Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Long vân khánh hội qua những tác phẩm chạm khắc dân gian potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.09 KB, 13 trang )



Long vân khánh hội qua
những tác phẩm chạm
khắc dân gian

Trong lịch sử, ít có hình tượng nghệ thuật nào xuất hiện qua
nhiều thời kỳ như mootip Rồng, từ thuở sơ khai của những
cư dân xăm giao long xuống nước cho đến thời đại hiện đại,
những hình long- phượng-, long- vân vẫn được đắp nổi, kẻ vẽ
sặc sỡ nơi nóc miếu cửa đình trùng tu hay dựng mới.

Con rồng là biểu tượng của vương triều phong kiến, cũng là
vị thần trong tín ngưỡng nông nghiệp, vừa là ước mơ, khát
vọng và động lực sống của cộng đồng dân cư sinh sống miền
đồng bằng sông Hồng, luôn tự nhận mình là “con rồng cháu
tiên”. Tính vương quyền, tính tín ngưỡng và tôn giáo, khát
vọng sâu xa của cả một dân tộc trở thành sức sống liên tục
cho hính tượng này, dễ kéo dài đến cả ngàn năm, là một
trong những biểu tượng cổ lâu bền nhất, vượt qua các hình
tượng của nghệ thuật phật giáo, nho giáo và đạo giáo. Sự liên
tục của hình tượng không hề bất biến, mà luôn được thay đổi,
“làm mới” bởi các quan niệm lịch sử và văn hóa của mỗi thời
đại, khi là đại diện của vương triều phong kiến, một thứ
“logo” của nhà vua, lúc là hình tượng của tạo hình dân gian,
khi tôn giáo lúc thế tục. Con rồng Việt cứ thế mà xuất hiện
biến ảo và đa dạng, có mặt trong tất cả các công trình cổ từ
cung điện, đền đài đến những đình chùa làng xã hay đền
miếu nhỏ lẻ, thậm chí cả những từ đường họ tộc và nhà dân,
có lẽ hình tượng được vận dụng đa dạng nhất và có sức phổ
quát nhất khi so sánh với các nền văn hóa Á Đông lân cận


như Nhật Bản và Trung Quốc.



Người Việt cổ thủa sơ khai sống chủ yếu trên mặt nước trước
khi lên đất dựng nhà trồng lúa. Thuyền là nhà của họ, và
nước là đất của họ, cho nên mới có cách gọi quốc gia là
“nước”, khác hẳn với tư duy của các dân tộc khác gọi quốc
gia là “đất” với ý nghĩa phân chia lãnh thổ đất đai rõ ràng
(VD England, Holland, Poland…). Sống trên mặt nước, đánh
bắt cá, thờ giao long vốn là tục lệ cổ xưa nhất trên mảnh đất
thời ấy còn nhiều sông ngòi hơn đất khô, và người Việt còn
xăm mình để tự nhận là con cháu của giao long. Đây có lẽ là
con rồng cổ xưa nhất trong tâm thức Việt, có mình dài uốn
khúc, thân trơn nhẵn như một loại rắn lớn, và thuồng luồng,
thủy tề trong các truyền thuyết cổ xưa, cũng là vị thần chủ
của dân cư sống trên mặt nước.


Con rồng không vẩy đi vào trong đồ án rồng thời Lý, nhưng
không còn là vị thần tối cao mà nằm chen lẫn trong đồ án hoa
dây, hoa chanh và hoa cúc. Đó là con rồng của dân gian và
tín ngưỡng bản địa trở thành biểu tượng của vương quyền và
thần quyền của triều Lý, thời kỳ mà chính trị tôn giáo có
tiếng nói chung duy nhất trong lịch sử. Rồng Trần thể hiện
hình ảnh mạnh mẽ hơn thế, thân hình uốn khúc cương quyết
mạch lạc với tạo hình cơ thể nổi bật trên nền hoa văn mây
lửa. Vẫn là con rồng Phật giáo từ thời lý nhưng khỏe mạnh
và cá tính hơn, “đời” hơn, phù hợp với tinh thần thượng võ
thời Trần, cũng biểu hiện sự lấn át rõ ràng của vương quyền

trước tôn giáo. Sự phóng khoáng đó lặp lại ở rồng Mạc hai
thế kỷ sau với nhà vua Mạc Đăng Dung xuất thân từ võ quan,
con rồng mạc do vậy cũng có sự cương hoạch và dũng mãnh,
tái hiện lại hình ảnh tráng quan của rồng Trần cộng thêm với
tấm lưng uốn khúc võng yên ngựa rất đặc trưng.



Rồng thời Lê thế kỷ 15 lại tương đồng với con rồng của các
vua Nguyễn ở tinh thần dân tộc Nho giáo và vương quyền, là
biểu tượng cho đấng quân chủ- con trời – thay trời hành đạo
cai trị nhân gian, do vậy được tạo hình rất quy phạm trong
các bố cục tròn, vuông hoặc đứng độc lập như một biểu
tượng chủ trong các đồ án trang trí kiến trúc hoặc điêu khắc.
Ở đây ta lại thấy tính ảnh hưởng bắc cầu khá thú vị của nghệ
thuật cổ, khi sự ảnh hưởng nghệ thuật thường không trực tiếp
từ thời đại trước mà thường “nhảy cóc” đến giai đoạn lịch sử
hay văn hóa trước đó.
Là một biểu tượng trải dài qua nhiều triều đại và thời kỳ lịch
sử, có biên độ sử dụng rộng từ triều đình phong kiến tới dân
gian, motip rồng ít khi đứng độc lập mà luôn phối hợp với
một vài hình tượng khác, hoặc nằm trong một đồ hình, đồ án
trang trí với ý nghĩa cụ thể. Con rồng Lý thường xuất hiện
với các motip hoa cúc, hoa chanh, hoa dây hoặc sóng nước
và mây lửa bao bọc xung quanh một bố cục chữ nhật đứng
hoặc ngang, lá đề và bán lá đề. Hình rồng thân trơn nhẵn, uốn
lượn uyển chuyển theo hình sin, các hoa văn li ti vây bọc
xung quanh, cả đồ án như tuân theo một nhịp điệu uyển
chuyển có sức lan tỏa như âm thanh thinh không đầy nhu hòa
viên mãn của tinh thần Phật giáo. Rồng Trần, Lê , Mạc,

