Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT MÔN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.98 KB, 12 trang )

HLM GROUP

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT
Vấn đề 1: Được lơi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
Câu 1: Thế nào là được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật?
Trả lời:
Được lợi về về tài sản khơng có căn cứ pháp luật là sự phát sinh quyền chiếm
hữu sử dụng tài sản cử một chủ thể đối với một tài sản của chủ thể khác nhưng không
dựa trên những căn cứ do do pháp luật quy định.
“Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng của của một chủ
thể đối với tài sản nhưng không dựa theo căn cứ do pháp luật quy định
Là việc tránh được những khoản chi phí để đảm bảo, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra
tài sản phải bị giảm sút”1
Câu 2: Vì sao được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật là căn cứ phát
sinh nghĩa vụ?
Trả lời:
- Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đáng lẽ được lợi về tài sản
nhưng trên thực tế đã không được
- Đảm bảo tính bình đẳng, cơng bằng vì thực tế chủ thể đã được lợi về tài sản
nhưng pháp luật khơng thừa nhận quyền được nhận lợi ích đó. Cho nên cần phải có
một nghĩa vụ phát sinh (như hồn trả, bồi thường,..).
Câu 3: Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp
luật có trách nhiệm hoàn trả?
Trả lời:
- Sự được lợi về tài sản đó khơng dựa trên căn cứ do pháp luật quy định
- Sự được lợi về tài sản của một người đã gây ra thiệt hại cho tài sản của chủ sở
hữu (tài sản bị mất hoặc giảm sút), hay nói một cách khác sự gia tăng hay giữ nguyên
được tình trạng tài sản như cũ (được lợi) của một người là nguyên nhân làm cho tài sản
của chủ sở hữu bị giảm sút hoặc mất đi
- Người được lợi về tài sản khơng biết đó là tài sản của người khác mà coi là tài
sản của mình.


Câu 4: Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài
sản khơng có căn cứ pháp luật khơng? Vì sao?
Trả lời:
1

Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam năm 2017, Chương 1, Trang 36.

3


HLM GROUP

Trong vụ việc được bình luận, đây là trường hợp được lợi về tài sản khơng có căn
cứ pháp luật.
Để được xem là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật thì phải dựa vào
những điều kiện sau đây2:
Thứ nhất: Sự được lợi về tài sản của một người đã gây ra thiệt hại về tài sản cho
chủ sở hữu, hay nói một cách khác sự gia tăng hay giữ nguyên được tình trạng tài sản
như cũ (được lợi) của một người là nguyên nhân làm cho tài sản của chủ sở hữu bị
giảm sút hoặc bị mất.
Thứ hai: Sự được lợi về tài sản đó không dựa trên căn cứ do pháp luật dân sự quy
định.
Thứ ba: Người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác, mà
nghĩ rằng đó là tài sản của mình.
Xét vụ việc trên, Ngân hàng chuyển nhầm một khoản tiền vào tài khoản của anh
T. Anh T đã sử dụng khoản tiền ấy tức đã làm giảm sút tài sản theo điều kiện thứ nhất.
Anh T khơng có quyền sử dụng khoản tiền đó, bởi đó là số tiền mà ngân hàng chuyển
nhầm khơng có căn cứ xác lập quyển sở hữu của anh T đối với chúng – điều này thỏa
điều kiện thứ hai.

Từ đó có thể cho thấy, trường hợp trong vụ việc đang được bàn luận là trường
hợp được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật.
Câu 5: Nếu Ngân hàng khơng rút u cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý
như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi khơng? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ
thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?
Trả lời:
Nếu phải chịu lãi thì anh T chịu lãi từ thời điểm 22/11/2016 đến khi anh T trả hết
số tiền với mức lãi suất 10%/năm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm tơi, nếu Ngân hàng khơng rút u cầu tính
lãi chậm trả thì anh T vẫn khơng phải chịu lãi. Bởi lẽ việc chuyển nhầm tiền là do phía
Ngân hàng sơ suất. Mặc dù anh T có sử dụng số tiền đó, nhưng chỉ nên buộc anh T trả
lại đúng số tiền mà ngân hàng đã chuyển nhầm.

Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh
Câu 1: Bộ luật Dân sự có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện
phát sinh khơng?
Trả lời:
2

Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2017, Chương 1, tr. 38-40.

