Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những ý tưởng mới của tranh khắc gỗ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.63 KB, 17 trang )



Những ý tưởng mới của tranh
khắc gỗ

Triển lãm tranh khắc gỗ của 5 nghệ sĩ đương đại:
Phạm Khắc Quang, Nguyễn Hữu Trâm Kha, Nguyễn
Khắc Hân, Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Nghĩa
Phương vừa diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà
Nội) với mong muốn phát triển thể loại tranh in này
lên một bước mới, hiện đại và bắt nhịp với tranh in
thế giới.

Bằng các chất liệu như tranh khắc gỗ, dây sợi, thanh
kim loại, đèn LED, vải… các họa sĩ tham gia triển
lãm đã mang đến các tác phẩm: Từ trong nhà hộp
(Nguyễn Khắc Hân); Mây vuông hảo hảo (Nguyễn
Nghĩa Phương); Cười và Kéo co (2 tác phẩm của
Phạm Khắc Quang); Chuyển động tâm hồn (Nguyễn
Hữu Trầm Kha); Hình dáng của kí ức (Nguyễn
Quang Vinh).


Không ít người quan tâm và lưu giữ lại cho mình
những hình ảnh nghệ thuật độc đáo.



Triển lãm Tranh khắc gỗ thu hút khán giả mọi lứa
tuổi.




Khán giả chụp hình lưu niệm bên các tác phẩm.


Qua triển lãm này, người xem đã có cơ hội tiếp cận
với tranh khắc gỗ mới ở các khía cạnh kỹ thuật, chất
liệu, hình thức trình bày cũng như quan niệm nghệ
thuật.

Nghệ thuật tranh khắc gỗ là nghệ thuật lâu đời nhất
trong các thể loại tranh in, xuất hiện từ thế kỷ thứ V
tại Trung Quốc. Sau đó, đến thế kỷ thứ IX đã tìm
thấy tác phẩm tranh khắc gỗ đầu tiên trên thế giới
trong Kinh Kim Cương. Trải qua những thăng trầm
trong lịch sử, ngày nay tranh khắc gỗ đã có rất
nhiều sự thay đổi về kỹ thuật, hình thức cũng như
chức năng nghệ thuật.

Triển lãm tranh khắc gỗ của các nghệ sĩ lần này thể
hiện được một sự tìm tòi mới lạ trên những yếu tố
và chất liệu truyền thống.

Tại triển lãm, công chúng có thể cảm nhận về mối
cấu kết cộng đồng làng xã rất đặc trưng trong văn
hóa Việt qua tác phẩm "Cười" của họa sỹ Phạm Khắc
Quang. Tác phẩm vừa lột tả được tình cảm mạnh mẽ
của cộng đồng, mặt khác cũng phản ánh những thói
hư tật xấu trong xã hội.
Một số tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm




Với các chất liệu, kỹ thuật tranh khắc gỗ màu,
motor, thanh kim loại và dây sợi,
họa sĩ Phạm Khắc Quang (Hà Nội) đã mang đến
triển lãm tác phẩm "Kéo co".



Các tranh khắc gỗ độc đáo trong tác phẩm "Hình
dáng của ký ức".



Một góc nhỏ trong tác phẩm "Hình dáng của ký ức"
với chất liệu, kỹ thuật phim tĩnh từ 115 bản khắc gỗ
20x30cm
của họa sĩ Nguyễn Quang Vinh (Hà Nội).



Các tranh khắc gỗ độc đáo trong tác phẩm "Hình
dáng của ký ức".



Các tranh khắc gỗ độc đáo trong tác phẩm "Hình
dáng của ký ức" với chất liệu,

kỹ thuật phim tĩnh từ 115 bản khắc gỗ 20x30cm của
họa sĩ Nguyễn Quang Vinh (Hà Nội).



Tác phẩm “Từ trong nhà hộp” của Nguyễn Khắc Hân
lấy hình ảnh từ những nhà hộp, nhà lồng của các
khu tập thể cũ,
nhìn có vẻ vô hại nhưng bên trong lại chứa đựng
những câu chuyện đau lòng.



Những đường nét khắc gỗ đơn giản nhưng vẫn rất
sống động.



Với chất liệu và kỹ thuật tranh khắc gỗ in trên giấy,
họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương (Hà Nội)
mang đến triển lãm tác phẩm “Mây vuông hảo hảo”.


Bằng cách vận dụng linh hoạt hình ảnh chú Tễu
trong nghệ thuật múa rối nước truyền thống như
nhân vật xuyên suốt trong tác phẩm của mình, tác
phẩm "Kéo co" đã được họa sĩ Phạm Khắc Quang thể
hiện khá thành công bức tranh xã hội bằng ngôn
ngữ nghệ thuật thị giác.


Người xem cũng có thể tìm thấy sự mới mẻ và sự
sáng tạo độc đáo trong tác phẩm "Hình dáng của ký
ức”, được dựng theo phương pháp làm phim tĩnh từ
rất nhiều hình khắc trên nhiều ván gỗ có khuôn khổ
tương ứng với khuôn khổ màn hình tivi.

Triển lãm nghệ thuật khắc gỗ lần này góp phần
khẳng định đây là một phương tiện giàu tiềm năng
để mở rộng ngành nghệ thuật đương đại ở Việt
Nam./.

×