MỘT SỐ THUẬT NGỮ MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ
Sunday, 23. December 2007, 19:16:22
Kỹ thuật chụp ảnh
FS
C
AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng
AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
Barrel Distortion
CCD/CMOS sensor
Chromatic Aberrations (purple fringing)
DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
Exposure: Độ phơi sáng
Full Manual
Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
Storage card: Thẻ nhớ
- PCMCIA PC Card
- Compact Flash Type I
- Compact Flash Type II
- SmartMedia
- Sony MemoryStick
- Các loại thẻ khác: Secure Digital, Multimedia Card, Sony MemoryStick Pro.
Types of metering: Các kiểu đo sáng
Viewfinder: Kính ngắm, Ống ngắm
Optical viewfinder (Kính ngắm quang học)
Electronic Viewfinder (LCD Viewfinder): Kính ngắm điện tử
TTL Optical Viewfinder
White Balance: Cân bằng trắng
AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng.
Thể hiện khả năng của máy khố độ mở ống kính và độ nhậy sáng giúp cho việc chụp nhiều ảnh khác nhau với
cùng một giá trị lộ sáng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp toàn cảnh (panorama), các ảnh nối với nhau phải có
cùng một giá trị lộ sáng.
AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự.
Đây là tùy chọn (thường gặp trên các máy tự động) cho phép giữ cố định cự ly canh nét khi chụp ở chế độ tự động.
AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động.
Một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ canh nét. Đèn này thường nằm ngay phía trên ống kính, có tác dụng rọi
sáng chủ đề định chụp trong điều kiện thiếu sáng do đó hỗ trợ hệ thống canh nét của máy ảnh (Các máy ảnh kỹ
thuật số thường gặp khó khăn khi canh nét trong điều kiện thiếu sáng). Loại đèn này có tầm hoạt động ngắn thường
không vượt quá 4 mét.
Một số máy đắt tiền được trang bị đèn canh nét phát ra tia hồng ngoại thay vì phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Các
đèn này có tầm hoạt động xa hơn, hỗ trợ canh nét tự động tốt hơn.
Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính.
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính thường được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau, các lá thép này sẽ
di động tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ - nguyên tắc hoạt động này rất giống con ngươi của mắt người.
Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại. Giá trị của độ mở ống kính thường được
biểu thị theo 3 cách: f/8, F8, 1:8 (ba cách biểu thị này thể hiện cùng một độ mở). Giá trị này thực chất là tỉ lệ giữa
độ dài tiêu cự của ống kính với đường kính của khẩu độ mở ra.
f/# = f/A
f= độ dài tiêu cự ống kính, A= đường kính của khẩu độ.
Trị số f càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Trên ống kính thường được in hay khắc giá trị f nhỏ nhất (Độ
mở lớn nhất)- giá trị nhỏ nhất này còn thể hiện độ “nhạy” của ống kính. Trên các máy thuộc dịng chun nghiệp
thường có vịng chỉnh khẩu độ. Các máy canh nét tự động (autofocus) khơng có vịng chỉnh khẩu độ, độ mở lớn
nhỏ của khẩu độ được điều khiển bằng điện tử , màn hình tinh thể lỏng LCD sẽ báo cho biết khẩu độ đang mở là
bao nhiêu. Khi trị số f tăng lên một giá trị trong dãy giá trị độ mở ống kính (.. F2.0, F2.8, F4.0, F5.6, F8.0....) thì
lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa.
FS
C
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính).
Tùy chọn cho phép người dùng tự lựa chọn độ mở ống kính, tốc độ trập (shutter speed) sẽ do máy ảnh tính tốn sao
cho thu được ảnh có độ phơi sáng(exposure) phù hợp. Tùy chọn này đặc biệt quan trọng khi người chụp muốn
kiểm soát vùng ảnh rõ (DOF: depth of field) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt (special effect).
Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chụp cho phép chụp nhiều ảnh tại một thời điểm trên cùng một cảnh, mỗi ảnh
chỉ khác nhau về độ phơi sáng. Mức khác biệt về giá trị phơi sáng giữa các ảnh thay đổi từ 0,3 EV (exposure value)
đến 2,0 EV. Mức khác biệt này trên đa số máy đều có thể chọn được. Từ tự động (Auto) ở đây có nghĩa là máy sẽ
tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 ảnh, trên một số máy người dùng cịn có thể tự đặt số lượng ảnh chụp trên một lần
bấm máy. Chế độ chụp này rất hữu dụng khi người chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng nào là phù hợp nhất là
khi chụp các cảnh có độ tương phản cao.
Trong 3 ảnh trên: ảnh bên trái được chụp ở mức độ quá sáng (overexposure) các chi tiết ở vùng sáng sẽ bị mờ hoặc
khơng rõ, ảnh ở giữa có mức độ phơi sáng phù hợp các chi tiết ở vùng tối và vùng sáng đều rõ nét, ảnh bên phải có
mức độ phơi sáng quá tối (underexposure) các chi tiết ở vùng tối sẽ bị mờ hoặc không rõ nét.
Barrel Distortion.
Đây là hiện tượng các đường thẳng nằm ở rìa ảnh bị uốn cong ỏ giữa, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở thiết
kế hình cầu của thấu kính. Hiện tượng này chỉ dễ nhận ra khi chụp ở góc rộng và có các đường thẳng nằm ở rìa
ảnh. Đối với người chụp khơng chun nghiệp có lẽ không cần quan tâm đến hiện tượng này.
CCD/CMOS sensor.
Đây là bộ cảm biến ánh sáng nằm trong máy ảnh kỹ thuật số có tác dụng chuyển ánh sáng thu nhận từ mơi trường
bên ngồi sang tín hiệu điện tử. CCD bao gồm hàng triệu tế bào quang điện, mỗi tế bào có tác dụng thu nhận thơng
tin về từng điểm ảnh (Pixel).
Để có thể thu được mầu sắc, máy ảnh kỹ thuật số sử dụng bộ lọc mầu (color filter) trên mỗi tế bào quang điện. Các
tín hiệu điện tử thu được trên mỗi tế bào quang điện sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số nhờ bợ chuyển
đổi ADC (Analog to digital converter). Vào thời điểm hiện tại có hai loại bộ cảm biến ánh sáng : CCD (Charged
Couple Device) và CMOS (Complimentary metal-oxide). Giá thành sản xuất CCD thường đắt hơn so với CMOS,
nguyên nhân chủ yếu là do CCD địi hỏi phải có dây chuyền sản xuất riêng trong khi có thể sử dụng dây chuyền
sản xuất chip, bảng mạch thông thường để sản xuất CMOS.
Chromatic Aberrations (purple fringing).
Hiện tượng xuất hiện viền màu tím xung quanh các vật thể chụp
Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các máy ảnh bán chuyên nghiệp khi chụp các cảnh có độ tương phản cao. Nguyên
nhân của hiện tượng này do sự khác biệt về bước sóng của các loại ánh sáng màu do đó thấu kính trong máy ảnh
khơng có khả năng hội tụ chính xác tồn bộ ánh sáng chiếu vào lên mặt phẳng tiêu cự. Mức độ nặng nhẹ của hiện
tượng này phụ thuộc vào chất lượng của thấu kính mà cụ thể là mức độ tán sắc của thấu kính. Để giảm bớt hiện
tượng này các máy ảnh chuyên nghiệp được trang bị thêm một số thấu kính đặc biệt có chỉ số khúc xạ khác nhau
nhằm tạo ra sự hội tụ chính xác lên mặt phẳng hội tụ (focal plane).
