Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giáo trình nhận dạng một số phụ phẩm nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 23 trang )

i

577/QĐ-CĐCĐ 08/07/2020 16:23:43

MỤC LỤC
Trang
MÔ ĐUN: NHẬN DẠNG MỘT SỐ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN
CHĂN NUÔI ............................................................................................................................. 1

BÀI 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHỤ PHẨM TỪ CÂY TRỒNG......................... 1
A. PHẦN LÝ THUYẾT: ...................................................................................... 1
1. Rơm, rạ. ............................................................................................................ 1
2. Mía .................................................................................................................... 2
3. Lá sắn (Lá khoai mì) ......................................................................................... 3
4. Thân cây Ngơ.................................................................................................... 4
1. Mục đích, u cầu:............................................................................................ 5
2. Phương tiện thực hành ...................................................................................... 5
3. Nội dung thực hành .......................................................................................... 5
4. Cách tiến hành .................................................................................................. 5
5. Báo cáo kết quả và đánh giá ............................................................................. 5
Bài 2. SẢN PHẨM PHỤ CỦA CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN (2 giờ) ..................... 6
A. PHẦN LÝ THUYẾT ....................................................................................... 6
2. Sản phẩm phụ ngành chiết ép dầu thực vật ...................................................... 7
1. Mục đích, yêu cầu:............................................................................................ 9
2. Phương tiện thực hành ...................................................................................... 9
3. Nội dung thực hành .......................................................................................... 9
4. Cách tiến hành ................................................................................................ 10
5. Báo cáo kết quả và đánh giá ........................................................................... 10
MÔ ĐUN 02. CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NƠNG NGHIỆPLÀM THỨC ĂN CHĂN NI11

Bài 1: Ủ rơm khơ (4 giờ) .................................................................................... 11


1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu ................................................................. 11
1. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................... 13
2. Phương tiện thực hành .................................................................................... 13
3. Nội dung thực hành ........................................................................................ 13
BÀI 2: Ủ XANH THÂN CÂY NGƠ, NGỌN MÍA (4 giờ) ............................... 14
1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu ................................................................. 14
1. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................... 16
2. Phương tiện thực hành .................................................................................... 16


ii

3. Nội dung thực hành ........................................................................................ 16
Bài 3: Ủ chua lá sắn (Lá khoai mì) (4 giờ) ......................................................... 17
A. PHẦN LÝ THUYẾT: .................................................................................... 17
1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu ................................................................. 17
PHẦN THỰC HÀNH ......................................................................................... 18
(16 giờ) ............................................................................................................... 18
1. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................... 18
2. Phương tiện thực hành .................................................................................... 18
3. Nội dung thực hành ........................................................................................ 18
1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu ................................................................. 19
1. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................... 20
2. Phương tiện thực hành .................................................................................... 20
3. Nội dung thực hành ........................................................................................ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 21


MÔ ĐUN: NHẬN DẠNG MỘT SỐ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM
THỨC ĂN CHĂN NUÔI

BÀI 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHỤ PHẨM TỪ CÂY TRỒNG.
Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm một số sản phẩm phụ của cây trồng thường được
dùng làm thức ăn trong chăn ni.
- Các hình thức thường sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi.
b. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức cơ bản để nhận biết các sản phẩm phụ từ cây trồng.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Giúp người học có khả năng tự tổ chức sử dụng làm thức ăn trong điều
kiện ở nông hộ, công nhân trong các trang trại chăn nuôi. Người học tự chủ được
trong sử dụng làm thức ăn theo từng điều kiện gia đình hay trang trại.
- Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong chăn ni, vệ sinh an tồn lao
động và bảo vệ môi trường.
Nội dung:
A. PHẦN LÝ THUYẾT:
1. Rơm, rạ.

Rơm là sản phẩm phụ của cây ngũ cốc hay cây họ đậu. Ngơ, lúa mì và lúa
nước là ba cây lương thực chính của thế giới. Rơm chứa nhiều xơ, chiếm 350-400
g/kg chất khơ chủ yếu là lignin, có giá trị dinh dưỡng thấp. Hàm lượng protein
trong rơm lúa từ 25-40 g/1kg chất khô.


2

Rơm lúa có hàm lượng lignin tương đối cao, chiếm 60-70g/kg chất khơ, hàm
lượng khống rất cao 170g/kg chất khơ, trong đó chủ yếu là silic, vì vậy hệ số tiêu
hóa của rơm lúa rất thấp. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được tăng lên nếu thông qua xử
lý rơm rạ bằng phương pháp kiềm hóa, axit hóa hay amoniac hóa....

