Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

LICH SU GIAI THOAI các vị dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.83 KB, 16 trang )

GIAI THOẠI
1. Lê Q Đơn giai thoại: Biết thì nói là biết...
Lê Q Đơn tự cho mình là người hay chữ nhất vùng Thái Bình. Một hơm làng có hội, một vị lão
nho nhờ Lê Quý Đôn viết hộ vào dải lụa một vế đối. Lê Quý Đôn cầm bút chờ...
Ơng cụ ung dung đọc: "Tri", Lê Q Đơn ngỡ ngàng và lúng túng không biết viết thế nào. Cụ nhắc
lại "Tri", Lê Q Đơn vẫn cầm bút, vì trong chữ Hán có nhiều chữ "Tri" đồng âm dị nghĩa. Ông cụ
đọc đến lần thứ ba mà Lê Quý Đôn vẫn chưa viết được chữ "Tri", lòng cảm thấy xấu hổ. Thấy vậy
cụ nho liền cười và đọc cả câu:
"Tri chi dĩ vi tri. Bất tri dĩ vi bất tri. Thị tri."
Nghĩa là: Biết thì nói là biết. Khơng biết thì nói là khơng biết. Như thế mới là biết.
Lê Quý Đôn liền hạ bút, đến quỳ lạy trước cụ già, tạ lỗi.
2. Trần Hưng Đạo - Tinh thần Đông A
Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất
nước đói kém, loạn ly... Trần Thủ Độ, một tơn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước
chơng chênh thành bền vững.
Bấy giờ Trần Cảnh cịn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dịng họ Lý.
Vì nhường ngơi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ
Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy cơng chúa Thuận Thiên, chị gái
Chiêu Hồng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con
cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này khơng dẹp nổi
lịng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài,
ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.


Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra
thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng
lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua
một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên
trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tơng
tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng.
Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần


Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần
Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai
người chính là sự thống nhất ý chí của tồn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân
Nguyên hung hãn.
Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền
mình trị chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải...
Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dịng họ dị ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích
ơng cướp ngơi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các
con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ
nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ khơng nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa!
Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị,
sợ ơng sát vua. Ơng bèn bỏ ln phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và
sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, n lịng quan để
n lịng dân, đồn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lịng trung trinh son sắt vì vua, vì
nước.
Vua giao quyền Tiết chế, ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ
Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin u ơng. Đội quân cha
con ấy trở thành đội quân bách thắng.


Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu
lược, và Vạn Kiếp tơng bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc.
Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: "Lấy ngũ hành cảm ứng với
nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là
lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn
dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn,
mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương
quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là
tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy

hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại cơng của ơng. Là
tướng tín, ơng bày tỏ trước cho qn lính biết theo ơng thì sẽ được gì, trái lời ơng thì sẽ bị gì. Cho
nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tơng đến thăm lúc ơng đang ốm, có hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
Ơng đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ
nước:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại ngun sối"
Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và
chơn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san
phẳng, trồng cây như cũ...


Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ơng tại Vạn
Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ơng thuở sinh thời. Cơng lao sự nghiệp của ơng khó kể hết. Vua coi
như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ơng là Hưng Đạo đại vương.
Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
NHỮNG CHUYỆN TRẢ THÙ CỦA VUA LÊ CHIÊU THỐNG VÀ VUA GIA LONG
(Trích CHƯƠNG 3) Nguyễn Mạnh Quang

Trong chương này, người viết xin trình bày những hành động trả thù hết sức dã man của hai ông
vua người Việt của nước Việt Nam. Hai ơng vua này đều có thành tích "cõng rắn về cắn gà nhà".
Dưới đây là những hành động của hai ông vua Việt gian phản dân phản nước này.
I. NHỮNG HÀNH ĐỘNG TRẢ THÙ CỦA VUA LÊ CHIÊU THỐNG
Lê Chiêu Thống không những bị lịch sử kết tội là hạng người "ruớc con voi Mãn Thanh về giầy
mả tổ Việt Nam" để phục hồi quyền lực cho cá nhân mà còn bị dân tộc Việt Nam hết sức khinh bỉ
về những hành động trả thù những người có quan hệ với nhà Tây Sơn. Những hành động trả thù
hèn hạ của tên vua phản quốc này được ông Hoa Bằng kể lại trong cuốn "Quang Trung Nguyễn
Huệ Anh Hùng Dân Tộc 1988-1792" như sau:

