TCNCYH 36 (3) - 2005
12
Nghiên cứu ảnh hởng của isoniazid - pyrazinamid
tới sinh khả dụng của RifaMPicin khi uống đồng thời
Rifampicin isoniazid - pyrazinamid
Lê Thị Luyến
1,2
, Hoàng Thị Kim Huyền
2
,
Trần Văn Sáng
3
, Nguyễn Thị Liên Hơng
2
1
Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế
,
2
Trờng Đại học Dợc Hà Nội
3
Trờng Đại học Y Hà Nội
Trong điều trị bệnh lao, rifampicin đựơc uống đồng thời với isoniazid và pyrazinamid
trong giai đoạn tấn công của hầu hết các phác đồ điều trị. Nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu ảnh hởng của việc uống đồng thời rifampicin isoniazid pyrazinamid tới sinh
khả dụng của rifampicin. Nghiên cứu đợc tiến hành trên 12 ngời tình nguyện khoẻ
mạnh trong 1 thiết kế nghiên cứu chéo nhiều giai đoạn. Sinh khả dụng của rifampicin
đựơc xác định bằng nồng độ rifampicin huyết tơng ở 13 thời điểm từ 0h đến 24h sau
khi uống mỗi liều đơn. Nồng độ rifampicin đựơc xác định bằng phơng pháp HPLC. Kết
quả nghiên cứu cho thấy chỉ số C
max
giảm đi 31,24% và AUC
0-
rifampicin giảm
25,95% khi uống đồng thời rifampicin isoniazid pyrazinamid so với uống rifampicin
đơn độc, riêng chỉ số T
max
không bị ảnh hởng. Từ đó dẫn tới kết luận: so với uống
rifampicin đơn độc, sinh khả dụng của rifampicin bị giảm đi khi uống đồng thời rifampicin
isoniazid pyrazinamid.
Từ khoá: Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid, Sinh khả dụng, Sắc ký lỏng hiệu
năng cao
I. Đặt vấn đề
Rifampicin (RMP) là thuốc chống lao
thiết yếu và đóng vai trò quan trọng trong
điều trị bệnh lao hiện nay, do có nhiều u
thế về dợc lực học và dợc động học.
Các phác đồ điều trị lao hiện nay thờng
phối hợp rifampicin isoniazid
pyrazinamid (RMP INH PZA), đặc biệt
trong giai đoạn tấn công. Mặt khác, tất cả
các thuốc chống lao đều đợc uống và
tiêm cùng thời điểm trong ngày, hoặc
phối hợp trong cùng một viên. ảnh hởng
của isoniazid và pyrazinamid tới sinh khả
dụng của rifampicin khi uống đồng thời 3
thuốc này từ trớc tới nay rất ít đợc quan
tâm đến. Một số nghiên cứu gần đây trên
thế giới
[1,2,3,4]
khi thử nghiệm in vitro cho
thấy sự có mặt đồng thời của isoniazid sẽ
làm tăng thúc đẩy phản ứng phân huỷ
rifampicin. Đó cũng là một trong những
giả thuyết về sự giảm sinh khả dụng của
rifampicin trong thuốc chống lao hỗn hợp
cố định liều. Chúng tôi tiến hành đề tài
này nhằm mục tiêu: tìm hiểu ảnh hởng
của isoniazid và pyrazinamid tới sinh khả
dụng của rifampicin bằng so sánh sinh
khả dụng của rifampicin khi uống
rifampicin đơn độc và uống đồng thời
rifampicin - isoniazid pyrazinamid.
II. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu
1.1. Thuốc nghiên cứu
Thuốc sử dụng trong nghiên cứu là các
thuốc chống lao chuẩn đơn lẻ, dạng viên
nén, có hàm lợng, nguồn gốc nh sau:
TCNCYH 36 (3) - 2005
13
- Rifampicin 150mg (Eremfat) do hãng
Fatol Arneimittel (Đức) sản xuất
- Isoniazid 150mg (Rimifon) do hãng
Lafal laboratoires (Pháp) sản xuất
- Pyrazinamid 500mg (PZA-CIBA) do
hãng Novatis sản xuất nhợng quyền tại
Bangladesh.