Nguyễn với tinh thần đề cao chủ nghĩa phong kiến luôn nằm
trong quy chuẩn về tạo hình dành cho hoàng thất, thấy rõ
nhất qua các đồ án trang trí tròn – vuông là những bố cục có
điểm quy tụ về tâm và đối xứng qua tâm, thể hiện sự khao
khát về quyền lực tập trung cũng như vươn đến cái hoàn hảo
và vĩnh hằng trong trời đất. Tính quy phạm và nghiêm túc
của biểu tượng phong kiến làm con rồng ít nhiều có sự cứng
nhắc, khô khan cũng như khó thoát khỏi ảnh hưởng từ cái
bóng của nền văn hóa láng giềng.




Nghệ thuật đạt đến độ phóng túng và tự do nhất có lẽ là các
con rồng của dân gian nằm trong các chạm khắc trang trí
đình làng suốt hai thế kỷ 17 -18, khi nội chiến bùng nổ giữa
hai miền, công thương phát triển và tinh thần dân chủ làng xã
hình thành. Con rồng thoải mái vẫy vùng trên bờ nóc các
ngôi đình, leo trèo trên các thân cột và tay đòn, trầm mình mê
mải trong các hoạt cảnh liên tu bất tận rồng tiên, rồng mây,
rồng bầy, cá hóa rồng…đầy phức tạp mà sảng khoái trên ván
gió ván bưng, và khoái thú nhất có lẽ là con rồng bay xuyên
cột, thể hiện một óc tưởng tượng và tư duy tạo hình độc đáo
vô tiền khoáng hậu như khát vọng bất tận của con người dưới
tinh thần dân chủ muốn phá tung mọi rào cản và định kiến.
Những đồ án rồng phong phú ấy cũng phát huy trí tưởng
tượng của nghệ thuật dân gian, quan niệm sống, ước mơ và
khát vọng thuần khiết từ nội tâm Việt trong các cặp motip
rồng – tiên, rồng – phượng: sự giao hòa của nam nữ, âm
dương, vể đẹp của tình yêu đôi lứa, sự thăng hoa về tinh

thần;cá chép hóa rồng: sự thoát xác và thăng hoa, ước vọng;
trúc hóa rồng hay rồng hóa trúc: sự lột xác, vẻ đẹp thanh
khiết của tinh thần; rồng mây tụ hội: sự giao hòa, thuận lợi về
thời thiết, sự hoan lạc bất tận của đời sống; rồng ổ, đàn rồng:
ước vọng trường tồn, sinh sôi nảy nở như huyền thoại “trăm
trứng trăm con”…Khi con rồng phong kiến bó mình trong
khuôn khổ chật hẹp của đạo đức Nho giáo, quá chuẩn mực và
nghiêm trang dẫn đến sự khô khan về hình thức và biểu cảm,
thì con rồng dân gian vẫy vùng tự do hết cỡ trong trí tưởng
tượng bất tận của giới nghệ sỹ. Đó là con rồng “Việt” nhất,
gần gũi đương đại nhất bởi nó thẻ hiện được khát vọng bản
nguyên của người Việt chưa từng thay đổi, cũng như biểu lộ
tinh thân ftuwj do, đa hướng và phá cách hết sức gần gũi với
các tác phẩm chất nghệ thuật hiện đại.



Con rồng nằm trong mỗi người Việt dường như ngủ quên,
chìm khuất qua bao thời gian như con cá chép lờ đờ trong
vũng nước tù túng của cái ao làng, chưa bao giờ nghe tiếng
sấm mà trỗi dậy hóa rồng để vượt mây gió. Năm thìn – Con
rồng trong thời đại mới là mệnh vận, vừa là cơ hội để biến
ước vọng thành hiện thực . Nó vẫn là một hình tượng siêu
thực trong tâm tưởng, nhưng dường như vẫn hiện hữu đời
sống thực, chính là cái lý tưởng đẹp đẽ, cao cả nằm trong hơi
thở và mạch máu của dân tộc mà bị quên lãng bấy lâu. Một
vòng hoa giáp là 12 năm với mười hai con giáp biểu trưng
từng năm, trong đó chỉ có con rồng là con vật tưởng tượng.
Nhưng mười hai con giáp kia đều có yếu tố của rồng, đều có
thể hóa rồng khi có đủ nội lực và cơ hội. Và chúng ta cũng

như vậy, vẫn loanh quanh với nhu cầu tầm phào hàng ngày
như mèo, gà , dê, lợn của những con giáp tầm thường, đến
bao giờ mới hóa thành rồng để tự vươn mình cất cánh bay lên
chơi trò long vân khánh hội tưng bừng và hoan lạc như trong
các chạm khắc của người xưa?.

×