Thành phần hóa học cơ bản của rơm rạ phụ thuộc nhiều đến đặc tính sinh lý,
thời điểm thu hoạch, độ thành thục của cây trồng và chế độ dinh dưỡng của đất ...
Nhưng nhìn chung các thành phần chính bao gồm:
- Tỷ lệ cao của cacbonhydrat thành vách tế bào như cellulose, hemicellulose
và lignin chiếm 60-80% tổng vật chất hữu cơ của cây trồng.
Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật, chiếm vào
khoảng từ 32-47% trong tổng vật chất khô của thực vật. Bao gồm chuỗi
homosaccharit được tạo thành bởi các liên kết ß-1-4-glucose gọi là xellobiose,
thông qua các cầu nối micro-fibres. Cellulose có thể tiêu hóa được bởi gia súc nhai lại.
-Nghèo nitơ: Thức ăn rơm rạ có tỷ lệ protein rất thấp, chiếm vào khoảng 25%. Tỷ lệ chất dinh dưỡng này giảm mạnh theo tuổi. Mặt khác enzymee của vi
sinh vật dạ cỏ lại khó tiếp cận với thức ăn thơ vì sự cản trở của màng tế bào lignin
hóa.
-Nghèo khoáng và vitamin: trong thực tế loại thức ăn này thiếu hầu hết các
nguyên tố khoáng đa lượng như Ca, P, Na và các nguyên tố khoáng vi lượng. Đồng
thời chúng cũng thiếu hụt các vitamin như vitamin A, và D3.
-Khó thối biến trong dạ cỏ: Màng tế bào lignin hóa một mặt cản trở vi sinh
vật chui vào bên trong tế bào, từ đó cản trở enzyme phân giải chất xơ, một mặt tạo
sự bền chặt cho tế bào, cản trở sự chia cắt trong quá trình nhai lại
2. Mía
Mía là loại cây trồng đạt được năng suất sinh khối tối đa trên một đơn vị
diện tích. Tuy vậy để sử dụng nó làm thức ăn gia súc một cách tối ưu, mía phải
được ép tách thành các thành phần hịa tan và thành vách tế bào khơng hịa tan.


3

Ngọn mía
Ngọn mía là thức ăn truyền thống cho gia súc dạ dày kép chủ yếu cho trâu
bò cầy kéo, trong mùa thu hoạch mía. Việc sử dụng ngọn mía cho gia súc làm việc
còn chưa được nghiên cứu nhiều. Bị vẫn duy trì được thể trạng và vẫn làm việc

hăng hái trong khi ăn một khẩu phần toàn ngọn mía. Điều đó chứng tỏ rằng q
trình lên men của ngọn mía trong dạ cỏ đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho duy trì và
lao tác ở mức thấp. Tuy nhiên với khẩu phần đơn điệu chỉ có ngọn mía kéo dài và
không được bổ sung các loại thức ăn khác như rỉ mật, cám.. thì sức làm việc sẽ bị
giảm sút tình trạng này càng kéo dài sẽ làm cho con vật giảm trọng lượng cơ thể.
Chính vì vậy ngọn mía khơng được sử dụng rộng rãi.
Tuy vậy khi người ta sử dụng ngọn mía để ni gia súc ở dạng ủ urê và bổ
sung cám sẽ nâng cao tỉ lệ tiêu hóa xơ và nâng cao giá trị dinh dưỡng làm thức ăn
của loại thức ăn này. Ngọn mía gồm ba phần: lá, cuống vỏ bọc (bẹ lá) và phần
ngọn non. Thành phần hóa học của ngọn mía rất khác nhau, nó phụ thuộc vào tuổi,
điều kiện trồng và cách chăm sóc quản lý...nhưng giá trị trung bình vào khoảng 5
tấn vật chất khơ/ha, nếu tính theo lý thuyết thì lượng này đủ cung cấp cho một con
bị có khối lượng 500 kg.
Ngọn mía có thể được ủ chua tại thời điểm thu hoạch mía trước khi dùng.
Bằng cách băm nhỏ ngọn mía 3-4 cm rồi ủ yếm khí với rỉ mật, hay cám. Tuy
nhiên, q trình ủ vẫn đạt kết quả tốt mà không cần bổ sung thêm chất phụ gia vào.
Có thể ủ bằng các khối ủ nhỏ. Lá mía cũng có thể được ủ kèm ngọn nhưng khả
năng tiêu hóa rất thấp và khả năng lựa chọn loại thức ăn này cũng rát khác nhau, đa
số bị thích lựa chọn phần bẹ lá hay phần mọng nuớc cịn rất ít ăn phần lá xanh.
3. Lá sắn (Lá khoai mì)

