TLHS
HLM GROUP
BUỔI THẢO LUẬN MƠN LUẬT HÌNH SỰ
CỤM 1
Phần Trắc nghiệm
Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ.
Nhận định trên là: Sai
CSPL:
Giải thích: QHXH được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được
quốc gia tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Nhưng các quan hệ
này khi bị xâm phạm thì mới trở thành đối tượng điều chỉnh của luật hình sự.
Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã
hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định trên là: Sai
CSPL:
Giải thích: Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan
hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính…). Trong khi luật hình sự chỉ
điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.
Câu 3: Việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ pháp luật hình sự
Nhận định trên là: Đúng
Vì: Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sựlà hành vi
phạm tội đã thực hiện trên thực tế. Hành vi phạm tội có thể do nhiều ngành
luật điều chỉnh khác nhau.
Câu 4: Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau
về mức độ trách nhiệm hình sự của nười phạm tội
Nhận định trên là: Sai
Vì: Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự 1 bên là nhà nước và 1 bên là
người phạm tội. Phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy: Nhà nước
1
TLHS
HLM GROUP
có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm
tội mà họ đã thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật mà không bị cản trở
hoặc hạn chế bởi bất kỳ thế lực của tổ chức hay cá nhân nào. Mức độ trách
nhiệm hình sự khơng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người phạm tội và
người bị hại.
Câu 5: Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc
làm chấm dứt QHPL hình sự.
Nhận định trên là: Sai.
Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện. Pháp luật
hình sự VN có phương pháp điều chỉnh là quyền uy. Người phạm tội, pháp
nhân thương mại phạm tội buộc phải chịu TNHS đối với nhà nước. Nên bãi
nại của người bị hại k có giá trị bắt buộc làm chấm dứt QHPL HS. Đồng thời
theo TTHS thì chỉ có những tội danh theo quy định mới chấp nhận việc bãi nại
Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà
nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện
Nhận định này là: Sai
Vì: quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người
phạm tội khi có tội phạm được thực hiện. Không xem xét đến số lần phạm tội.
Câu 7: Trong phần thứ 2 (các tội phạm) của Bộ luật Hình sự năm
2015, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự.
Nhận định trên là: Sai
Vì một điều luật cũng có thể có nhiều quy phạm pháp luật được quy định
tại các khoản khác nha của điều luật đó. Ví dụ:
Điều 123 BLHS năm 2015. Trong cùng một điều luật này có 4 quy phạm
khác nhau quy định về tội giết người tại 4 khoản.
Câu 8: Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều
259 BLHS là lại quy định viện dẫn.
Trả lời: nhận định SAI.
Vì quy định này khơng viện dẫn văn bản pháp luật khác mà nêu cụ thể
hành vi vi phạm. Vậy nên đây không phải là quy định viện dẫn mà là quy định
mô tả.
2
TLHS
HLM GROUP
Câu 9. Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 259
BLHS là loại quy định mơ tả
Nhận định trên là: Đúng
Vì: Cơng dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại
cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực
quốc phòng, an ninh
Câu 10. Chế tài được quy định tại Khoản 1 Điều 171 BLHS là chế tài
tương đối dứt khốt
Nhận định trên là: Đúng
Vì có mức tối đa là 1 năm và mức tối thiểu là 5 năm
Câu 11: Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS là loại chế
tài lựa chọn.
Nhận định trên là: Sai
Vì: Đây là loại chế tài tương đối dứt khốt vì nó nêu mức tối thiểu và mức
tối đa của tội cướp giật tài sản là hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Câu 12: BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam .
Nhận định trên là: Sai
Vì: BLHS Việt Nam khơng những có hiệu lực áp dụng đối với hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà cịn có hiệu lực đối với hành vi
phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam tại Điều 6 BLHS.
Câu 13: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định trên là: Sai
Vì: Tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ VN khi mà tội phạm ấy
có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ
VN:
+ Thực hiện trọn vẹn hành vi phạm tội trên lãnh thổ VN
+ Bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ VN
3
TLHS
HLM GROUP
Câu 14: Một số điều luật của BLHS 2015 được áp dụng đối với hành
vi phạm tội đã thực hiện trước khi bộ luật đó có hiệu lực thi hành.