4


HLM GROUP

Trong cả Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đều có quy định
về hợp đồng dân sự có điều kiện nhưng khơng nói cụ thể thế nào là hợp đồng giao kết
có điều kiện phát sinh. Trong cả hai điều khoản của điều luật chỉ nhắc đến điều kiện

làm phát sinh hoặc hủy bỏ của hợp đồng. Định nghĩa hợp đồng giao kết có điều kiện
phát sinh khơng được quy định trong luật. Tuy vậy, có thể hiểu: “Hợp đồng có điều
kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, các bên còn thỏa thuận để xác định về một sự
kiện để khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng được thực hiện hoặc chấm dứt”3.
Ví dụ như: Mẹ A nói với A: nếu A được học bổng HK1 của năm 2 ở Trường Đại
học Luật TP.HCM thì A sẽ được mẹ tặng cho một chiếc laptop mới. Trường hợp A
dành được học bổng tức điều kiện đã đạt được thì làm phát sinh hợp đồng (ở đây là
hợp đồng tặng cho). Ngược lại nếu A khơng dành được học bổng thì hợp đồng tặng
cho ấy bị hủy bỏ.
Câu 2: Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu
tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy
định nào của Bộ luật Dân sự coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng?
Trả lời:
Áp dụng Điều 120 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng trong trường hợp trên có
thể được coi là hợp đồng có điều kiện. Điều kiện phát sinh hợp đồng là khi bên chuyển
nhượng hồn tất việc hợp thức hóa quyền sở hữu. Nếu hai bên có thỏa thuận về điều
kiện phát sinh đó thì hợp đồng được xem là hợp đồng có điều kiện.
Câu 3: Trong quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng
trên là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng?
Trả lời:
Trong quyết định số 14 nêu trên, Tòa án xác định hợp đồng giữa bà Tao và vợ
chồng ông Phương, bà Thanh là hợp đồng có điều kiện. Vì hai bên đã có các thỏa
thuận cho hợp đồng - đối tượng, giá cả... Còn lại là điều kiện phát sinh hợp đồng, bà
Tao chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với nhà đất tại 36 Hoàng Thị
Diệu, nhưng trong tương lại bà Tao sẽ được mua hóa giá và được chuyển quyền sở
hữu.
Câu 4: Ngồi bản án này cịn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này
không?
Trả lời:
Đề cập về vấn đề này, ngoài bản án này cịn có trường hợp tại Quyết định số

403/2011/DS-GĐT ngày 25/5/2011 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Bà
Ngọc xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Thu, với điều kiện là
3

Trần Thị Thu Quỳnh, Hợp đồng dân sự có điều kiện – Luận văn thạc sĩ ngành Luật Dân sự, năm 2011, trang 4.

5


HLM GROUP

khi nào bà Ngọc hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ chuyển
nhượng cho bà Thu.
Câu 5: Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng
nhận cho bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì
sao?
Trả lời:
Cho đến khi Uỷ ban nhân dân bán hóa giá căn nhà và cấp giấy chứng nhận cho
bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp chưa tồn tại.
Vì theo cơ sở pháp lý tại Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 1995 về Giao dịch dân sự
có điều kiện thì “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc
hủy bỏ giao dịch dân sự, thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc
bị hủy bỏ.” Như vậy, sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bán hóa giá
nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở thì lúc này điều
kiện đã xảy ra, tức là lúc này hợp đồng chyển nhượng có tranh chấp đã phát sinh. Vì
vậy, cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà
Tao, hợp đồng chuyển nhượng chưa tồn tại.
Từ các hợp đồng mua bán và thỏa thuận trong vụ việc, có căn cứ kết luận hợp
đồng mua bán ngôi nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu ngày 27/8/2000 giữa bà Tao và ông
Phương là có thật, được kí kết trên tinh thần tự nguyện của các bên. Tại thời điểm bà

