Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự gây hại và đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục lá Aproaerema modicella Deventer trên cây lạc Arachis hypogaea pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.04 KB, 6 trang )

kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 5/2008
17
Sự gây hại và đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục lá
Aproaerema modicella

Deventer trên cây lạc
Arachis hypogaea
L.
Infestation and bio - ecological characteristics of leafminer
Aproaerema modicella
Deventer on goundnut
Arachis hypogaea
L.

Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Trọng
Nhâm,
Nguyễn Thị Tường Vân
Đại Học Cần Thơ

Abstract
Aproaerema modicella (Lepidoptera: Gelechiidae) is considered as one of the
national pests on groundnut in India and recently it has invaded Africa. Even
though its presence in Vietnam has not yet been mentioned, a study was carried
out from 2004 to 2005 to collect more information about the existence, behavior
and development of this pest and the results showed that: A.modicella is quite
common on groundnut in Tra Vinh province and Cần Thơ city. Its infestation
changes from one field to another, the highest infestation can reach to 20,4
insects/m
2
. In the condition of 28-30
0


C and 75 - 85% RH, the life cycle of
A.modicella is about 22,5 days. Each female can laid an average of 155,7 eggs.
Adult can live 5-7 days. In the natural condition, A.modicella is parasitized by 5
species of parasitoids; among them, braconid is the most prevalent and its
parasitazion on A.modicella can go up to 36.8 %. This is the first time
A.modicella is recorded on groundnut in Vietnam.
Key words: leafminer, Aproaerema modicella, goundnut, Vietnam,
infestation, biology, natural enemies, parasitoids, Arachis hypogaea L.

I. ĐặT VấN Đề
Aproaerema modicella
(Lepidoptera: Gelechiidae) là loài sâu
hại quan trọng nhất trên cây lạc tại ấn
Độ (Amin,1983), Nam và Đông Nam
Châu á (Wightman et al., 1990). Theo
Kenis và Cugala (2006), ngoài cây
lạc, loài này còn gây hại trên đậu
tương (đậu nành) và một số cây họ đậu
khác. Gần đây, loài này cũng đã xâm
nhập và bộc phát số lượng tại Phi
Châu. ở mật số thấp, loài này có thể
làm ảnh hưởng đến năng suất đậu.
Hoạt động của ấu trùng có thể ăn phá
hủy hoại 34,8 cm
2
mô lá, tương đương
với 6-10 lá đơn bị hủy hoại (Islam và
ctv,1983). Một ấu trùng có thể ăn
khoảng 179,3 mm
2

diện tích lá
(Shanower, 1989). Tại Việt Nam, các
thông tin về dịch hại trên cây lạc của
nhiều tác giả (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2000; Lê Văn Ninh và
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2002; Viện
Bảo vệ thực vật, 2003; Nguyễn Đức
kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 5/2008
18

Khiêm, 2006) chưa thấy đề cập đến
loài này.
Khi điều tra về dịch hại trên cây
lạc trong những năm 2002-2003, đã
ghi nhận được loài này trên nhiều địa
bàn trồng lạc thuộc vùng ĐBSCL.
Bài viết này cung cấp một số kết
quả nghiên cứu trong 2 năm (2004-
2005) về mức độ gây hại, các đặc
điểm sinh học, sinh thái của sâu đục
lá Aproaerema modicella
(Lepidoptera: Gelechiidae) trên cây
lạc Arachis hypogaea L.
II. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Khảo sát trên 30 ruộng, 10 ruộng tại
tp. Cần Thơ và 20 ruộng tại huyện Cầu
Ngang (tỉnh Trà Vinh - một trong 4
tỉnh có diện tích trồng cây lạc lớn nhất
vùng ĐBSCL). Ruộng điều tra có diện
tích ít nhất là 500m

2
, ruộng đã được
canh tác nhiều năm trên địa bàn khảo
sát, các ruộng này đều được trồng luân
canh với lúa hoặc một loại cây màu
khác. Trên ruộng khảo sát, điều tra
định kỳ 10 - 15 ngày/lần trong suốt
mùa vụ. Điều tra, ghi nhận mật số sâu
theo 5 điểm chéo gốc, mỗi điểm là
1m
2
. Trong quá trình điều tra, ghi nhận
triệu chứng và cách gây hại ở điều
kiện ngoài đồng, sau đó thu mẫu sâu
(ấu trùng, nhộng) và những lá bị hại
với sự hiện diện của sâu đem về quan
sát và nuôi trong phòng thí nghiệm.
Công tác nuôi sâu được tiến hành
trong điều kiện phòng thí nghiệm
(nhiệt độ: 27- 30
o
C; ẩm độ: 75 - 85%).
Thức ăn của ấu trùng là lá đậu được
thay mỗi ngày. Cho thành trùng bắt
cặp và đẻ trứng trong lồng lưới. ấu
trùng được nuôi trong hộp nhựa có
bông gòn thẩm nước để giữ ẩm và lót
giấy thấm dưới đáy hộp để hút ẩm.
III. KếT QủA Và THảO LUậN
3.1. Sự hiện diện và gây hại của