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã tập trung nhiều về khai thác,
chế biến và bảo quản nguồn thức ăn này cho các đối tượng trâu, bò, lợn vàgà. Lá


4

sắn có hàm lượng protein cao (25% tính theo vật chất khơ, biến động từ 16-40%)
trong đó 85% là protein thực. Năng suất lá vào khoảng 4,6 tấn vật chất khô/ha tại
thời điểm thu hoạch củ.

Lá sắn cũng là nguồn cung cấp khoáng đa luợng như Ca, Mg và khoáng vi
lượng như Mn và Zn (bảng 20). Đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin A,
riboflavin và axit ascorbic.
Tuy rất giàu protein nhưng lại thiếu hụt axit amin thiết yếu là methionine và
nhược điểm lớn nhất của lá sắn đó là chứa nhiều glucosit linamarin. Linamarin
dưới tác dụng của enzyme linamarase tạo thành axit cyanhydric (HCN) là chất độc
đối với gia súc. Tuy nhiên, thông qua các phương pháp chế biến như nấu chín,
phơi khơ hay ủ chua đều làm giảm đáng kể nồng độ axit này.
4. Thân cây Ngô

Trước đây, ngô chỉ được trồng nhiều ở Nam Mỹ, nhưng hiện nay đã được
trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới làm thức ăn cho cả người và
gia súc. Đây là loại cây trồng đòi hỏi khí hậu ấm để chín hạt và khơng chịu được
khí hậu đông giá.
Ngô ngày càng chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Sử dụng ngơ làm thức ăn gia
súc địi hỏi chi phí giá thành cao, vì vậy xu thế chung là thay thế ngô bằng các loại
nguyên liệu hay các phế phụ phẩm sẵn có của địa phương để góp phần làm giảm
chi phí thức ăn.
Ngơ gồm 3 loại: ngơ vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố
crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của
mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu


5

của người tiêu thụ. Ngơ đỏ, vàng có giá trị caroten cao hơn ngơ trắng, cịn giá trị
dinh dưỡng tương tự nhau.
Sau khi thu hoạch quả, thân cây ngô được sử dụng làm thức ăn cho gia súc
thông qua cho ăn trực tiếp hoặc ủ chua


B. PHẦN THỰC HÀNH:
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Mục đích:
Từ kiến thức đã học về các phụ phẩm từ cây trồng nội như: Đặc điểm, ngoại
hình, tính năng sản xuất, . . . Vận dụng quan sát và liên hệ thực tế các phụ phẩm từ
cây trồng hiện có tại địa phương.
b. Yêu cầu:
- Nghiêm túc, làm việc theo nhóm, đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Tuân thủ quy định kỹ thuật. Đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi
2. Phương tiện thực hành
- Giấy, bút vở
- Cân đồng hồ, thước dây
- Hộ trồng các loại cây, các rẫy trồng các loại cây.
3. Nội dung thực hành
Quan sát trực tiếp như: Đặc điểm các phụ phẩm từ cây trồng, cân đo khối
lượng từng loại .
4. Cách tiến hành
Bước 1. Quan sát đặc điểm các phụ phẩm từ cây trồng
- Tại các hộ trồng cây, tại các rẫy trên địa bàn.
Bước 2. Cân đo khối lượngcác phụ phẩm từ cây trồng.
Bước 3. So sánh tính năng sản xuất giữa các phụ phẩm từ cây trồng
Bước 4. Báo cáo kết quả
Liên hệ nội dung bài học để đưa ra nhận định về các phụ phẩm từ cây trồng.
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm báo cáo kết quả khảo
sát. Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.
- Củng cố kiến thức. Nâng cao hiểu biết cho họcviên.


6


Bài 2. SẢN PHẨM PHỤ CỦA CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN (2 giờ)
Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm một số sản phẩm phụ của ngành chế biến thường
được dung làm thức ăn trong chăn ni.
- Các hình thức thường sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi.
b. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức cơ bản để nhận biết các sản phẩm phụ từ các
ngành chế biến.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Giúp người họccó khả năng tự tổ chức sử dụng làm thức ăn trong điều kiện
ở nông hộ, công nhân trong các trang trại chăn nuôi. Người học tự chủ được trong
sử dụng làm thức ăn theo từng điều kiện gia đình hay trang trại.
- Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong chăn ni, vệ sinh an tồn lao
động và bảo vệ môi trường.
Nội dung:
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1.