Nhận định trên là: Đúng
Cơ sở pháp lý khoản 3 điều 7 BLHS 2015
“Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang
có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.”
Với nội dung trên, ta có thể thấy rõ Khoản 1 là điều khoản quy định
nguyên tắc luật hình sự được áp dụng phải đang có hiệu lực thi hành tại thời
điểm thực hiện hành vi phạm tội. Vậy, luật hình sự chỉ có hiệu lực để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với hành vi được thực hiện sau khi luật được ban hành
và có hiệu lực thi hành.
Nhưng theo khoản 3 điều 7 BLHS 2015
“Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng,
quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng
phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án
tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
Theo quy định tại Khoản 3 điều 7 BLHS 2015 thì được phép áp dụng
BLHS 2015 đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018 mà
sau thời điểm này mới đưa ra xét xử, nếu BLHS 2015 quy định theo hướng có
lợi hơn so với BLHS 1999 cho người phạm tội đối với trường hợp cụ thể đó
(đó là các trường hợp áp dụng hiệu lực hồi tố)
Câu 15: BLHS 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do
người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định trên là: Sai
Cơ sở pháp lý khoản 2 điều 6 BLHS 2015
“Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm
tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi
4
TLHS
HLM GROUP
ích của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Câu 16: BLHS 2015 có thể áp dụng đối với hành vi phạm tội trên tàu
bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở trên biển cả hoặc
vùng trời giới hạn nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định trên là: Đúng
Cơ sở pháp lý khoản 3 điều 6 BLHS 2015
“Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên
tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại
giới hạn vùng trời nằm ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.”
Phần Bài tập
Tình huống 1:
1
Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ A bị Tòa án tuyên án 1 năm tù về
việc gây thương tích cho B (Theo qui định tại Điều 143 BLHS). Vì căn cứ
khoản 1 điều 134 Bộ Luật Hình sự việc gây thương tật 30% được quy định là
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Vì luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người
phạm tội. Ở trong tình huống A là người phạm tội cịn Tịa án là cơ quan đại
diện cho Nhà nước.
2
Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án
trên là gì?
Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án trên
là việc A đánh B làm B bị thương tích với tỉ lệ thương tật 30%.
3
A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay
mình được không? Tại sao?
A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay
mình được. Vì phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là phương pháp
quyền uy. Phương pháp này thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị pháp lí giữa
5
TLHS
HLM GROUP
Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trong đó Nhà
nước có quyền buộc A phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và A phải có
trách nhiệm chịu trách nhiệm trước Nhà nước bợi hành vi phạm tội của mình.
4
Quyền và nghĩa vụ pháp lí của A trong quan hệ pháp luật hình sự.
-
Quyền của A: u cầu Tịa án tơn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; u cầu Tịa án áp dụng hình phạt, các biện pháp pháp lí trong
khn khổ tội của mình phạm phải.
-
Nghĩa vụ của A: Chịu trách nhiệm hình sự trước nhà nước bởi hành vi
phạm tội của minh.
Tình huống 2
1. Quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51; và khi áp dụng các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; hậu quả pháp lý khi áp dụng
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015).
2. Cấu trúc của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Xét trong tồn bộ cấu trúc của Bộ luật Hình sự thì các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo cấu trúc của cặp phạm trù “nặng – nhẹ”.
Xét theo các dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì quy định về các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể thuộc dấu hiệu chủ thể như: Người
già, phụ nữ…; dấu hiệu về mặt khách quan như: Hành vi phạm tội, hậu quả,
hoàn cảnh phạm tội…; dấu hiệu về mặt chủ quan như: Động cơ, thủ đoạn…;
dấu hiệu khách thể như: Mức độ thiệt hại, bồi thường…
– Đối với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Có thể hiểu là những
biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội hoặc vì ngoại cảnh
tác động mà thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, cấu trúc điều luật rất cụ thể,
như: Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức (điểm k khoản 1 Điều
51 Bộ luật Hình sự năm 2015); có thể cùng dấu hiệu (nếu có gộp cũng gần
tính chất) người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến
đấu, học tập hoặc công tác (điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm
2015)…
+ Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là không quy định
trùng lặp trong định tội, định khung. Bên cạnh việc kế thừa các quy định, mở
6
TLHS
HLM GROUP
rộng các tình tiết giảm nhẹ, thì Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “mang tính
mở” cho chủ thể áp dụng pháp luật tìm ra những biểu hiện tích cực cho đời
sống xã hội của người phạm tội khi áp dụng hình phạt “Khi quyết định hình
phạt, Tịa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng
phải ghi vào trong bản án” (khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015).