Người dùng cịn có thể khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh (Photoshop..
DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường.
FS
C
Mặc dù chức năng chính của khẩu độ là điều khiển lượng ánh sáng đi qua, khẩu độ còn được dùng để mở rộng hay
giới hạn khu vực hội tụ rõ nét trong hình ảnh. Cự ly khoảng cách mà các chủ đề hay sự vật hiện rỡ nét trong ảnh
được gọi là vùng ảnh rõ hay chiều sâu ảnh trường (depth of field).Vùng ảnh rõ này thường nằm 1/3 phía trước tiêu
điểm và 2/3 phía sau tiêu điểm. Khẩu độ đóng càng nhỏ (trị số f lớn) thì vùng ảnh rõ càng sâu, cảnh trước và sau
tiêu điểm sẽ sắc nét hơn. Khẩu độ mở càng lớn (trị số f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn, các cảnh phía trước và phía
sau tiêu điểm (focus point) sẽ mờ đi.
Khi xem xét hai ảnh trên dễ dàng nhận thấy: ảnh chụp với độ mở ống kính lớn (f/2.4) thì chỉ có tấm bưu thiếp đầu
tiên là rõ nét (hai tấm phía sau đều mờ), ảnh chụp với độ mở ống kính nhỏ nét hơn.
Vùng ảnh rõ còn phụ thuộc vào:
- Khoảng cách giữa máy ảnh đến cảnh chụp (subject distance), càng gần thì vùng ảnh rõ càng cạn.
- §ộ dài tiêu cự (focal lenth), tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Ảnh chụp bằng ống kính 28mm độ mở ống
kính f/5.6 sẽ có vùng ảnh rõ sâu hơn ảnh chụp bằng ống kính 70mm cùng độ mở ống kính
Chúc các bạn có những bức ảnh đẹp!
10 điều cần lưu ý để có được tấm ảnh đẹp
Sunday, 23. December 2007, 19:12:21
Kỹ thuật chụp ảnh
1. Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi
chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ.
Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ cúi người xuống cho ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối
tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảnh khắc cảm xúc nhất của đối tượng.
2. Chú ý đến hình nền phía sau đối tượng
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải quan sát khung cảnh xung quanh đối
tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp,
khơng bị lỗi. Khơng để một cái cây, cọc… mọc lên từ đầu của chủ thể. Khơng để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú
ý của người xem từ chủ thể.
3. Học cách dùng đèn ngồi trời
Đèn khơng chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn cịn được dùng ngồi trời nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế
các điểm yếu của ánh sáng mặt trời. Khi chụp hình người ngồi trời, nếu hướng chụp khơng cùng chiều với hướng
sáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng các
vùng khuất như hốc mắt, cổ…
4. Tiến gần đến chủ thể
Bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười ln là tâm điểm của tấm hình, vì vậy khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại
họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên,
cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m
5. Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình
6. Cẩn thận khi lấy nét
FS
C
Hầu hết chúng ta đều nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới đúng, quan niệm này hồn
tồn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh đối tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ở gần hai đường
chia hình ra làm 3 phần bằng nhau.
Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình để lấy nét, trong khi ta lại muốn đối
tượng chụp khơng đứng giữa tấm hình. Do đó, nếu khơng cẩn thận chúng ta sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc
đối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình.
Khắc phục: Cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối tượng, ta bấm nút chụp xuống
một nửa (không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó, sau đó ta thay đổi vị trí của máy ảnh để có khung hình ưng ý,
rồi bấm tiếp một nửa cịn lại để chụp. Với máy ảnh số ta có thể tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính.
7. Khơng phải đèn Flash có thể chiếu đến mọi nơi
Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cầu hình
của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này khơng q 3m. Nếu thấy hơi tối thì cứ dùng đèn.
8. Chú ý đến ánh sáng
Trong tấm hình thì áng sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sát môi trường ánh sáng xung
quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp dưới các tán cây vì sẽ thấy ánh sáng
loang lổ trên đối tượng. Muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.
9. Chụp hình đứng
Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp, hãy xoay máy ảnh của bạn
lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể
hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chụp hình dọc thay vì hình nằm ngang, hình ngằm ngang dùng để diễn tả sự bao la,
rộng lớn…
10. Hãy cho người được chụp biết phải làm gì
Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên. Hãy nói cho họ phải làm gì, đứng
thế nào… bởi vì khơng phải ai cũng là người mẫu. Hãy làm những động tác gây chú ý, tránh có những khơng mặt
thời ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ phá hỏng tấm hình của bạn.
digibinh theo VNMedia
Vài thủ thuật chụp đẹp ảnh số
Sunday, 23. December 2007, 19:09:28
Kỹ thuật chụp ảnh
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giống
như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của các
tấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
FS
C
Tạo ấn tượng khác lạ cho tấm hình khi chụp ngồi trời nắng: Nếu thật sự muốn tạo một ấn tượng khác lạ cho
những tấm hình, chúng ta có thể dùng một bộ lọc bằng kính phân cực. Giảm được cường độ sáng và các phản chiếu
khơng mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh khơng có bộ lọc, bạn có thể dùng một kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi
nhìn qua màn hình LCD. Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phải
của bạn. Lúc này, chất lượng ảnh sẽ tốt khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.
Chụp ảnh ngồi trời: Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong máy ảnh số là chế độ “fill flash” hay còn gọi
là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, chúng ta sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp ảnh ngoài
trời.
“Flash on”: camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà chúng ta chọn
làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mặt trời chiếu sáng từ tóc đến hơng hoặc đến lưng (thường
được gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng đèn flash để chiếu. Việc này sẽ khiến người
được chụp thoải mái hơn, không bị nheo mắt. Một điều cũng nên chú ý là tầm chiếu sáng của đèn flash tích hợp
trong camera chỉ khoảng 3 mét hoặc ít hơn, do đó chúng ta khơng nên đứng xa đối tượng khi chụp ngồi trời.
Chụp cận cảnh với chế độ “macro mode”: Khi muốn lưu giữ những thế giới tí hon thú vị như hạt sương trên lá, hoa
cỏ, bạn không cần phải nằm dài ra đất khi sử dụng chế độ “close up” hay “macro mode” trên máy ảnh số. Tuy
nhiên, khi dùng chế độ này, tấm hình chỉ có chiều sâu hạn chế. Vì vậy, chỉ tập trung vào phần quan trọng nhất để
chụp.
Chụp hình nước chảy chậm: Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm một bố cục chuẩn cho một dịng
nước chảy, sau đó, để cửa trập mở trong một, hai giây. Chúng ta sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá
trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh có chế độ mở của cửa trập thì đặt theo f8, f1
hay f16. điều này sẽ giúp chúng ta tạo chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
Đặt giờ chụp: Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Chúng
ta có thể dùng “salf timer” cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hoặc bắt hình trôi
chậm.
Chỉnh độ nhạy bắt sáng (ISO): Nên để ISO phù hợp với điều kiện ánh sáng làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhạy
cao dễ chụp trong điều kiện trời xẩm tối, đêm hay trong nhà nhưng sẽ gây ra hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy,
nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời u ám. Với 800 hoặc 1.600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc
dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn chớp.
Trên máy ảnh thường có các chế độ lấy ánh sáng giúp theo ý muốn.
Apertre (A), không dùng đèn flash: Chỉ phù hợp khi chụp với nguồn sáng mạnh (8 giờ sáng đến 6 giờ chiều mùa
hè, không áp dụng khi chụp trong nhà. Nếu nguồn sáng yếu mà bạn vẫn cố tình để chế độ này thì ảnh sẽ bị mờ nét,
trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng).