Cám gạo

Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình
quân là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ
cám, hạt phơi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào
hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic,
giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu cịn
ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II.



7

Cám là nguồn Bi phong phú, ngồi ra cịn có cả vitamin Bơ và biotin, 1kg
cám gạo có khoảng 22 mg vitamin Bi, 13 mg vitamin B6 và 0,43 mg biotin. Cám
gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 - 13% protein thô, 10 - 15% lipit
thô, 8 - 9% chất xơ thơ, khống tổng số là 9 - 10%
Cám gạo là một nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật ni và dùng cám có thể
thay thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần loài nhai lại và lợn.
Cám gạo còn là nguồn vitamin B phong phú và là loại thức ăn khá hấp dẫn
cho gia súc gia cầm.
Những điểm cần chủ ý khi sử dụng cám
- Có thể sử dụng với mức cao trong khẩu phần: từ 30 - 70%, nhưng phải
phối hợp thêm các loại thức ăn giàu đạm.
2. Sản phẩm phụ ngành chiết ép dầu thực vật
Khô dầu (bánh dầu) là sản phẩm của các hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu.
Các sản phẩm này bao gồm khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu lanh, khô dầu
bông, khô dầu dừa, khô dầu hướng dương...
Đặc điểm của các loại thức ăn khô dầu là rất giàu protein (40 - 50% protein
thô), giàu năng lượng (1 kg khô dầu lạc ép có khoảng 3.523 kcal ME, 1 kg khơ dầu
đậu tương ép có khoảng 3.529 kcal ME), nhưng hàm lượng mỡ thấp.2.1. Khô dầu
đậu tương

Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương.
Hàm lượng dầu cịn lại khoảng 10g/kg. Khơ dầu đậu tương là một nguồn protein
thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Thành phần axit
amin gần giống với protein sữa và dùng để thay thế một phần protein động vật
trong khẩu phần vật nuôi. Trong khơ dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ
khống và nhiều vitamin, trừ vitamin B12.



8

Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein
cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng
chứa hầu hết các axit amin thiết yếu
Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khơ dầu đậu tương khá an
tồn khi sử dụng ni lợn và gia cầm. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt
cho tất cả các loại vật nuôi.
2.2.

Khô dầu lạc

Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thơ. Ngồi ra trong khơ dầu lạc
khơng có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm
cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Mặt khác đối với lợn chỉ nên sử
dụng mức tối đa là 25% tính theo khối lượng khẩu phần, nếu nhiều hơn sẽ làm cho
thịt, mỡ mềm nhão. Với các khô dầu ép thủ cơng lượng chất béo cịn lại khá cao
(8-10%) nên dễ gây ơi tạo mùi khó chịu và dễ bị mốc. Tuy nhiên, nếu khô dầu mới
ép được sử dụng ngay khơng bị mốc thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm
nên gia súc thích ăn.


9

2.3.Bả sắn( Bả khoai mì)

- Bã khoai mì (bã sắn) được thải ra trong quá trình sản xuất tinh bột khoai mì
và tập trung nhiều tại Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, . . .. Theo ước tính, một nhà máy
chế biến có cơng suất 30-100 tấn/ngày thì sẽ sản xuất được 7,5-25 tấn tinh bột, kèm
theo đó là 12-48 tấn bã. Thứ phế thải này thường được phơi khô thành từng luống

trắng xoá trên đồng ruộng và dùng để bổ sung cellulose cho gia súc, gia cầm.
- Tuy nhiên, do khó tiêu và khơng mùi nên bã khơng hấp dẫn đối với vật ni.
Nếu trời mưa vài ngày thì bã khoai mì thối rữa, bốc mùi hơi thối. Đến khi trời nắng
lên thì nấm mốc độc hại phát triển và theo gió phân tán khắp nơi, ảnh hưởng tới môi
trường và sức khoẻ con người.
B. PHẦN THỰC HÀNH
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Mục đích:
Từ kiến thức đã học về các sản phẩm phụ của các ngành chế biếnnhư: Đặc
điểm, màu sắc, mùi vị, . . . Vận dụng quan sát và liên hệ thực tế các sản phẩm phụ
của các ngành chế biếnhiện có tại địa phương.
b. Yêu cầu:
- Nghiêm túc, làm việc theo nhóm, đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Tuân thủ quy định nơi thực hành. Đảm bảo an tồn cho người và vật ni
2. Phương tiện thực hành
- Giấy, bút vở
- Cân đồng hồ, thước dây
- Các nhà máy xay xát, ép dầu.
3. Nội dung thực hành


10

Quan sát trực tiếp trênsản phẩm phụ của các ngành chế biến như: Đặc điểm
màu sắc, mùi vị, . . .
4. Cách tiến hành
Bước 1. Quan sát đặc điểm sản phẩm phụ của các ngành chế biến
Các mẫu nguyên liệu
Bước 2. So sánh tính năng sản phẩm phụ của các ngành chế biến
Bước 3. Báo cáo kết quả

Liên hệ nội dung bài học để đưa ra nhận định về cácsản phẩm phụ của các
ngành chế biến.
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm báo cáo kết quả khảo
sát. Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.
- Củng cố kiến thức. Nâng cao hiểu biết cho học viên.


11

MÔ ĐUN 02. CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆPLÀM THỨC
ĂN CHĂN NI
Bài 1: Ủ rơm khơ (4 giờ)
Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm của rơm khô dùng làm thức ăn trong chăn nuôi.
- Kỹ thuật ủ với Urê làm thức ăn trong chăn nuôi.
b. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức cơ bản đểủ rơm khô với Urê.
- Sử dụng thành thạo dụng cụ ủ.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Giúp người học có khả năng tự tổ chức sử dụng làm thức ăn trong điều
kiện ở nông hộ, công nhân trong các trang trại chăn nuôi. Người học tự chủ được
trong sử dụng làm thức ăn theo từng điều kiện gia đình hay trang trại.
- Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong chăn ni, vệ sinh an tồn lao
động và bảo vệ môi trường.
Nội dung
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Chuẩn bị dụng cụ, ngun vật liệu
1.1. Dụng cụ:

- Bình Ơ zoa
- Bạt ni long
- Thau, chậu
- Cân đồng hồ
- Bao nilong
1.2. Nguyên vật liệu:
- Rơm khơ: 100kg
- Nước sạch: 100 lít
- Urê: 04 kg
- Muối ăn: 01kg
2. Kỹ thuật ủ.
- Trải rơm ra bạt
- Hòa tan urê, muối với nước, tưới đều lên rơm theo tỷ lệ như trên. Đảo rơm
cho thấm đều.


12

- Cho rơm vào túi ni lông, nén chặt, cột kín hoặc hố ủ phủ kín. Sau 20 ngày
có thể dùng cho gia súc ăn.

Cho rơm vào túi nilong để ủ

Rơm được ủ trong bể xi măng
Lưu ý sử dụng:
- Cách dùng: Chỉ dùng cho trâu bò. Số lượng 7 kg rơm ủ/ 100kg trọng
lượng.
- Cách bảo quản: Lấy đến đâu đậy kín hố ủ đến đó; Nếu ủ trong bao nilong
thì lấy đến đâu cột kín miệng bao đến đó.



13

- Hạn sử dụng: Từ 4 – 5 tháng.
B. PHẦN THỰC HÀNH (16 giờ)
1. Mục đích, yêu cầu
a. Mục đích:
Vận dụng những kiến thức đã học, xác định được kỹ thuật rơm ủ Urê. An
toàn cho người và gia súc.
b. Yêu cầu:
- Nghiêm túc, đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
- Tuân thủ quy trình, trình tự thực hiện theo yêu cầu.
2. Phương tiện thực hành
- Bút, vở, giấy
- Hình ảnh hoặc video clip.
- Dụng cụ ủ.
3. Nội dung thực hành
- Nhận diện, cân đúng nguyên vật liệu trong quá trình ủ.
- Thực hiện ủ theo đúng quy trình kỹ thuật.
4. Cách tiến hành
Bước 1: Bố trí vị trí thực hành
Bước 2: Nhận diện nguyên vật liệu thực hành
- Màu sắc,
- Mùi vị, ....
Bước 3: Xác định cân, đo, đong, đếm nguyên liệu theo tiêu chuẩn
Bước 4: Thực hiện quy trình ủ
Bước 5: Vệ sinh dụng cụ sau khi ủ
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Thực hiện các bước theo đúng trình tự, quy trình.
- Kết quả sản phẩm rơm ủ theo đúng yêu cầu. Đảm bảo an toàn.



14

BÀI 2: Ủ XANH THÂN CÂY NGƠ, NGỌN MÍA (4 giờ)
Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm của thân cây ngơ, ngọn mía ủ dùng làm thức ăn trong
chăn nuôi.
- Kỹ thuật ủ xanh thân cây ngô, ngọn míalàm thức ăn trong chăn ni.
b. Kỹ năng
- Ủ xanh đúng kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo dụng cụ ủ.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Giúp người học có khả năng tự tổchức sử dụng làm thức ăn trong điều kiện
ở nông hộ, công nhân trong các trang trại chăn nuôi. Người học tự chủ được trong
sử dụng làm thức ăn theo từng điều kiện gia đình hay trang trại.
- Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong chăn ni, vệ sinh an tồn lao
động và bảo vệ môi trường.
Nội dung
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
1.1. Dụng cụ:
- Bạt ni long
- Thau, chậu
- Cân đồng hồ
- Bao nilong
- Máy xay cỏ
1.2. Nguyên vật liệu:
- Thân cây ngơ: 100 kg (Hoặc ngọn mía 100 kg)

- Cám gạo: 05 kg
- Bột bắp: 05kg
- Muối ăn: 01 kg
2. Quy trình ủ xanh thân cay ngơ, ngọn mía
- Thân cây ngơ băm nhỏ hoặc cho vào máy xay cỏ xay nhỏ
- Trải thân ngô đã xay ra bạt sau đó dùng cám gạo, muối và bột bắp rải lên,
trộn đều với nguyên liệu.
- Cho nguyên liệu vào bao nilong, nén chặt, cột kỹ miệng bao. Nếu ủ trong


15

hố ủ thì dung bạt đậy kín hố ủ.
- Sau thời gian ủ 20 ngày có thể lấy cho gia súc ăn.

Thân cây ngô sau 20 ngày ủ
Lưu ý sử dụng:
- Cách dùng: Chỉ dùng cho trâu bò. Cho ăn tự do.
- Cách bảo quản: Lấy đến đâu đậy kín hố ủ đến đó; Nếu ủ trong bao nilong
thì lấy đến đâu cột kín miệng bao đến đó.
- Hạn sử dụng: Đến 4 tháng,


16

B. PHẦN THỰC HÀNH (16 giờ)
1. Mục đích, yêu cầu
a. Mục đích:
Vận dụng những kiến thức đã học, xác định được kỹ thuật ủ xanh thân cây
ngơ, ngọn mía. An toàn cho người và gia súc.

b. Yêu cầu:
- Nghiêm túc, đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
- Tuân thủ quy trình, trình tự thực hiện theo yêu cầu.
2. Phương tiện thực hành
- Bút, vở, giấy
- Hình ảnh hoặc video clip.
- Dụng cụ ủ.
3. Nội dung thực hành
- Nhận diện, cân đúng nguyên vật liệu trong quá trình ủ. Thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật ủ, cách sử dụng cho gia súc ăn.
4. Cách tiến hành
Bước 1. Học viên nhận diện nguyên vật liệu trực tiếp, theo hình ảnh hoặc
video clip
- Học viên nhận diện đúng các nguyên vật liệu, xác định đúng nguyên liệu
để ủ.
Bước 2: Xác định kỹ thuật ủ.
- Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.
- Điền vào kỹ thuật ủ hợp lý.
Bước 3: Xác định đúng số kg nguyên vật liệu để ủ.
- Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), học viên quan sát và chọn nguyên
vật liệu ủ .
- Học viên chọn và trình bày đúng, cân đúngsố lượng nguyên vật liệu ủ.
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Thực hiện các bước theo đúng trình tự, quy trình.
- Kết quả sản phẩm thân cây ngơ, ngọn mía ủ theo đúng yêu cầu. Đảm bảo an
toàn.


17


Bài 3: Ủ chua lá sắn (Lá khoai mì) (4 giờ)
Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm của lá sắn ủ dùng làm thức ăn trong chăn nuôi.
- Kỹ thuật ủ chua lá sắn làm thức ăn trong chăn nuôi.
b. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức cơ bản đểủ chua.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Giúp người học có khả năng tự tổ chức sử dụng làm thức ăn trong điều
kiện ở nông hộ, công nhân trong các trang trại chăn nuôi. Người học tự chủ được
trong sử dụng làm thức ăn theo từng điều kiện gia đình hay trang trại.
- Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong chăn nuôi, vệ sinh an tồn lao
động và bảo vệ mơi trường.
Nội dung
A. PHẦN LÝ THUYẾT:
1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
1.1. Dụng cụ:
- Bạt ni long
- Thau, chậu
- Cân đồng hồ
- Bao nilong
1.2. Nguyên vật liệu:
- Lá sắn: 100 kg
- Cám gạo: 05 kg
- Bột bắp: 05kg
- Rỉ mật đường: 05 kg
- Muối ăn: 01 kg
2. Kỹ thuật ủ.
- Trải 100 kg lá sắn ra bạt nilong
- Dùng 5 kg cám gạo + 5 kg bột bắp + 5 kg rỉ mật đường + 1 kg muối ăn.

Rải đều lên lá sắn và trộn đều.
- Cho vào bao nilong nén chặt cột kín miệng bao. Nếu ủ bể xi măng thì cần
dung bạt nilong đậy kín lại.
- Sauk hi ủ 20 ngày có thể lấy cho gia súc ăn


18

Lưu ý sử dụng:
- Cách dùng: Dùng cho trâu bò, lợn. Số lượng 10 kg lá sắn/ 100kg trọng lượng.
- Cách bảo quản: Lấy đến đâu đậy kín hố ủ đến đó; Nếu ủ trong bao nilong
thì lấy đến đâu cột kín miệng bao đến đó.
- Hạn sử dụng: Đến 4 tháng,
PHẦN THỰC HÀNH (16 giờ)
1. Mục đích, yêu cầu
a. Mục đích:
Vận dụng những kiến thức đã học, xác định được kỹ thuật ủ chua lá sắn. An
toàn cho người và gia súc.
b. Yêu cầu:
- Nghiêm túc, đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
- Tuân thủ quy trình, trình tự thực hiện theo yêu cầu.
2. Phương tiện thực hành
- Bút, vở, giấy
- Hình ảnh hoặc video clip.
- Dụng cụ ủ.
3. Nội dung thực hành
- Nhận diện, cân đúng nguyên vật liệu trong quá trình ủ chua. Thực hiện
đúng quy trình kỹ thuật ủ, cách sử dụng cho gia súc ăn.
4. Cách tiến hành
Bước 1. Học viên nhận diện nguyên vật liệu trực tiếp, theo hình ảnh hoặc

bảng quy trình.
- Học viên nhận diện đúng các nguyên vật liệu, xác định đúng nguyên liệu để ủ.
Bước 2: Xác định kỹ thuật ủ.
- Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.
- Điền vào kỹ thuật ủ hợp lý.
Bước 3: Xác định đúng số kg nguyên vật liệu để ủ.
- Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn nguyên
vật liệu ủ .
- Học viên chọn và trình bày đúng, cân đúngsố lượng nguyên vật liệu ủ.
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Thực hiện các bước theo đúng trình tự, quy trình.
- Kết quả sản phẩm ủchua lá sắn theo đúng yêu cầu. Đảm bảo an toàn.


19

Bài 4: Ủ bả sắn (BÃ KHOAI MÌ) (4 giờ)
Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm của bả khoai mì ủ dùng làm thức ăn trong chăn ni.
- Kỹ thuật ủ bả khoai mì làm thức ăn trong chăn nuôi.
b. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức cơ bản đểủ khoai mì.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Giúp người học có khả năng tự tổ chức sử dụng làm thức ăn trong điều
kiện ở nông hộ, công nhân trong các trang trại chăn nuôi. Người học tự chủ được
trong sử dụng làm thức ăn theo từng điều kiện gia đình hay trang trại.
- Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong chăn nuôi, vệ sinh an tồn lao
động và bảo vệ mơi trường.
Nội dung

A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
1.1. Dụng cụ:
- Bạt ni long
- Thau, chậu
- Cân đồng hồ
- Bao nilong
1.2. Nguyên vật liệu:
- Bả khaoi mì tươi: 100 kg
- Cám gạo: 05 kg
- Muối ăn: 01 kg
- 0.1 kg men rượu
2. Kỹ thuật ủ.
- Trải bả mì ra bạt nilong
- Dùng 5 kg cám gạo + 1kg muối ăn + 0.1kg men rượu rải đều lên bả mì
- Sau khi trộn đều các nguyên liệu, bỏ vào bao ni lông hoặc bao gai theo
từng lớp, nén chặt hết lớp này đến lớp khác, đầy bao thì cột chặt và kín khí, nếu có
điều kiện thì xây bể ủ bằng xi măng, có mái che để sử dụng lâu dài.
Sau khi ủ được 10-15 ngày thì lấy ra cho trâu, bò ăn. Nếu dự trữ lâu dài ( 68 tháng) chất lượng thức ăn sẽ tốt hơn.


20

Lưu ý sử dụng:
- Cách dùng: Dùng cho trâu bò, lợn. Số lượng 5 kg/100kg trọng lượng.
- Cách bảo quản: Lấy đến đâu đậy kín hố ủ đến đó; Nếu ủ trong bao nilong
thì lấy đến đâu cột kín miệng bao đến đó.
- Hạn sử dụng: Đến 3 tháng,
B. PHẦN THỰC HÀNH (16 giờ)
1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích:
Vận dụng những kiến thức đã học, xác định được kỹ thuật ủ bả khoai mì. An
tồn cho người và gia súc.
b. Yêu cầu:
- Nghiêm túc, đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
- Tuân thủ quy trình, trình tự thực hiện theo yêu cầu.
2. Phương tiện thực hành
- Bút, vở, giấy
- Hình ảnh hoặc video clip.
- Dụng cụ ủ.
3. Nội dung thực hành
Nhận diện, cân đúng nguyên vật liệu trong quá trình ủ bả khoại mì. Thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật ủ, cách sử dụng cho gia súc ăn.
4. Cách tiến hành
Bước 1. Học viên nhận diện nguyên vật liệu trực tiếp, theo hình ảnh hoặc
video clip
-Học viênnhận diện đúng các nguyên vật liệu, xác định đúng nguyên liệu để ủ.
Bước 2: Xác định kỹ thuật ủ.
- Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.
- Điền vào kỹ thuật ủ hợp lý.
Bước 3: Xác định đúng số kg nguyên vật liệu để ủ.
- Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm),học viên quan sát và chọn nguyên vật
liệu ủ.
- Học viên chọn và trình bày đúng, cân đúngsố lượng nguyên vật liệu ủ.
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Thực hiện các bước theo đúng trình tự, quy trình.
- Kết quả sản phẩm ủ bả khoai theo đúng yêu cầu. Đảm bảo an toàn.


21


Tài liệu tham khảo
1. Kỹ thuật Chăn nuôi lợn trong nông hộ - NXB Nông nghiệp – 2004
2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch – Ts Phạm sỹ Tiệp – Viện chăn ni quốc
gia – 2004
3. Giáo trình Chăn ni trâu bị. Nguyễn Xn bả - ĐH Nơng Lâm Huế
4. Giáo trình mơ đun ni trâu bị thịt. Bộ nơng nghiệp và pháp triển nơng thơn.
Năm 2010
5. Giáo trình mơ đun phịng trị bệnh trâu bị. Bộ nơng nghiệp và pháp triển
nông thôn. Năm 2010
6. Cẩm nang Chăn nuôi gia súc – gia cầm (tập 1, 2). Hội chăn nuôi Việt
Nam. NXB Nơng nghiệp Năm 2004.
7. Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn – Ts Nguyễn Văn Linh – NXB Nông nghiệp Hà
Nội – 2005
8. Công tác thú y trong chăn nuôi lợn – Ths Nguyễn Ngọc Phục – NXB
Lao động - Xã hội.
9. Thư viện số - Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kon Tum
10. Công nghệ chăn nuôi lợn hiện đại hóa – NXB Hồng Đức – 2015
11. Kỹ thuật nuôi heo rừng lai – Việt Chương – NXB Thanh Hóa – 2013
12. Nguyễn Bích Hoa, Đỗ Tiên Duy, Trần Thanh Vân, Nguyễn Hưng
Quang, Nguyễn Trung Điện, Đỗ Khắc Phong Và Hồng Hải Hóa, 2008. Sổ tay
hướng dẫn chăn ni lợn thịt.
13. Giáo trình Thức ăn gia súc – Ths Nguyễn Văn Phước – Đại học Nông Lâm
Huế - 2009
14. 112 Nghề trọng điểm – Quyết định 854/QĐ_ BLĐTBXH NĂM 2013
15. 64 Nghề trọng điểm - Quyết định 1839/QĐ_ LĐTBXH NĂM 2017
15. Một số trang thông tin điện tử: www.vusta.vn, ,
www.khuyennonghanoi.gov.vn,




×