Tao kí hợp đồng mua bán căn nhà này cho vợ chồng ông Phương thì bà Tao đã được
Cơng ty quản lý kinh doanh nhà thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký
hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất ở4 (Hợp đồng số
207/HĐMBNƠ.1 ngày 21/8/2000 và “phiếu thanh toán tiền mua nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước và quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở” số 207.A/PTT.1 cho bà Tao).
Khi này thì hợp đồng chuyển nhượng mới thực sự tồn tại.
Câu 6: Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp?
Trả lời:
Khi bà Tao có chủ quyền sở hữu, lúc này bà Tao đã thực sự có đầy đủ quyền
năng của một chủ sở hữu (bao gồm quyền định đoạt tài sản). Theo Quyết định
14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
xác định hợp đồng mua bán ngôi nhà 36 Nguyễn Thị Diệu giữa bà Tao với vợ chồng
ông Phương bà Thanh là hợp đồng có điều kiện (điều kiện là sau khi bà Tao hồn
thành thủ tục mua hóa giá nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36
Nguyễn Thị Diệu, thì hai bên sẽ làm thủ tục mua bán nhà). Vì vậy sau khi Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở (điều kiện đã xảy ra), thì bà Tao phải thực hiện hợp
4

Quyết định số 26/2007/DS-GĐT ngày 12/7/2007 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

6


HLM GROUP

đồng mua bán nhà với ông Phương. Nếu bà Tao khơng đi cơng chứng, chứng thực theo
thỏa thuận thì làm cho hợp đồng vơ hiệu về mặt hình thức và đây là do lỗi của bà Tao.
Theo quy định của Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị quyết số 01/2003/NQHĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số tranh chấp dân sự, hơn nhân gia đình”

thì bà Tao phải bồi thường thiệt hại do hợp đồng bị vô hiệu gây ra.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến
giao kết hợp đồng có điều kiện
Trả lời:
Trong một số trường hợp sự thống nhất giữa các bên chưa đủ để hình thành hợp
đồng vì việc giao kết hợp đồng còn phụ thuộc vào một điều kiện nào đó 5. Pháp luật
nước ta (trong Bộ luật Dân sự năm 1995 Điều 134 và khoản 1 Điều 125 Bộ luật Dân
sự năm 2005) cũng như pháp luật nhiều nước đều chấp nhận việc giao kết hợp đồng có
điều kiện. Trong thực tiễn xét xử, Tịa án đã có nhiều bản án cơng nhận giao kết hợp
đồng có điều kiện. Chẳng hạn trong Quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì các bên đều thống nhất với nhau
về hợp đồng mua bán nhà nhưng hợp đồng mua bán nhà vẫn chưa tồn tại vì cịn phụ
thuộc vào một yếu tố trong tương lai (điều kiện). Ở giai đoạn này các bên chưa có
quan hệ hợp đồng mua bán nhà mà chỉ là các chủ thể trong “dự án” mua bán nhà. Nói
đến điều kiện trong Bộ luật Dân sự thì điều kiện phải là một yếu tố trong tương lai
“nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai”6. Điều kiện có thể do các bên thỏa
thuận minh thị hay ngầm định, và ở Quyết định đang xem xét thì điều kiện phát sinh
giao dịch là ngầm định và được Tòa án chấp nhận. Thuật ngữ điều kiên tương đối trừu
tượng và có nghĩa tương dối khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Chẳng hạn theo khoản 1
Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“giao dịch dân sự có hiệu lực khi đủ các điều kiện sau đây”. Ở đây Bộ luật Dân sự
dung thuật ngữ điều kiện nhưng để chỉ điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chứ không
phải là điều kiện phát sinh hợp đồng7. Thực ra việc phát hiện các bên có thỏa thuận về
điều kiện phát sinh giao dịch (hợp đồng) như trên không mâu thuẫn ý chí các bên: các
bên ngầm hiểu là khi có quyền sở hữu thì việc chuyển nhượng mới thực sự tồn tại.
Hướng giải quyết này là thuyết phục và cần được duy trì cũng như phát triển trong các
vụ án tương tự trong tương lai. Phần trên cho thấy khi điều kiện xảy ra thì giao dịch
dân sự có điều kiện phát sinh. Tuy nhiên giao dịch này chỉ mới phát sinh mà thôi. Ở
giai đoạn này giao dịch mới hình thành, bắt đầu tồn tại cịn việc giao dịch có giá trị
5


Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt nam
2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 29-32, tr.234.
6
Hồng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t1,
tr.291.
7
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt nam
2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 29-32, tr.236.