Speed (S), không dùng flash: Chỉ nên sử dụng chế độ này khi ánh sáng ngoài trời tốt, một người hoặc vật đang
chuyển động với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, độ nét sâu của hình ảnh sẽ bị hạn chế.
Auto: Chụp ở chế độ tự động, máy sẽ tự động phát đèn flash để đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của
chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí mà đèn chiếu tới và thông thường hậu cảnh sẽ bị tối trừ khi chúng ta
chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Nếu chụp flash khi trời nắng, các điểm khuất của mặt người được chụp
như hốc mắt, mũi, vùng cổ.. sẽ không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn mặt
Sunday, 23. December 2007, 09:34:02
Kỹ thuật chụp ảnh
FS
C
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY ẢNH KTS
MỘT SỐ NÚT CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ
* CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP
AUTO : (Automatic): Tự động – máy sẽ tự động điều chỉnh lấy nét, cân bằng trắng, tốc độ trập màn hình, tự động
tắt hay bật đèn Flash…( Đây là chế độ thường dùng cho dòng máy du lịch).
Av: (Aperture Value): Ưu tiên độ mở- có thể điều chỉnh được độ mở của ống kính (sử dụng trong mơi trường thiếu
sáng)
Tv: (Shutter Speed): Ưu tiên màn trập – có thể điều chỉnh được tốc độ màn trập.
M: (Manual): Chế độ chụp chỉnh tay: cân bằng trắng, độ nhạy sáng ISO, mức đèn Flash, khẩu độ mở…
P: (Programme): lập trình AF
: (Stitch Assist): Hổ trợ nối ảnh (Panorama): ghép ảnh.
Movies: Quay phim video.
Play Mode: chế dộ xem lại ảnh và video.
SCN: Scence - Chế độ cảnh đặc biệt.
- Night Scence: cảnh đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Portrait: Chụp chân dung.
- Landscape: chụp phong ảnh, ở ngoài trời.
- Sport: Chụp thể thao.
- Under water: Chụp dưới nước( phải có vỏ nhựa bọc máy – khơng bao gồm theo máy).
- Fireworks: Chụp cảnh pháo hoa.
- Indoor: Chụp trong nhà.
* TẮT BẬT MỘT SỐ CHỨC NĂNG.
Macro: Tắt chế độ chụp cận cảnh: chụp văn bản, chụp vật thể gần. Lưu ý: khi chụp cận cảnh phải tắt đèn flash, chế
độ tiêu cự để về wide (không zoom).
Flash: Tắt bật đèn flash: đèn luôn bật, đèn tự động, đèn chống mắt đỏ, đèn tắt.
FS
C
Continues: Chụp liên tiếp( sử dụng trong chế độ thể thao hoặc kids & pet).
SelfTime: Tắt bật chế độ chụp hẹn giờ (10s, 2s, hoặc tự đặt thời gian)
Erase/ Delete: Xoá ảnh và video.
Func/ Set: Ở chế độ chụp hoặc quay video, nhấn nút Func/set để cài đặt chất lượng ảnh, video, và cỡ ảnh, video. Ở
chế độ xem lại nhấn Func/ set có chức năng xác nhận hành động giống như phím enter của bàn phím máy tính.
* TRÌNH TỰ XỐ FILE ẢNH, FILE VIDEO
+ Xoá một bức ảnh hoặc một file video:
-chuyển sang chế độ PLAYMODE, chọn file cần xố, nhấn phím có biểu tượng thùng rác: Erase/ Delete. chọn
Erase rồi nhấn ok (nút Func/set) xác nhận việc xoá ảnh….
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG MÁY QUAY – MÁY ẢNH KTS.
- Tránh cho máy thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Không lưu cất máy ở nơi có độ ẩm cao (Ngăn tủ, ngăn quần áo, phịng lạnh…), nóng rung hay va chạm.
- Trong trường hợp sử dụng ở mơi trường có hơi nước cao (bãi biển, thác nước, băng đăng..), sau khi sử dụng nên
đưa đi bảo trì máy.
- Khơng được quay phim, chụp ảnh trực diện với nguồn ánh sáng mạnh hoặc với mặt trời (CCD sẽ bị hỏng – máy
sẽ không được bảo hành).
- Với điều kiện khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao của Việt Nam, nên có loại tủ chống ẩm, mốc (hoặc gói hút ẩm) để
bảo quản máy.
- Nếu khơng có nhu cầu sử dụng thường xuyên, hàng tháng quý khách nên lấy máy ra để nơi khơ, thống khoảng
30 phút và vận hành 10 phút, vệ sinh máy…nhằm giảm bớt lượng hơi nước tích tụ trong máy.)
LƯU Ý KHI KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH.
Đối với tất cả các thiết bị điện tử cao cấp cầm tay)
- Khi kết nối máy tính, tránh cắm cổng USB phía trước case máy . dễ dẫn đến hiện tượng máy tính khơng nhận
diện được máy ảnh, máy quay,…hoặc cháy hỏng. Quý khách nên lưu ý luôn luôn cắm cổng USB phía sau máy
tính.
- Khi ngừng kết nối máy tính nên thực hiện đúng thao tác thốt an tồn ( vào Safely Remove Hardware, chọn thiết
bị và nhấn stop để tắt thiết bị). Trong Windows XP, quý khách phải đóng các trương trình đang làm việc với các
thư mục trong thẻ nhớ hay bộ nhớ trong đối với máy nghe nhạc MP3…trước thì mới có thể tắt được thiết bị. Nếu
khơng đúng thao tác có thể dẫn đến mất dữ liệu hay hỏng thiết bị.
- Khơng dùng máy tính để FOMAT thẻ nhớ (Memory card).
Phòng kỹ thuật Digi4u - Hà Nội.
Chăm sóc và bảo quản máy ảnh số
FS
C
Khi đã sở hữu một thiết bị vô cùng hữu dụng như máy ảnh số, bạn cũng nên tham khảo những phương pháp chăm
chút, bảo quản làm tăng tuổi thọ cho công cụ này.
Cũng như những thiết bị điện tử khác, người sử dụng máy ảnh không nên bật lên, tắt đi liên tục. Với máy ảnh số
làm như vậy dễ bị hỏng bộ cảm biến hoặc cháy màn hình.
Sử dụng đúng quy cách làm tăng sức mạnh cho máy ảnh số. Ảnh:
Trong q trình chụp, khơng nên bấm liên tục nhiều lần dễ gây hại cho máy, màn hình cũng vì thế dễ bị ảnh hưởng
và có thể trục trặc bất cứ lúc nào.
Không nên dùng máy ảnh kỹ thuật số ở những nơi có độ ẩm cao, hoặc dùng xong thì phải đem sấy ngay và cho vào
hộp chống ẩm.
Đặc biệt không nên cho camera vào tủ quần áo vì đó là nơi có nhiều hơi nước dễ làm ẩm máy ảnh.
Nơi cất giữ máy ảnh số cũng tránh ở mơi trường có độ ẩm cao. Trường hợp khi máy ảnh vừa dính nước mưa, bạn
nên dùng máy sấy tóc với khoảng cách tối thiểu từ 40 cm vì để gần sẽ q nóng khơng tốt cho linh kiện điện tử bên
trong.
Để bảo quản máy ảnh một cách tốt hơn khi không dùng đến, bạn nên mua hộp đựng máy ở các hiệu bán máy ảnh.