"Chiêu Thống Đền Ơn, Trả Oán.- Sau ngót một tháng đã lấy lại được kinh thành Thăng Long,
nhưng hiệu lệnh của vua Lê chỉ choèn chn ở 5 lộ Ứng (Ứng Hịa), Thường (Thường Tín), Từ
(Từ Sơn), Thuận (Thuận Thành) và Quảng (Quảng Oai) mà thơi. Cịn từ Trường n (Ninh Bình)
trở vào Nam đều bị ngăn cách, không thông tin tức được. Theo An Nam Nhất Thống Chí, sách
viết Bác Cổ, sổ A tờ 31b và 32 a
Lê Chiêu Thống, một người có tính hẹp hòi, khắc nghiệt, sau khi nhờ sức quân Thanh, lấy được
Thăng Long, làm luôn những việc báo ân, trả oán cốt thỏa tư ý yêu ghét thiên lệch và riêng theo
tình cảm cá nhân, chứ chẳng cân nhắc bằng lý trí mà đặt quốc gia trên hết. Trong dịp này, Chiêu
Thống lộ hết cái bản tướng bất xứng chức.


Hồi tháng 11 năm Chiêu Thống thứ hai (Mậu Thân, 1788) Vua Lê trị tội những người xuống hàng
Tây Sơn. Bấy giờ trong họ nhà vua có người tịng nữ kết duyên với tướng Tây Sơn đã có mang,
vậy mà vua Lê sai mổ bụng, lấy thai, giết chết cả hai mẹ con vơ tội. Chính Chiêu Thống lai sai
chặt chân ba người hoàng thúc quăng ra giữa chợ trong cung. Cương Mục, quyển 47, tờ 39.
Ấy là không kể những vụ như: Giết Phan Như Tụy, trấn thủ Tuyên Quang, vì Tụy bắt hồng đệ
Duy Lưu đem nộp Tây Sơn và khép phị mã Dương Bành vào tử hình vì Bành dẫn qn đàng
trong đuổi bức ngự giá. Ngịai ra, vua Lê cịn cách tuột Ngơ Thì Nhậm và Phan Huy Ích mà bắt
hồn làm dân, bãi tước quận công của Nguyễn Hoản, giáng Phan Lê Phiên làm Đông Các Học Sĩ
và Mai Thế Uông xuống chức tư huấn.
Mấy việc làm này chẳng những làm cho lịng người nơn nao ngờ vực và khơng nhất tâm, lại cịn
khiến cho bà Thái Hậu (mẹ vua Chiêu Thống) đau đớn tức bực nữa. Nguyên, khi Thái Hậu từ bên
Mãn Thanh về đến Thăng Long, nghe biết những việc ngang trái của Vua Lê đã làm việc ấy, bà
phát bẳn lên rằng: "Ta cay đắng mới xin được quân cứu đến đây. Nước nhà phỏng được mấy
phen cứ trả ân báo thù để phá hoại thế này! Hỏng đến nơi rồi!" Rồi bà kêu khóc, khơng chịu vào
cung. Tụng thần là Nguyễn Huy Túc khuyên giải mãi, bấy giờ bà mới thôi. Cương Mục, quyển 47,
tờ 39.
Đến khi ban thưởng, chia chức, Chiêu Thống chỉ "rảy mưa móc" cho bọn bầy tơi hoặc tòng vong
hoặc ở nơi hành tại gia thăng cho bầy tôi hỗ tụng Phan: Đinh Dữ lên Lại Bộ Thượng Thư Bình
Chương Sự, Lê Duy Đào và Vũ Trinh lên Tham Tri Chính Sự. Nguyễn Đình Giản lên Binh Bộ

