhiệt độ của vật thể và điều này
sẽ làm gia tăng tốc độ các phản ứng hoá học gây hại sẵn có
trong giấy.
So sánh Tia cực tím và ánh sáng hữu hình>
Vì bức xạ cực tím là dạng ánh sáng có nhiều năng lượng
nhất và có sức tàn phá lớn nhất nên chúng ta có thể cho rằng
nếu loại trừ được tia cực tím thì ánh sáng hữu hình sẽ chỉ
còn là vấn đề nhỏ. Điều này không đúng vì ánh sáng ở mọi
bước sóng đều tạo ra những huỷ hoại đáng kể.
Trên thực tế, tia cực tím dễ dàng b
ị loại trừ khỏi các khu vực
lưu trữ hoặc trưng bày do mắt chúng ta không thấy đư
ợc ánh
sáng này. Còn ánh sáng hữu hình thì rắc rối hơn nhiều và
chúng cần phải được loại trừ ra khỏi khu vực lưu trữ càng
triệt để càng tốt, cũng như chúng cần được kiểm soát cẩn
thận ở những khu vực khác.
Các nguồn ánh sáng
Có 2 nguồn ánh sáng là tự nhiên và nhân tạo. Các thư viện
và cơ quan lưu trữ cần phải tránh các ánh sáng tự nhi
ên. Ánh
sáng mặt trời có tỷ lệ tia cực tím cao. Ánh sáng ban ngày
sáng hơn và có cường độ mạnh hơn nên gây hư hại nhiều
hơn so với hầu hết các dạng ánh sáng nhân tạo.

Hai nguồn ánh sáng nhân tạo hiện đang được sử dụng trong
các thư viện, bảo tàng và lưu trữ là đèn nóng sáng và đèn
huỳnh quang. (Thuật ngữ “đèn” được các kỹ sư và kiến trúc
sư sử dụng để chỉ nhiều dạng bóng đèn khác nhau ch
ứ không
bao gồm cả phần khung và chụp đèn. Do yêu cầu tiết kiệm
năng lượng và giảm chi phí, các nhà sản xuất đã và đang ti
ếp
tục hoàn thiện công nghệ sản xuất đèn để tạo ra các sản
phẩm bền, tốn ít năng lượng và tạo ánh sáng tốt hơn. Các
loại đèn huỳnh quang compact, đèn vonfram-halogen, đèn
chiếu rọi (HID), đèn không điện cực đã ra đời từ những yêu
cầu đó.
Đèn nóng sáng kiểu truyền thống phát sáng khi có một
nguồn điện truyền qua dây tóc bằng vonfram của bóng đèn,
đốt nóng dây tóc đó đến nhiệt độ 2700°C. Đèn nóng sáng ch

chuyển đổi một lượng nhỏ điện năng thành ánh sáng, phần
còn lại bị biến thành nhiệt năng. Loại đèn nóng sáng truyền
thống tạo ra rất ít tia cực tím và do vậy không cần bộ phận
lọc UV. Chúng gồm có các dạng bóng đèn tròn thông
thường được sử dụng trong gia đình và nhiều loại đa dạng
được dùng để chiếu sáng trong trưng bày như đèn phản
quang R, đèn phản quang elip ER và đèn phản quang mạ
nhôm parabol PAR.
Đèn vonfram-halogen (còn được gọi là đèn thạch anh) là
biến thể của loại đèn nóng sáng truyền thống. Bên trong 1
bóng đèn thạch anh có chứa khí halogen để đèn được cháy
sáng hơn và lâu hơn. Loại đèn này tạo ra lượng tia cực tím
đáng kể và cần phải có bộ phận lọc. Các bộ phận lọc khá đắt