Các hộp này thường làm bằng nhựa trong và kín, bên trong có sẵn các gói thuốc chống ẩm.
Nếu có điều kiện hơn bạn có thể mua tủ đựng thiết bị số có nguồn điện sấy. Bảo quản bằng cách để thiết bị trong tủ
chống ẩm, là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có đồng hồ đo và ngun lý họat động rõ ràng, giá thành của tủ
từ 100USD đến vài trăm USD.
Đơn giản hơn, bạn có thể áp dụng biện pháp bảo quản mang tính truyền thống hơn bằng cách cho thiết bị vào thùng
kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khô và háo nước nên sẽ hút hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này
cũng tương tự phương pháp dùng hạt hút ẩm.
Ống kính của máy ảnh hay bị mờ, có vết vân tay hoặc bụi. Đừng lo lắng, bạn cứ chụp bình thường, bởi khơng ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh.
Khi lau, cách tốt nhất bạn nên mua bộ giấy lau ống kính chuyên dụng tại các cửa hàng ảnh, gồm nước rửa, giấy lau,
bình xịt bụi.
Để q trình lau ống kính khơng bị xước, trước hết bạn hãy bơm sạch bụi thật mạnh bằng quả xịt. Sau đó nhỏ dầu
lau, thoa đều trên mặt ống kính, dùng giấy lau di theo đường tròn từ trong ra ngồi nhiều lần cho đến khi khơ.
Thao tác cuối cùng là xịt bụi lần nữa để các mẩu vụn của giấy bay đi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc lau
rửa ống kính này nhiều lần vì sẽ khơng tốt cho chất lượng ảnh.
Đối với pin của máy ảnh, bạn hồn tồn có thể áp dụng các biện pháp bảo quản pin dùng cho ĐTDĐ và laptop như
nạp pin đúng lúc hay tránh sạc chồng nhiều lần khi lượng điện vẫn còn làm pin dễ bị chai. Nguồn pin tốt khơng chỉ
giúp cho độ bền của nó cao hơn mà máy ảnh hoạt động cũng được ổn định.
Theo VTC
Sunday, 23. December 2007, 08:51:21
Kỹ thuật chụp ảnh
FS
C
Bệnh thường gặp của máy ảnh số
Ngoài "bệnh" chết bộ cảm biến CCD (Charge Coupled Device) chiếm đa số, hỏng bo mạch, đứt dây zoom, nhão
cửa trập cũng là những vấn đề mà camera kỹ thuật số thường mắc phải.
Máy ảnh chuyên nghiệp ít chết CCD hơn máy du lịch.
Theo thống kê của ông Thanh Hải, thợ sửa máy ảnh số tại phố Vọng Đức (Hà Nội), số lượng camera chết CCD
(Charge Coupled Device) chiếm đến 80%. 20% còn lại là các bệnh khác nhau.
Đối với máy ảnh số, bộ cảm biến CCD rất quan trọng trong việc làm nên một bức hình đẹp, nó làm nhiệm vụ
chuyển ánh sáng thành dịng điện qua một con chip thông qua tế bào quang điện và chuyển đổi thành dạng số, sau
đó dùng các transitor tại mỗi điểm ảnh khuếch đại và di chuyển lượng điện tích này qua hệ thống truyền dẫn.
'Tai nạn' này thường chỉ xảy ra đối với các loại máy ảnh du lịch, đối với dịng bán chun và chun nghiệp (ống
kính rời) thì hiếm khi mắc phải. Loại camera 'prồ' thường xuyên chết CCD nhiều nhất là Fuji Pro S2. Tuy nhiên,
dịng máy này đã lỗi thời và thay vào đó là các series mới như Pro S3, S5. Nhiều thợ sửa máy ảnh cho rằng, "hàng"
của Nikon, Canon chết CCD ít hơn. Anh Hải cho biết, anh cũng đã từng sửa Nikon D70 hỏng CCD do người dùng
bảo quản không tốt.
Những nguyên nhân của tai nạn này chủ yếu do người dùng sử dụng không đúng cách hoặc bảo quản không cẩn
thận. Để máy ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thậm chí đánh rơi, CCD cũng bị ảnh hưởng. Theo anh Thành, một
phó nháy chuyên nghiệp ở phố Lê Thái Tổ (Hà Nội), cách tự "sát hại" CCD nhanh nhất ở bất kỳ dòng máy nào dù
du lịch hay chuyên nghiệp là hướng thẳng máy vào mặt trời chụp. "Ngay cả việc để quên hay nhầm ISO cao (
khoảng 1.600 trở lên) mà chụp trời nắng to cũng có thể làm chết bộ cảm biến này ngay lập tức.
Load ảnh trực tiếp bằng dây cáp có thể gây hỏng máy.
Những "bệnh" khác
Ngồi ra camera số cịn dễ bị hỏng bo mạch. Cũng là do bảo quản hoặc quá trình load, copy ảnh từ máy vào PC
chưa hoàn thiện. Với nhiều loại máy, không nên copy trực tiếp bằng dây cáp dẫn vì nguồn điện khơng tương thích.
Nó có thể bị 'xộc' điện gây nên cháy mainboard bất cứ lúc nào, nhất là với các loại chuyên nghiệp như Nikon D80,
D100, D200, Canon 30D, 400D... Theo các nhiếp ảnh gia kinh nghiệm, tốt nhất nên dùng đầu đọc thẻ nhớ để load
hình vào PC.
Ngồi hai vấn đề trên, máy ảnh số cịn có thể gặp các bệnh như đứt dây zoom và các lỗi khơng thể xác định. Với
dịng máy du lịch có zoom quang học, người sử dụng cũng khơng nên bật tắt liên tục, vì dễ giảm tuổi thọ của
zoom.
Riêng dòng máy ảnh số chuyên nghiệp, lỗi thường gặp phải nhiều nhất là cửa trập. Bộ phận này do phải làm việc
nhiều nên tuổi thọ chỉ có giới hạn, nó phụ thuộc vào từng loại máy, từ vài trăm nghìn lần đóng mở đến vài triệu
kiểu ảnh mà sau đó sẽ nhão rồi hỏng.
Về vấn đề phần mềm của digital camera, các 'bác sĩ số' cũng tiết lộ là khơng mấy khi lỗi. Người sử dụng có thể yên
tâm về vấn đề này.
(Theo: Số Hóa)
Sunday, 23. December 2007, 07:54:49
Kỹ thuật chụp ảnh
FS
C
10 chú ý nhỏ để có một tấm hình đẹp
Sắm được một cái máy ảnh tốt mà khơng biết cách chụp thì cũng sẽ khó mà tạo ra tác phẩm đẹp được, 10 điều lưu
ý sau đây sẽ giúp bạn tạo ra một tác phẩm “để đời”
1: Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật.
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi
chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ.
Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Khơng nhất thiết phải
bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng
Đứng chụp cao quá ___Như thế này tốt hơn
2: Chú ý đến hình nền phía sau Đối Tượng:
FS
C
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải qua sát khung cảnh xung quanh đối tượng,
hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp, khơng
bị lỗi. Khơng để một cái cây, cọc…mọt lên từ đầu của chủ thể. Khơng để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú ý của
người xem từ chủ thể.
Nền sau sáng quá. _______ Thế này chủ thể sẽ nổi hơn lại có cây mọc trên đầu
3: Học cách dùng đèn ngồi trời.Đèn khơng chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn cịn được dùng ngồi trời
nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình người ngồi ánh sáng mặt trời, nếu
chụp khơng cùng chiều với chiều anh sáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ
trên xuống, đánh đèn để làm sáng các vùng khuất như hốc mắt, cổ…
Chủ thể quá tối khi chụp ngược sáng. ____ Với đèn đối tượng sẽ sáng hơn
4: Tiến gần đến chủ thể:Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm
hình, do đó khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không khai
thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m.