Thượng Thư Tri Khu Mật Viện Sự, Nguyễn Duy Hiệp và Châu Dõan Lệ lên Đồng Tri Khi Mật Viện
Sự, Trần Danh Án lên Phó Đơ Ngự Sử, Lê Qnh lên Trung Quân Đô Đốc Trường Phái Hầu,
v.v..., chứ không nghĩ gì đến những cựu thần và hào kiệt các nơi. Vì vậy, nhiều người thất vọng và
ngã lịng..."[i]
II.- NHỮNG HÀNH ĐỘNG TRẢ THÙ CỦA VUA GIA LONG
Giống như Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh không những mang tội với lịch sử là hạng người "cõng
rắn về cắn gà nhà" (quân phản quốc) vì đã nhờ cậy Giám-mục Bá Đa Lộc của Giáo Hội La Mã
vận động ngoại cường xin quân viện để phục hồi vương quyền, mà còn bị đời đời phỉ nhổ và


nguyền rủa vì đã trả thù vua tơi nhà Tây Sơn một triều đại đã có đại cơng với dân tộc Việt Nam
một cách hết sức dã man. Việc trả thù này được sử gia Phạm Văn Sơn ghi lại như sau:
"Đối với vua tôi nhà Tây Sơn là những kẻ thù không đội trời chung, tháng 7 năm Nhâm Tuất
(1802), Chúa Nguyễn đã dùng tân pháp, nghĩa là dùng các hình phạt tàn ác và nhục nhã nhất....
Những người bị xử tử hình trước là anh em vua Cảnh Thịnh. Để cho Cảnh Thịnh nhục thêm,
người ta đào mả cha mẹ chú bác của nhà vua rồi tán nhỏ hài cốt và đựng vào một cái sọt cho
binh sĩ đi tiểu vào sọt xương ấy. Sau sọt hài cốt bị đem bày ra trước mặt tội nhân. Người ta dọn
một bữa cơm thịnh soạn trên một cái mâm quí cho đám tử tù. Quang Thiệu buồn rầu bảo anh
"Gia đình ta thiếu gì mâm mà phải đi ăn mâm mướn của người..." Sau khi dùng bữa, người lý
hình khóa miệng các chiến phạm lại vì sợ họ chửi bới vua mới. Tay chân Cảnh Thịnh bị buộc vào
chân bốn con voi. Sau khi được lệnh, bốn con voi đi ra bốn phía xé Cảnh Thịnh ra làm bốn mảnh,
Cảnh Thịnh cịn quay lại nhìn một lần chót cái sọt xương của cha mẹ. Hình phạt này thi hành
xong thì các mảnh xác của kẻ xấu số bị treo ở mỗi đầu các chợ trong kinh thành Phú Xuân để cho
giịi và quạ đến rỉa. Lính phải cảnh gác những miếng thịt nát này e có người đến lén lấy đi.
Còn với mẹ con bà Bùi Thị Xuân, người ta cũng căm thù nên cũng dùng hình phạt dã man nhất.
Nguyên nhân là bà đã điều khiển binh sĩ đánh vào lũy thành Trấn Ninh hết sức kịch liệt đã làm
cho Nguyễn Ánh và các tướng lĩnh có phút thất thần, tưởng chừng nguy khốn đến nơi.
Một buổi sáng sương đã tan, mặt trời đã lên cao dần thì một ít tiếng súng đại bác nổ ran sau đó là
tiếng thanh la inh ỏi khắp kinh thành Phú Xuân không ngớt. Người ta báo cho nhân dân biết tại
pháp trường hôm nay xử thêm hai chiến phạm Tây Sơn: Mẹ con bà Thiếu Phó Trần Quang Diệu!

Nhân dân thành Phú Xuân ai nấy đều rõ thành tích của Bùi Thị Xuân khi uy quyền của nhà Tây
Sơn tràn khắp vùng sông Hương núi Ngự. Người ta đã phục Bùi Thị Xuân chẳng riêng chỗ Bà có
nhan sắc hơn người, mà cịn ở chỗ có gan dạ và trí lược của một đại tướng. Người ấy đã có cơng
gây dựng một phần sự nghiệp của chồng và của ba anh em Tây Sơn, đã bao phen xuất nhập
chiến trường, vào sinh ra tử.
Người ta đưa lại cho Bà cái chết thế nào?


