Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Buổi thảo luận thứ hai vấn đề chung của hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.23 KB, 9 trang )

Buổi thảo luận thứ hai:
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
VẤN ĐỀ 1: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng
Câu 1: Điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về vai
trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?
Trả lời:
-

-

Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự
cũng được xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn
im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”1. Như vậy
theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì im lặng được coi là chấp nhận hợp đồng nếu
giữa hai bên có sự thỏa thuận với nhau về việc im lặng là sự trả lời chấp nhận giao
kết.
Theo Khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Sự im lặng của bên
được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường
hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên” 2. Theo Bộ
luật Dân sự năm 2015 thì trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã
được xác lập thì im lặng khơng được coi là một sự trả lời chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng. Ở đây, ta thấy rằng, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định thêm về
“thói quen”. Điều đó có nghĩa là, khi hai bên đã thực hiện giao kết nhiều lần và
thói quen của các bên là sự im lặng thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng.

Câu 2: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng
chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
Việc Tịa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để cơng nhận hợp đồng chyển nhượng
trong tình huống trên có thuyết phục.
Bởi vì: Theo Án lệ số 04/2016/AL: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ


chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho
người khác, người cịn lại khơng ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định
bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp
đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà
đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó cơng khai; người khơng ký tên trong hợp
đồng biết mà khơng có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với
việc chuyển nhượng nhà đất.”
Xét tình huống bà Chu, ơng Bùi đã chuyển nhượng đất cho ông Văn và ông Văn
đã sử dụng và quản lý. Khi đó các con ơng Bùi và bà Chu đều biết nhưng khơng có ý
1 Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2 Khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


kiến gì tức là hiểu các con khơng phản đối ý kiến của cha mẹ họ nên ta xác định các
con của bà Chu, ông Bùi đã đồng ý việc chuyển quyền sử dụng đất cho ông Văn. Việc
áp dụng Án lệ 04/2016/AL giúp đảm bảo quyền lợi cho ông Văn.

VẤN ĐỀ 2: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được
Câu 1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa Bộ
luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 2005 về chủ đề đang được nghiên
cứu.
Trả lời:
Những thay đổi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 2005 về chủ thể
đang được nghiên cứu được thể hiện tại:
Khoản 1 Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2005:
“1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng khơng thể thực
hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vơ hiệu”.
Khoản 1 Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“1. Trong trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng khơng thể thực
hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu”.

Như vậy ta thấy nếu áp dụng khoản 1 Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015 với quy
định tại khoản 1 Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 với tình huống trên sẽ có sự khác
biệt:
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định có thể vơ hiệu hợp đồng vì “đối tượng khơng
thể thực hiện được” nhưng phải vì “lý do khách quan”. Cịn đến với Bộ luật Dân sự
năm 2015 thì cứ thuộc trường hợp “đối tượng không thể thực hiện được” thì hợp đồng
bị vơ hiệu, chứ khơng cần kèm theo điều kiện “vì lý do khách quan”.
Bộ luật Dân sự năm 2005 nêu ra thuật ngữ “lý do khách quan” nhưng khơng giải
thích “lý do khách quan là gì”. “Lý do khách quan là các lý do không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Các lý do khách quan có thể
xuất phát từ các điều kiện thiên nhiên hoặc do chính sách nhà nước thay đổi.v.v” 3..
Trong tình huống ta thấy trên thị trường có rất nhiều máy đào loại Hitachi nên bên bán
phải cung cấp rõ năm sản suất, quy cách, chất lượng, công suất, số hiệu máy,v.v. Và
bên mua cũng phải yêu cầu bên cầu bên bán cung cấp những thơng tin này. Bởi vậy ta
thấy trong tình huống trên hai bên là ơng An và ơng Bình khi mua bán khơng nêu rõ
số hiệu máy cũng như tình trạng của máy dẫn đến sự không thống nhất về máy phải
giao là do sự “chủ quan” của hai bên mà theo khoản 1 Điều 411 Bộ luật Dân sự năm
3 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam
năm 2018, tr.776.