Nhìn cũng được ________ Xích lại một chút thì khá hơn
FS
C
5: Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình.
Hầu hết chúng ta đề nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới đúng, quan niệm này hồn
tồn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh tối tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ra ngồi biên của
tấm hình, nằm càng gần hai đường chia hình ra làm 3 phần bằng nhau càng tốt.
Hình khơng bắt mắt . _________________________ Đẹp hơn
FS
C
6: Cẩn thận khi lấy nét
Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình đề lấy nét. Trong khi ta lại muốn đối
tượng chụp khơng đứng giữa tâm hình. Do đó, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc
đối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình.
Khắc phục: cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối tượng, ta bấm nút chụp xuống
một nửa(không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó, sau đó ta thay đổi vị trí của máy ảnh để có khung hình ưng ý, rồi
bấm tiếp một nữa còn lại để chụp.Với máy ảnh số ta có thể tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính.
Lấy nét sai rồi, hay là muốn ___Như thế này mới đúng
chụp mấy con cá.
7: Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.
Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cấu hình
của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này khơng q 3m. Nếu thấy hơn tối thì cứ dùng đèn.
Khơng chụp đèn, đèn chiếu khơng tới. ___________Có đèn
8: Chú ý đến Ánh Sáng:
Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sáng môi trường ánh sáng xung
quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp dưới
Các tán cây vì sẽ thấy anh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm
hay lúc chiều chiều.
Loang lổ quá . __________ Ánh sáng phía sau thật tuyệt
FS
C
9: Chụp hình đứng
Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp, hay xoay máy ảnh của bạn
lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể
hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chọn hình dọc thay vi hình nằm ngang, hình nằm ngang dùng để diễn tả sự bao la,
rộng lớn…
Nhìn cũng được. _______________ Thế này thấy vĩ đại hơn
10: Hãy cho người được chụp biết phải làm gì.
Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên. Hãy nói cho họ phải làm gì, đứng
thế nào…bởi vì khơng phải ai cũng là người mẫu. Hãy làm những động tác gây chú ý, tránh có những khuân mặt
thờ ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ phá hỏng tấm hình của bạn.
Nhàm chán. __________________________Rất bắt mắt
Bài viết bởi cuhiep @ VNPhoto.net
(Trong bài viết có tham khảo tài liệu của Kodak)
Sunday, 23. December 2007, 07:31:36
Kỹ thuật chụp ảnh
Chào các bạn,
FS
C
Một vài cách bảo quản máy ảnh
Trong chúng ta, những người yêu thích nhiếp ảnh, ai cũng sở hữu máy ảnh và một vài ống kính, và chắc ai cũng
đều dành mọi ưu ái cưng chiều cho những thiết bị của mình, những phương tiện giúp chúng ta bắt lấy những
khỏanh khắc đẹp.
Bảo quản máy ảnh và ống kính như thế nào cho tốt là một trong những điều mà ai cũng rất quan tâm.
Cá nhân mình cũng vậy, trước đây mình thường bảo quản thiết bị bằng hạt hút ẩm cho vào thùng kín, cách này
cũng tương đối hiệu quả nhưng hiệu quả đến mức nào thì bản thân mình cũng khơng thể biết được vì khơng có
cách kiểm sóat được độ ẩm là bao nhiêu? Sau khi tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi các anh kỹ thuật viên ở một số trung
tâm và anh Tấn ở đường Trần Hưng Đạo, một người đã làm nghề bảo dưỡng máy ảnh đã 8 năm, mình tổng kết một
vài cách bảo quản máy ảnh và ống kính chia sẻ để các bạn tham khảo, mọi thơng tin là do mình tổng kết và tự kết
luận nên chỉ có giá trị cho các bạn tham khảo thôi nhé.
Hiểu thêm về nấm mốc
Như chúng ta đã biết, bệnh thường gặp của máy ảnh và ống kính là bị mốc do khí hậu ẩm và bảo quản chưa đúng
hoặc sơ sài. Nấm mốc là một lọai vi khuẩn phát triển mạnh trong mơi trường có độ ẩm từ 60% trở lên. Nếu nấm
phát triển trên thân máy thì sẽ làm cho các mạch điện do bị ẩm sẽ bị ăn mòn dẫn đến họat động chập chờn, lâu
ngày có thể hư hỏng. Nếu nấm phát triển trên ống kính thì ống kính sẽ bị loang lổ như rễ tre làm cho ảnh bị giảm
chất lượng, bị halo hoặc rất mờ.
Do là một lọai vi khuẩn nên ở môi trường thuận lợi chúng sẽ lan ra và có thể lây nhiễm cho các thiết bị khác nếu
chúng ta để gần nhau. Khi tồn tại trên bề mặt thấu kính các dung dịch mà chúng tiết ra sẽ ăn mịn lớp hóa chất phủ
ống kính, nếu lâu ngày thì dù có lau cũng khơng thể hết được vì lớp hóa chất này đã bị ăn mòn.
Khi thiết bị bị nấm mốc
Theo các KTV bảo dưỡng máy ảnh thì khi mới phát hiện máy ảnh hoặc ống kính bị nấm mốc chúng ta nên đem
bảo hành hoặc bảo dưỡng càng sớm càng tốt, điều này sẽ tránh cho thiết bị của chúng ta bị hư hỏng nặng hơn hoặc
lây cho các thiết bị khác. Tại các nơi này, các KTV sẽ tháo ống kính ra và vệ sinh sạch sẽ, nếu nấm mốc nhẹ thì chỉ
cần lau sơ là sạch ngay, cịn nếu bị nặng thì sẽ lau bằng hóa chất nặng hơn, khi bị nấm ăn mịn lớp phủ thì dù lau
sạch nhưng bề mặt thấu kính sẽ vẫn bị tỳ vết như vết sẹo trên mặt người đẹp vậy. Giải thích về thắc mắc là khi lau
như vậy có thể gây mịn lớp phủ? Anh Tấn nói rằng đó là nhận định sai lầm vì lớp này được phủ trên bề mặt rất
chắc chắn và phân tích rằng nếu để lâu sẽ bị tác hại như phần trên mình đã trình bày. Anh cũng nói rằng các ống
kính đời mới có lớp phủ tuy chất lượng cao hơn nhưng rất mỏng.
Có những thơng tin cho rằng sau khi lau, ống kính sẽ dễ bị mốc lại. Điều này đúng vì khi lắp các thấu kính, nhà sản
xuất có tráng một lớp keo mỏng ngịai viền ống kính để cố định và ngăn khơng cho bụi lọt vào, khi lau ống kính thì
KTV chỉ gắn thấu kính vào vị trí cũ mà khơng có lớp keo nên khơng khí sẽ lưu thơng dễ dàng và vi khuẩn mốc sẽ
len lỏi vào theo dễ dàng hơn. Điều này cho thấy tác dụng của việc bảo quản để thiết bị đừng bị nhiễm nấm mốc là
việc làm rất quan trọng.
Một vài cách bảo quản
FS
C
Theo nhiều thơng tin thì máy ảnh và ống kính phải được bảo quản trong mơi trường có độ ẩm từ 45% đến 50%.
Theo mình biết thì ở mơi trường thơng thường tại Tp HCM có độ ẩm từ 65% trở lên.