Dĩ nhiên Bà phải chịu một cực hình vì người ta coi Bà từ lâu là một kẻ địch lợi hại bậc nhất: Bà
phải bị hành quyết dưới chân voi nghĩa là phải tội voi giày. Với hình phạt này, tội nhân bị lột trần
nếu là đàn bà, bị trói quặp lại nếu là đàn ông, và thớt voi nhất cử nhất động đều theo khẩu lệnh
của các giáp sĩ nai nịt gọn gàng. Trước hết, voi từ từ tiến tới gần kẻ xấu số gắp lấy tội nhân quỳ
dưới chân. Voi đặt nạn nhân nằm ngang trên cặp ngà trắng tinh rồi vận chuyển vòi hết sức mạnh,
xiết chặt tội nhân lại. Bao nhiêu khớp xương kêu răng rắc và gẫy hết. Tội nhân ngất đi và có thể
chết ngay, nhưng chưa đủ! Voi tung tội nhân lên cao rồi nhẩy bổ lên hứng lấy rồi lại tung lên lần
nữa, cao hơn lần trước. Lần này tội nhân rơi xuống đất như một cái quả chín rụng. Bấy giờ voi
mới lấy chân chà đạp lên mình tội nhân và dẵm nát như bùn mới thôi.
Tiếng thanh la vang lên rộn rã một hồi. Một khơng khí nghiêm trọng đầy khủng khiếp như ép hơi
thở của hàng vạn con người hồi hộp chung quanh pháp trường chờ chứng kiến một cảnh tượng
ghê gớm.

Giờ hành quyết đã tới! Người ta dẫn ra hai người: một cơ gái mới đơi chín xn xanh, con gái của
(Bà) Bùi Thị (Xuân) và (Bà) Bùi Thị (Xuân). Người con gái bị lột hết y phục. Cái thân hình nõn nà
của cơ bây giờ có một vẻ đẹp não nùng làm mê mẩn đám khán giả như thơi miên họ. Có người
toan đứng ra can thiệp để cứu đóa hoa chớm nở đó. Nhưng đã muộn! Thớt voi từ từ tiến đến,
một đám đen lù lù tượng trưng cho sức mạnh mù quáng, vô tri, tàn ác.
Người con gái biến sắc rồi trắng bạch như tờ giấy. Nàng kêu thất thanh rồi ngoảnh lại phía mẹ để
cầu cứu. (Bà) Bui Thị (Xuân) nghiêm nét mặt trách: "Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con
của ta! Mẹ đây còn làm thế nào mà cứu con được!"
Bùi Thị vẫn điềm tĩnh khi con gái bị voi tung lên tung xuống.

Đến lượt Bùi Thị. Trước khi ra pháp trường, Bà đã quấn khắp thân thể một lớp vải bên trong quần
áo để tránh sự lõa lồ trước mắt mọi người . Khí sắc của Bà vẫn hồng hào, tươi đẹp và hiên ngang
như khi lâm trận. Người ta nhớ lại rằng khi thực lực của Tây Sơn phất phơ như sợi tơ trước gió,