Aproaerema modicella
Kết qủa khảo sát ghi nhận, A.
modicella hiện diện phổ biến trên các
ruộng khảo sát ở tỉnh Trà Vinh và TP.
Cần Thơ, với tỷ lệ hiện diện trên các
ruộng điều tra là 83,3%. Tuy nhiên sự
gây hại thay đổi tùy theo ruộng và địa
bàn khảo sát. Kết quả khảo sát cho
thấy sâu hiện diện và gây hại cao trên
các ruộng lạc tại Trà Nóc (Cần Thơ)
với tỷ lệ cây bị hại có lúc lên đến 40%
trên ruộng quan sát. Trong khi đó, tại
Cồn Khương, Nông trại ĐHCT (tp.
Cần Thơ) và huyện Cầu Ngang (tỉnh
Trà Vinh), loài này xuất hiện rải rác,
gây hại chưa đáng kể. Trong qúa trình
điều tra, cũng phát hiện có sự gây hại
của A. modicella trên đậu nành. Trên
đậu nành, loài này xuất hiện ở giai
đoạn cây bắt đầu ra hoa và gây hại
nặng ở giai đoạn 35 – 40 ngày sau
gieo, mật số (mật độ) trung bình biến
động từ 1,6 đến 12,7 con/m
2
.
3.2. Một số đặc điểm hình thái của
A. modicella
Thành trùng có cánh trước có màu
nâu xám, phần nữa cuối cánh sậm màu
hơn phần nữa trên cánh, đầu cuối cánh

có một đốm trắng sáng cách đuôi 1,3
mm. Thành trùng cái có kích thước
kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 5/2008
19
thân là 3,1  0,07 mm và sải cánh rộng
10,7  0,2 mm, thành trùng đực có kích
thước thân 2,7  0,1 mm và sải cánh
rộng 9,3  0,2 mm. Trứng hình bầu
dục, có kích thước 0,23  0,1 mm.
Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt đến
khi sắp nở có màu vàng sậm. ấu trùng
mới nở có màu trắng vàng nhạt, đầu
đen. Kích thước thân khi mới nở là:
0,6  0,12 mm. Vào tuổi 3, ấu trùng có
kích thước 2,5 – 0,4 mm, cơ thể màu
vàng xanh, xuất hiện nhiều chấm đen
và nhiều lông tơ. ở tuổi 3, có thể phân
biệt con đực và con cái. Con đực có
đốm màu nâu đỏ ở giữa đốt bụng thứ 7
và đốt bụng thứ 8, con cái thì không có
đốm nâu đỏ. ấu trùng tuổi 5 có màu
xanh đậm, nhiều lông tơ, các chấm đen
hiện rất rõ, đầu đen. Nhộng mới hình
thành nằm bên trong lớp màng mỏng
trong lá xếp và có màu vàng nhạt đến
khi sắp vũ hóa, nhộng có màu nâu
đậm.
3.3. Đặc điểm sinh học và gây hại
của A. modicella
Trong điều kiện phòng thí nghiệm,

bướm hoạt động bắt cặp và đẻ trứng
vào ban đêm. Bướm cái đẻ sau 2 ngày
vũ hóa, đẻ liên tục 2 - 4 ngày và chết
vào 1-2 ngày sau khi đẻ xong. Thời
gian sống của bướm cái từ 5 – 6 ngày
và thời gian sống của bướm đực từ 7 –
9 ngày. Trứng được đẻ rải rác ở mặt
trên và cả mặt dưới của lá, trên những
lông tơ và cả cuống lá. Thời gian trứng
phát dục từ 3 đến 4 ngày. ấu trùng tuổi
1 khá linh động, khoảng 1 giờ sau khi
nở, ấu trùng chui vào trong mô lá, gây
hại trong phần mô, giữa hai lớp biểu
bì, làm lá có những đường đục nhỏ,
bất định, những đường đục này về sau
chuyển sang màu nâu, khô trên mặt lá
và thải phân làm bít miệng đường đục.
Trên một lá chét có từ 1 đến 4 đường
hầm. Vào tuổi 3, ấu trùng bắt đầu
chui ra khỏi đường đục bằng cách cắn
rách lớp biểu bì nâu, khô của lá. Sâu
nhả tơ làm tổ kết 2 mép lá hoặc một
phần lá hoặc 2 lá gần kề, nằm bên
trong ăn phần mô dọc theo lớp tơ kết
lá, đôi khi ăn luồn giữa 2 lớp biều bì
bên ngoài ổ lá, đặc biệt chúng không
ăn phần mô giữa ổ lá vì đây là nơi trú
ẩn. Mỗi ổ lá chỉ có một ấu trùng, ấu
trùng thích tập trung gây hại ở lá non
và kết 2 mép lá hay phân nữa lá hay 2