– Đối với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định, như: Có tổ
chức, có tính chất chun nghiệp… tình tiết có thể là hành vi, chủ thể, động
cơ…; nhưng có tình tiết tăng nặng là một “tổ hợp” các dấu hiệu của cấu thành
tội phạm. Ví dụ: Điểm n khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
Dùng thủ đoạn (thuộc mặt chủ quan), phương tiện (thuộc mặt khách quan), có
khả năng gây nguy hại cho nhiều người (thuộc khách thể bảo vệ của Bộ luật
Hình sự năm 2015).
3. Điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự
Đặc điểm của việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự là cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
“Các tình tiết là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì khơng được coi là tình
tiết giảm nhẹ, tăng nặng” (khoản 3 Điều 51; khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự
năm 2015). Theo quy định việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự khi những tình tiết khơng quy định trong cấu trúc của các điều
luật trong định tội hoặc định khung. Tuy nhiên, với quy định các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ có những cách hiểu và áp dụng khơng
thống nhất.
Một là, các tình tiết có thể hiểu như cấu thành tội phạm. Một số điểm
trong tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể cấu thành tội phạm. Ví dụ,
điểm o khoản 1 Điều 52 “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”, với tình tiết
này “người xúi dục” có thể đồng phạm trong tội danh mà người dưới 18 tuổi
thực hiện (tùy vào loại tội mà người dưới 18 tuổi thực hiện: Ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) hoặc có thể cấu thành
tội “Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp” (Điều
325 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về thuật ngữ “xúi dục” và “dụ dỗ” biểu hiện
trong thực tiễn rất khó phân biệt…
Hai là, các tình tiết mang tính “tổ hợp”. Khi áp dụng pháp luật thì chủ thể
áp dụng pháp luật căn cứ theo cấu trúc “điều, khoản, điểm”, theo cấu trúc trên
thì khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ có
7
TLHS
HLM GROUP
những cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Điểm v khoản 1 Điều 51; điểm n khoản 1
Điều 52… Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã phân tích trên) thì việc áp dụng địi
hỏi vụ án phải đáp ứng được các tình tiết (chính xác là biểu hiện các dấu hiệu)
được liệt kê trong điểm, khoản, điều luật. Đến đây một vấn đề đặt ra là “một
điểm” trong điều, khoản có phải là một tình tiết hay mỗi dấu hiệu liệt kê trong
đó là một tình tiết. Theo như quy định và ngơn ngữ văn phong pháp lý thì khi
áp dụng theo “điều, khoản, điểm”, thì một điểm trong điều luật sẽ là một tình
tiết của điều luật.
Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng cịn có quy định trùng lặp
và khó xác định như: Dấu hiệu “xảo quyệt” là biểu hiện của hành vi thuộc mặt
khách quan hay biểu hiện của thủ đoạn thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội
phạm. Vì dấu hiệu này quy định tại điểm m và điểm p khoản 1 Điều 52 Bộ
luật Hình sự năm 2015. Về nhận thức, khi hành vi được thực hiện (hành động,
hoặc không hành động) thì mới biết được tính chất của hành vi đó là “xảo
quyệt”; về ngôn ngữ “xảo quyệt” là biểu hiện tính chất của hành vi, thuộc mặt
khách quan của cấu thành tội phạm.
4. Hậu quả khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự
Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ có thể tác động đến việc định khung,
hoặc quyết định hình phạt của vụ án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định điều
kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Đối với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy
định này thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật, mang tính giáo dục trong
cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm mà vẫn thể hiện được tính nghiêm
minh của pháp luật và có tác dụng răn đe cao. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy
định việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: “Tịa án
có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được
áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi
người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật này;
Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt được áp dụng, nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề
nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong
vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể” (khoản 1, khoản 2 Điều 54
Bộ luật Hình sự năm 2015); “Trong trường hợp có đủ các điều kiện theo quy
định, nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tịa án có thể quyết định hình phạt dưới mức
8
TLHS
HLM GROUP
thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án” (khoản 3
Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Việc quy
định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có lợi cho bị cáo thể
hiện tính độc lập của Tịa án nhân dân trong hoạt động tố tụng với các cơ quan
tiến hành tố tụng, mà trực tiếp là bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân.
Hậu quả áp dụng trong trường hợp này được hiểu là mang tính có lợi cho bị
cáo. Nhưng khi xử quá nhẹ đối với hành vi phạm tội đã đưa ra xét xử thì sẽ tạo
ra sự bất cơng đối với người bị hại và gia đình của người bị hại và tạo ra điều
lệ xấu đối với xã hội. Bởi vậy áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhầm đảm bảo tính
nhân đạo của pháp luật đồng thời giúp thúc đẩy người ra nhận tội, tạo điều
kiện cho họ làm lại cuộc đời. Nhưng phải đảm bảo được sự công bằng của
pháp luật cho gia đình và người bị hại. Chứ khơng dự vào tình tình tiết giảm
nhẹ mà xử phạt quá nhẹ sẽ làm maats đi tính cơng bằng của pháp luật nói
chung và pháp luật hình sự nói riêng.
– Đối với việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo
quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động tố tụng hình sự có các giai
đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm), trong mỗi giai
đoạn tố tụng, các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật
định và có tác động đến q trình giải quyết vụ án hình sự (tiếp tục, tạm dừng
hoặc kết thúc). Thời điểm thể hiện các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
thể hiện trong văn bản tố tụng là bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, có
nghĩa hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, như: Chủ
thể phạm tội (tuổi chịu trách nhiệm); khách thể được Bộ luật Hình sự bảo vệ;
mặt khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi…); mặt chủ quan của cấu
thành tội phạm (lỗi, mục đích – bắt buộc thể hiện trong cấu thành tội phạm đối
với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia…). Với quy định hiện hành cho
thấy: Khi hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì dù có áp
dụng bao nhiêu tình tiết tăng nặng thì Tịa án nhân dân khơng áp dụng tội danh
nặng hơn hoặc hình phạt nặng hơn đối với hành vi đã cấu thành tội danh. Pháp
luật hiện hành không quy định việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự sẽ chịu tội danh nặng hơn hoặc định khung hình phạt nặng hơn
mà hành vi phạm tội đã thực hiện. Cần phải xem xét kỹ khi áp dụng tình tiết
tăng nặng và khơng được xử quá nặng đối với hành vi phạm tội đã đưa ra xét
xử bởi pháp luật nói chung và luật hình sự 2015 nói riêng ra đời nhằm một
phầnmục đích giúp người phạm tội có cơ hội làm lại cuộc đời. Nên không thể
xử phạt quá nặng một cách tuỳ tiện mà phải dựa vào luật và hoàn cản cụ thể.
9
TLHS
Tình huống 3:
HLM GROUP
1. Quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ b “quan hệ giữa
nhà nước với pháp nhân thương mại A”. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan
hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Ở đây pháp nhân thương mại A là
đối tượng thực hiện tội phạm nên quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa
pháp nhân thương mại A này và nhà nước.
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án
này là việc pháp nhân thương mại A sản xuất và buôn bán hàng cấm
Tình huống 4:
Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều
luật sau:
-
Điều 157 BLHS 2015: đây là loại quy định giản đơn. Vì quy định này
dùng chính tên tội danh để mô tả tội phạm.
-
Điều 168 BLHS 2015: đây là loại quy định mơ tả. Vì quy định này nêu tên
tội phạm là cướp tài sản và dấu hiệu nhận biết là sử dụng vũ lực.
-
Điều 260 BLHS 2015: đây là loại quy định viện dẫn. Vì quy định này viện
dẫn các quy định của luật giao thơng đường bộ.
Tình huống 5:
Hãy xác định loại chế tài của quy phạm luật hình sự trong các điều luật
sau:
-
Khoản 1 Điều 169 BLHS 2015: đây là loại chế tài tương đối dứt khoác. Vì
chế tài này chỉ nêu một loại hình phạt duy nhất đó là phạt tù có thời hạn.
