Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điếc: Căn bệnh không chỉ dành cho người già ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.69 KB, 7 trang )









Điếc: Căn bệnh không
chỉ dành cho người già

Tuổi già đi đôi với việc mắt mờ, tai điếc, nhưng ngày nay
không ít người lại nghễnh ngãng, trông gà hóa cuốc… khi
còn rất trẻ.


Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân khiến tai hoạt động kém đi. Ví dụ, lối
sống không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến thính lực; thú vui
bia, rượu, hút thuốc lá khiến xơ cứng mạch máu toàn thân,
trong đó có cả mạch máu nuôi tai. Những người không hút
thuốc nhưng phải hít khói thuốc, khói xe, khói nhà máy, khói
bếp… cũng lãnh hậu quả tương tự.
Việc ăn uống không khoa học sẽ làm cho thính giác sớm nói
lời chia ly. Trong đó, ăn các loại thực phẩm (cá mập, cá mặt
quỷ, tôm alaska…) tẩm ướp nhiều gia vị, dầu mỡ, bơ, phô
mai, margarine và cả hóa chất độc hại dẫn đến máu có mỡ, di
chuyển chậm, gây xơ vữa mạch máu nhiều vùng trong cơ thể,
trong đó có mạch máu nuôi tai.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại cũng
là một trong những yếu tố gây điếc sớm. Cụ thể, "tám" liên tu


bất tận qua điện thoại là một nguyên nhân. Khi lao động quá
sức, tai cũng "lên tiếng" bằng các triệu chứng khó chịu như
rát, ù… nhưng hầu hết các dấu hiệu này đều bị bỏ qua. Chưa
hết, tai còn bị "vắt" kiệt bằng những âm thanh qua tai nghe:
học ngoại ngữ, nghe nhạc liên tục, khiến tai bị quá tải tiếng
ồn. BS Đỗ Hồng Giang - Khoa Thính học BV Tai - Mũi -
Họng TP.HCM nhắc nhở: "Tiếng ồn quá lớn, nghe liên tục
hai giờ mỗi ngày, 10 năm mới thấy rõ hậu quả".
Điều ít ai ngờ là khi bị một căn bệnh nào đó, không phải ở tai
cũng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như khi
nhiễm siêu vi, viêm họng, nhiễm trùng, bị bệnh kéo dài đến
cuối đời (tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, suy thận, suy
gan…) lại uống thường xuyên một loại thuốc làm ảnh hưởng
cơ quan thính giác (gan thận lọc không tốt nên chất độc gây
"liệt" cơ quan thính giác).

Phát hiện sớm
Khi thính giác có vấn đề, tai sẽ có "báo cáo" đầy đủ, nhưng
đôi khi lời kêu cứu này lại rơi vào "im lặng đáng sợ". Chẳng
hạn như bệnh điếc đột ngột. Điếc đột ngột có thể coi như "đột
quỵ" vùng thính giác do mạch máu nuôi thần kinh tai trong bị
hẹp dẫn đến thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Song, bệnh
nhân thường coi thường, bỏ qua vì cho rằng không quan
trọng, tai này nghe không rõ, ù, lùng bùng thì… còn tai kia.
Nhưng, nếu không chữa trị thì chỉ vài ba tháng sau là trở
thành người tàn tật vì việc điều trị không còn hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột: viêm, nhiễm trùng,
nhiễm siêu vi, rối loạn tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn,
nhiễm độc, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài… Tình trạng

trên cần được điều trị sớm bằng các loại thuốc giãn mạch,
tăng cường tuần hoàn, kháng viêm, kháng dị ứng… để giúp
tai phục hồi. Khi có triệu chứng ù tai, nghe không rõ… phải
đến chuyên khoa tai - mũi họng trong 24 - 48 tiếng đồng hồ.

Đối với trẻ em, việc phát hiện sớm bệnh điếc sẽ giúp bé thoát
cảnh tàn tật. Bé bình thường khoảng hai-ba tháng tuổi đã biết
ngoái đầu tìm tiếng kêu, sáu tháng tuổi đã "hóng hớt" muốn
nói. Từ bảy-chín tháng thích các đồ chơi có tiếng động như:
lắc trống, gõ thùng Bé từ mười tháng trở đi đã hiểu được
lời nói đơn giản, phát âm được âm: ba, má…

Câm là hậu quả của chứng điếc sớm. Bé bị điếc sau khi sinh
không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết
nói. Theo BS Đỗ Hồng Giang: "Hệ thần kinh của bé giai
đoạn này phát triển nhanh, vì thế phát hiện điếc càng trễ càng
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện khoảng sáu
tháng tuổi thì việc điều trị đạt kết quả tốt, trẻ sẽ phát triển
bình thường…".


×