và nơi lắp đặt chúng cần được thiết kế đặc biệt để có thể hài
hoà với bộ phận lọc. Đèn vonfram-halogen cũng được sử
dụng để chiếu sáng nơi trưng bày, như các loại đèn Halogen
PAR và đèn gương phản quang MR.
Đèn huỳnh quang là loại đèn có hơi thuỷ ngân bên trong m
ột
bóng đèn thuỷ tinh. Mặt trong của bóng đèn này ph
ủ một lớp
bột huỳnh quang. Khi dòng điện đi qua đèn (qua dây tóc),
hơi thuỷ ngân sẽ tạo ra bức xạ UV. Lớp bột huỳnh quang sẽ
hấp thu bức xạ này và tạo thành ánh sáng hữu hình. Tuy
nhiên, 1 lượng tia cực tím sẽ thoát ra khỏi đèn huỳnh quang
nên loại đèn này gây tác động tiêu cực hơn so với đèn nóng
sáng. Loại đèn huỳnh quang mới nhất là đèn huỳnh quang
compact. Nó có kích thước nhỏ hơn, bền hơn và có màu sắc
dễ chịu hơn loại đèn truyền thống, có thể dùng chung chốt
cắm điện với đèn nóng sáng. Tuy vậy, chúng bắt buộc phải
được lọc.
Giống như đèn huỳnh quang, đèn chiếu rọi (HID) cũng có
khí hơi bên trong bóng đèn thuỷ tinh, có phủ một lớp huỳnh
quang, nhưng chúng có công suất cao hơn các loại đèn
huỳnh quang thông thường. Có 2 loại đèn. Trong đó, không
nên sử dụng các loại đèn HID halide kim loại hoặc thuỷ
ngân do chúng tạo ra lượng tia cực tím rất nguy hiểm và khó
sử dụng bộ phận lọc. Đèn HID natri cường độ cao thì quá
mạnh đối với chiếu sáng trực tiếp và màu ánh sáng không
đẹp, nhưng vẫn có thể dùng trong chi
ếu sáng gián tiếp (ví dụ
như chiếu hắt ánh sáng khỏi trần nhà) ở những không gian
lưu trữ lớn, có trần nhà cao. Các loại đèn HID natri này tạo

ra lượng UV rất thấp và có thể tiếp tục hạn chế lượng khí
này bằng cách sơn trần nhà bằng loại sơn điôxít titan có tính
năng hấp thu tia cực tím. Loại đèn này tạo ít nhiệt, hiệu quả
và chi phí thấp.
Đèn vải sợi là phương tiện rất hiệu quả về mặt năng lượng
cho chiếu sáng trưng bày, đặc biệt là trong các hộp trưng
bày. Trong hệ thống này, ánh sáng được truyền từ nguồn
sáng qua thuỷ tinh hoặc vải sợi acrylic. Các sợi này không
tạo ra tia hồng ngoại hay tia cực tím. Ngo
ài ra, nó không làm
cho nhiệt độ trong hộp tăng lên miễn là nguồn sáng đư
ợc đặt
bên ngoài hộp trưng bày như các loại đèn huỳnh quang.
Đèn không điện cực là loại nguồn sáng mới nhất. Điện cực
là một miếng kim loại, thường làm bằng vonfram, được đốt
nóng cho đến khi nó tạo ra ánh sáng. Đối với 1 đèn nóng
cháy thông thường thì bộ phận này có nguy cơ bị mòn cao.
Đèn không điện cực tạo ánh sáng theo những cách khác,
bằng cách sử dụng tần suất radio để kích thích cuộn dây hay
năng lượng vi sóng hướng thẳng vào chất sulfur tạo thành
ánh sáng hữu hình. Loại đèn này rất sáng cho nên đến nay
chúng chỉ được sử dụng làm đèn chiếu sáng (ánh sáng do
đèn sulfur không điện cực tạo ra lớn gấp 250 lần loại đèn
nóng sáng 100 watt tiêu chuẩn). Chúng tiết kiệm năng lư
ợng
hơn, cho màu sắc đẹp rực rỡ, tạo ít tia cực tím và tia hồng
ngoại và đặc biệt có tuổi thọ cao. Hy vọng rằng công nghệ
này sẽ được nghiên cứu phát triển để tạo ra loại đèn phù hợp
với các không gian trưng bày nhỏ và bên trong các phòng
trưng bày.