7


HLM GROUP

pháp lý hay khơng cịn phụ thuộc vào việc giao dịch này có thỏa mãn những điều kiện
về nội dung và hình thức để có hiệu lực hay khơng. Đối với việc chuyển nhượng trong
vụ việc đã cho, để có giá trị pháp lý hợp đồng chuyển nhượng này cần phải thỏa mãn
những điều kiện có hiệu lực thơng thường áp dụng cho hợp đồng này. Hội đồng thẩm
phán cũng theo hướng này và chúng em cho rằng là khá thuyết phục. Tức là khi điều
kiện xảy ra, bà Tao không thực hiện (không đi công chứng, chứng thực theo thỏa
thuận) nên đã làm hợp đồng bị vô hiệu về hình thức. Có thể thấy hướng hiểu và áp
dụng chế định này vào thực tiễn của Tòa án là phù hợp và cần được áp dụng rộng rãi
cho các vụ việc tương tự trong giao kết hợp đồng có điều kiện.

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vơ hiệu
Câu 1: Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa
đối với mỗi loại hợp đồng
Trả lời:
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ

(khoản 3 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 ).
Hợp đồng chính là một hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu
lực khơng lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ, cũng như hiệu lực của hợp đồng
phụ, trừ trường hợp các bên rõ ràng có những thỏa thuận ngược lại.
Luật khơng nói rõ tính chất pháp lý ràng để phân biệt cả 2 loại hợp đồng.
Theo quan điểm của TS. Lê Minh Hùng viết trong Giáo trình Pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì hợp đồng chính và hợp đồng phụ
được hiểu như sau:
“Hợp đồng chính là một hợp đồng tồn tại độc lập và được cơng nhận là có hiệu
lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ, cũng như hiệu lực của hợp đồng
phụ, trừ trường hợp các bên rõ ràng có thỏa thuận ngược lại…”8
“Hợp đồng phụ chỉ có thể xác lập, tồn tại cùng với hợp đồng chính và có hiệu lực
lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Khi hợp đồng chính vơ hiệu, hợp đồng phụ
sẽ bị chấm dứt (khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015). Khi hợp đồng chính bị
vi phạm, thì hợp đồng phụ mới có thể được thực hiện.”9
Ví dụ minh hoạ:
Hợp đồng vay tiền có bão lãnh giữa A và B thì trong quan hệ dân sự này có 2
loại hợp đồng, đó là hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng vay mượn. Hợp đồng vay là hợp
đồng chính và hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ.
8

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam, Chương 2, tr. 130.
9
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam, Chương 2, tr. 130.

8


HLM GROUP


Câu 2: Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho
Ngân hàng?
Trả lời:
Trong vụ việc trên, có 2 loại hợp đồng hiện hữu. Đó là hợp đồng vay tiền và hợp
đồng thế chấp bằng bất động sản (hợp đồng bão lãnh). Cả 2 hợp đồng có mối liên kết
chặt chẽ với nhau. Ta xác định hợp đồng vay là hợp đồng chính cịn hợp đồng thế chấp
là hợp đồng phụ.
Theo khoản 3 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này
khơng áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường
hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng
chính.”10
Vậy sự vơ hiệu của hợp đồng thế chấp (hợp đồng phụ) khơng ảnh hưởng gì tới
hợp đồng chính là hợp đồng vay mượn giữa cơng ty Thiên Minh và Ngân hàng nên
công ty vẫn phải trả cho ngân hàng số tiền đã vay.
Câu 3: Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?
Trả lời:
Dựa theo khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa
vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”11.
Trong tình huống trên, bà Quế là bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho công ty Thiên
Minh về khoản nợ mà Ngân hàng cho cơng ty vay. Vì vậy, có thể xác định bà Quế
tham gia quan hệ trên với tư cách là người bảo lãnh.
Câu 4: Việc Tòa án tun bố hợp đồng thế chấp trên vơ hiệu có thuyết phục
hay khơng? Vì sao?
Trả lời:

Thuyết phục
Vì những lý do sau:
Thứ nhất, ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng. Bà Quế đã vượt quá giới hạn
khi thế chấp nhà mà khơng có sự đồng ý của chồng.
10
11

Khoản 3 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9


HLM GROUP

Theo Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ
chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng kí quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình;”12
Câu 5: Theo Tịa án, bà Quế có cịn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng
khơng?
Trả lời:
Theo Tịa án thì “khơng có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự
đối với các khoản nợ nêu trên [các khoản nợ đối với Ngân hàng].”13
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc
trên liên quan đến trách nhiệm của bà Quế.
Trả lời:

Hướng giải quyết trên của Tịa án là chưa hồn tồn hợp lý. Vì:
Theo như ý kiến của PGS.TS. Đỗ Văn Đại thì: “chúng ta có hai quan hệ hợp
đồng chính/phụ [trong quan hệ bảo lãnh vay tài sản]: Cặp thứ nhất là hợp đồng vay với
hợp đồng bảo lãnh và ở đây hợp đồng vay là hợp đồng chính cịn hợp đồng bảo lãnh là
hợp đồng phụ (phục vụ cho hợp đồng vay). Cặp thứ hai là hợp đồng bảo lãnh và hợp
đồng thế chấp; trong cặp này hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng chính cịn hợp đồng thế
chấp là hợp đồng phụ (phục vụ cho hợp đồng bảo lãnh). Trong trường hợp này, hợp
đồng thế chấp vô hiệu và khơng ảnh hưởng đến hợp đồng chính là hợp đồng bảo lãnh
trên cở sở quy định trên của Bộ luật dân sự: khi hợp đồng thế chấp vô hiệu do vi phạm
điều kiện về hình thức (như khơng cơng chứng, chứng thực) hay điều kiện về nội dung
(như khơng có sự đồng ý của các đồng sở hữu) thì sự vơ hiệu này khơng ảnh hưởng tới
hợp đồng bảo lãnh.”14
Tịa tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu là đúng nhưng việc Tịa tun là “khơng
có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ nêu trên”
đồng nghĩa với việc Tòa mặc nhiên công nhận hợp đồng bảo lãnh vô hiệu là không
thuyết phục.

12

Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trích phần Tình huống; Đề cương bài tập tuần, tháng, lớn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
14
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam
2017, tr. 912.
13

10



HLM GROUP

Tuy nhiên, để bảo vệ người bảo lãnh là bà Quế, Tòa án nên thiết lập một giải
pháp trung hòa: bà Quế - người bảo lãnh chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần nghĩa
vụ tương đương với phần tài sản mà họ có quyền định đoạt để thế chấp.

Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản
và về hợp đồng
Câu 1: Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
Trả lời:
Tiêu chí Thời hiệu khởi
đánh giá kiện tranh chấp
hợp đồng
Cơ sở
pháp lý

Thời
gian
khởi
kiện

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản

Điều 429

Điều 588, Điều 623, Điều 671 Bộ luật Dân sự năm
2015, Khoản 3, 4 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011.


Về thời hiệu
khởi kiện về hợp
đồng dân sự là
03 năm.
(Điều 429)

Về bồi thường thiệt hại 03 năm (Điều 588)
Về thừa kế đối với động sản 10 năm (khoản 1 Điều
623)
Về thừa kế đối với bất động sản 30 năm (Khoản 1
Điều 623)
Về Thời hiệu đối với yêu cầu xác nhận quyền thừa
kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người
khác là 10 năm. (Khoản 2 Điều 623)
Về Thời hiệu đối với yêu cầu người thừa kế thực
hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03
năm (Khoản 3 Điều 623)
Về tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp
về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu;
tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai thì khơng áp dụng thời hiệu
khởi kiện; Tranh chấp không thuộc những trường
hợp quy định trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự là hai năm.
Về trường hợp pháp luật khơng có quy định về thời
hiệu u cầu thì thời hiệu u cầu để Tịa án giải

11



HLM GROUP

quyết việc dân sự là một năm
Kể từ ngày
Thời
điểm bắt người yêu cầu
biết hoặc phải
đầu
biết quyền và lợi
ích hợp của
mình pháp bị
xâm phạm

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là
03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết
quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm
(Điều 588)
Thời hiệu đối với yêu cầu xác nhận quyền thừa kế
của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người
khác (Khoản 2, Điều 623);
Thời hiệu đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để, kể từ thời
điểm mở thừa kế (Khoản 3, Điều 623)
Trường hợp pháp luật khơng có quy định về thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về
đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu;
tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai thì khơng áp dụng thời hiệu

khởi kiện; Tranh chấp khơng thuộc những trường
hợp quy định trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức
biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm. ( Khoản 3, 4 Điều 159 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004)
Trường hợp pháp luật khơng có quy định về thời
hiệu u cầu thì thời hiệu u cầu để Tịa án giải
quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh
quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến
quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì khơng áp
dụng thời hiệu u cầu. (Khoản 3, 4 Điều 159 Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2004)