- Bảo quản bằng cách cho thiết bị vào thùng kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khơ và háo nước nên sẽ hút
hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này cũng tương tự phương pháp dùng hạt hút ẩm. Ưu điểm của phương
pháp này là rẻ tiền. Hạn chế là không biết được độ ẩm là bao nhiêu, độ ẩm có đạt ở mức cần thiết hay chưa? Điều
này có thể khắc phục bằng cách mua thêm một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi, khi độ ẩm vượt ngưỡng thì ta có thể
thay mới hoặc rang lại.
- Bảo quản bằng cách sưởi bằng đèn trái ớt là cách mà nhiều người cũng hay sử dụng, bằng cách bỏ thiết bị vào tủ
có một hoặc hai đèn trái ớt và sưởi ấm liên tục. Vì chưa dùng phương pháp này nên mình chưa có kinh nghiệm,
nhưng tốt nhất cũng nên mua một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi.
- Bảo quản bằng cách sưởi bằng tivi, phương pháp này theo anh Tấn thì rất hiệu quả và cũng theo anh thì có thể
tiêu diệt cả nấm mốc do khi tivi hoạt động thì CRT phát ra một lượng từ trường nhất định. Người ta làm một cái tủ
nhỏ có đáy bằng lưới và để sát trên tivi, mỗi ngày tivi họat động sẽ có tác dụng sưởi ấm thiết bị. Mình chưa thực
nghịêm phương pháp này nhưng nhận thấy phương pháp này cũng hay với điều kiện là ngày nào cũng phải có
người xem tivi vài tiếng thì mới có tác dụng.
- Bảo quản bằng cách để thiết bị trong tủ chống ẩm, đây là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có đồng hồ đo và
nguyên lý họat động rõ ràng, và cũng tốn tiền nhất vì giá thành của tủ từ 100USD đến vài trăm USD. Nếu có điều
kiện thì đầu tư cho 1 cái tủ cũng hợp lý vì với giá trị máy ảnh và ống kính lên đến hơn hàng ngàn USD thì đầu tư
cho tủ chống ẩm 100USD cũng thích hợp. Khi cài đặt độ ẩm phù hợp thì tủ sẽ tự động duy trì ở độ ẩm đó nên
chúng ta khơng bận tâm lắm cho việc theo dõi.
Tất cả các cách bảo quản trên đây chỉ có tác dụng để duy trì độ ẩm cần thiết để giữ khơ thiết bị chứ chưa có
phương pháp nào lọai trừ hòan tòan nấm mốc. Một số người khuyên rằng lâu lâu nên đem máy ảnh và ống kính ra
phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt nấm mốc. Mình thấy cũng hợp lý nhưng khi phơi các bạn nhớ coi chừng trời
mưa nhé.
Trên đây là một vài phương pháp để bảo quản máy ảnh do mình tự tổng kết và biên sọan nên khơng tránh khỏi sai
sót, mong các bạn bổ sung thêm để có nhiều thơng tin và nhiều lựa chọn nhằm mục đích giúp đỡ mọi người chọn
phương pháp bảo quản máy ảnh và ống kính phù hợp với điều kiện của mình.
Chúc máy ảnh và ống kính của các bạn ln ln mạnh khỏe.
Cám ơn anh Tấn đã giúp tơi hịan thành bài viết này.
Tp HCM, 8/2006
Thanhcong67@ VNPhoto.net
Mẹo sử dụng máy ảnh Canon Powershot
Sunday, 23. December 2007, 07:29:12
Kỹ thuật chụp ảnh
FS
C
Canon Powershot là dòng máy ảnh phổ thông nên cơ chế hoạt động khá đơn giản, dễ sử dụng, với nhiều chức năng
tự động. Tuy vậy, vẫn có một số tính năng, nếu biết cách khai thác tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng kỹ thuật của
những bức ảnh được chụp ra.
Nếu biết sử dụng một số tính năng, Canon PowerShot sẽ cho ảnh đẹp hơn.
Đầu tiên là tính năng bù trừ sáng (Exposure Compensation), một trong những tính năng mà những người
chụp nghiệp dư thường ít khi sử dụng đến.
Trên tất cả các máy ảnh tự động bao giờ cũng có một bộ phận gọi là bộ phận đo sáng. Bộ phận này đo điều kiện
ánh sáng trong khn hình ta muốn chụp và đưa ra các tham số cần thiết cho máy ảnh (tốc độ chụp, độ mở của ống
kính) trước khi việc chụp được thực hiện. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của bộ phận này cũng giống như một
chiếc máy tính, nên trong một số tình huống cụ thể, nó sẽ dễ bị “đánh lừa”. Bù trừ sáng sẽ giúp người chụp giải
quyết được phần nào vấn đề này.
Một ví dụ thường gặp nhất là khi chụp một vật nào đó mà phía sau vật này có một nguồn sáng rất mạnh (thường
gọi là chụp ngược sáng), rất dễ xảy ra tình trạng người hoặc vật định chụp sẽ bị tối đen trong các bức ảnh in ra. Để
xử lý việc này, ngồi cách sử dụng Flash, người chụp cịn có thể nhờ cậy đến tính năng bù trừ sáng.
Phím bù trừ sáng.
Sau khi chọn tính năng này, trên màn hình của những chiếc máy ảnh Canon Powershot sẽ hiện ra một thanh với các
mức độ khác nhau. Hãy di chuyển vị trí của con trỏ đến +1 rồi +2 và chụp thử lại một lần. Bạn sẽ thấy vật định
chụp sáng hơn và các chi tiết hiện ra rõ ràng hơn. Hãy thử lại với các giá trị -2 và -1 rồi so sánh các kết quả với
nhau, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính năng này. Khi bạn cộng thêm, người ta gọi là “bù sáng”, còn khi bạn trừ đi, người
ta gọi là “trừ sáng”.
FS
C
Một số người chụp chuyên nghiệp thường để trừ sáng cố định ở vị trí -1/3 hoặc -2/3. Đây là một cách để giúp màu
sắc trong bức ảnh có sự tương phản cao hơn. Tốt nhất là trước khi chụp trong một mơi trường nhất định nào đó,
bạn hãy sử dụng tính năng bù trừ sáng, chụp một vài kiểu cho đến khi cảm thấy ưng ý. Sau đó, giữ ngun thơng số
vừa thiết lập rồi tiến hành chụp tiếp. Một điều cần lưu ý là nếu chụp trong nhà, việc trừ sáng có thể làm cho các
bức ảnh tối đi.
Trong ảnh: bên trái là ảnh không trừ sáng, bên phải là ảnh trừ sáng.
Kỹ thuật chụp lia máy (panning) nếu biết sử dụng cũng sẽ rất hữu ích khi chụp ảnh các phương tiện đang
tham gia giao thông hoặc các vật thể chuyển động nhanh.
Giả sử bạn đang đứng trên vỉa hè một con phố nào đó và nhìn sang vỉa hè phía bên kia. Lúc này con phố và góc
nhìn của bạn tạo thành 2 trục vng góc với nhau. Hãy quay về bên phải (hoặc trái tuỳ theo chiều đường) một góc
khoảng 45 đến 60 độ và chuẩn bị sẵn sàng. Khi chủ thể bạn định chụp bắt đầu nằm gọn trong khn hình, hãy lia
máy đi theo chủ thể đó theo phương nằm ngang. Khi bạn quay gần về đến vị trí ban đầu, hãy bấm máy.