Lượng ánh sáng như thế nào là quá nhiều?
Chúng ta có phải loại trừ tất cả các tia cực tím hay không?
Các loại ánh sáng hữu hình không thể bị loại trừ, đặc biệt ở
các khu vực trưng bày, vậy nên điều chỉnh chúng xu
ống mức
độ nào là thích hợp?
Việc kiểm soát tia cực tím rất rõ ràng. Giới hạn chuẩn đối
với tia cực tím cho mục tiêu bảo tồn là 75 microwatt/lumen
(àW/l). Bất kỳ nguồn sáng nào tạo ra lượng UV lớn hơn thì
bắt buộc đều phải lọc. Việc kiểm soát ánh sáng hữu hình g
ặp
nhiều khó khăn hơn. Nhất thiết phải hiểu rõ là vì tác động
tiêu cực của ánh sáng mang tính tích luỹ nên giảm bớt cư
ờng
độ ánh sáng đồng nghĩa với việc giảm những hư hại về lâu
dài do ánh sáng gây ra. M
ột khái niệm quan trọng khác trong
kiểm soát ánh sáng hữu hình là luật về đặc quyền. Luật này
quy định rằng việc tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao trong
1 thời gian nhất định cũng tạo ra hư hại ngang với việc tiếp
xúc với ánh sáng cường độ thấp trong thời gian dài. Ví dụ
như hư hại do tiếp xúc vơí ánh sáng cường độ 100 lux trong
5h tương đương với ánh sáng 50 lux trong 10h.
Trong nhiều năm, những lời khuyên được chấp nhận rộng r
ãi
trong lĩnh vực bảo tồn đã giới hạn những mức độ của ánh
sáng hữu hình đối với những vật liệu nhạy sáng (bao gồm cả
giấy) ở khoảng 55 lux (tương đương 5 footcandle) đến 165
lux (hay 15 footcandle) và thấp hơn đối với những vật liệu ít
nhạy sáng hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xu

ất
hiện nhiều tranh cãi xung quanh những gợi ý này. Một số
người đã nêu lên tầm quan tr
ọng của vấn đề thẩm mỹ: những
khách thăm quan lớn tuổi cần nhiều ánh sáng hơn để nhìn rõ
hơn các vật thể trưng bày, và bất cứ người khách thăm quan
nào cũng thấy rằng các vật thể rõ ràng hơn, màu sắc tươi
sáng hơn khi tăng độ chiếu sáng. Ngoài ra, người ta còn đưa
ra các yếu tố thách thức giả định rằng mọi vật thể bằng giấy
đều nhạy sáng như nhau. Các nhà khoa học thuộc Viện bảo
tồn Canada (CCI) và các đồng nghiệp khác đã bắt đầu thu
thập những số liệu về tỷ lệ ánh sáng làm nhạt màu các vật
phẩm và màu sắc nhất định với nỗ lực phát triển những
hướng dẫn cụ thể hơn dựa trên những bảng chuẩn Blue
Wood v
ề độ nhạt màu do ánh sáng gây ra của Tổ chức tiêu
chu
ẩn quốc tế (ISO) (xem phần “Những gợi ý thực tiễn đánh
giá mức độ gây hư hại của ánh sáng” ở phần dưới)
Do chưa có những hướng dẫn mang tính quốc tế nên mỗi tổ
chức phải tự thiết lập những giới hạn trưng bày cho các bộ
sưu tập của mình. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: thời
gian ánh sáng được bật lên trong khu trưng bày (lượng thời
gian này có thể nhiều hơn con số được đưa ra ban đầu vì sau
khi hết giờ tham quan đèn có thể được bật cho mục đích bảo
vệ hoặc nhiều mục đích khác nữa); độ nhạy cảm của các vật
thể/nhóm đang được trưng bày; tuổi thọ mong muốn đối với
các vật thể/nhóm này; và tầm quan trọng của các vấn đề
thẩm mỹ trong trưng bày. Cuối cùng, mỗi tổ chức nên quyết
định giới hạn về mức độ tiếp xúc với ánh sáng có thể chấp

nhận được (ví dụ như x/lux giờ/năm). Giới hạn này đối với
các vật thể khác nhau trong bộ sưu t
ập có thể khác nhau. Các
ấn phẩm của CCI và các chính sách về bảo tồn do Viện bảo
tàng nghệ thuật Montreal phát triển đối với các tác phẩm
bằng giấy sẽ rất có ích trong việc lượng đoán độ nhạy cảm
của các loại vật thể sưu tập này.
Áp dụng luật đặc quyền, giới hạn trưng bày có thể đạt được
bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như có thể đặt giới hạn
50.000 lux giờ/năm bằng cách bật đèn 10h/ngày hoặc chiếu
đèn có cường độ 100 lux trong 50 ngày hay 50 lux trong
vòng 100 ngày. Mục đích là nhằm đạt được sự hài hoà giữa
việc trưng bày và bảo tồn.
Đo mức độ ánh sáng bằng cách nào?
Ánh sáng hữu hình được đo bằng lux (bằng lượng
lumen/m2) hoặc bằng footcandle. 1footcandle= khoảng 11
lux. Thước đo ánh sáng được dùng để đo mức độ của ánh
sáng hữu hình. Thước đo này phải được đặt ở nơi mà bạn có
thể đọc được chỉ số của nó (ví dụ như g
ần bề mặt của vật thể
được trưng bày). Tương tự như vật thể, thước này phải được
đặt ngư
ợc với góc chiếu của ánh sáng để bảo đảm rằng nó sẽ
cho số đo đúng.
N
ếu như bạn không có được loại thước đo này thì b
ạn có thể
đo mức độ lux tương đối bằng cách sử dụng một máy ảnh
phản chiếu có ống kính đơn đường kính 35 mm và tiến hành
theo trình tự sau:

+ Đặt 1 tấm bảng 30cm x 40 cm ở vị trí đo mức ánh sáng ở
cùng góc độ với vật thể.
+ Cài đặt chỉ số ASA/ISO ở mức 800. Đặt tốc độ chip 1/60
giây.
+ Ngắm máy ảnh vào tấm bảng trắng và điều chỉnh ống
ngắm khít với tấm bảng. Cẩn thận không để hắt bóng lên
tấm bảng.
+ Điều chỉnh ống kính đến khi thước đo ánh sáng cho số đo
chính xác, ghi lại cách cài đặt đó. Mức độ ánh sáng tương
đối bằng đơn vị lux trên tấm bảng trắng theo cài đặt ống
kính như sau:
F4 biểu thị 50lux
F5,6 biểu thị 100lux
F8 biểu thị 200lux
F11 biểu thị 400lux
F16 biểu thị 80lux
Một thước đo ánh sáng chỉ đo lường mức độ chiếu sáng mà
thôi; muốn đo lượng tia cực tím trong ánh sáng thì phải sử
dụng một thước đo UV.
Tia UV được đo bằng microwatt/lumen (viết tắt là àW/l).
Loại thước đo tia UV phổ biến nhất là thước đo Crawford,
nhưng tất cả các thước đo UV đều đo lường tỷ lệ tia cực tím
trong ánh sáng hữu hình. Cần phải nhắc lại rằng nó không
được vựơt quá 75 àW/l. Cần có một số chú ý đối với loại
thước đo UV: một số loại thước đo cũ (giá từ $500-$1000)
không chỉ nhạy với tia cực tím, do đó chúng có thể báo rằng
mức độ đó là an toàn, nhưng trên thực tế không phải như
vậy. Các loại thước mới đắt hơn ($3000-$5000) nhưng
chúng được thiết kế để đo mức độ UV chính xác hơn.
Nh

ững lời khuyên thực tế trong việc đo lường mức huỷ hoại
của ánh sáng.
Có thể ước lượng mức độ huỷ hoại mà ánh sáng gây ra đối
với một vật thể với các cường độ và thời gian xác định bằng
cách sử dụng các tấm thử Blue Wool chuẩn của tổ chức ISO
(hiện có tại Talas) và Bảng tham chiếu về ảnh hưởng của
ánh sáng (hiện có tại Viện Bảo tồn Canada CCI).
Nh
ững tấm Blue Wool chuẩn có thể cho thấy rõ tính huỷ
hoại của ánh sáng. Những tấm này đưa ra những tiêu chuẩn
để đánh giá tác động làm phai màu. Do vậy, chúng có thể
được dùng để thuyết phục những người còn hoài nghi rằng
ánh sáng thực sự là mối nguy hại. Mỗi tấm Blue Wool gồm
có 8 mẫu sợi len được nhuộm màu xanh. Mẫu 1 cực kỳ nhạy
sáng; mẫu 8 là mẫu bền vững nhất (mặc dù không lâu dài);
mẫu 2 bền gấp 2 lần mẫu 1; mẫu 3 gấp 2 lần mẫu 2, v.v…
Để biểu thị được mức độ phai mầu do cường độ ánh sáng
gây ra ở một vị trí nhất định, bạn hãy dùng m
ột vật liệu chắn
sáng che 1/2 tấm Blue Wool này. Hãy ghi ngày tháng lên
trên tấm thẻ và đặt nó nào vị trí xác định. Hãy kiểm tra định
kỳ tấm thẻ (2 lần/tuần) để xác định xem mỗi mẫu đầu tiên
trên tấm thẻ tương ứng với những loại vật liệu nhạy sáng
như giấy và vải, vậy nên kết quả thử nghiệm sẽ cho bạn một
ý t
ưởng tổng quan về sự hư hại mà b
ạn sẽ gặp khi những loại
vật liệu tương ứng được trưng bày trong cùng một khoảng
thời gian, cùng một mức độ ánh sáng và ở cùng một vị trí.
Bảng tham chiếu của CCI về sức phá hoại của ánh sáng là

