Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phong thủy cho khu tiền sảnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.4 KB, 4 trang )



Phong thủy cho khu tiền
sảnh

Tiền sảnh không chỉ là nơi đón tiếp mà còn là khoảng
ngăn cản hữu hiệu các xung sát từ bên ngoài tác động
vào, cũng như làm một điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi
nhà.

Dùng mái phụ để che tiền sảnh, tạo khoảng giao tiếp gần gũi.Ảnh:
Nhà Đẹp

Phong thủy quy định tiền sảnh phải tương ứng với quy mô
của nhà, tương tự với cửa là chỗ nạp khí. Nhà lớn mà lối vào
nhỏ hoặc không có tiền sảnh thì dễ bị tán khí. Nhà nhỏ mà
tiền sảnh rộng quá thì lãng phí diện tích.

Khi nhà cao, bề thế, tiền sảnh có thể dùng thêm mái phụ, hạ
thấp xuống để giới hạn phạm vi vùng đệm, tạo sự gần gũi
hơn (khác với tiền sảnh nơi công cộng thường cao rộng để
đón nhiều người).

Ở xứ nhiệt đới, tiền sảnh thường không có cửa hoặc tường,
và nó còn đóng vai trò như một nơi tiếp khách tạm. Trong
tiền sảnh thường kết hợp chỗ để giày dép, mũ nón, áo mưa,
đồng hồ điện nước để thuận tiện trong sử dụng và giảm "áp
lực" cho phòng khách bên trong.

Về hình sáng và màu sắc, tiền sảnh có thể bố trí theo nguyên
tắc Ngũ hành tương sinh để thêm sinh khí, theo quan niệm


phong thủy. Ví dụ nhà có dáng vuông vức (thuộc hành Thổ)
thì mái vào tiền sảnh nên dùng mái làm hình nhọn (hành
Hỏa) để Hỏa sinh Thổ. Hoặc nhà sơn màu xanh dương (thuộc
hành Thủy) thì tiền sảnh - mái đón có thể sơn màu trắng
(hành Kim) để Kim sinh Thủy.

Gặp trường hợp lối vào nhà bị góc nhọn, vát xéo (hành Hỏa)
thì có thể đặt non bộ, gương soi (Thủy) để khắc bớt Hỏa. Khi
tiền sảnh thuộc dạng dài (hành Mộc), có thể dùng các mảng
gạch trang trí thô, điểm nhấn vuông (hành Thổ) để tạo hành
tương khắc, giảm bớt cảm giác hun hút.

×