Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tuần hoàn của trẻ em ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.28 KB, 20 trang )

Đặc Điểm Hệ Tuần Hoàn ở Trẻ em
ThS.BS. CKII. Trương Ngọc Phước
2. MỤC TIÊU:
sau khi học xong sinh viên phải
2.1. Nhìn hoặc vẽ sơ đồ và mô tả được hệ
tuần hoàn bào thai và hệ tuần hoàn sơ sinh.
2.2. Trình bày được đặc điểm về cơ thể học,
sinh lý học của tim và các mạch máu lớn.
2.3. Nêu được các chỉ số huyết động học cơ
bản và cách chăm sóc sức khỏe về tim mạch
ở trẻ em
3. Nội Dung
3.1. Đặc điểm tuần hoàn bào thai:
Tuần hoàn bào thai hình thành từ cuối tháng
thứ 2 của thai kỳ và tiếp tục phát triển đến
lúc sinh. Hiểu được đặc điểm tuần hoàn
bào thai (Giải phẩu và huyết động) để giúp
lý giải một số rối loạn bất thường bệnh lý
tim mạch sau sinh nếu có.
3.1.1. Sơ lược đặc điểm giải phẩu:
* Bánh nhau bám vào thành tử cung mẹ cung cấp thành phần dưỡng
chất , oxy cho thai và lấy thai đi những chất thán khí và cặn bả…
thông qua tĩnh mạch rốn và động mạch rốn.
* Tĩnh mạch rốn (TMR): nối từ bánh nhau nối trực tiếp ống Arantius
(ống TM) đỗ vào TMCD (tĩnh mạch chủ dưới), còn nhánh khác qua
gan rồi nối vào TMCD.
* Động mạch rốn: có 2 động mạch rốn, xuất phát từ phần cuối của
ĐMCB (động mạch chủ bụng) đổ về bánh nhau.


* Lổ bầu dục: lổ thông ở vách liên nhĩ cho máu từ nhĩ phải qua nhĩ trái
* Ống Động mạch: ống nối từ chổ chia nhánh ĐMP (ĐMP) đến phần
xuống của ĐMC (động mạch chủ) xuống dưới nơi xuất phát của
động mạch dưới đòn trái. Nó có cấu tạo đặc biệt nên bình thường
nó tồn tại thời kỳ bào thai và teo đóng lại sau sinh trong thời gian
ngắn.
3.1.2. Sơ lược đặc điểm huyết động tuần hoàn thai nhi:
* Thai nhi sống nhờ vào oxy và chất dinh dưỡng từ máu mẹ vào tuần
hoàn thai nhi qua TM rốn. Thán khí và chất cặn bả thai nhi được
thải bỏ vào máu mẹ qua lá nhau nhờ 2 động mạch rốn.
- Lưu lượng máu tĩnh mạch rốn tr.bình 175ml/kg/ph, áp lực # 12mmHg
- PO2 khoảng 35 mmHg.
* Máu từ nhau thai đổ vào TMR khoảng 50% vào tĩnh mạch chủ dưới
(ống tĩnh mạch/Arantius), và khoảng 50% vào gan (ống gan) trước
khi đến nhĩ phải, khoảng 1/3 lưu lượng qua tiếp lỗ bầu dục đến nhĩ
trái rồi thất trái lên ĐMC lên và chảy tiếp vào động mạch vành, động
mạch não và chi trên.
* Như vậy, tim và phần trên cơ thể nhận nhiều oxy hơn phần dưới cơ
thể thai nhi.

Máu TMC trên nghèo oxy: PO2 khoảng 19-
22mmHg đến nhĩ phải, thất phải vào ĐMP gốc,
khoảng 10% lượng máu này sẽ đến phổi và
khoảng 90% máu vào thẳng ống ĐM đổ vào
ĐMC rồi xuống nuôi phần dưới cơ thể.


Vì áp lực của ĐMP cao so ĐMC 50% vi phổi
chưa tham gia hoạt động hô hấp, phế nang còn
xẹp, do kháng lực trong phổi cao.


Tiếp đến đổ vào ĐMR về bánh nhau.
3.2. Đặc điểm tuần hoàn sơ sinh:
3.2.1. Sơ lược đặc điểm giải phẩu:
* TM rốn teo xơ hóa thành dây chằng tròn của gan, Ống
TM thành dây chằng TM gan
* Đóng ÔĐM: do sức cản ĐMP giảm làm giảm áp lực trong
ĐMP và thất phải. ỐĐM sẽ đóng vài giờ đến vài tuần
sau khi sanh. (ỐĐM đóng vào giờ 10-15, đóng hẳn về
cơ học vào tuần lễ thứ 3 sau sanh): do tác dụng của sự
giảm nồng độ Prostaglandine E2 /máu và tăng nồng độ
PO2 trong máu động mạch.
* Đóng lỗ bầu dục: về chức năng vào tháng thứ 3, có thể
còn tồn tại ở 25% trẻ lớn và người lớn.
* Vách liên thất cũng đóng không còn lỗ thông
3.2.2. Sơ lược đặc điểm huyết động tuần hoàn sơ sinh
* Tuần hoàn bào thai ngưng hoạt động sau cắt rốn:
* Tiểu tuần hoàn (tuần hoàn phổi) bắt đầu hoạt động: sau
các động tác thở, máu lên phổi tăng, lượng bảo hòa oxy
trong máu tăng làm dãn mạch máu phổi, máu lên phổi
nhiều nên sau đó máu đổ về nhĩ trái, thất trái, như vậy
lượng máu đến thất trái tăng kéo theo áp lực hệ tuần
hoàn chính tăng cao nên giúp đóng lổ bầu dục, do đó
máu chảy từ nhĩ trái xuống thất trái rồi ra đại tuần hoàn
về nhĩ phải xuống thấ phải. Thất phải co bóp tống máu
lên phổi và không qua ống động mạch nữa, tiếp tục về
tĩnh mạch phổi rồi nhĩ thất trait và tiếp tục…
3.3. Đặc điểm cơ thể học, sinh lý học của tim và mạch máu:
3.3.1.Vị trí , trọng lượng, hình thể của tim:


* Vị trí: Nằm trong lồng ngực trên cơ hoành và chếch về bên trái
+ ở trẻ sơ sinh tim gần như nằm ngang do cơ hoành đẩy mõm tim lên.
+ Gần 1 tuổi: tim nằm chéo nghiêng trái.
+ 4 tuổi trở lên: tim ở vị trí thẳng, mõm tim chếch sang trái như người lớn
do phổi-lồng ngực phát triển dài ra và cơ hoành hạ xuống.

* Trọng lượng:

+ Sơ sinh: 0.9% thể trọng + Người lớn: 0. 5% thể trọng .
+ Lúc sanh, tim nặng 20-25 g.
+ 7 tháng tim nặng gấp đôi lúc sanh.
+ 1-2 tuổi gấp 3.5 lần
+ 10 tuổi gấp 6 lần.
+ 15 tuổi gấp10 lần.
Sự tăng trọng lượng tim ít hơn sự tăng thể trọng.
* Hình thể: sơ sinh tim hơi tròn, tỉ lệ độ dày của thất trái
trên dày thất phải tăng dần theo tuổi: thai 7 tháng tỉ
lệ1/1, sơ sinh 1/2, 4 tháng 2/1, 15 tuổi 2,76/1.
3.3.2. Cấu tạo mô học của tim:
* Trẻ nhỏ: vách tim mỏng, cơ tim ngắn, mô liên kết giữa
các thớ cơ kém phát triển, có nhiều nhân tròn, Khả năng
dãn nở và co bóp của tim trẻ nhỏ thích nghi kém so trẻ
lớn và ngouòi lớn. Nhất là trẻ sơ sinh khi bị suy tim trẻ
tăng nhịp tim là chủ yếu.
* Trẻ lớn: giảm lượng sợi cơ nhưng sợi cơ và nhân cơ,
mô liên kết phát triển làm cho các sợi cơ tách rời xa
nhau và như thế có nhiều mạch máu đến nuôi dưỡng tốt
hơn nguời lớn.
3. Nội Dung (tt)
3.3.3. Mõm tim:

* Sơ sinh đến 2 tuổi: mõm tim ở khoảng liên sườn
4, cách 1-2 cm ngoài đường trung đòn
* 2-7 tuổi: mõm tim ở khảng liên sườn 5, cách 1cm
ngoài đường trung đòn.
* 7-12 tuổi: mõm tim ở khoảng liên sườn 5, nằm
ngay hoặc ngoài đường trung đòn 1 cm.
Do đó khi tim to thì mõm tim lệch ra ngoài, trường
hợp thất trái to mõm tim lệch ngoài và xuống
dưới, trường hơp thất phải to thì mõm tim lêch
ngoài và lên trên
3.3.4.Vùng đục của tim: khó xác định .
* Bờ trên: ở trẻ 0-2tuổi khoảng liên sườn 2.
: 2-7tuổi ở liên sườn 2.
: 7-12 tuổi ở liên sườn 3.
* Bờ trái: 0-7 tuổi: 1-2 cm ngoài đường trung đòn.
: 7-12 tuổi ngay đường trung đòn.
* Bờ phải: 0-7 tuổi: dọc cạnh ức bên phải.
: 7-12 tuổi: 0.5-1 cm ngoài cạnh ức phải.
* Chiều ngang: 0-2 tuổi: 6-9 cm
: 2-7 tuổi: 8-12 cm.
: 7-12 tuổi: 9-14 cm.
3. Nội Dung (tt)
3.3.5. Mạch máu: động mạch lớn hơn tĩnh mạch, khi
lớn lên tĩnh mạch lớn hơn động mạch.
- Sơ sinh: lòng tĩnh mạch/ lòng động mạch = 1/1, người
lớn tỉ lệ này là 2/1
- <10 tuổi: ĐMP lớn hơn động mạch chủ.
- 10-12 tuổi: ĐMP = động mạch chủ.
- Dậy thì: động chủ lớn hơn động phổi.
- Dung tích tim so với động mạch: từ sơ sinh đến tuổi

dậy thì: dung tích tim tăng 12 lần, lòng động mạch chủ
tăng 3 lần.
- Mạch máu: ở trẻ sơ sinh lòng mao mạch rộng hơn người
lớn phát triển mạnh nhất ở năm đầu và ngừng lại ở tuổi
dậy thì.
3.4. Các chỉ số huyết động học cơ bản:
- Tiếng tim: nhanh, thời gian tâm thu = thời gian
tâm trương ở trẻ sơ sinh ở trẻ em nghe rõ, ngắn
hơn người lớn.
- Ở mõm tim: T1 nghe rõ hơn T2 .
- Ở đáy tim: T2 nghe rõ hơn T1 ở trẻ < 1 tuổi
: T1=T2 ở trẻ 12-18 tháng
: T1 rõ hơn T2 ở trẻ từ 2 tuổi trở lên
3.4.1. Mạch:
-
Mạnh và rõ, ở trẻ nhỏ,
-
Mạch nhanh dễ thay đổi khi khóc, gắng
sức, sốt
-
Nên đếm mạch khi trẻ ngủ.
Tần số: - sơ sinh: 150 + 10 lần /phút
- 6 tháng 135 + 5 lần/phút
- 1 tuổi: 125 + 5 lần/phút (
- 5-6 tuổi: 95 + 5 lần /phút
- 6-12 tuổi: 75 + 5 lần/phút.
3. 4.2. Huyết áp:
- Sơ sinh: HA tối đa: 65-75 mmHg
: HA tối thiểu: 34-64 mmHg
- 1 tuổi : HA tối đa: 90-100 mmHg

: HA tối thiểu: 55-60 mmHg

* Công thức tính huyết áp trung bình:
+ HA tối đa: 80 mmHg + 2n (n: số năm tuổi)
+ HA tối thiểu: 1/2-2/3 HA tối đa hoặc HA tối đa chia 2 + 10
(mmHg)

3. 4.3.Tốc độ tuần hoàn:
- Nhanh, ngắn vì cơ thể nhu, nhu cầu oxy cao, chuyển hoá mạnh .
- Theo Tours: - sơ sinh: 12 giây
- 3 tuổi: 15 giây
- 14tuổi: 18 giây
- người lớn: 22 giây.
3.4.4. Lượng máu tuần hoàn:
- Sơ sinh: 107- 195 ml/kg
- Nhủ nhi: 75-100ml/kg
- 6-7 tuổi: 50-90ml/kg
- Trẻ lớn: 60-90 ml/kg

3.4.5. Lưu lượng tim trung bình:
- 3.1 + 0.4l/phút/m2 da cơ thể
3.5. Chăm sóc sức khỏe ban đầu:
Tim mạch cơ quan rất quan trọng, muốn có sức khoẻ tốt phải có hệ tim mạch
khoẻ mạnh và hoàn chỉnh. Bệnh tim có thể liên quan đến di truyền, yếu tố gia
đình, bệnh bẩm sinh hay mắc phải. Do đó khi giáo dục kiến thức phòng bệnh
chúng ta cần quan tâm đến vấn đề nầy
- Cải thiện môi trường sống, dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
- Hạn chế tiếp xúc các yếu tố nguy cơ ở người mẹ lúc mang thai gây tật tim bẩm
sinh cho thai nhi .
- Phát hiện và điều trị sớm viêm họng do LCKBTHA bằng Benzathine

Pénicilline.
- Tránh béo phì, luyện tập thể dục tránh cao huyết áp, tránh ăn quá mặn hay
nhiều mỡ, tránh bị stress về tinh thần
- Phát hiện chẩn đoán bệnh tim sớm điều trị và điều trị dự phòng tích cực những
trường hợp tim bẩm sinh hay mắc phải kết hợp điều trị nội-ngoại thật tốt
- Người khoẻ phải tránh gắng sức quá mức, tránh hút thuốc, chế độ ăn uống,
lao động, học hành, nghỉ ngơi phải điều độ thích hợp. Tránh tiếp xúc các
bệnh nhiễm trùng, chất kích thích, thuốc men, độc chất ảnh hưởng xấu đến
hoạt động tim mạch. Và luôn để tinh thần được thoải máy vui vẻ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×