Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TÁC HẠI CỦA NIỀM TIN SAI LỆCH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.95 KB, 6 trang )






TÁC HẠI CỦA NIỀM TIN SAI LỆCH



Niềm tin sai lệch sẽ khắc sâu vào tâm trí tâm lý tầm thường hóa bản thân và sẽ
triệt tiêu mọi tiềm năng của con người. Đó chính là thứ gông cùm trí tuệ khủng khiếp
nhất, dẫn đến những niềm tin hạn chế và thái độ cam chịu, an phận, mà an phận là để
mặc cho số phận cuộc đời mình bị vùi dập dước áp lực của ngoại cảnh. Người có niềm
tin sai lệch về bản thân không bao giờ dám đặt ra cho mình những mục tiêu cao đẹp,
nên họ chỉ có một cuộc sống tầm thường. Thực chất của việc đề ra mục tiêu thấp kém
là không tạo cơ hội giải phóng tiềm năng to lớn vốn có của con người. Burj Khalifa,
người có biệt danh là“Người Nhện”, từng leo lên những tòa tháp cao nhất trên thế giới
cho rằng: “Chúng ta luôn đặt ra cho mình những giới hạn, nhưng kỳ thực ta luôn có đủ
sức mạnh để vượt qua các đường biên đó để đi xa hơn và đạt những thành tựu lớn”.
Khi gặp khó khăn trở ngại, người có niềm tin sẽ nổ lực tìm giải pháp, còn người
thiếu niềm tin sẽ tìm đủ lý do để thoái lui, vì vậy người có niềm tin luôn có giải pháp
và có khả năng để xử lý vấn đề, còn người thiếu niềm tin thì luôn có những lời biện
minh cho việc buông xuôi của mình. Người có niềm tin có khả năng nhìn thấy cơ hội
trong mọi vấn đề, còn người thiếu niềm tin chỉ nhìn thấy vấn đề trong mọi giải pháp
với câu trả lời “không thể”. Mọi hành vi ứng xử của người có niềm tin mãnh liệt và
người thiếu niềm tin thường diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau, từ đó kết quả
nhận được cũng khác nhau.
Chất lượng cuộc sống hiện tại có thể là kết quả trực tiếp của những loại “nhãn”
mà con người tự gán cho mình hoặc người khác gán cho họ. Phần lớn các loại “nhãn”
đó đều mang các giá trị thấp kém, tầm thường, tạo nên một hệ thống niềm tin cùng
những nguyên tắc và giá trị sống sai lệch. Vì vậy đừng để bất cứ ai, bất cứ điều gì làm


lay chuyển niềm tin vào bản thân mình. Đối với những người thiếu lòng tự tin, thì ý
kiến của những người xung quanh rất dễ ảnh hưởng đến niềm tin của họ. Tầm quan
trọng và mức độ ảnh hưởng từ ý kiến của những người xung quanh đã được bác sĩ
Orison Swett Marden chỉ ra: “Toàn bộ sự nghiệp của bạn có thể được định hình, và đúc
kết bởi đặc tính của những người mà bạn tiếp xúc hàng ngày”. Cảm giác tràng đầy
nghị lực có được từ niềm tin vào hệ thống giá trị của bản thân, chứ không phải từ cách
người khác nghĩ về mình thế nào. Bạn sẽ mãi mãi là một nhân viên bình thường hay sẽ
trở thành một người thành đạt, một nhà lãnh đạo là tùy thuộc vào niềm tin của mình.
Bất cứ người nào cũng từng nhận được không ít lời chê bai, đôi khi rất thậm tệ.
Tuy nhiên, sẽ không thành vấn đề, nếu người khác nói rằng mình không thông minh, bất
tài, không có năng lực, vô dụng, nhưng sẽ là vấn đề nghiêm trọng, nếu lời nói đó xuất
phát từ chính bản thân mình, vì chỉ khi đó mình mới thật sự vô dụng. Trong cuốn sách
“Think and grow rich” của Napoleon Hill có đoạn thơ rất đáng suy ngẫm: Nếu bạn mong
chiến thắng nhưng lại nghĩ mình không thể,/ Thì phần thua chắc chắn sẽ về tay bạn./ Nếu
bạn nghĩ mình đang thất bại,/ Tức là bạn thất bại./ Thành công bắt đầu từ ý chí của con
người./ Sớm hay muộn, người chiến thắng chính là/ Người nghĩ mình có thể.
Một khi mang nặng tâm lý tầm thường hóa bản thân thì sớm muộn gì nó cũng sẽ
nhấn chìm cuộc đời mình. Đó là biểu hiện của tư tưởng chủ bại trước khi hành động. Khi
đó, mọi ước vọng thành công đều bị dập tắt từ trong trứng nước. Tương lai khi đó chỉ có
thể là một cuộc sống tầm thường xám xịt như niềm tin của bản thân. Chính vì vậy, để
thoát khỏi những niềm tin hạn chế về bản thân, cần loại bỏ ảnh hưởng từ môi trường
không lành mạnh mà mình đã lớn lên hoặc đang sống để tạo dựng niềm tin mới, cuộc
sống mới. Eleanor Roosevelt rất có lý khi cho rằng: “Không ai có thể khiến bạn tự ti,
thấp kém nếu không có sự đồng lòng chấp thuận của bạn”.



×