lá lại với nhau. Khi mật số cao, ấu
trùng có thể làm cho lá đậu phộng bị
rụi hoàn toàn. Vào tuổi cuối, ấu trùng
ăn phá rất mạnh. Trước khi hóa nhộng,
ấu trùng có màu trắng đục và nhả tơ
tạo một lớp màng mỏng bên trong ổ lá.
Những ổ lá được kết lỏng lẻo, phần
lớn đều bị kí sinh. Thời gian nhộng
kéo dài 3 đến 4 ngày.
Bảng 1. Thời gian vòng đời của
Aproaerema modicella ở điều kiện
phòng thí nghiệm
(t = 28 – 30
0
C, ẩm độ = 75 - 85%).
S
ố cá
th

quan
sát
Trứn
g
(ngà
y)
ấu
trùn
g
(ngà
Nhộ

ng
(ngà
y)
Thành
trùng-
trứng
(ngày)

Thời
gian
vòng
đời
kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 5/2008
20

y) (ngày)

1 3 13

4 2 22
2 3 13

4 2 22
3 4 15

5 2 24
4 3 14

4 3 21
5 3 14


5 3 22
Trun
g
bình

3,5 13,8

4,4

2,4
22,2 
0,5

Thành trùng sâu đục lá A.
modicella có vòng đời tương đối
ngắn, trung bình 22,2 ngày, giai đoạn
ấu trùng có 5 tuổi, kéo dài trung bình
khoảng 13,8 ngày. A. modicella có
khả năng đẻ trứng khá cao, trung
bình 155,7/cá thể (bảng 2). Trong
điều kiện phòng thí nghiệm, tỷ lệ
trứng nở rất cao, trung bình khoảng
89,2%. Tuổi thọ của thành trùng biến
động trong khoảng 5-7 ngày.
Bảng 2. Khả năng đẻ trứng của thành trùng A. modicella
ở điều kiện phòng thí nghiệm (t = 28 – 30
0
C, ẩm độ = 75 – 85%)
Cá thể

quan sát
1 2 3 4 5 6 7 8 Trung bình

Số trứng 200 131 174 111 206 127 164 132 155,7
3.4 Biến động mật số của sâu
đục lá
Kết quả khảo sát trên 3 ruộng đậu
lạc tại Trà Nóc ghi nhận: Mật số sâu
tăng dần theo thời gian gieo sạ, ruộng
có thời gian gieo sạ muộn (ruộng III)
có mật số sâu cao nhất, mật số cao
nhất lên đến 20,4 con/m2. Ruộng gieo
sạ sớm (ruộng I) mật số trung bình của
3 lần điều tra rất thấp 2,3 con/m
2
, sự
gây hại của sâu gần như không đáng
kể, sâu chỉ hiện diện vào cuối vụ.
Bảng 3. Biến động mật số A.
modicella
trên cây lạc tại Trà Nóc- TP.Cần Thơ
Ruộn
g
Thời
gian
Giai
đoạn
sinh
trưởng
Mật số

(con/m
2
)
A.
modicell
(NSKG
)
a
I 5/10/04 27 0
15/10/0
4
37 0
25/10/0
4
47 0
23/11/0
4
74 7
Trung bình
2,3
II 7/12/04 45 12,6
22/12/0
4
60 0,8
7/1/05 75 3,8
Trung bình
5,7
III 2/3/05 40 6
12/3/05 50 20,4
22/3/05 60 1,8

kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 5/2008
21
Trung bình 9,4

Ghi chú: NSKG: ngày sau khi gieo


A B

Hình 1. Trứng và ấu trùng của
A.modicella (A; trứng; B: ấu trùng)
A

Hình 2. Thành trùng A. modicella

B


Hình 3. Triệu chứng gây hại
của A. modicella

3.5. Thiên địch của sâu đục lá
Thành phần ong ký sinh trên sâu
A. modicellal khá phong phú, có đến
5 loài ong ký sinh đã được phát hiện,
bao gồm 3 loài ong Chalcidid, 1 loài
Ichneumonidae và 1 loài Braconidae.
Trong 5 loài này thì phổ biến nhất là
loài ong họ Braconidae, tỷ lệ sâu kí
sinh bởi loài ong này khoảng 36,8 %

trên ruộng khảo sát. Theo Kenis và
Cugala (2006), tại châu á, có trên 30
loài ký sinh chính đã được phát hiện
trên sâu đục lá, đỉnh ký sinh có thể
đạt đến là từ 53-91%. Hiện nay rất
nhiều công trình nghiên cứu về thiên
địch của A. modicella đang được tập
trung nghiên cứu tại ấn Độ, nơi bị A.
modicella gây hại nặng nề.
IV. KếT LUậN
Đã ghi nhận sự có mặt và sự gây hại
của A. modicella trên cây lạc tại đồng
bằng sông Cửu Long. Mặc dù sự gây
hại chưa đồng đều nhưng tỷ lệ hiện
diện của loài này đạt 83,3% ruộng
khảo sát và có những ruộng bị hại
nặng (với tỷ lệ cây bị hại đạt đến 40%
trên ruộng, mật số trung bình có thể
đạt đến 20,6 con/m2). Điều này cho
thấy loài này có tiềm năng gây hại
mạnh tại ĐBSCL. Hiện nay trên cây
lạc, để phòng trừ côn trùng gây hại,
nông dân chủ yếu sử dụng chủ yếu là
thuốc hóa học, trên nhiều vùng, nông
dân sử dụng thuốc định kỳ hoặc khi
thấy có sự hiện diện của sâu. Đây là
điều kiện quan trọng có thể tạo cho sâu
A. modicella bộc phát. Kết qủa này
cho thấy cần phải nghiên cứu, xây
kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 5/2008

22

dựng mô hình IPM trên cây lạc để
giúp nông dân ngăn chận sự bộc phát
của A.modicella trên các ruộng lạc tại
ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói
chung.

Tài liệu tham khảo
Amin, P.W. 1983. Major field
insect pest of groundnut in India ang
associated crop losses. India Journal
of Entomology, 2:337-344.
Islam, W., K.N. Ahmed, A. Nargis,
U. Islam. 1983. Occurrence,
abundance and extent of damage
caused by insect pests of groundnut
(Arachis hypogaea L.). Malaysian
Agricultural Journal, 54(1): 18-24.
Kenis M. and Domingos Cugala.
2006. Prospects for the biological
control of the groundnut leafminer,
Aproaerema modicella, in Africa.
Perspectives in Agriculture,
Veterinary Science , Nutrition and
Natural Resources 2006 1, No 031
Lê Văn Ninh và Nguyễn Thị Kim
Oanh (2006). Thành phần sâu hại lạc,
đặc điểm sinh học, sinh thái của loài
rệp muội đen (Aphis craccivora

Koch) hại lạc vụ Xuân hè 2002 tại
Thanh Hóa.
/>007/So%202/bái.htm
Nguyễn Đức Khiêm. 2006. Giáo
trình côn trùng Nông Nghiệp. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp, t 179-184
Nguyễn văn Huỳnh và Lê Thị Sen.
2000. Giáo trình côn trùng chuyên
khoa. Khoa nông nghiệp và Sinh học
ứng Dụng - Đại Học Cần Thơ
Shanower, T.G., J.A. Wightman,
A.P. Gutierrez. 1993. Biology and
control of the groundnut leafminer,
Aproerama modicella (Deventer)
(Lepidoptera: Gelechiidae). Crop
Protection, 12(1):3- 10.
Shanower, T.G 1989. The
Biology, Population Dynamics,
Natural Enemies, and Impact of the
Groundnut Leafminer, Aproaerema
modicella (Deventer) (Lepidoptera:
Gelechiidae), on Groundnut in
India. PhD. Dissertation. Berkeley
USA: University of California.
Viện Bảo Vệ Thực Vật. 2003.
Atlat côn trùng cây trồng nông
nghiệp ở Việt Nam. Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản
nông nghiệp.
Wightman, J.A., K.M. Dick, G.V.

Ranga Rao, T.G. Shanower, C.S.
Gold. 1990. Pests of Groundnut in
the semi-arid tropics. In: Singh SR,
ed. Insect Pests of Food Legumes.
New York, USA: John Wiley and Son,
243-322.

×