Liều uống trong thử nghiệm nh sau:
rifampicin đơn độc 3 viên rifampicin, khi
uống phối hợp RMP INH PZA: 3 viên
rifampicin + 2 viên isoniazid + 3 viên
pyrazinamid.
1.2. Ngời tình nguyện:
12 ngời tình nguyện khoẻ mạnh (8
nam, 4 nữ), lựa chọn theo các tiêu chuẩn
sau (theo quy định của WHO)
[5]
:
- Tuổi 18 55, không phân biệt giới
- Cân nặng 45 55 kg
- Đợc xác định là khoẻ mạnh dựa trên
các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng.
- Chức năng gan, thận, huyết học bình
thờng, biểu hiện bằng các chỉ số sinh
hoá máu, huyết học, nớc tiểu trong giới
hạn bình thờng. Xét nghiệm HIV và
HBsAg âm tính.
- Có cam kết tình nguyện tham gia
nghiên cứu
Loại trừ các đối tợng sau
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Mắc bệnh cấp hoặc mạn tính
- Tiền sử dị ứng thuốc, động kinh, rối
loạn chuyển hoá
- Nghiện rợu, ma tuý, thuốc lá
2. Phơng pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này là 1 phần trong 1
nghiên cứu lớn, đợc thiết kế: liều đơn, so
sánh chéo nhiều giai đoạn trên ngời tình
nguyện. Nghiên cứu tiến hành khi đợc
chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu Y sinh học của Trờng Đại
học Dợc Hà Nội.
Ngời tình nguyện đợc bố trí ngẫu
nhiên thành các nhóm thử nghiệm chéo.
Mỗi ngời tình nguyện đợc uống cả 2
loại thử nghiệm (rifampicin đơn độc và
rifampicin-isoniazid- pyrazinamid), mỗi
loại 1 liều đơn, cách nhau ít nhất một
tuần, sau mỗi liều thuốc đợc lấy máu
trong vòng 24 h để định lợng rifampicin.
2.2 Phơng pháp tiến hành
* Cho ngời tình nguyện uống thuốc và
lấy máu: thực hiện tại bệnh viện, có đủ
phơng tiện cấp cứu cần thiết
- Trong thời gian nghiên cứu, ngời
tình nguyện không đợc dùng bất cứ loại
thuốc nào khác. Ngày trớc khi uống
thuốc ăn tối muộn nhất vào lúc 18h. Sáng
hôm sau nhịn ăn sáng. Thuốc đợc uống
lúc 7h với 200 ml nớc đun sôi để nguội.
Đợc phép ăn nhẹ sau khi lấy mẫu điểm
2h30, ăn tra sau khi lấy mẫu máu giờ
thứ 4.
- Mẫu đ
ợc lấy trong vòng 24h kể từ
khi uống thuốc, mỗi ngời lấy 13 điểm tại
các thời điểm: 0h (trớc uống thuốc) 30',
45', 60', 90', 2h, 2h30, 3h, 4h, 6h, 8h,
12h, 24h.
- Mỗi mẫu 5 ml máu tĩnh mạch, chống
đông bằng heparin; ly tâm để tách huyết
tơng trong vòng 15 phút sau khi lấy
máu,
- Huyết tơng tách ra cho vào ống
nghiệm bằng propylen, nút kín, dán nhãn
có mã hoá mẫu, bảo quản trong tủ lạnh
sâu 40
o
C cho đến khi định lợng. Thời
gian bảo quản mẫu tối đa 1 tháng.
