Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tranh chân dung của Egon Schiele pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.46 KB, 19 trang )



Tranh chân dung của
Egon Schiele

Egon Schielle sinh ngày 12 tháng 6 năm 1890 tại Tulln, Áo.
Cha ông Adolf Eugen Schiele, là trưởng ga xe lửa, mẹ là bà
Marie Soukup. Egon lớn lên với người chị Melanie và người
em gái Gertrude (Gerti). Sau này, họ là những người mẫu
trong tranh của ông.

1902 - Gia đình chuyển về Klosterneuburg và ở đây ông vẽ
những ký họa đầu tiên về nhà ga xe lửa… Cha ông mất sớm
vì bệnh tâm thần. Bất chấp sự phản đối của gia đình Schiele
thi vào Viện hàn lâm nghệ thuật. Ở đây, các thầy giáo thì bảo
thủ trong khi Schiele lại hướng đến nghệ thuật đương đại.

1907, Schiele gặp Klimt – thủ lĩnh của hội họa Áo đương đại,
và từ đó trở thành bạn vong niên cho đến cuối đời. 1908, ông
có triển lãm đầu tiên ở Klosterneuburg. Schiele đã bỏ học và
lập nhóm nghệ thuật mới (Neukunstgruppe)… Trong thời
gian đó Schiele gặp gỡ những nhà phê bình nghệ thuật, các
nhà sưu tập, kiến trúc sư… những người giúp đỡ nhiều cho
sự nghiệp nghệ thuật của ông.


Egon Schiele và Gustav Klimt

Schiele sớm chịu ảnh hưởng từ sức quyến rũ đặc sắc, sâu
rộng của họa sĩ đàn anh Gustav Klimt. Trong Đôi lứanăm
1909, một người đàn ông cởi trần che chở một phụ nữ đội mũ


trùm đầu trong sải cánh chiếc áo choàng. Đường nét tạo hình
như điêu khắc của gương mặt cô gái, gắn với mặt phẳng
tranh trên giấy mỏng là đặc tính của bậc thầy trường phái ly
khai. Tuy thế màu sắc đều đều buồn tẻ và phông nền không
có trang trí diễn tả một tầm nhìn sống còn hơn của chính
Schiele.


Đôi lứa (Paar) - 1909

Một năm sau, khi đã tạo dựng tên tuổi trong những người tiên
phong ở Vienna, Schiele bỏ trường mỹ thuật. Buộc phải cùng
lúc kiếm sống và phát triển phong cách riêng, ông bổ sung sự
tinh túy đường nét kiểu Klimt với nét cọ không ngừng nghỉ,
căng tràn nhựa sống và bảng màu mạnh mẽ gồm màu lục
nhạt, đỏ acid và vàng.

Kể từ khi thu hút sự chú ý quốc tế, cái tên Schiele luôn đồng
nghĩa với những hình ảnh phụ nữ khêu gợi. Schiele vẽ khá
nhiều tranh chân dung tự họa. Tự họa mặc áo sơ mi (1910),
và Tự họa mặc áo gilê lông công(1910), Ngồi khỏa thân (Tự
họa) (1910)






Đôi khi, sự tự mê mải bản thân của Schiele dẫn đến việc
khuôn mặt của chính ông lảng vảng đâu đó trong chân dung

của người khác, với đôi mắt chằm chằm nhợt nhạt, trán
xương xẩu và ngón tay dài, bẹt - thực ra là những đặc trưng
của chính họa sỹ.

Schiele có phong cách táo bạo trước các quan niệm thông
thường về vẻ đẹp. Ông được đánh giá là một trong những họa
sĩ hàng đầu của chủ nghĩa Biểu hiện nước Áo.

Với khoảng 3000 bức họa chân dung trong sự nghiệp ngắn
ngủi của mình, Schiele là một họa sĩ có sức làm việc phi
thường. Ông thường xuyên vẽ chân dung bản thân và những
người xung quanh mình. Phần lớn những người mẫu tranh
chân dung của Schiele ở trong tình trạng nuy, khêu gợi, đặt
trong bố cục độc đáo, những góc táo bạo, đường viền, màu
sắc và biểu hiện tâm trạng nhân vật u buồn, sức diễn tả cảm
xúc mãnh liệt.




Chân dung Gerti - 1909

Năm 1911, ông gặp Wally Neuzil. Cô trở thành người tình và
người mẫu của ông cho tới khi hai người làm đám cưới. Là
họa sĩ chuyên vẽ mẫu khỏa thân, lại hay vẽ khỏa thân ngoài
vườn nhà, ông bị hàng xóm phản đối và ép rời khỏi Kruman.
Thời gian sau đó, ông bị phạt ở tù vì tội dụ dỗ em gái vị
thành niên 13 tuổi làm người mẫu khỏa thân.



Chân dung Wally

Bức chân dung Wally (Portrait of Wally) 1912– người tình
của Schiele là bức tranh đắt giá. Đã có một bộ phim được
làm về sự mất tích và tranh chấp kéo dài của bức chân dung
nổi tiếng này.

Với đối tượng là trẻ em, Schiele thể hiện cái nhìn trong trẻo,
giàu chất thơ nhưng thấm đượm nét buồn rầu.


Em bé ngồi – 1917



Cô bé ngồi đối mặt - 1911


Đôi khi Schiele sử dụng motip truyền thống nhưng bức họa
vẫn biểu lộ tính cách cá nhân mạnh mẽ của bản thân.

Khi vẽ chân dung Hugo Koller năm 1918, Schiele sử dụng
những nét vẽ tự do trong khuôn khổ, màu xanh lơ, xanh
dương, xám và tím để miêu tả nhà tư bản công nghiệp như
một học giả ôn hòa được nâng niu trong yên bình ở nơi trú
chân yêu thích.


Chân dung Hugo Koller



Năm 1915, Egon tổ chức đám cưới gấp gáp cùng Edith
Harms trước khi nhập ngũ. Một năm sau, ông được thuyên
chuyển về kho quân nhu ở Vienna nên có cơ hội vẽ nhiều
tranh mới, liên lạc được với các gallery. Các tờ báo về nghệ
thuật thường giới thiệu các tác phẩm được yêu thích của ông.

Sau đó ông chuyển qua làm tại Viện bảo tàng Quân đội, được
tự do toàn quyền theo đuổi các hoạt động nghệ thuật của
mình. Tiếng tăm Egon Schiele lan rộng sau một cuộc triển
lãm mà tranh được bán sạch vào tháng 3-1918 tại gallery
Vienna Secession.

Đại dịch cúm toàn cầu bùng nổ vào đầu năm 1918 và kéo dài
đến năm 1920, làm khoảng 50 triệu người trên thế giới thiệt
mạng. Cuối năm ấy, vợ chồng Egon Schiele cũng mắc phải
dịch. Edith - vợ Schiele - đang có mang sáu tháng bị chết
ngày 28-10, ba ngày sau, họa sĩ tài ba Egon Schiele cũng từ
trần khi chỉ mới 28 tuổi.

Chỉ trong mười năm làm việc, họa sĩ Egon Schiele đã để lại
cho nhân loại bao nhiêu tác phẩm giá trị, đặc biệt là tranh
chân dung mà nay được tập trung nhiều tại Bảo tàng Leopold
của nước Áo và rải rác ở các bảo tàng nghệ thuật trên thế
giới.

×