một bảng nhựa trong đó sắp xếp và liệt kê các loại ánh sáng,
cường độ ánh sáng và thời gian tiếp xúc, từ đó đưa ra độ
phai màu tương ứng của tấm thẻ len xanh dưới tác động của
những điều kiện đó. Ví dụ như, nó cho biết nếu một vật thể
được trưng bày ở cường độ ánh sáng 150 lux trong 100 năm
sẽ có cùng độ phai màu như một vật tiếp xúc với ánh sáng
5000 lux trong 3 năm. Cường độ ánh sáng tiếp xúc 150 lux
trong 100 năm như trong ví dụ trên sẽ gây phai màu đáng kể
với mẫu len xanh tiêu chuẩn số 4 cũng như các mẫu phía
dưới. Bảng quy tắc này cũng so sánh những hư hại mà tia
cực tím và tia hồng ngoại có thể gây ra. Trong trường hợp
trên, mẫu len số 4 và các mẫu 1-3 sẽ bị phai màu đáng k
ể khi
tiếp xúc với tia hồng ngoại.
Các công cụ được miêu tả trên đây có thể hữu ích, giúp cho
bạn thấy được tác động của chế độ chiếu sáng bạn chọn đối
với những vật liệu được trưng bày. Trong hầu hết các trư
ờng
hợp, độ nhạy sáng của các vật thể trưng bày tương ứng với
các mức tiêu chuẩn của tấm Blue Wool. Sự tương ứng này
đủ để nhà quản lý ra quyết định đúng đắn. Nếu như bạn cần
thêm những thông tin chi tiết hơn thì có thể tham khảo
những ấn phẩm của CCI và Bảo tàng Nghệ thuật Montreal.



Hình 2: Bảng mẫu Blue Wool chuẩn
Kiểm soát tia cực tím
Có thể lọc tia UV bằng cách cho ánh sáng đi qua 1 vật liệu
trong suốt đối với ánh sáng hữu hình nhưng lại mờ đục đối

với tia cực tím. Một thiết bị lọc lý tưởng có thể ngăn mọi
bước sóng cực tím <400nm, nhưng điều này là rất khó. Hiện
có rất nhiều sản phẩm cho hiệu quả khá tốt. Trong trình tự
ưu tiên, ta thường ưu tiên xử lý ánh sáng tự nhiên trước, sau
đó mới là ánh sáng huỳnh quang.
Hiện có các tấm nhựa lọc tia cực tím có thể dùng để che các
cửa sổ và cửa mái. Chúng phải che phủ hoàn toàn phía trong
để mọi ánh sáng phải đi qua. Tấm nhựa này được sản xuất
dưới dạng các tấm acrylic hoặc tấm mỏng (thường bằng
acetate), có thể dùng dao hoặc kéo để cắt thành hình mong
muốn rồi gắn lên kính. Các tấm acrylic có thể được dùng
thay cho cửa kính (nếu các quy định về an toàn ho
ả hoạn cho
phép), phủ hoặc treo bằng móc bên trong cửa sổ (lưu ý là
tấm ngăn phải được cắt với kích thước lớn hơn cửa kính để
bảo đảm rằng mọi ánh sáng phải đi qua tấm ngăn mới vào
được bên trong). Hiện có các tấm nhựa màu có tác dụng làm
giảm bớt lượng ánh sáng.
Các loại nước sơn có tác dụng hút tia cực tím cũng đư
ợc bán
rộng rãi. Chúng được dùng để phủ lên cửa kính bằng một
công cụ đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay chúng không được
khuyến khích sử dụng vì khó có thể sử dụng đồng bộ và dễ
hao mòn trong khi các tấm nhựa tiện dụng hơn, bền hơn và
hiệu quả hơn.
Thường thì các loại đèn huỳnh quang phải được lắp đặt bộ
phận lọc tia cực tím. Các bộ lọc này hiện có dưới dạng các
bao nhựa mỏng, mềm và các ống nhựa cứng. Loại ống
thường đắt gấp vài lần nhưng không cho hiệu quả bảo vệ
vượt trội gì hơn so với loại bao mỏng. Nếu như các