TCNCYH 36 (3) - 2005
* Phân tích định lợng nồng độ
rìampicin bằng phơng pháp HPLC
Chiết rifampicin từ huyết tơng và định
lợng rifampicin bằng máy sắc ký lỏng
hiệu năng cao Spectra System Thermo
Finigan tại Trờng Đại học Dợc Hà Nội,
sử dụng phần mền Chromquest
đ
hỗ trợ
việc tính kết quả. Phơng pháp chiết và
định lợng rifampicin trong huyết tơng
do Bộ môn Dợc lâm sàng, Trờng Đại
học Dợc Hà Nội xây dựng, đã đợc thẩm
định các tiêu chuẩn cần thiết (độ đúng,
độ chính xác, độ tìm lại, giới hạn phát
hiện, hàm đáp ứng, độ ổn định của mẫu
trong điều kiện bảo quản).
* Phân tích các giá trị nồng độ đo đợc:
Từ nồng độ rifampicin đo đợc của mỗi mẫu, tính toán các thông số dợc động học
(C
max
, T
max
, AUC) của rifampicin. So sánh các thông số trên của rifampicin khi uống
đồng thời RMP INH - PZA với uống rifampicin đơn độc. Mức độ giảm AUC và Cmax
đợc tính nh sau:
AUC (C
max
)
RMP đơn độc
AUC (C
max
)
RMP-INH-PZA
% AUC(hoặc C
max
) giảm = X100%
AUC (C
max
)
RMP đơn độc
* Phơng pháp thống kê, xử lý số liệu: sử dụng phần mềm chuyên dụng WINNOLIN
2.1 và Microsoft excel 6.0.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Nồng độ rifampicin huyết tơng trung bình ở các thời điểm
Nồng độ rifampicin trung bình ở 13 thời điểm sau khi uống liều đơn RMP đơn độc và
uống đồng thời RMP INH - PZA thể hiện trong hình 1.
0
4
8
12
16
0 4 8 12 16 20 24
thời điểm(h)
Nồng độ RMP huyết tơng
(
g/ml)
RMP
RMP-INH-PZA
Hình 1: Nồng độ rifampicin trung bình tại 13 thời điểm khi uống RMP đơn độc
và uống đồng thời RMP INH - PZA
Kết quả cho thấy khi uống đồng thời RMP INH - PZA, nồng độ rifampicin trung bình
của cả nhóm ngời tình nguyện thấp hơn so với uống RMP đơn độc ở mọi thời điểm.
2. Nồng độ rifampicin cao nhất đạt đợc trong huyết tơng sau khi uống (C
max
)
và thời điểm đạt đợc C
max
(T
max
)
14
TCNCYH 36 (3) - 2005
Nồng độ rifampicin cao nhất đạt đợc trong huyết tơng (C
max
) và T
max
- thời gian đạt
đợc C
max
sau khi uống đồng thời RMP INH - PZA và uống RMP đơn độc của nhóm
thử nghiệm thể hiện nh sau:
Bảng 1: So sánh C
max
và T
max
của rifampicin uống đơn độc và uống phối hợp
RMP- INH-PZA
Rifampicin uống
cùng INH-PZA
Rifampicin
uống đơn độc
STT ngời
tình nguyện
C
max
( àg/ml)
T
max
(h)
C
max
(àg/ml)
T
max
(h)
% giảm
C
max
RMP
1 9,89 1 16,98 1 41,76
2 14,00 1 14,21 1,5 4,48
3 12,54 1 15,87 1 20,98
4 11,72 1,5 15,06 1 22,18
5 8,23 0,75 18,46 0,75 55,42
6 10,15 0,75 15,44 1,5 34,26
7 12,71 0,75 24,94 1 49,04
8 7,27 1,5 12,39 1 41,32
9 10,27 0,75 16,29 1,5 36,96
10 9,51 1 11,78 1 19,27
11 8,32 0,75 10,40 1 20,00
12 10,64 1 15,71 1 32,27
Trung bình(X)
10,44 1,04 15,63 1,10 31,24
Độ lệch chuẩn (SD)
2,01 0,30 3,72 0,25 15,07
C
max
rifampicin sau khi uống đồng thời
RMP INH- PZA (trung bình 10,44 2,01
g/ml) thấp hơn so với uống RMP đơn
độc (15,63 3,72 g/ml) ở mọi cá thể (P<
0,001). C
max
khi uống đồng thời RMP
INH- PZA giảm trung bình 31,24% nhng
có sự khác biệt giữa các cá thể về mức
độ giảm.