2005 “hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp
đồng này bị vô hiệu” nên hợp đồng giữa ông An và ông Bình khó có thể hủy bỏ.
Cịn theo khoản 1 Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015 khác với quy định tại khoản
1 Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 ở chỗ, cứ thuộc trường hợp “đối tượng không
thể thực hiện được” thì hợp đồng bị vơ hiệu nên hợp đồng có thể hủy bỏ vì máy đào
hiệu Hitachi là đối tượng ngay từ đầu đã không thực hiện được (trái với Điều 34 Luật
Thương mại 2005: “1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp
đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác
trong hợp đồng. 2. Trường hợp khơng có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao

hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này”4) thì hợp đồng vơ hiệu khơng
cần biết lí do chủ quan hay khách quan. Nên ơng An và ơng Bình có thể vơ hiệu hợp
đồng.
Đây là một hướng sửa đổi thuyết phục, phù hợp với thực tiễn xét xử tại tịa án vì
trên thực tế khơng phải lúc nào cũng vơ hiệu hợp đồng vì đối tượng không thể thực
hiện được bởi lý do khách quan mà cịn vì vấn đề chủ quan của những người lập ra
hợp đồng hoặc đó là một thực tế nhưng do sự sơ suất chủ quan của bên bị thiệt hại mà
hợp đồng không thể thực hiện được.
Câu 2: Một bên có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu trên cơ sở
Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015 khơng? Vì sao?
Trả lời:
Một bên có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu trên cơ sở Điều 408 Bộ
luật Dân sự năm 2015 vì theo khoản 2 Điều 408: “Trường hợp khi giao kết hợp đồng
mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện
được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về
việc hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được”5.
Nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì một
bên trong hợp đồng có thể tun bố hợp đồng vơ hiệu vì lúc này đối tượng của hợp
đồng đã bị thay đổi không giống như trong thỏa thuận của hợp đồng
Nếu đối tượng khơng thể thực hiện được vì lý do chủ quan một bên biết về việc
hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không báo cho bên kia biết
nên đã giao kết hợp đồng thì bên khơng biết có quyền u cầu vơ hiệu hợp đồng và
đòi bồi thường thiệt hại từ bên còn lại.

4 Điều 34 Luật Thương mại năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5 Khoản 2 Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Câu 3: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng trên được xác

định như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
Dựa trên cơ sở pháp lý là Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 408 Bộ luật
Dân sự năm 2015 thì Tịa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Nhưng về vấn
đề thời hiệu trong trường hợp này thì “hiện nay các quy định của Bộ luật dân sự
không cho biết thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu trên cơ sở điều
luật đang được nghiên cứu là bao nhiêu. Trường hợp đang nghiên cứu là một trường
hợp đồng vô hiệu trong Bộ luật dân sự, nhưng Bộ luật dân sự lại không cho biết thời
hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Do lý do làm cho hợp đồng vô hiệu trong
trường hợp này rất đặc biệt là “đối tượng không thể thực hiện” nên sẽ là thuyết phục
khi chúng ta theo hướng thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu là không
bị giới hạn”6.

VẤN ĐỀ 3: Xác lập hợp đồng giả tạo và nhầm tẩu tán tài sản
Đối với vụ việc thứ nhất:
Câu 1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
Trả lời:
Giả tạo trong xác lập giao dịch có thể hiểu là những gì thể hiện trong giao dịch đó
khơng phải là ý chí đích thực của những người xác lập. Bên cạnh một giao dịch, hợp
đồng giả tạo luôn tồn tại một giao dịch, hợp đồng “ngầm” – hợp đồng bị che giấu thể
hiện ý chí, mong muốn đích thực của các bên.
Cịn theo một số nhà bình luận Bộ luật dân sự, “giao dịch dân sự giả tạo là giao
dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngồi khác với ý chí nội tâm và kết quả
thực hiện của các bên tham gia giao dịch”7.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết
hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
Trả lời:
Đoạn thứ hai của phần Nhận thấy trong Quyết định đã cho thấy các bên có giả tạo
trong giao kết hợp đồng: “Ngày 15/11/2016 nguyên đơn có thay đổi nội dung khởi
kiện yêu cầu bà Trang trả lại cho nguyên đơn số tiền 100.000.000đ, đây là số tiền


6 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án (Tập 1), Nxb. Hồng Đức- Hội luật gia Việt
Nam năm 2018 (xuất bản lần thứ bảy), trang 788-789.
7 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.1, tr.280.


nguyên đơn cho bà Trang vay. Để đảm bảo cho việc vay mượn, hai bên thiết lập hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 23/11/2013….”8
Mục đích các bên xác lập giao dịch có giả tạo là để đảm bảo cho việc vay mượn,
bị đơn vay tiền của nguyên đơn. Nên để đảm bảo cho bị đơn trả nợ nên hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập.
Câu 3: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị
che giấu.
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tịa là vơ hiệu hợp đồng giả tạo – “hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất được xác lập ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bà
Trang là vô hiệu do giả tạo”9 và công nhận hợp đồng bị che giấu – “...và giao dịch
vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực” 10. Ta có thể thấy, nguyên đơn yêu
cầu Tòa tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – hợp đồng giả tạo vô
hiệu và yêu cầu bị đơn trả tiền – hợp đồng bị che giấu; và Tòa án đã chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo
và hợp đồng bị che giấu.
Trả lời:
Như đã biết, hướng giải quyết của Tịa án là cơng nhận hợp đồng bị che giấu và vô
hiệu hợp đồng giả tạo.
Theo nhóm tơi, hướng xử lý của Tịa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu như trên là hợp lý. Bởi lẽ,
Thứ nhất, Tịa án cơng nhận hợp đồng bị che giấu, ở đây là hợp đồng vay tài sản,