ống nhựa
cứng không có cỡ vừa khít với loại đèn được sử dụng thì
phần đuôi của đèn sẽ không được bảo vệ. Các bao nhựa
mỏng cũng phải có kích cỡ vừa với loại đèn. N
ếu cần, có thể
nối 2 bao nhựa với nhau. Nhưng dù có sử dụng loại lọc g
ì thì
cũng cần phải hướng dẫn các nhân viên bảo dưỡng để họ
biết cách chuyển bộ lọc khi thay bóng đèn.
N
ếu đèn huỳnh quang được sử dụng trong các khu vực được
các tấm lọc nhựa che phủ hoàn toàn thì cần phải kiểm tra
lượng tia cực tím trước khi quyết định mua sắm các thiết bị
lọc UV. Kinh nghiệm cho thấy là các tấm lọc nhựa đã ngăn
chặn có hiệu quả và làm giảm mức độ tia UV xuống mức an
toàn là 10-20 àW/l.
Một số loại đèn huỳnh quang sinh ra ít tia cực tím hơn nhiều
so với các loại đèn khác. Để đảm bảo an toàn tối đa, nên
dùng các bóng đèn tạo ra lượng UV tương đối thấp kết hợp
với việc sử dụng thiết bị lọc. Nó sẽ giúp hạn chế hơn nữa
lượng tia cực tím, làm giảm những hư hại do sai sót lắp đặt
hoặc thay thế bộ lọc gây ra, đồng thời kéo dài tuổi thọ của
chính bộ lọc. Một số nhà sản xuất hiện nay đã chế tạo đèn
huỳnh quang có bộ lọc UV bằng thuỷ tinh và chúng khá đắt
so với các loại đèn thông thường. Phải quản lý chặt chẽ việc
thay thế phụ tùng, tránh trường hợp thay thế đèn có bộ lọc
tia cực tím bằng loại đèn thường.
Một sự lựa chọn khác cũng được sử dụng để bảo vệ các vật
thể trưng bày chống lại tia cực tím là dùng sơn trắng có
titanium dioxide. Nó có tác dụng giảm một cách đáng kể

lượng tia UV. Loại sơn này có tác dụng hút tia cực tím.
Chúng có thể được sơn thẳng vào cửa sổ hay cửa mái nếu
như có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau.
Bộ lọc tia cực tím có tác dụng trong bao lâu?
Hiện tại chưa có con số chính xác về thời gian và tác dụng
của các sản phẩm lọc tia cực tím. Trong một tài li
ệu xuất bản
năm 1984, Viện Bảo tồn Canada đã báo cáo rằng cả 2 loại
bao lọc bằng nhựa mềm và ống lọc bằng nhựa cứng có tác
dụng hút tia UV trong vòng tối thiểu 10 năm. Các tấm nhựa
mỏng lọc tia cực tím để dán vào cửa sổ cũng có tuổi thọ hạn
chế, theo một số nhà sản xuất thì chúng có tuổi thọ khoảng
5-15 năm. Trong môi trường có cường độ ánh sáng mặt trời
cao, các bộ phận lọc này sẽ không bền.
Cách duy nhất để xác định chắc chắn bộ phận lọc tia UV có
còn tác dụng nữa hay không là đo mức độ tia cực tím thoát
ra bằng màn hình đo UV (xem phần chú ý về sử dụng chính
xác màn hình đo UV ở phần trên). Do thiết bị này rất đắt n
ên
cứ vài năm một lần, các tổ chức nhỏ có thể sắp xếp mượn từ
các tổ chức hay viện bảo tàng lớn hơn ở lân cận.
Kiểm soát ánh sáng hữu hình
Lý tưởng nhất là không cho các bộ sưu tập tiếp xúc với bất
kỳ loại ánh sáng nào, nhưng điều này rõ ràng là không thực
tế. Ngay cả những bộ sưu tập được cất kín cũng phải có lúc
được mang ra sử dụng. Trên thực tế, khu vực bảo quản và
khu vực dành cho nghiên cứu không thể tách rời nhau. Các
vật thể bảo tồn phải được mang ra trưng bày, nhất là đối với
các bảo tàng. Vấn đề ở đây là phải duy trì được sự cân bằng
giữa mong muốn bảo tồn vật thể và nhu cầu sử dụng chúng.