T
max
khi uống đồng thời RMP INH-
PZA và RMP đơn độc không có sự khác
biệt (P>0,05)
3. So sánh AUC
của RMP khi uống
RMP đơnlẻ và uống đồng thời RMP
INH - PZA
AUC là chỉ số biểu thị tợng trng cho
lợng thuốc vào đợc vòng tuần hoàn ở
dạng còn hoạt tính sau 1 khoảng thời
gian t, là chỉ số để đánh giá lợng thuốc
hấp thu đợc. Chỉ số AUC
0-
của
rifampicin khi uống đơn lẻ và uống đồng
thời với INH và PZA thể hiện trong bảng
2.
15
TCNCYH 36 (3) - 2005
16
Bảng 2: So sánh AUC
rifampicin khi uống RMP đơn lẻ và uống đồng thời RMP-
INH-PZA
STT ngời
tình nguyện
AUC
0-
(àg.h/ml)
RMP-INH-PZA
AUC
0-
(àg.h/ml)
RMP
% AUC giảm
1 40,97 67,35 39,17
2 98,53 106,28 7,29
3 80,19 108,09 25,81
4 71,74 97,90 26,73
5 62,86 88,62 29,07
6 69,40 110,84 37,39
7 80,86 161,54 49,95
8 46,55 69,26 32,79
9 60,85 91,91 33,79
10 62,08 68,06 8,79
11 48,38 53,26 9,16
12 86,47 97,49 11,51
Trung bình
67,39 93,38 25,95
Độ lệch chuẩn
17,27 28,45 13,92
So sánh AUC
0-
rifampicin khi uống
đồng thời RMP-INH-PZA (67,39 17,27)
thấp hơn so với uống RMP đơn độc (93,38
28,45) (P<0,001). AUC giảm trung bình
25,95%.
IV. Bàn luận
Rifampicin là thuốc chống lao thiết yếu
có nhiều u thế nhất với tác dụng dợc lực
học trên cả quần thể vi khuẩn nội bào và
ngoại bào cũng nh khả năng thấm sâu
vào mô. Trong điều trị bệnh lao, RMP đợc
uống đồng thời với INH và PZA.
Bảng 1 cho thấy có sự giảm Cmax
rifampicin khi uống đồng thời RMP INH-
PZA ở các cá thể thử nghiệm và chỉ đạt
trung bình 10,44 g/ml so với uống RMP
đơn độc (15,63 g/ml), mức độ giảm trung
bình trong nhóm thử nghiệm là 31,24%.
Tơng tự, ở bảng 2 chỉ số AUC
rifampicin
khi uống đồng thời với INH và PZA thấp
hơn so với uống RMP đơn độc, mức độ
giảm AUC trung bình 25,95%. Chỉ số Cmax
và AUC phản ánh mức độ và cờng độ hấp
thu dợc chất, trong nghiên cứu này cho
thấy Cmax và AUC rifampicin bị giảm đi khi
uống đồng thời với isoniazid và
pyrazinamid, nhng mức độ giảm 2 chỉ số
này cũng khác biệt giữa các cá thể.
Nghiên cứu của Shishoo và cộng sự
(1999)
[2]
, Shishoo và cộng sự (2001)
[3]
,
Singh và cộng sự (2000)
[4]
chứng minh khi
có sự hiện diện của isoniazid trong môi
trờng acid dạ dày ở 37
o
C sẽ làm tăng tốc
độ phân huỷ RMP thành 3 formyl
rifampicin, đây là chất không hoà tan và
khó hấp thu ở ruột non.