Câu 2: Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp
đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Trả lời:
Theo nhóm tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng (tiền phạt do vi phạm thỏa thuận
đặt cọc) là tranh chấp về hợp đồng vì đây là số tiền phát sinh từ hợp đồng đặt cọc giữa
V và P do một bên vi phạm thỏa thuận đặt cọc.
12


HLM GROUP

Bởi theo Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 về đặt cọc:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau
đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá
trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết
hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại
cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu
bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc
tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.”15
Theo quyết định số 14/2017/QĐ-PT ơng Vũ Văn V có đặt cọc số tiền 25 triệu
đồng cho ông Tô Văn P mà ông P lại vi phạm thỏa thuận hợp đồng đặt cọc nên phải trả
ông V số tiền cọc và một khoản tiền phạt là 45 triệu đồng theo thỏa thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
Câu 3: Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp
đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Trả lời:
Theo em tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng (đặt cọc) là tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản vì đây là số tiền thuộc sở hữu của V và V lấy nó đặt cọc như một biện pháp
đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ giữa V và P. Giờ đây khi giao dịch dân sự này không
thực hiện được thì V đang địi lại tài sản (25 triệu đồng) của mình.
Căn cứ Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Quyền đòi lại tài sản:
“Trường hợp bên mua khơng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán theo
thỏa thuận thì bên bán có quyền địi lại tài sản. Bên bán hồn trả cho bên mua số tiền
bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên
mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”.16
Câu 4: Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Trả lời:
Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên là thuyết phục vì:
+ Đối với 45 triệu đồng thì đó là tiền phát sinh từ vi phạm hợp đồng thuộc vào
tranh chấp hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là
2 năm dựa vào Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong khi đó hợp đồng chuyển
15

16

Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

13


HLM GROUP

nhượng quyền sử dụng đất được ký vào ngày 07/6/2010 mà đến năm 2016 ơng V mới
có đơn khởi kiện.
+ Đối với 25 triệu đồng thì đó là tiền đặt cọc của V nay có vi phạm thỏa thuận
giữa 2 bên V đòi lại tiền đặt cọc là đòi lại tài sản của mình thì dựa vào điểm b khoản 3
Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP là trường hợp địi lại tài sản khơng áp dụng
thời hiệu khởi kiện.
Câu 5: Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi khơng khi
áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015? Vì sao?
Trả lời:
Đường lối giải quyết cho hồn cảnh trên khi áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015
có thay đổi vì:
+ Đối với 45 triệu đồng thì là áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng
thì dựa vào Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 thay đổi thời hiệu khởi kiện là 03 năm
tuy nhiên năm ký kết hợp đồng chuyển nhượng và năm khởi kiện cách 6 năm nên vẫn
hết thời hiệu khởi kiện.
+ Đối với 25 triệu đồng do Nghị quyết số 03 đã hết hiệu lực từ ngày 01/07/2016
nhưng chưa có văn bản thay thế quy định cụ thể về vấn đề như trên. Vì vậy, với căn cứ
pháp lý hiện tại, không thể khẳng định cụ thể đây là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
hay đòi lại tài sản.
Nhưng trên thực tế, Tòa án địa phương cụ thể tại một bản án vào tháng 8/2016

được Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng xét xử trong vụ việc: Bà Sự vay bà Xuân 45 triệu
nhưng chỉ trả được 5,5 triệu gồm tiền lãi và tiền gốc và không trả nữa. Trước khởi kiện
đòi tiền của bà Xuân Tòa chỉ xét thời hiệu khởi kiện đối với số tiền lãi cịn tiền gốc thì
khơng xét đến. Việc xét xử như vậy chưa được thỏa đáng nhưng đó là bảo vệ bên có
quyền vì nếu Tịa khơng giải quyết thì tranh chấp đó vẫn cịn tồn tại và có thể được
giải quyết bằng phương pháp bạo lực.17

17

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng - Bản án và Bình luận bản án tập 2, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam
2018, trang 888-890.

14



×