là bởi đây mới chính là ý chí thực, là mục đích mà các bên hướng tới. Việc công nhận
hợp đồng bị che giấu cũng đề bảo vệ lợi ích của một bên.
Thứ hai, hợp đồng giả tạo chỉ để đảm bảo cho hợp đồng bị che giấu được thực
hiện mà thôi. Theo quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo
nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu” 11. Thế
nên việc Tịa vơ hiệu hợp đồng giả tạo là khơng có gì khơng thuyết phục.
8 Đoạn thứ hai phần Nhận thấy Quyết định số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 về việc Tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
9 Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 về Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
Tòa án nhân dân TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
10 Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 về Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
Tòa án nhân dân TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
11 Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Đối với vụ việc thứ hai:
Câu 1: Vì sao Tịa án xác định giao dịch giữa vợ và chồng bà Anh với vợ
chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
Trả lời:
Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả
tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu là vì lý do sau: “Thỏa thuận chuyển
nhượng giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng không phù hợp với thực tế vì
giá thực tế nhà đất là gần 5,6 tỷ đồng, nhưng hai bên thỏa thuận chuyển nhượng chỉ
với giá 680 triệu đồng và thực tế các bên cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển
nhượng.”12
Căn cứ pháp lý: Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu do giả tạo:
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch dân sự bị
che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy định của

Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để
trốn tránh nghĩa vụ)?
Trả lời:
Khi xét về mặt hình thức, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà đất chưa
được cơng chứng thì không được chấp nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hợp
đồng vẫn có thể được chấp nhận khi đã thực hiện 2/3 quá trình.
Mặt khác, vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng đã xác lập hợp đồng chuyển
nhượng quyền sở hữu nhà với giá quá thấp so với giá trị thực tế, hay nói cách khác là
khơng đúng thực tế, điều đó chứng tỏ có sự giả tạo trong việc xác lập hợp đồng. Hơn
nữa, hợp đồng còn được xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, khơng
bán đúng giá để có thể trả tồn bộ khoản tiền vay cho bà Thu. Do đó, căn cứ Điều 124
Bộ luật Dân sự năm 2015, Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo là hợp lý.
Câu 3: Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch
nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
Trả lời:
12 Đoạn 2 phần Xét thấy Bản án số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/6/2014 về vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài
sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.


Việc hợp đồng giả tạo được xác lập là đương nhiên vơ hiệu, tuy nhiên hợp đồng
thực tế có hiệu lực hay khơng là tùy từng trường hợp vì vậy mà hậu quả pháp lý cũng
như quyền và nghĩa vụ của các bên cũng khác nhau. Căn cứ khoản 2 Điều 124 Bộ luật
Dân sự năm 2015 “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vơ hiệu.”. Như vậy, nếu Tòa án xác định hợp
đồng là nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba thì có nghĩa là xác định
cả hợp đồng giả tạo và hợp đồng thực tế đều vô hiệu. Việc xác định như vậy sẽ bảo vệ
được quyền lợi của bà Thu, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, thực hiện

đúng cam kết của vợ chồng bà Anh “Quá trình giải quyết vụ án bà Anh thừa nhận còn
nợ bà Thu 3,1 tỷ đồng, đồng thời vợ chồng bà Anh cam kết chuyển nhượng nhà đất
(đang có tranh chấp) để trả nợ cho bà Thu).”13

VẤN ĐỀ 4: Hình thức hợp đồng
Câu 1: Hợp đồng trong hai vụ việc trên có phải cơng chứng, chứng thực
khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Hợp đồng trong hai vụ việc trên phải cơng chứng, chứng thực. Vì hợp đồng trong
hai vụ việc này điều là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển
nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất đai phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp
kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.” 14
Câu 2: Đoạn nào của các Bản án cho thấy hợp đồng không được công chứng,
chứng thực theo quy định?
Trả lời:
Trong Bản án số 67/2018/DSTP ngày 05/4/2018 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình
Dương có đoạn:
Trong lần chuyển nhượng thứ nhất giữa ông Tám và bà Vân;
“Việc chuyển nhượng có làm giấy viết tay khơng cơng chứng chứng thực tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền,…”15
Trong lần chuyển nhượng thứ hai giưa ông Tám và bà Vân;

13 Bản án số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/6/2014 về vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
14 Điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15 Bản án số 67/2018/DSTP ngày 05/4/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương.