T
max
- Thời gian xuất hiện C
max
khi uống
đồng thời RMP INH- PZA không chậm
hơn so với uống RMP đơn độc. Chỉ số T
max
phản ánh tốc độ hấp thu dợc chất, nh
vậy tốc độ hấp thu rifampicin không bị ảnh
hởng khi uống đồng thời RMP INH-
PZA.
TCNCYH 36 (3) - 2005
17
Kết quả nghiên cứu này cho thấy
rifampicin bị giảm sinh khả dụng khi uống
đồng thời với isoniazid và pyrazinamid.
v. Kết luận
Qua nghiên cứu so sánh sinh khả dụng
của rifampicin trên ngời tình nguyện khoẻ
mạnh khi uống rifampicin đơn lẻ và uống
đồng thời rifampicin - isoniazid -
pyrazinamid chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:
1. C
max
(nồng độ cao nhất đạt đợc
trong huyết tơng) và AUC
0-
(diện tích dới
đờng cong - nồng độ thời gian) của
rifampicin khi uống đồng thời với INH và
PZA bị giảm đi so với uống RMP đơn độc.
Mức độ giảm trung bình 31,24% với C
max
và
25,95% đối với AUC
0-
2. Không thấy sự khác biệt rõ rệt về
T
max
khi uống RMP đơn độc và uống đồng
thời RMPINH-PZA.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sinh
khả dụng rifampicin bị giảm đi khi uống
đồng thời RMP-INH-PZA, biểu hiện sự giảm
cờng độ và mức độ hấp thu RMP. Sự ảnh
hởng này cần đợc lu ý khi bào chế dạng
viên thuốc chống lao hỗn hợp cố định liều
đang đợc sử dụng phổ biến và việc sử
dụng thuốc chống lao nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. Singh S, Mariappan TT, Shankar R,
Sarda N, Singh B (2001). A critical review
of the probable reasons for the poor
variable bioavailability of rifampicin from
anti-tubercular fixed-dose combination
(FDC) products, and the likely solution to
the problem. International Journal of
Pharmaceutics 2001 Oct 9: 228(1-2): 5-17
2. Shishoo CJ, Shah SA, Rathod IS,
Savale SS, Kotecha JS, Shah PB (1999).
Stability of rifampicin in dissolution medium
in presence of isoniazid. International
Journal of Pharmaceutic 190: 109 - 123
3. Shishoo CJ, Shah SA, Rathod IS,
Savale SS, Vora MJ (2001). Impared
bioavailability rifampicin in presence of
isoniazid from fixed dose combination
formulation. International Journal of
Pharmaceutic 228: 53 67
4. Singh S, Mariappan TT, Sarda N,
Kumar S, Chakraborti AK (2000). The
reason for increase in decomposition of
rifampicin in the presence of isoniazid
under acid condition. Pharm Pharmacol
commun 6: 405 - 410
5. WHO (1999). Marketing Authorization
of Pharmaceutical Products with Special
Reference to Multisource (Generic)
Products. Regulatory Support Series, N5:
120 125.
Summary
Effects of isoniazid and pyrazinamide on bioavailability of rifampicin
when co-administered rifampicin isoniazid - pyrazinamide
Comparative bioavailability study of rifampicin at the same dose level with and without
present of isoniazid and pyrazinamide in the standard separate tablets was conducted in 12
healthy volunteers. Bioavailability of rifampicin was estimated by plasma concentration of
rifampicin from 0h to 24h after dosed. Plasma rifampicin concentration was determined by
HPLC method. The results revealed that: C
max
and AUC for rifampicin was reduced (31,24%
and 25,95%, respectively) when administered rifampicin isoniazid pyrazinamide at the
same time. It was concluded that bioavailability of rifampicin was affected in the presence of
isoniazid and pyrazinamide.
Keywords: Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamide, Bioavailability, HPLC