Các máy Canon Powershot có một tính năng giúp bạn có thể thực hiện việc này dễ dàng hơn. Khi đang ở chế độ
chụp, hãy ấn nút “Menu” và tìm mục “AF Mode”. Có 2 lựa chọn là “Single” và “Continuous”, bạn hãy chọn
“Continuous”.
Khi chụp lia máy, chủ thể cần chụp vẫn nét, còn con phố xung quanh bị mờ đi.
Chế độ Single dùng để chụp các vật tĩnh. Khi bạn giữ 1/2 nút chụp, máy sẽ tự động ghi nhớ khoảng cách từ máy
ảnh đến chủ thể ở điểm lấy nét (thường là điểm chính giữa) và thơng tin này được “khóa” lại. Nếu như bạn vẫn giữ
1/2 nút chụp và lấy lại khn hình khác (chẳng hạn lia máy theo chủ thể), ảnh sẽ khơng nét vì khoảng cách từ máy
ảnh đến chủ thể lúc này thay đổi do ta lia máy theo. Nếu như bạn thả tay ra và giữ lại 1/2 nút chụp, máy sẽ mất thời
gian để lấy nét lại, lúc đó thì chủ thể đã đi qua mất rồi.
FS
C
Đối với chế độ Continuous, khi bạn giữ 1/2 nút chụp, hãy giữ cho chủ thể nằm trong điểm lấy nét ở chính giữa
khung hình và lia máy theo chủ thể. Lúc này máy sẽ “khóa” chủ thể lại và liên tục đo khoảng cách giữa máy và chủ
thể, tự động điều chỉnh lấy nét. Kết quả là, trong các bức ảnh chụp được, chủ thể vẫn nét còn con phố xung quanh
thì mờ đi.
Trong bức ảnh bên trái, người chụp đã kết hợp độ nhạy sáng cao với công nghệ chống rung. Ảnh bên phải, người
chụp để máy ở độ nhạy sáng thấp và sử dụng đèn flash.
Bên cạnh đó, với các loại máy ảnh Canon PowerShot, nếu biết tận dụng chức năng chống rung và độ nhạy
sáng cao, bạn cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp trong điều kiện ánh sáng yếu mà không phải sử
dụng đèn Flash.
Đầu tiên, hãy chỉnh độ nhạy sáng (ISO) trên máy lên mức cao nhất có thể. Tiếp theo, bật chức năng chống rung.
Khi đang ở chế độ chụp, ấn nút “Menu”, tìm mục “IS Mode” và chọn “On” hoặc “Continuous”. Sau đó, hãy tắt đèn
Flash đi và chụp. Khi so sánh bức ảnh chụp theo cách như trên với bức ảnh chụp khi sử dụng đèn Flash, bạn sẽ
thấy trong bức ảnh chụp với đèn Flash, ánh sáng gắt hơn và màu sắc không thật bằng.
Anh Linh
Thủ thuật chụp ảnh ban đêm
Sunday, 23. December 2007, 07:14:41
Kỹ thuật chụp ảnh
Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy “ngắm và chụp” được thiết kế với mục đích ghi lại những
bức ảnh người đứng trước đường chân trời của một thành phố về đêm.
Chụp ảnh đêm là một hình thức giải trí rất thú vị. Cho dù là trong một đêm mùa hè ấm áp, hay trong một đêm đông
lạnh giá khi cái lạnh làm cho ngay cả ánh sáng cũng phải run lên, chụp ảnh vẫn giúp bạn có được cảm giác vui vẻ
và là một cách rất hay để khai thác khả năng của máy ảnh. Tất cả những thứ bạn cần có là một giá đỡ chắc chắn và
lịng kiên trì.
Bạn phải quyết định bố cục ảnh như thế nào với ánh sáng sẵn có, vùng ảnh nào sẽ có độ sáng cao nhất, cân bằng
ánh sáng bằng cách đặt camera ở vị trí sao cho có thể tạo ra được một bức ảnh phản ánh đúng tâm trạng của mình.
FS
C
Đối với những máy ảnh cao cấp thì việc chụp đêm có thể thực hiện dễ dàng vì chúng cho phép điều chỉnh thời gian
mở màn trập. Dịng máy ảnh “ngắm và chụp” nghiệp dư cũng có chế độ chụp đêm, nhưng người chụp vẫn phải
thiết lập các thơng số chính xác trước khi chụp thì mới hy vọng có những kiểu ảnh xem được.
Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở f2,8, ISO 200.
Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy “ngắm và chụp” được thiết kế với mục đích ghi lại những
bức ảnh người đứng trước đường chân trời của một thành phố về đêm. Để đạt được điều đó, hầu hết máy ảnh ở chế
độ này sẽ tự động đưa đèn flash về chế độ đồng bộ chậm - giữ cho màn trập mở trong thời gian ngắn sau khi đèn
flash phát sáng. Ngồi ra, trong những tình huống như vậy chế độ khử mắt đỏ cũng được huy động. Với những tình
huống chụp phong cảnh đêm, đèn flash cần phải được tắt đi để máy có thể tăng thời gian điều chỉnh phơi sáng.
Thời gian này có thể từ 2 đến 8 giây tuỳ loại máy. Với những camera này, độ mở ống kính và tốc độ chụp sẽ được
chọn tự động, trong khi đó người chụp có thể tự lựa chọn một vài thông số khác.
Điều chỉnh lấy nét
Hệ thống lấy nét tự động của nhiều máy “ngắm và chụp” có thể gặp vấn đề khi lấy nét trong điều kiện ánh sáng
yếu. Trong những tình huống này, một số máy sẽ mặc định khoảng cách lấy nét là vơ cực. Tuy nhiên, nếu máy ảnh
của bạn có chế độ chụp phong cảnh có thể kết hợp đồng thời với chế độ chụp đêm thì việc lấy nét chính xác là
hồn tồn có thể.
Điều chỉnh độ phơi sáng
Khi camera tự động lựa chọn tốc độ chụp thì việc điều chỉnh thời gian phơi sáng, một trong những yếu tố quan
trọng đối với chụp ảnh đêm, sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, những máy có chế độ tự động hồn tồn có xu
hướng khơng ước lượng đủ thời gian mở màn trập trong những cú chụp đêm, vì hệ thống đo sáng khơng thể hoạt
động chính xác trong điều kiện ánh sáng yếu. Kết quả thường thấy là ảnh trơng khá tối (như hình dưới đây).
Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở f2,8.
FS
C
Bạn có hai sự lựa chọn thay thế để tăng độ sáng của hình ảnh với máy ảnh nghiệp dư. Thứ nhất là tăng độ nhạy
sáng của cảm biến ảnh. Tăng độ nhạy sáng lên ISO 200, với thời gian phơi sáng không đổi, sẽ tạo ra một kiểu ảnh
sáng hơn và hấp dẫn hơn. Tăng lên đến ISO 400 sẽ làm ảnh sáng hơn nữa, nhưng cũng làm tăng tỷ lệ nhiễu của
ảnh. Vì các máy ảnh khác nhau phản ứng không giống nhau đối với độ nhạy sáng, nên việc thử trước khi chụp thật
là rất cần thiết.
Thế nhưng bạn vẫn phải cẩn thận. Một số máy không cho phép thay đổi độ nhạy sáng ở chế độ chụp đêm để đảm
bảo rằng tỷ lệ nhiễu được giữ ở mức tối thiểu. Muốn chắc chắn, tốt hơn hết là bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng.
Cách thứ hai để tăng độ sáng của ảnh là tăng thông số bù sáng, nhưng hiệu quả thường khơng đáng kể. Chọn độ bù
sáng là +1EV, thậm chí là cao hơn, trong tình huống chụp đêm có thể “ép” hệ thống đo sáng tự động của camera sử
dụng tốc độ chụp thấp nhất.