-
Khoản 4 Điều 251 BLHS 2015: đây là loại chế tài nhiều lựa chọn. Vì chế
tài này nêu 3 loại hình phạt đó là tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình.
-
Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015: đây là loại chế tài nhiều lựa chọn. Vì chế
tài này nêu 2 loại hình phạt đó là cải tạo khơng giam giữ và tù có thời hạn.
Tình huống 6
1. Hành vi phạm tội thứ nhất: Hành vi mua bán ma túy diễn ra tại Lào
(tức bắt đầu diễn ra và kết thúc tại lào) nên diễn ra ngoài lãnh thổ VN
10
TLHS
HLM GROUP
Hành vi phạm tội thứ hai là vận chuyển tiền trái phép: bắt đầu tại VN nên
đã được coi là phạm tội trên lãnh thổ VN.
2. BLHS VN có hiệu lực áp dụng với hành vi phạm tội của A.
+ Hành vi thứ nhất áp dụng khoản 2 điều 6
+ Hành vi thứ hai áp dụng khoản 1 điều 5
Tình huống 7:
Hành vi mua bán có 1 giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ VN là hành
vi của A: dụ dỗ lôi kéo một số phụ nữ VN lừa bán sang TQ với lý do việc làm
có thu nhập cao được thực hiện trên lãnh thổ VN và A là công dân VN nên
nằm trong phạm vi điều chỉnh của K1Đ5 BLHS. Hành vi của A, B, C được
thực hiện ngoài lãnh thổ VN nhưng chịu sự điều chỉnh của K2DD6 BLHS
Tình huống 8
A 25 tuổi là công dân vn đã phạm tội giết người tại trung quốc và bị Tòa
án xử phạt 10 năm tù. Sau khi mãn hạn tù, A về vn.
Nêu quan điểm của anh chị trong tình huống này
1. Khi về vn, A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự theo bộ luật hình
sự việt nam.
Trong trường hợp này, A đã chấp hành xong hình phạt tù ở nước ngồi
nghĩa là tội phạm này không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật việt nam vì vậy, sau khi về nước A không phải
chịu trách nhiệm hình sự của bộ luật Hình Sự Việt Nam.
2. Khi về vn, A vẫn phải chịu thêm trách nhiệm hình sự theo bộ luật
hình sự việt nam.
Tại khoản 1 Điều 6 BLHS có nêu cơng dân vn phạm tội ngồi lãnh thổ vn
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS nên có thể hiểu A có thể
phải chịu thêm trách nhiện hình sự theo luật vn khi về nước.
3. Theo BLHS VN, A vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo
bộ luật hình sự việt nam, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét
cụ thể mà không buộc A chịu trách nhiệm hình sự theo bộ luật hình sự
việt nam.
11
TLHS
HLM GROUP
Tại khoản g) Điều 3 BLHS về nguyên tắc xử lý thì “người đã chấp hành
xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hịa nhập
với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích” và khoản
1 Điều 6 BLHS có thể A vẫn phại chịu trách nhiệm hình sự nhưng cũng có
thể khơng sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù tại nước ngồi.
Tình huống 9:
BLHS 2015 “hình phạt nặng hơn”
Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đó là:
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Thay trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” thành trường hợp “lợi
dụng thiên tai, dịch bệnh” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Bãi bỏ hình phạt tử hỉnh đối với trường hợp phạm tội sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 18 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở
lên.
+ Làm chết người. (làm rõ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng)
+ Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.(bổ sung thêm
trường hợp này).
- Bổ sung mức phạt đối với người chuẩn bị phạm tội.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì tồn bộ
q trình thực hiện TP là thời điểm thực hiện TP. Điều luật được áp dụng là
điều luật đang co hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện
TP. Tức áp dụng luật trước 2015
12
TLHS
Tình huống 10:
HLM GROUP
A bắt đầu thực hiện hành vi X từ năm 2014 đến tháng 8/2018, tháng
9/2018, hành vi của A bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định:
BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong những trường hợp
sau đây? Tại sao?
Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS
2015 đã bỏ tội danh này.
Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với mức hình
phạt nhẹ hơn quy định của BLHS 2015.
1. Áp dụng BLHS năm 2015
Cơ sở pháp lý khoản 3 điều 7 BLHS 2015
2. Áp dụng BLHS năm 1999
Cơ sở pháp lý khoản 3 điều 7 BLHS 2015
Tình huống 11:
Căn cứ vào giá trị và nguồn gốc của sự giải thích thì các giải thích sau đây
là loại giải thích gì? Và giá trị pháp lý của chúng như thế nào?
Mục 2 Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH ngày 28/1/2000 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Mục 3 số 32/1999/QH10
ngày 21/12/1999” về thi hành Bộ luật hình sự năm 1999” quy định:
“ Đối với phụ nữ bị xử phạt tử hình trước ngày cơng bố Bộ luật Hình sự
năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này vẫn giữ hình phạt tử hình
nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao áp dụng điểm b
Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong
trường hợp họ đang có con (con đẻ, con ni) dưới 36 tháng tuổi hoặc đang có
thai.”
Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của hội đồng
thẩm phán TANDTC hướng dẫn: “Người già” được xác định là người từ đủ 70
tuổi trở lên.
13
TLHS
HLM GROUP
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học luật TP Hồ Chí
Minh có giải thích: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản
đang có chủ...”
1. Giải thích trên là giải thích chính thức
Tại Điều 91 Hiến pháp năm 1992 quy định: “UBTVQH có thẩm quyền
giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh” và Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 1996 quy định: “Tuỳ theo tính chất, nội dung của vấn đề
cần giải thích, UBTVQH giao cho Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội soạn
thảo dự thảo Nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh trình UBTVQH”
Giá trị pháp lý: Để đảm bảo việc thực hiện và áp dụng thống nhất những
quy định của BLHS
Tuy nhiên UBTVQH là cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức
luật, song từ khi được ghi nhận trong Hiến pháp đến nay, UBTVQH mới chỉ
tiến hành giải thích luật được 05 lần thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó
chưa lần nào giải thích ĐLHS. Như vậy, cơ quan được trao quyền giải thích
luật ở nước ta đã rất “khiêm tốn“ thực thi thẩm quyền này, trong khi đó cơ
quan xét xử mà cụ thể là TANDTC – cơ quan được uỷ quyền giải thích luật –
lại thường xuyên thực hiện hoạt động giải thích ĐLHS.
2.Giải thích trên là giải thích của cơ quan xét xử
Giải thích ĐLHS của cơ quan xét xử ở nước ta khơng chỉ do các Thẩm
phán tiến hành mà cịn bao gồm cả Hội đồng Thẩm phán – cơ quan chuyên
môn của TANDTC.
Giá trị pháp lý: Khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự, Thẩm phán phải
lựa chọn các quy phạm pháp luật hình sự phù hợp và giải thích chúng trong
q trình áp dụng. Sự giải thích của Thẩm phán chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc
trong phạm vi bản án đó.
3.Giải thích trên là giải thích có tích chất khoa học
Thơng thường được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý,
cán bộ
làm công tác giảng dạy luật, cán bộ công tác trong các cơ quan bảo vệ
pháp luật…
14
TLHS
HLM GROUP
Nội dung giải thích được thể hiện trong các tài liệu chuyên khảo, giáo
trình, bài
giảng, các báo cáo chuyên sâu, sách bình luận khoa học, các bài viết đăng
trên tạp chí, tham luận tại hội thảo khoa học…
Giá trị pháp lý : Kết quả giải thích ĐLHS có tính chất khoa học góp phần
quan trọng trong q trình phát triển và hồn thiện pháp luật hình sự Việt
Nam, nhất là các kết quả nghiên cứu chuyên khảo của các nhà nghiên cứu đầu
ngành về khoa học luật hình sự thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ
quan bảo vệ pháp luật…; đồng thời, còn là nguồn tham khảo bổ ích và có ý
nghĩa trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng,
thậm chí nhiều khi, đóng vai trị như là một luận cứ khoa học được trích dẫn
trong các nghiên cứu trao đổi xuất hiện “xung đột” về định tội danh, trong đó
phải kể đến hệ thống giáo trình Luật Hình sự và sách Bình luận khoa học
BLHS.
15