Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hà Nội – có một miền đất Phật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.09 KB, 5 trang )

Hà Nội – có một miền đất Phật
Hà Nội vốn được biết đến là Thủ đô văn hiến với một ngàn năm xây dựng và trưởng
thành. Nơi đây quy tụ những ngôi chùa vào loại cổ nhất Việt Nam, là nơi sinh hoạt
đời sống tâm linh mang sắc màu văn hoá và giá trị lịch sử. Đặc biệt, từ khi mở rộng,
Hà Nội còn mang trong mình một miền đất phật thu hút khách thập phương.
Miền đất phật này của Hà Nội thuộc Hà Tây (cũ) quy tụ nhiều ngôi chùa cổ, trong tín
ngưỡng dân gian, trong niềm tin của nhân dân và du khách hành hương về đây là rất linh
thiêng. Từ khi sáp nhập đến nay, không chỉ mở rộng về diện tích, không gian sinh hoạt
văn hoá, nhiều vùng của Hà Nội cũng được đầu tư và chú trọng hơn.
Chính vì thế, trong lòng Hà Nội nói chung đã mang nhiều nét văn hoá đặc sắc, khiến cho
nền văn hoá cổ vốn đã phong phú, nay lại càng đa dạng hơn. Với việc mở rộng diện tích,
Hà Nội đã có thêm nhiều di tích thắng cảnh mới về hành chính, nhưng xét về gốc tích và
giá trị văn hoá, chúng đều có từ lâu đời và mang những ý nghĩa lớn về mặt tâm linh và
huyền bí với những điều không thể lí giải.

Nhưng vẫn phải thừa nhận rằng tất cả những điều đó làm cho vốn văn hoá của Hà Nội
thêm giàu đẹp Những ngôi chùa được coi là miền đất phật như Chùa Hương, chùa Thầy,
chùa Trầm, chùa Trăm gian, chùa Tây phương… Đây là những miền cực lạc mà khách
hành hương kéo về lễ tế, thăm quan để tỏ lòng thành kính. Chính những địa danh này đã
và đang ngày càng làm cho Hà Nội mở rộng với không gian văn hoá giàu truyền thống và
đa dạng hơn.
Trước hết, nói đến những di tích thắng cảnh, văn hoá của miền đất này phải nhắc tới chùa
Hương. Thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt
Nam gồm hàng chục ngôi chùa thờ phật, đền thờ thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng
nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở Mỹ Đức- Hà Nội, ven bờ sông Đáy. Đường
xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc đá. Trong động có vẻ đẹp lạ thường của những
nhũ đá tưởng như những công trình điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên.

Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh
vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng
mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người nhứ đụn


gạo, cối giã, núi cô, núi cậu…Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những
trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng
Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người
thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên
ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng
có một bông sen. Chùa Hương được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.
Du khách đến đây say lòng bởi vẻ đẹp của non nước hữu tình, được mênh mang giữa
sông nước để đi vào sâu vào bên trong chùa. Giữa trời, mây nước xanh ngắt một màu
dường như là khoảng thời gian tĩnh lặng thư nhàn để người ta để lại mọi bụi trần và
những suy nghĩ bon chen của cuộc sống để chỉ còn tâm hồn thanh sạch tinh khiết chân tu
vào với cửa Phật. Chùa Trăm gian còn có tên gọi là chùa Quảng Nghiêm, hay chùa Tiên
Lữ nằm trân một quả đồi cao ở Chương Mỹ – Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao
Tông. Sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được xây dựng vào đời Lê Hy Tông
(1693) là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao

Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một
gian thì chùa có cả thảy 104 gian. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói
lên vẻ bề thế của ngôi chùa. Trong chùa có nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu
thánh để xem trò múa rối nước. Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới một toà gác
chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa.
Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m.
Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình
chữ nhật. Chùa chính gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện. Trong cùng là
nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn. Tại đây có 153 pho tượng, hầu
hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế
Âm Bồ Tát . Chùa Trầm cách Thủ đô Hà Nội 30 kilômét về phía Tây Nam, thuộc xã
Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Chùa Trầm dù không xa phố xá nhưng lại
tĩnh lặng, đậm đà màu sắc cõi thiền, gần đời mà vẫn thanh thoát. Thật ra, đây là cả một
cụm danh lam thắng cảnh với núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm Vô Vi, chùa Trầm
Hang và chùa Long Tiên.

Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc tự nằm trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên,
Thạch Thất- Hà Nội. Chùa Tây Phương được xây dựng trên đỉnh đồi Câu Lậu với lối lên
bằng hơn 200 bậc thang đá ong. Toàn bộ ngôi chùa là một công trình kiến trúc cổ có giá
trị nghệ thuật. Bộ mái hai tầng với các đầu đao vút cong tạo ra vẻ đẹp thanh thoát của
ngôi chùa. Chùa Tây Phương với hơn 80 pho tượng cổ và các phù điêu gỗ chạm trổ tinh
tế có mặt khắp nơi được coi là một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc cổ của Việt Nam.
Nổi bật nhất là bộ tượng thập bát La Hán điêu khắc sống động, những tuyệt tác điêu khắc
cổ của nghệ thuật dân gian Việt Nam. Ngoài ra trong chùa còn nhiều tác phẩm nghệ thuật
có giá trị như tượng bát bộ Kim Cương, tượng Tuyết Sơn, tượng Di Lặc. Chùa Thầy nay
thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa có tên chữ là “Thiên Phúc tự”, nằm gối
vào sườn núi Phật Tích, còn gọi là núi Thầy. Chùa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch
sử cấp I của quốc gia và là công trình kiến trúc cổ có giá trị độc đáo. Cảnh đẹp đầu tiên
vào chùa là một cái hồ lớn. Đây là nơi trình diễn rối nước vào dịp lễ hội hàng năm.
Rời hồ lớn ở chùa, hai bên có hai cây cầu theo phong cách Nhật. Một đường dẫn tới chùa
lớn với cái sân hướng ra hồ. Đối diện với cầu là cổng lên chùa nằm trên núi. Từ đây, con
đường 251 bậc thang dẫn du khách lên chùa. Hai bên đường có nhiều cây đại cổ thụ, có
cây đã hơn 300 tuổi. Những rễ đa rủ dài tạo thành một tấm mành che lấy ban thờ phía
trong. Phía trên ban thờ có một con đường nhỏ đi vào một hang đá lớn có thể chứa tới
300 người. Điều đặc biệt của cụm di tích Chùa Thầy là Hang Cắc Cớ mà theo truyền
thuyết kể lại, khi chống giặc Nam Hán, hơn 2000 quân sỹ đã hy sinh ở đây. Khói hương
quyện với hơi nước tạo nên một làn sương khói mờ ảo như những dải lụa vấn vương
trong không khí. Có thể vì hang gắn liền với truyền thuyết ấy nên rất linh thiêng.
Hà Nội đang hướng tới một ngàn năm Thăng Long, cả nước đang hướng về mảnh đất lâu
đời, giàu văn hoá truyền thống. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta quảng bá và giới
thiệu miền đất Phật linh thiêng của Hà Nội nhằm thu hút du khách các nơi đến thăm quan
và chiêm ngưỡng cảnh đẹp cũng như tìm hiểu về nền văn hóa – tôn giáo một vùng của Hà
Nội. Đó là sự cộng hưởng các nguồn mạch văn hoá dân gian đến văn hoá bác học nhằm
phát huy sức mạnh tiềm năng vốn quý để xây dựng nền văn hoá Hà Nội xứng đáng là nơi
hội tụ, kết tinh và toả sáng.


×