Bất cứ hạn chế nào về nguồn ánh sáng hữu hình cũng giúp
giảm những hư hại cho vật thể về lâu dài. Những khu vực
lưu trữ không thường xuyên có nhân viên hay khách tham
quan lui tới không nên có cửa sổ, nếu có thì cửa sổ phải
được che kín để đảm bảo không cho ánh sáng lọt vào. Chỉ
bật đèn trong những khu vực này khi cần thiết. Điều đó có
thể thực hiện với các thiết bị hẹn giờ, nhưng ít nhất, các
nhân viên cần được hướng dẫn phải tắt hết đèn khi ra khỏi
khu vực. Ta có thể lắp đặt các thiết bị dò có chức năng tự tắt
điện khi không còn ai trong khu vực. Nên dùng đèn nóng
sáng (vonfram) hơn là đèn huỳnh quang để chiếu sáng khi
cần thiết.
Trên thực tế, các tình huống không phải lúc nào cũng lý
tưởng và không gian là tối ưu. Nếu bạn không thể để các vật
thể trong bóng tối thì hãy gắng không cho ánh sáng tiếp xúc
với chúng. Những nhà sản xuất chuyên nghiệp đã tạo nên
những hộp trưng bày rất hiệu quả, phù hợp với từng vật thể.
Chúng sẽ bảo vệ các vật thể trưng bày khỏi những hư hại do
tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp nhưng người ta không chắc
chắn được liệu chúng có khả năng chống lại sự thay đổi của
nhiệt độ và độ ẩm do sức nóng mặt trời gây nên hay không.
Như v
ậy, chúng ta đã thảo luận chi tiết về vấn đề chiếu sáng
trong trưng bày. Mọi cửa sổ của khu vực trưng bày cần phải
được che bằng các loại màn, mành… cùng với việc sử dụng
các thiết bị lọc UV. Cửa mái cũng phải được che lại tránh
ánh sáng mặt trời. Cường độ ánh sáng phải đư
ợc hạ thấp, các
hiện vật không bao giờ được để tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng mặt trời. Những vật thể có giá trị không nên trưng bày

trong thời gian dài.
Các vật thể đặc biệt dễ vỡ, dễ hư hỏng không nên trưng bày,
đồng thời phải hạn chế sử dụng để nghiên cứu. Nếu như bắt
buộc phải trưng bày cần cẩn thận đến mức tối đa để giảm
thiểu những hư hại có thể xảy ra. Các quyển sách được mở
để trưng bày phải được lật trang hàng tuần để tránh cho 1
trang cố định thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng. Bất
cứ khi nào có thể, hãy sử dụng ảnh chụp và bản sao cho
trưng bày và nghiên cứu.
Các đèn chiếu sáng không được hướng trực tiếp vào hiện
vật. Chiếu sáng cường độ thấp và không trực tiếp sẽ ít gây
hại cho hiện vật trưng bày, đồng thời giúp cho mắt người
xem ít phải điều tiết khi đi từ khu vực ánh sáng mạnh sang
khu vực tối. Khu trưng bày nên sử dụng cùng một loại đèn
có công suất thấp. Việc giảm dần ánh sáng qua các phòng sẽ
giúp mắt quen với ánh sáng thấp trong khu trưng bày. Cần
đặt các biển báo giải thích rõ lý do chiếu sáng hạn chế cho
người xem hiểu rõ.
Kết luận
Mọi loại ánh sáng đều gây hại cho các bộ sưu tập của thư
viện và lưu trữ do chúng cung cấp năng lượng cho các phản
ứng có hại bên trong giấy. Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến b
ìa
sách, chất bắt sáng trên mặt ảnh chụp và các vật phẩm khác
gồm mực, thuốc nhuộm và chất sắc tố trong nhiều hiện vật
lưu trữ của các thư viện và cơ quan lưu trữ. Các tổ chức cần
thực hiện đúng những chỉ dẫn trên đây để đo lường mức độ
ánh sáng và kiểm soát sự tiếp xúc với ánh sáng. Mọi nguồn
sáng chứa tia cực tím được dùng để chiếu sáng các bộ sưu
tập cần được lọc. Đồng thời cần hạn chế nghiêm ng

ặt sự tiếp
xúc của bộ sưu tập với ánh sáng hữu hình.

×