“Lần chuyển nhượng này cũng làm giấy viết tay thỏa thuận mua bán đất không
công chứng,chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do bà Vân và con bà
Vân là ơng Nguyễn Vinh Sơn kí tên bên bán đất, người viết họ giấy mua bán đất là
ông Nguyễn Văn Cơng.”16
Trong Bản án 41/2011/DSPT ngày 25/4/2011 của Tịa án nhân dân tỉnh Khánh
Hịa, có đoạn:
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Đức Diêu và ông
Bùi Quang Ngọc được ký ngày 27/10/2007, mặc dù không đảm bảo về hình thức do
khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận…”17
Câu 3: Trong Bản án số 67, Tịa án cơng nhận hợp đồng khơng được cơng
chứng, chứng thực có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
Trong bản án số 67, Tịa cơng nhận hợp đồng khơng được cơng chứng, chứng thực
vì lí do “Bà Vân đã giao đất cho ông Tám xây dựng nhà ở, bà Vân đã nhận đủ tiền. Do
đó, căn cứ điểm b.2 và b.3 tiểu mục 2 Nghị quyết sô 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-82004 của Hội đồng Thẩm Phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình và các khoản 1, 2 Điều
125 Bộ luật Dân sự năm 2015” là chưa thật sự thuyết phục.
Vì trên thực tế, “điều kiện để áp dụng việc công nhận hợp đồng chưa thực sự rõ vì
định lượng “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao
dịch” là không rõ ràng”18.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự
được xác lập trong hợp giao dịch dân sự khơng tn thủ quy định về hình thức”
Và Khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hết thời hiệu quy định tại
khoản 1 Điều này mà không yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch
dân sự có hiệu lực.”
Vậy nên việc Tòa tuyên bố giao dịch dân sự của bà Vân và ơng Tám có hiệu lực vì
đã q 02 năm kể từ ngày xác lập mà không yêu cầu tuyên bố vơ hiệu thì giao dịch
vẫn có hiệu lực.
Câu 4: Việc Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình thức

và hết thời hiệu u cầu Tịa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong Bản án số 41 có
thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
16 Bản án số 67/2018/DSTP ngày 05/4/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
17 Bản án 41/2011/DSPT ngày 25/4/2011 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vơ
hiệu của Tịa án nhân dân tỉnh Khánh Hịa.
18 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam 2017, tr. 867.


Tòa án xác định trong bản án số 41 là thuyết phục vì:
+ Về hình thức hợp đồng: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông
Diêu và ông Ngọc khơng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận dựa vào
điểm b khoản 1 Điều 127 Luật đất đai năm 2003 “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất phải có chứng nhận của cơng chứng nhà nước”
+ Thời hiệu u cầu Tịa án tun hợp đồng vơ hiệu: khoản 1 Điều 136 Bộ luật
Dân sự năm 2005 về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu về
hình thức “hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập” mà ở đây hợp đồng
được ký vào ngày 27/10/2007 nhưng đến ngày 02/11/2009 theo dấu cơng văn đến của
Tịa án mới có đơn khởi kiện của ơng Thành là q 02 năm từ ngày hợp đồng được
xác lập.
Câu 5: Theo Bộ luật Dân sự, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu u cầu
Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu về hình thức.
Trả lời:
Hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu
về hình thức:19
+ Thứ nhất, Tịa án sẽ không xem xét hợp đồng vô hiệu hay không. Chủ thể liên
quan sẽ mất quyền khởi kiện tức khơng cịn quyền yêu cầu Tòa án (Trọng tài) tuyên
bố giao dịch dân sự vơ hiệu nữa và Tịa án từ chối giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp

đồng vô hiệu.
+ Thứ hai, giá trị của hợp đồng sẽ được ghi nhận tức giao dịch có hiệu lực và các
bên phải tiếp tục thực hiện (nếu các điều kiện có hiệu lực khác được đáp ứng).
Câu 6: Việc Tịa án cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng sau khi xác định có
vi phạm quy định hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng
vơ hiệu có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
Việc Tịa án cơng nhận hợp đồng là thuyết phục vì tuy có vi phạm quy định về
hình thức nhưng khi hết thời hiệu u cầu Tịa án tun bố giao dịch vơ hiệu thì Tịa
án khơng thể tun bố hợp đồng vơ hiệu về hình thức nên việc công nhận hợp đồng là
hướng giải quyết thuyết phục để hạn chế trường hợp giao dịch dân sự vơ hiệu chỉ vì lý
do hình thức.20

19 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án Tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, 2017, trang 211-216.
20 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án Tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, 2017, trang 215.



×