Điều chỉnh màu sắc
Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng tự động.
Vào đêm, nguồn sáng chủ yếu thường là ánh sáng từ đèn (ở một số camera nó được gọi là chế độ đèn Tungsten).
Bạn nên chọn chế độ cân bằng trắng tương ứng với loại nguồn sáng này để máy tái tạo màu sắc chính xác hơn.
Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng đèn nóng sáng.
Như bạn thấy ở những ảnh trên, chế độ cân bằng trắng tự động thường tạo ra những màu ấm hơn so với màu sắc
được tạo ra ở chế độ đèn nóng sáng. Chọn lựa chế độ nào là vấn đề sở thích cá nhân của mỗi người.
Thế nhưng, vẫn cần phải nhớ rằng đa số máy nghiệp dư đều chỉ có khả năng chụp đêm giới hạn, và đương nhiên là
những máy ảnh có thêm vài chức năng sẽ cho ảnh có chất lượng tốt hơn.
FS
C
Để chụp đêm, máy ảnh phải có tốc độ chụp tối thiểu là 15 giây, và cho phép người chụp chọn tốc độ, đồng thời
chụp được những kiểu ảnh không nhiễu ở độ nhạy sáng ISO 100 hoặc thấp hơn, và tái tạo những bức ảnh ít nhiễu ở
ISO 200.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn những máy ảnh có chức năng giảm nhiễu (được kích hoạt khi tốc độ chụp lớn hơn một
mức nào đó), cho phép giảm mức nhiễu xuống đến mức thấp nhất có thể.
Cùng với nhiều thứ khác trong nghệ thuật nhiếp ảnh, một số hướng dẫn có thể được đưa ra khi chụp ảnh, nhưng
phần nhiều kết quả thu được sẽ phụ thuộc vào loại camera được sử dụng, cũng như đối tượng được chụp. Những
gợi ý sau đây là cách thiết lập thông số trên một số loại máy ảnh.
Khơng phải lúc nào bạn cũng có thể chụp được những khoảnh khắc đẹp như thế này.
Thứ nhất, vì chụp ảnh ban đêm mất tương đối nhiều thời gian, và cơ hội về thời gian, thời tiết cũng như nhiều yếu
tố khác khơng phải lúc nào cũng có, nên sẽ là một biện pháp hay nếu bạn chụp nhiều ảnh với những thông số khác
nhau để chọn lựa những kiểu đẹp.
FS
C
Thứ hai, nên tránh chế độ lập trình sẵn (Program Mode). Ngay cả những máy ảnh có hệ thống đo sáng tiên tiến và
có nhiều chế độ chụp cũng thường cho ra những ảnh giống nhau khi chụp đêm với các chế độ cảnh chụp lập trình
sẵn, chứ chưa nói gì đến dịng máy “ngắm và chụp” nghiệp dư. Hầu hết các chế độ cảnh chụp lập trình sẵn được
thiết kế để chụp ban ngày, hoặc chụp với đèn flash. Vì thế kết quả tốt nhất chỉ có thể đạt được khi bạn chọn chế độ
phơi sáng chỉnh tay hay ưu tiên tốc độ chụp (Shutter Priority).
Chụp hàng loạt ảnh tốt hơn là chỉ chụp một kiểu
Trong những ảnh dưới đây, chúng ta bắt đầu bằng một độ mở bất kỳ và độ nhạy sáng ISO 50 để ít có nguy cơ bị
nhiễu nhất. Sau mỗi kiểu ảnh, bạn lại tăng thời gian phơi sáng lên một chút.
Thời gian phơi sáng 4 giây ( trái); thời gian phơi sáng 8 giây (phải).
Thời gian phơi sáng 60 giây.
FS
C
Thời gian phơi sáng 15 giây (trái); thời gian phơi sáng 30 giây (phải).
Nhìn vào các kiểu trên, có thể dễ dàng chọn ra ảnh đẹp nhất. Đó là kiểu tái hiện rõ nét đối tượng và phù hợp với thị
hiếu của người chụp. Nhưng qua đó có thể thấy rằng thời gian phơi sáng càng lâu thì lượng ánh sáng lấy vào cảm
biến càng nhiều và độ sáng của ảnh càng cao.
Nếu máy ảnh của bạn cho phép thực hiện việc phơi sáng trong thời gian dài thì bạn nên chụp nhiều ảnh, nhưng với
độ mở nhỏ hơn. Thực ra, rất hiếm máy có tốc độ chụp tối thiểu tính bằng phút, thường chỉ là giây. Khi chụp đêm
với độ mở ống kính nhỏ, độ nhạy sáng thấp thì thời gian phơi sáng ít nhất phải là 1 phút.
Nhìn chung, nếu chọn độ mở ống kính là f8 hoặc f10 thì ảnh sẽ đẹp hơn khi lấy nét ở vơ cực. Khi đó, độ nét ở các
rìa ảnh sẽ cao hơn so với khi chụp với độ mở ống kính rộng hơn.
Giả sử máy ảnh của bạn cho phép điều chỉnh phơi sáng trong thời gian dài với độ mở nhỏ, bạn vẫn nên chụp thêm
nhiều ảnh, bắt đầu với thời gian phơi sáng là 5 giây, sau đó là 15, 30 giây, 1 phút và 1,5 phút và chọn ISO tương
đối thấp. (Ở giá trị ISO lớn hơn, thời gian cho mỗi lần điều chỉnh độ phơi sáng có thể rút ngắn đi). Chế độ Bulb tỏ
ra khá hiệu quả trong tình huống này và mỗi kiểu có thể được định giờ bằng đồng hồ.
Ảnh chụp ở độ mở f8, ISO 50, thời gian phơi sáng 1 phút.
Một thực tế là hầu hết máy ảnh nhỏ gọn chỉ có thời gian phơi sáng giới hạn. Do độ mở ống kính nhỏ hơn thì thời
gian phơi sáng của máy dài hơn nên khi chụp đêm bạn nên chọn độ mở ống kính hợp lý để thời gian phơi sáng
không vượt quá giá trị tối đa của máy nhưng cũng phải đủ để lấy được nhiều ánh sáng.
FS
C
Một chú ý cuối cùng: không nên dựa vào màn hình LCD để đánh giá độ sáng thực của ảnh. Màn hình có ánh sáng
nền và do đó thường có độ sáng cao hơn ảnh thật. Hơn nữa, vào ban đêm, khi mà mắt người chụp đã trở nên quen
với mơi trường thiếu sáng, ảnh trên màn hình trơng có vẻ sáng hơn nên bạn càng dễ bị đánh lừa. Thật ra, nếu có
thể, độ sáng màn hình nên được giảm xuống khi sử dụng máy ảnh vào ban đêm.
Bạn cũng cần phải luôn luôn nhớ rằng, cách tốt nhất để biết được cần làm gì với một máy ảnh là thực nghiệm, học
từ thực tế, và bạn sẽ tìm thấy những điều thú vị khi thử nghiệm.
Biên tập viên : phuonganh
Thao tác cầm máy khi chụp
Sunday, 23. December 2007, 06:48:38
Kỹ thuật chụp ảnh
Đây là điều mà khơng ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCam thường hay khơng để ý hoặc khơng coi
trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả ảnh không đẹp. Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm
máy chắc chắn và thoải mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng một tay là nguyên nhân của khơng
ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam & BCam. Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh nên tránh: