Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

tiểu luận kinh tế lượng ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thất nghiệp ở trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.51 KB, 42 trang )

Đề tài : “Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến thất nghiệp ở Trung Quốc”

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
1. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................5
3. Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện.................................................................5
4. Nội dung và cấu trúc của tiểu luận.........................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...........................7
1.1 Lý thuyết về thất nghiệp.......................................................................................7
1.1.1 Tổng quan về thất nghiệp..............................................................................7
1.1.1.1 Khái niệm về thất nghiệp........................................................................7
1.1.1.2 Đo lường thất nghiệp..............................................................................7
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp.......................................................................7
1.1.2.1 Lý thuyết Cổ điển về thất nghiệp............................................................7
1.1.2.2 Lý thuyết của Keynes về thất nghiệp....................................................10
1.1.2.3 Đường cong Phillips: mối quan hệ thất nghiệp và lạm phát..................11
1.1.3. Tổng quan về các yếu tố có ảnh hưởng đến thất nghiệp:............................11
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.3.1.Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội:...........................................12
1.1.3.2.Tỷ lệ lạm phát:......................................................................................12
1.1.3.3. Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi:.................................................13
1.1.3.4. Tỷ lệ tăng trưởng dân số:.....................................................................13
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................14
1.2.1 Các nghiên cứu có liên quan........................................................................14


1.2.2 Lỗ hổng trong các nghiên cứu kể trên..........................................................15
1.3. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................16
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 17
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu.....................................................................17
2.1.1. Mô hình tổng quan......................................................................................17
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................17
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.....................................................17
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................17
2.2. Xây dựng mơ hình lý thuyết..............................................................................18
2.2.1. Dạng mơ hình.............................................................................................18
2..2.2. Giải thích các biến, đơn vị của các biến, kỳ vọng ảnh hưởng lên biến phụ
thuộc.....................................................................................................................18
2.3. Mô tả số liệu......................................................................................................18
2.3.1. Nguồn số liệu..............................................................................................18
2.3.2. Mô tả thống kê số liệu (min,  max,...).........................................................18
CHƯƠNG 3 : ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
..................................................................................................................................... 19
3.1. Mơ hình ước lượng ban đầu..............................................................................20
3.1.1. Kết quả ước lượng ban đầu.........................................................................20
3.1.2. Phân tích kết quả........................................................................................20
3.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật củа mô hình.........................................21
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.1. Kiểm định các biến bị bỏ sót......................................................................21
3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................22
3.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.........................................................22
3.2.4. Kiểm định tự tương quan............................................................................23

3.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu........................................................24
3.3. Khắc phục khuyết tật.........................................................................................24
3.4. Kiểm định giả thuyết của mơ hình mới.............................................................25
3.4.1. Kiểm định các hệ số hồi quy riêng..............................................................25
3.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình............................................................26
3.4.3. Kiểm định kết quả phù hợp với lý thuyết kinh tế........................................27
3.5. Ước lượng khoảng tin cậy và giải thích.............................................................27
3.5.1. Ước lượng khoảng tin cậy..........................................................................27
3.5.2. Giải thích một số vấn đề tồn tại trong mơ hình...........................................28
3.5.2.1. Về hệ số xác định R 2...........................................................................28
3.5.2.2. Về tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.....................28
CHƯƠNG IV. KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP......................................................29
4.1. Một số khuyến nghị...........................................................................................29
4.2. Hạn chế của bài tiểu luận:.................................................................................30
4.3. Hướng nghiên cứu tương lai:.............................................................................30
KẾT LUẬN.................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32
PHỤ LỤC....................................................................................................................34

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Danh Mục Hình Ảnh
Hình 1: Mơ hình minh hoạ luật tiền lương tối thiểu.................................................................10
Hình 2: Đường cong Phillips về quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp...................13
Hình 3: Mơ tả dữ liệu bằng phần mềm stata.............................................................................37
Hình 4: Hệ số tương quan giữa các biến...................................................................................37
Hình 5: Hồi quy mơ hình ban đầu.............................................................................................38

Hình 6: Kiểm định Ramsey RESET.........................................................................................38
Hình 7: Kiểm định đa cộng tuyến.............................................................................................38
Hình 8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi..........................................................................39
Hình 9: Kiểm định Durbin-Watson...........................................................................................39
Hình 10: Kiểm định Breusch-godfrey.......................................................................................40
Hình 11: Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu.......................................................................40
Hình 12: Khắc phục phương sai sai số thay đổi.......................................................................41
Hình 13: Hồi quy mơ hình mới.................................................................................................41
Hình 14: Phân phối chuẩn của nhiễu của mơ hình mới............................................................42

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU

Thất nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách ở
cả nước phát triển và nước đang phát triển vì nó có thể gây ra những tác động tiêu cực
tới kinh tế và xã hội. Thất nghiệp luôn luôn tồn tại như một hiện tượng cố hữu của nền
kinh tế, không thể loại bỏ, các giải pháp đưa ra chỉ nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống
mức tối thiểu và khắc phục một cách tối đa các hậu quả mà nó mang lại với nền kinh tế
nói chung và đời sống người dân nói riêng, để phần nào giúp thất nghiệp trở thành một
thành tố tự nhiên, “ chung sống hòa bình “ cùng sự tăng trưởng dài hạn của nền kinh
tế. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái do tổng thu nhập
quốc gia thực tế thấp hơn mức tiềm năng, và cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến
bờ vực của lạm phát. Đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cũng
khơng tránh khỏi những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp. Thị trường
lao động tại Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng rạn nứt, khiến hàng triệu người bị
đẩy vào tình trạng thất nghiệp. Một số chỉ số thống kê cho thấy tình trạng việc làm tại

Trung Quốc đang ngày một trở nên tồi tệ. Trong những yếu tố liên quan đến khoa học
kĩ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nhóm em tập trung phân tích tác động của tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tình trạng thất nghiệp
ở Trung Quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và thông qua những số liệu
thu thập từ World Bank cũng những tài liệu đáng tin cậy, chúng em đã cân nhắc chọn
đề tài “Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến thất nghiệp ở Trung Quốc”

1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tình trạng thất nghiệp tại
Trung Quốc (được đo lường bằng biến tỷ lệ thất nghiệp).
Trong đó, bài tiểu luận hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh
hưởng của tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tình hình
thất nghiệp của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ước lượng mơ hình hàm hồi quy và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trên
đến tỷ lệ thất nghiệp. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mơ hình đã được ước
lượng. Từ đó, đưa ra những gợi ý, đề xuất một số biện pháp tác động đến các biến vĩ
mô trên nhằm tác động đến thất nghiệp ở Trung Quốc.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô: tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tình trạng thất nghiệp, đại diện là
tỷ lệ thất nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tăng trưởng GDP,
tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Trung
Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm 2016.

3. Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện
Với chủ đề nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến thất nghiệp ở
Trung Quốc, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nên chúng em chủ
yếu tìm kiếm một số nghiên cứu liên quan từ nước ngồi. Tuy nhiên, do cịn hạn chế
về mặt tìm kiếm nội dung nghiên cứu, việc lược dịch hay trích dẫn, tổng hợp kiến thức
chuyên ngành nên bài tiểu luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót.

4. Nội dung và cấu trúc của tiểu luận
Về cấu trúc, tiểu luận của nhóm chúng em gồm 3 phần :
Chương I: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp cùng các yếu tố tác động được kể đến bao
gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các
khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính, các mơ hình kinh tế và các nghiên cứu có
liên quan.
Chương II: Xây dựng mơ hình ước lượng: xác định mơ hình tổng qt đồng thời
mơ tả chi tiết từng biến có trong mơ hình trên.
Chương III: Ước lượng, kiểm định mơ hình: tiến hành hồi quy mơ hình và đưa ra kết
quả, kiểm định lại tính đúng đắn của mơ hình, đưa ra một số giải pháp tác động đến
thất nghiệp tại Trung Quốc.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương IV. Khuyến nghị và giải pháp

Chúng em xin chân thành cảm ơn ThS.Nguyễn Thúy Quỳnh đã hướng dẫn  tận

tình trong q trình thực hiện bài nghiên cứu. Thơng qua bài tập này, chúng em có
điều kiện củng cố kiến thức được học và biết cách vận dụng bộ môn vào việc phân tích
một vấn đề trong thực tiễn. Do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết, bài nghiên cứu
của nhóm vẫn cịn nhiếu thiếu sót, kính mong nhận được đánh giá, nhận xét của giảng
viên và độc giả.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1 Lý thuyết về thất nghiệp
1.1.1 Tổng quan về thất nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về thất nghiệp
Trong kinh tế học, “thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của lực lượng lao
động (trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng lao động va có nghĩa vụ lao động) khơng
có việc làm nhưng có mong muốn tìm kiếm việc làm” (Hồng Xn Bình, Giáo trình
Kinh tế học Vĩ mơ cơ bản, 2009).
Theo Điều 20, Công ước số 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1952
“Thất nghiệp là việc ngừng thu nhập do khơng có khả năng tìm được một việc làm
thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”.
Ở Pháp, thất nghiệp là “khơng có việc làm, nhưng có điều kiện làm việc và đang
đi tìm việc làm”. Ở Thái Lan, “Thất nghiệp là khơng có việc làm, muốn làm việc và có
năng lực làm việc”.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp “Thất nghiệp là người trong tuổi lao
động có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ
quan giải quyết việc làm”.
1.1.1.2 Đo lường thất nghiệp
Để đo lường tình trạng thất nghiệp của một khu vực, ta sử dụng chỉ số tỷ lệ thất

nghiệp: “Tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate) là tỷ lệ % số người thất nghiệp so với
tổng số người trong lực lượng lao động” (Hồng Xn Bình, Giáo trình Kinh tế học Vĩ
mơ cơ bản, 2009).
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp =

Số người thất nghiệp
x 100%
Lực lượng lao động
Theo công thức trên, quy mô thất nghiệp của nền kinh tế ln có sự biến động
theo thời gian.
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp
1.1.2.1 Lý thuyết Cổ điển về thất nghiệp
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mơ hình Cổ điển giả định rằng tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị
trường lao động, đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm. Điều này phù hợp với cách tiếp
cận cân bằng thị trường, đó là giá cả sẽ điều chỉnh để đảm bảo cân bằng giữa cung và
cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là thất nghiệp ln tồn tại.
Ba ngun nhân chủ yếu có thể làm cho tiền lương thực tế cao hơn mức cân
bằng thị trường trong các nền kinh tế hiện đại, đó là: luật tiền lương tối thiểu; hoạt
động cơng đồn; và tiền lương hiệu quả. Cả ba lý thuyết này đều giải thích lý do tiền
lương thực tế có thể duy trì ở mức “quá cao” khiến một số người lao động có thể bị
thất nghiệp.
Luật tiền lương tối thiểu:
Các lý thuyết về tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà người
thuê lao động phải trả cho người lao động. Giả sử rằng do luật tiền lương tối thiểu

quy định khiến tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng thì
lượng cung lao động tăng lên 𝐿𝑆 và lượng cầu lao động giảm xuống 𝐿 𝐷 . Mức dư
cung về lao động (𝐿𝑆 − 𝐿 𝐷 ) chính là số người thất nghiệp tăng thêm. Như vậy, tiền
lương tối thiểu làm tăng thu nhập của những người lao động có việc làm, nhưng lại
làm giảm thu nhập của một số người lao động khơng tìm được việc làm do quy định
này. Đối với những lao động có kỹ năng và kinh nghiệm, mức tiền lương tối thiểu
khơng mang tính ràng buộc.
Tiền lương tối thiểu có tác động mạnh nhất tới thị trường lao động thanh
niên. Tiền lương tối thiểu cho đối tượng lao động này có xu hướng thấp vì họ nằm
trong số những người lao động ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất trong lực lượng lao
động. Kết quả là, tiền lương tối thiểu thường có tính ràng buộc nhiều hơn đối với lao
động thanh niên so với các đối tượng khác của lực lượng lao động.

lương
tối
thiểu



Dư cung
lao động
= Thất
nghiệp

Cung
lao
động

9


𝐸
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add




Cầu lao
động



0
Cơng đồn và thương lượng tập thể:

L




Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cơng đồn là một hiệp hội của những người lao

động nhằm thương lượng tập thể với người thuê lao động
�(hay người sử dụng lao
𝑆

động) về tiền lương và các điều kiện làm việc. Cơng đồn là một dạng các-ten vì nó
được tạo ra bởi một nhóm người và thành một lực lượng có sức mạnh thị trường. Do
u cầu của cơng đồn, tiền lương có thể tăng lên trên mức lương cân bằng. Điều
này khiến lượng cung lao động tăng và lượng cầu lao động giảm và gây ra thất

nghiệp. Cũng giống như Luật tiền lương tối thiểu, những ai có việc làm được lợi,
nhưng những ai thất nghiệp bị tổn thất.
Lý thuyết tiền lương hiệu quả:
Theo lý thuyết tiền lương hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả
hơn nếu trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường vì doanh nghiệp có thể có
lợi nếu giữ tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động.
Trên một số phương diện, thất nghiệp nảy sinh từ tiền lương hiệu quả tương
tự như thất nghiệp nảy sinh từ luật tiền lương tối thiểu và cơng đồn. Trong cả ba
trường hợp thất nghiệp là kết quả của việc tiền lương cao hơn mức cho phép cân
bằng thị trường lao động. Tuy nhiên, các lý thuyết này cũng có những khác biệt quan
trọng. Luật tiền lương tối thiểu và cơng đồn ngăn cản các doanh nghiệp hạ thấp tiền
lương khi có tình trạng dư cung về lao động. Lý thuyết tiền lương hiệu quả lại cho
rằng các biện pháp đó có thể khơng cần thiết vì doanh nghiệp có thể tự nguyện trả
tiền lương cao hơn mức cân bằng.
Có 4 cách giải thích về nguyên nhân làm cho doanh nghiệp muốn trả lương cao:
-

Sức khoẻ công nhân

-

Sự luân chuyển công nhân

-

Nỗ lực của công nhân

-

Chất lượng công nhân


1.1.2.2 Lý thuyết của Keynes về thất nghiệp
Keynes đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả là linh hoạt, và toàn
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dụng là trạng thái vừa khó đạt được và cũng khơng hẳn là hồn tồn có lợi. Điều này
có nghĩa là nền kinh tế ln tìm cách cân bằng giữa mức tiền lương mà người lao
động mong muốn và mức tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả (mô hinh cung
cầu cơ bản). Nếu như tỷ lệ thất nghiệp giảm thì sẽ có rất ít nhân sự tìm việc, do đó
các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc thuê thêm để mở rộng kinh doanh, sự
khan hiếm về nhân công sẽ đẩy giá lao động lên cao. Tại điểm này, các doanh nghiệp
không trả được mức lương mà công nhân đó địi hỏi, do đó họ sẽ quyết định khơng
tuyển thêm nữa.
Tiền lương có thể được hiểu theo hai khía cạnh thực tế và danh nghĩa. Tiền
lương thực tế có tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, trong khi đó tiền lương danh
nghĩa khơng tính đến nhân tố này. Đối với Keynes, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong việc đàm phán với công nhân để cắt giảm tiền lương thực tế và nó chỉ có thể
xảy ra nếu có sự sụt giảm tiền lương trong toàn bộ nền kinh tế hay xuất hiện giảm
phát khiến cho cơng nhân có thể sẽ chấp nhận việc cắt giảm tiền lương. Để tăng tỷ
lệ việc làm, lương thực tế (đã tính đến yếu tố lạm phát) phải giảm theo. Tuy nhiên
điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm trong tổng cầu. Thêm vào đó, Keynes cũng đã
đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả phản ứng chậm với các thay đổi trong
cung và cầu.
Hạn chế trong lý thuyết của Keynes về tỷ lệ thất nghiệp:
 Chỉ xảy ra ở thời gian ngắn khi có khủng hoảng kinh tế.
 Chưa phù hợp với các nước đang phát triển, thiếu thốn nguyên vật liệu, nhân
lực chuyên môn cao và thị trường hoạt động kém.

 Quá đề cao vai trò của nhà nước

1.1.2.3 Đường cong Phillips: mối quan hệ thất nghiệp và lạm phát
Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát
(đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng
trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP) (Nguyễn Văn Công, Bài giảng và
thực hành lý thuyết kinh tế Vĩ Mô, 2009)
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ
tăng trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường
phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng
nên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành
là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát. Trên đường này là
các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ
tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại.
Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất
nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp
có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao
đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Hình 2: Đường cong Phillips về quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp

Đường cong Phillips dốc xuống từ trái qua phải.

1.1.3. Tổng quan về các yếu tố có ảnh hưởng đến thất nghiệp:
1.1.3.1.Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội:

Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) là “giá trị thị
trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một
lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm)” (Hồng Xn Bình, Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô cơ bản, 2015). Tăng trưởng
kinh tế được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa. Nên về mặt lý thuyết, thì
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khi 1 quốc gia có tăng trưởng về kinh tế nghĩa là công ăn việc làm được giải quyết,
điều này thể hiện quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp.
Trong kinh tế học, Định luật Okun (Arthur Melvin Okun) (1962) cho biết mối
quan hệ giữa thất nghiệp và mức sụt giảm sản lượng của 1 quốc gia, được đúc kết từ
quan sát thực nghiệm. Định luật Okun chỉ ra sự ước lượng xấp xỉ “Khi sản lượng thực
tế thấp hơn sản lượng tự nhiên 2% thì thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%”, hay “tỷ lệ
thất nghiệp tăng lên mỗi 1% sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP thực giảm 2%”.
Theo Andrew Abel và Ben Bernanke, với khung thời gian nghiên cứu gần hơn
đã ước lượng sản lượng giảm khoảng 2% tương ứng với mỗi 1% tăng của thất nghiệp
(Abel & Bernanke, 2005)
1.1.3.2.Tỷ lệ lạm phát:
A.W.Phillips là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên tìm cách chứng minh
mối tương quan nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Mối quan hệ nghịch giữa lạm
phát và thất nghiệp này được thể hiện trên đồ thị Đường cong Phillips (1958).
Trong giả thuyết này, William Phillips cho rằng giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm
phát có một mối quan hệ nghịch biến, thông qua yếu tố trung gian là mức lương thực.
Tức là, nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền kinh tế phải tạo ra nhiều việc làm, doanh
nghiệp mở rộng sản xuất và tổng sản lượng gia tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc
chấp nhận mức lạm phát cao. Ngược lại, nếu chính sách hướng về kìm hãm lạm phát
thì khó có thể duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp hay tăng trưởng sản lượng cao.

Trong ngắn hạn, khi có sự gia tăng về nhu cầu một loại hàng hóa, các doanh
nghiệp trước hết sẽ xem đó là tín hiệu tích cực để mở rộng sản xuất và bán hàng với
mức giá cao hơn, sẵn sàng trả lương cao hơn để thu hút thêm lao động. Từ đó dẫn đến
tăng trưởng sản lượng đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhưng hiện tượng này chỉ
diễn ra trong một thời gian cho đến khi sự gia tăng mức giá kỳ vọng của cả doanh
nghiệp và người lao động sẽ cùng được điều chỉnh theo tình hình thực tế. Trên thực tế,
sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quốc gia có nền kinh tế kiệt quệ trong khi mức
lạm phát và thất nghiệp đều cao. Như vậy, trong dài hạn giữa thất nghiệp và lạm phát
khơng hề có sự đánh đổi. Phát hiện này đã tách biệt “Đường cong Phillips dài hạn” và
“Đường cong Phillips ngắn hạn”.
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ lệ
lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp theo Đường cong Phillips ngắn hạn, vì nó thể hiện
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, hữu ích đối với các nhà
hoạch định chính sách. Theo quan điểm này, các nhà hoạch định chính sách có hai lựa
chọn: chọn lạm phát cao nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp, hoặc chấp nhận thất nghiệp
cao để giữ lạm phát ở mức kiểm soát.

1.1.3.3. Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là “một hình
thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn
vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm soát dự án đó” (Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư quốc tế, 2012).
Theo OECD, FDI được thực hiện bằng cách: (1) Thành lập hoặc mở rộng một
doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) Mua
lại một doanh nghiệp đã có; (3) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (4) Cấp tín dụng

dài hạn.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại
tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước
đang và chậm phát triển. Trên thực tế, FDI có tác động tích cực và tiêu cực trực tiếp
hoặc gián tiếp đến tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế theo các khía cạnh khác nhau.
1.1.3.4. Tỷ lệ tăng trưởng dân số:
Tỷ lệ tăng trưởng dân số ( population growth rate - PGR ) là sự thay đổi trong
dân số theo thời gian. Theo Thuyết dân số của Malthusian (1798), sự gia tăng dân số
khơng kiểm sốt được sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp cao hơn. Hay dân số đông sẽ
làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố tác động lên tỷ lệ
thất nghiệp. Tuy nhiên, những nhân tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp trong mỗi nghiên
cứu ở mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Vì vậy, rất khó để liệt kê các nhân tố tác
động, đặc biệt là theo thời gian một số nhân tố có thể mất đi ý nghĩa thống kê. Do đó,

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phần xem xét lại bằng chứng thực nghiệm này sẽ tập trung vào những nghiên cứu về
các nhân tố tác động lên tỷ lệ thất nghiệp tại các nước đang phát triển.
1.2.1 Các nghiên cứu có liên quan
STT

Tên bài nghiên Kết quả nghiên cứu
cứu


1

Kalim (2003)

Kalim nghiên cứu các yếu tố quyết định thất nghiệp ở

Các yếu tố quyết Pakistan (mối quan hệ thống kê giữa tăng trưởng kinh tế,
định thất nghiệp dân số tới thất nghiệp) trong giai đoạn 1986-1999. Có một
ở Pakistan giai mối quan hệ tích cực giữa thất nghiệp và dân số và mối
đoạn 1986-1999

quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ thất nghiệp và GDP. Sử dụng
mô hình hồi quy đơn giản để tìm ra mối quan hệ cùng chiều
của dân số - thất nghiệp và ngược chiều tăng trưởng kinh tế
- thất nghiệp.

2

Akhtar and

Akhtar and Shahnaz sử dụng dữ liệu từ năm 1991 đến năm

Shahnaz

2004 để nghiên cứu cả yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến

(2005)

thất nghiệp ở Pakistan, rút ra một số kết luận. Đầu tiên, tỷ lệ


Các yếu tố quyết thất nghiệp chỉ bắt đầu giảm nếu tốc độ tăng trưởng hàng
định thất nghiệp năm GDP lớn hơn 4,25%/năm. Thứ hai, đầu tư khu vực tư
ở Pakistan giai nhân có tác động lớn hơn khu vực công để giảm tỷ lệ thất

3

đoạn 1991-2004

nghiệp.

Eita and

Eita và Ashipala đã nghiên cứu các yếu tố quyết định thất

Ashipala

nghiệp ở Namibia trong giai đoạn 1971-2007. Họ sử dụng

(2010)

các biến kinh tế vĩ mô cho mô hình thất nghiệp bằng

Các yếu tố quyết phương pháp Engle và Granger. Kết quả cho thấy có mối
định thất nghiệp quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp, cùng
ở Namibia

chiều giữa mức lương và thất nghiệp và ngược chiều giữa
đầu tư và thất nghiệp.

4


Umaru

and Umaru and Zubairu điều tra mối quan hệ giữa lạm phát và

Zubairu (2012)
Mối

quan

thất nghiệp ở Nigeria từ 1977 đến 2009. Nghiên cứu sử

hệ dụng phương pháp tích hợp Johansen và thử nghiệm Grange

giữa lạm phát và Causality. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thất

nghiệp

ở giữa lạm phát và thất nghiệp ở Nigeria.

Nigeria
5

 PGS., TS. Hà Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát tại

Minh (2016)

Việt Nam giai đoạn 2008-2017 cho thấy, khi có xét đến lạm

Lạm phát với phát kỳ vọng như thực tế tại Việt Nam, thì giữa thất nghiệp
thất nghiệp ở và lạm phát lại có mối quan hệ đánh đổi.
Việt Nam
6

Trịnh Thị Kim Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và tổng
Ngọc (2018)

sản phẩm quốc nội (GDP) đã cho thấy sự sụt giảm về tốc độ

Ảnh hưởng của tăng trưởng GDP đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
sự thay đổi GDP trong giai đoạn từ 2013 đến 2017
tới thất nghiệp ở
Việt Nam

1.2.2 Lỗ hổng trong các nghiên cứu kể trên
Nhóm chúng em đã xem xét các nghiên cứu khác nhau về các yếu tố vĩ mô
quyết định đến tỷ lệ thất nghiệp và nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu đều xoay
quanh và nhấn mạnh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều bỏ qua các mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và
các yếu tố kinh tế khác như tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ gia tăng dân số
trong khi các yếu tố này có ảnh hưởng lớn thất nghiệp Trung Quốc.
Vậy nên chúng em xin đưa ra bài tiểu luận nghiên cứu về các ảnh hưởng của
các yếu tố vĩ mô là Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, Tỷ lệ lạm phát và Tỷ lệ
đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thất nghiệp ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1982
đến năm 2016. Qua đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan và chính xác hơn các

nghiên cứu trước đó.

1.3. Giả thuyết nghiên cứu
Biến

Giả thuyết

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm H 1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động ngược
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quốc nội (GDP)

chiều đến tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc

Tỷ lệ lạm phát (IFL)

H 2: Tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến tỷ

lệ thất nghiệp của Trung Quốc
Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước H 3: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác
ngoài (FDI)

động cùng chiều đến tỷ lệ thất nghiệp của Trung
Quốc

Tỷ lệ tăng trưởng dân số (POP)


H 4 : Tỷ lệ tăng trưởng dân số tác động cùng

chiều đến tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH KINH
TẾ LƯỢNG
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu
2.1.1. Mơ hình tổng quan
Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Dr Aurangzeb & Khola Asif (2013), Tunah
(2010) và Lui (2009) và một số nghiên cứu trước đó, chúng em đề xuất các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc từ năm 1982 đến 2016 bao gồm: Tốc độ
tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ vốn FDI, Tỷ lệ tăng trưởng dân số.
Chúng em đề xuất như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp = f(Tốc độ tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ vốn FDI, Tỷ lệ
tăng trưởng dân số)
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc loại thông tin thứ cấp, dạng số liệu chuỗi thời gian,
thể
hiện quan sát của một đơn vị kinh tế qua nhiều thời điểm khác nhau (từ năm 1982 2016). Số liệu được thu thập từ trang web World Bank Group (US). Nguồn số liệu được
ghi cụ thể ở mục Tài liệu tham khảo, phụ lục 1.
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS với sự hỗ trợ
của phần mềm STATA đo lường sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định mơ hình mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp với các nhân tố Tốc độ

tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ vốn FDI, Tỷ lệ tăng trưởng dân số, nhóm chúng
em sử dụng phần mềm STATA hồi quy mơ hình bằng phương pháp bình phương tối
thiểu thông thường (OLS) để ước lượng tham số của các mơ hình hồi quy đa biến. Nhờ
sự hỗ trợ của STATA nhóm dễ dàng thực hiện các kiểm định khuyết tật có thể có của
mơ hình đã xây dựng:
- Các biến bị bỏ sót: sử dụng kiểm định Ramsey RESET
- Đa cộng tuyến: xét nhân tử phóng đại phương sai VIF để phát hiện đa cộng
tuyến.
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương sai sai số thay đổi: sử dụng kiểm định White
- Tự tương quan: thực hiện kiếm định Durbin-Watson hoặc Breusch- Godfrey
nhận biết khuyết tật tự tương quan
- Nhiễu có phân phối chuẩn hay khơng: tính trị thống kê
- Dùng kiểm định F nhận xét sự phù hợp của mơ hình và kiểm định t để ước
lượng khoảng tin cậy cho các tham số trong mơ hình.
2.2. Xây dựng mơ hình lý thuyết
2.2.1. Dạng mơ hình
Mơ hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên
UEM = β 1+ β 2GDP + β 3IFL + β 4 FDI + β 5 POP + ui
Mơ hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên
β1 + ^
β 2GDP + ^
β 3IFL + ^
β 4 FDI + ^
β 5POP + e i
UEM = ^


2..2.2. Giải thích các biến, đơn vị của các biến, kỳ vọng ảnh hưởng lên biến phụ thuộc
Theo cơ sở lý thuyết đã được nêu ở chương II, nhóm chúng em đưa ra các kỳ vọng
như sau:
STT

Ký hiệu

Giải thích

Đơn vị

1

UEM

Tỷ lệ thất nghiệp

%

2

GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

%

Kỳ vọng


3

IFL

Tỷ lệ lạm phát

%

+

4

FDI

Tỷ lệ vốn FDI

%

+

5

POP

Tỷ lệ tăng trưởng dân số

%

+


2.3. Mô tả số liệu
2.3.1. Nguồn số liệu
Mẫu nghiên cứu được nhóm chúng em thu thập trong khoảng từ năm 1982 đến
năm 2016, dữ liệu lấy theo năm nên có tổng cộng là 35 quan sát. Bảng số liệu nghiên
cứu được tổng hợp ở phụ lục 1 của bài tiểu luận.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguồn số liệu được lấy từ những dữ liệu đã được công bố trên trang web của
Dữ liệu ngân hàng thế giới về GDP, tăng trưởng dân số hàng năm, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
đầu tư trực tiếp nước ngồi.
2.3.2. Mơ tả thống kê số liệu (min,  max,...)
- Sử dụng lệnh “sum UEM GDP IFL FDI POP” để mô tả số liệu. Lệnh sum cho
biết:


Số lượng quan sát (Obs)



Giá trị trung bình (Mean)



Độ lệch chuẩn (Std.dev)




Giá trị lớn nhất( Max)



Giá trị nhỏ nhất (Min)

Các số liệu trên được thu thập từ phần mềm STATA như sau:
Biến

Số lượng quan Giá trị trung

Độ lệch

Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

sát

bình

chuẩn

nhất

nhất

UEM


35

4,4381

0,2687

3,71

4,89

GDP

35

9,8439

2,6650

3,9071

15,1392

IFL

35

5,2029

6,1981


-1,3585

24,2573

FDI

35

2,8837

1,6819

0,2097

6,1869

POP

35

0,9375

0,4034

0,4791

1,6101

Nguồn: STATA
Hình 3: Mơ tả dữ liệu bằng phần mềm stata


- Sử dụng lệnh corr trong STATA để phân tích mối quan hệ tương quan giữa các
biến, xác định hệ số tương quan giữa chúng.
UEM

GDP

IFL

FDI

UEM

1,0000

GDP

-0,4232

1,0000

IFL

-0,2162

0,2621

1,0000

FDI


-0,2499

0,2378

0,1334

1,0000

POP

0,2626

0,1049

0,4707

-0,5350

POP

1,0000
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguồn: STATA
Hình 4: Hệ số tương quan giữa các biến


- Ta thấy hệ số tương quan giữa biến các độc lập và biến phụ thuộc như sau:
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp là -0,4232
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là -0,2162
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng FDI và tỷ lệ thất nghiệp là -0,2499
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng dân số và tỷ lệ thất nghiệp là 0,262

CHƯƠNG 3 : ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ SUY DIỄN
THỐNG KÊ
3.1. Mơ hình ước lượng ban đầu
3.1.1. Kết quả ước lượng ban đầu
Mơ hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên
UEM = β 1+ β 2GDP + β 3IFL + β 4 FDI + β 5 POP + ui
Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên
β1 + ^
β 2GDP + ^
β 3IFL + ^
β 4 FDI + ^
β 5POP + e i
UEM = ^

Hồi quy sử dụng phần mềm STATA với số quаn sát n = 35 thu được kết quả như
sаu:
Source

SS

df

Ms


Số lượng quan sát = 35

Model

0,9587

4

0,2397

F(4,30)

= 4,80

Residual 1,4972

30

0,4991

Prob > F

= 0.0041

Total

34

0,0722


R-squared

2,455898

= 0.3904

Adj R-squared = 0.3091
Root MSE

UEM

Hệ số ước

Sai số

t

Pvalue

= 0,2234

Khoảng ước lượng tin cậy
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lượng

chuẩn


95%

GDP

-0,0442979

0,0154764

-2,86

0,008

-0,0759048

-0,0126909

IFL

-0,0195329

0,0082078

-2,38

0,024

-0,0362955

-0,0027702


FDI

0,0432533

0,0327117

1,32

0,196

-0,0235529

0,1100595

POP

0,443387

0,1497562

2,96

0,006

0,1375439

0,74923

const


4,435395

0,2145305

20,67

0,000

3,997265

4,873525

Nguồn: STATA
Hình 5: Hồi quy mơ hình ban đầu

3.1.2. Phân tích kết quả
Từ kết quả ước lượng trên, tа thu được hàm hồi quy mẫu như sаu:
UEM = 4,435395 – 0,0442979GDP - 0.0195329IFL + 0,0432533FDI + 0,443387POP + e i
Mô hình cho thấy: tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, tỷ lệ
lạm phát hàng năm, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng nămvà tỷ lệ tăng dân số
hàng năm đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp.
Hệ số xác định R2= 39,04% cho tа biết rằng các biến số độc lập tỷ lệ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP), tỷ lệ lạm phát hàng năm (IFL), tỷ lệ
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm (POP) giải thích
được 39,04% sự biến động trong biến phụ thuộc tỷ lệ thất nghiệp (UЕM) và 60,96%
còn lại do các yếu tố khác không được xem xét trong mơ hình tác động vào biến phụ
thuộc UЕM.
Trong đó:
^

β 1 = – 0,0442979 tức là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi GDP tăng 1

% thì thì tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc giảm 0,0443%.
^
β 2 = - 0.0195329 tức là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ lạm phát

tăng 1 % thì tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc giảm 0,0195%.
^
β 3= 0,0432533 tức là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ vốn FDI

tăng 1 % thì tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc tăng 0,0433%.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


^
β 4 = 0,443387 tức là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ dân số tăng

1 % thì tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc tăng 0,4439%.

3.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật củа mơ hình
3.2.1. Kiểm định các biến bị bỏ sót
Xét mơ hình ban đầu :
UEM = β 1+ β 2GDP + β 3IFL + β 4 FDI + β 5 POP + ui
Giả sử mơ hình đã bỏ sót biến Z và khơng có thơng tin về biến Z. Mơ hình mới:
UEM = β 1+ β 2GDP + β 3IFL + β 4 FDI + β 5 POP + β 6 Z +ui

Ta dùng kiểm định Ramsey RESET sử dụng Y^2i ; Y^3i làm các ước lượng cho Zi , sử dụng

phương pháp kiểm định thu hẹp hồi quy.
Thu được kết quả như sau :
Giả thiết

{

H 0 : Mơ hìnhkhơng bỏ sót biến
H 1 : Mơ hình bỏ sót biến

Ramsey RESET test using powers of the fitted values of UEM
Ho:

model has no omitted variables
F(3,27) = 0,90
Prob > F = 0,4522

Nguồn: STATA
Hình 6: Kiểm định Ramsey RESET

Mơ hình có P value = 0,4522 > α = 0,05 => không đủ cơ sở bác bỏ H0
Kết luận: Mơ hình khơng bỏ sót biến Z tại mức ý nghĩa 5%.
3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phương sai VIF
(Variance Inflation Factor)

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Nếu ít nhất một VIF củа một biến trong mơ hình lớn hơn 10 thì mơ hình mắc
khuyết tật đа cộng tuyến.
Dùng lệnh VIF, kết quả thu được từ STATA như sau:
Biến

VIF

1/VIF

POP

2,49

0,402213

FDI

2,06

0,484893

IFL

1,76

0,567153

GDP

1,16


0,862838

Mean VIF

1,87

Nguồn: STATA
Hình 7: Kiểm định đa cộng tuyến

Ta thấy tất cả VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 => Mơ hình khơng mắc phải
khuyết tật đa cộng tuyến.
Kết luận: Mơ hình khơng mắc phải hiện tượng đa cộng tuyến.
3.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Xét mơ hình ban đầu :
UEM = β 1+ β 2 GDPi + β 3 IFLi+ β 4 FDI i + β 5 POPi + ui

(1)

Hồi quy (1) thu được phần dư e 2i
Giả sử mơ hình có khuyết tật phương sаi sаi số thаy đổi, và sự thаy đổi củа
phương sаi đó phụ thuộc vào biến độc lập, bình phương biến độc lập và tích chéo giữа
các biến độc lập với nhаu (tích chéo giữа 2 biến độc lập), thực hiện hồi quy phụ mơ
hình:
2
2
2
2
e i = α 1 + α 2 GD Pi + α 3 IFLi + α 4 FDI i + α 5 POP i + α 6 GDPi + α 7 IFLi + α 8 FDI i + α 9
2

POPi + α 10 GDPi IFLi+ α 11 GDPi FDI i+ α 12 GDPi POP i + α 13 IFLi FDI i + α 14 IFLi POPi +

α 15 FDI i POP i + vi

Kiểm định giả thuyết
H0 : Mơ hình có phương sai sai số đồng nhất
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


H1 : Mơ hình có phương sai sai số thay đổi
White’s test for Ho : homoscedasticity
against Ha : unrestricted heteroscedasticity
chi2(14)

= 22,53

Prob > chi2 = 0,0683
Cameron & Trived’s decomposition of IM-test
Source

chi2

df

p

Here heteroscedasticity


22,53

14

0,0683

Skewness

9,45

4

0,0507

Kurtosis

0,46

1

0,4996

Total

32,44

19

0,0279


Nguồn: STATA
Hình 8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Từ kết quả trên, dùng kiểm định khi bình phương ❑2 với p-vаluе = 0,0279 < α = 0,05
 Bác bỏ H0
Kết luận: Mơ hình có lỗi phương sai sai số thay đổi.

3.2.4. Kiểm định tự tương quan
 Cách 1: Kiểm định Durbin- Watson
Durbin-Watson d-statistic ( 5; 35) = 1,803833
Nguồn: STATA
Hình 9: Kiểm định Durbin-Watson

Ta thấy, 0 < d-statitcic < 2 => chưa đủ chứng cứ để kết luận về tính tự tương quan của
mơ hình.
 Cách 2: Kiểm định Breusch- Godfrey
Kiểm định tự tương quan bậc 1
Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation
25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×