Quang Thùy, Quang Toản (anh em Tây Sơn) cuốn cờ bỏ chạy, người đàn bà ấy một voi một giáo
tả xung hữu đột như Triệu Tử trong trận Chương Dương cho đến khi rơi vào tay đối thủ.
Con voi lớn nặng nề tiến lại toan làm phận sự như lần trước. Nàng cũng bình thản bước lại gần
nó hét một tiếng thật lớn, nhái theo khẩu lệnh thường dùng để nạt những con voi thiếu kỷ luật. Voi
giật mình quay về phía giáp sĩ. Moi người kinh ngạc cho rằng voi khiếp oai người nữ tướng. Bọn
giáp sĩ vội vàng bắn hỏa pháp sau đít voi bắt buộc nó tiến về phía tội nhân, đồng thời quát to ra
lệnh bà Bùi Thị phải quỳ xuống.
Hỏa pháo nổ lung tung, cây nhọn đâm vào miệng voi thúc voi phải tiến. Bị kích thích, voi trở nên
hung tợn rống lên chạy bổ tới, dơ vòi quấn lấy tội nhân như con trăn quấn một con thịt nhưng trái
với lệ thường nó tung lên nhưng không chà đạp như mọi bận. Rồi voi bỏ chạy vòng quanh pháp
trường rống lên những tiếng đầy sợ hãi. Hàng vạn con người hoảng hốt theo. theo tài liệu của
giáo sĩ De La Bissachère viết năm 1807
Như trên ta đã thấy, mả của Thái Đức Nguyễn Nhạc và Thái Tổ Nguyễn Huệ đều bị khai quật, hài
cốt bị nghiền nát như cám cho quân lính đi tiểu vào và trưng bày trước mặt anh em vua Cảnh
Thịnh, cịn sọ thì đem giam vào ngục tối. Theo truyền thuyết tại khám đường Phú Xuân bấy giờ
có ba cái vò: Một đựng sọ vua Thái Đức, một đựng sọ vua Quang Trung, cịn cái thứ ba khơng
biết có phải là sọ của Đông Định Vương Nguyễn Lữ hay sọ vua Cảnh Thịnh. Ba cái vò này để
trong ba gian riêng biệt, bị xiềng vào cột, ngoài cửa niêm phong hẳn hoi. Mỗi tháng có hội đồng
đến kiểm sốt. Lính canh cho rằng các vò linh thiêng lắm nên họ vẫn bí mật cúng vái để cầu an và
gọi là Ơng Vị hay Ơng Chúa Ngụy. (Theo tạp chí Đơ Thành Hiếu Cổ trong bài Note sur les
cendres des Tây Sơn dans la prison du Khám Đường của Nguyễn Đình Hịe).
Cũng theo lời truyền thuyết ở Huế, đêm đêm lính canh thường nghe thấy tiếng rên khóc trong ba
cái vị... Lại một đêm vua Gia Long đang nằm đọc sách ở hậu cung thấy trên nóc nhà rớt xuống
một cái đầu tóc râu dài rậm rạp trơng rất hung ác, vài phút sau lại rơi một chiếc nữa, sau đến
chiếc thứ ba, rồi cả ba lăn long lóc quanh long sàng 10 phút mới biến. Nhà vua kinh hoảng phải

cho rời ba cái sọ ấy đi một nơi bí mật khiến ngay nay khơng cịn ai biết đến nữa. Lại có nguồn dư
luận cho rằng những đầu lâu này cịn bị giữ trong ngục mãi đến năm 1885 là khi vua Hàm Nghi


rời bỏ kinh thành chạy ra Tân Sở có người bí mật nhân vụ lộn xộn này vào khám đường lén gánh
đi mất và cho đến nay khơng cịn ai biết tung tích ra sao."[ii]
Trên đây là hai bài học lịch sử về cái gương phục hồi quyền lực cho một chế độ chính trị bạo
ngược đã bị nhân ghê tởm và đạp đổ. Mong rằng dân ta sẽ không bao giờ quên những bài học
xương máu trên đây.
Thái sư Lê Văn Thịnh có mưu giết vua Lý Nhân Tơng?
"Đại Việt sử ký toàn thư" viết rằng Lê Văn Thịnh làm phép hóa hổ, định hại vua Lý Nhân Tơng ở
hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây), dẫn tới việc Lê Văn Thịnh bị truất chức Thái sư và bị lưu đày tại Thao
Giang (Phú Thọ ngày nay).
Trước hết, chúng ta cùng xem xét lại sự nghiệp của Nguyên phi Ỷ Lan, người trực tiếp gây ra án
oan cho Thái sư Lê Văn Thịnh.
Trước khi được tuyển vào cung, tên bà là Lê Thị Mệnh, người làng Thổ Lỗi, tục gọi là làng Sủi,
nay là thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Mùa xuân năm 1061, Lý Thánh Tơng sang chùa Dâu để cầu tự, vì vua đã 39 tuổi mà chưa sinh
con. Dân chúng đổ ra đón vua nhưng cô Mệnh khi ấy đang cắt cỏ, lại đứng tựa vào cây lan (vì thế
sau này vua gọi là Ỷ Lan - dựa vào cây hoa lan), mà khơng ra xem vua.
Chính cái sự độc đáo khơng giống ai này khiến vua để ý. Vua cho vời cô gái cắt cỏ tới cật vấn,
qua đó phát hiện ra một cô thôn nữ vừa xinh đẹp, vừa thông minh. Và thế là cô Mệnh lọt vào mắt
xanh của nhà vua cùng với 11 cô gái quê khác.
Sự khác người ấy của cơ Mệnh được thể hiện: ngồi sống với vua, thời gian cịn lại rất nhiều, cơ
dành cho việc học làm hoàng hậu, học làm vua.
Thế là, năm 1069, khi đích thân Lý Thánh Tơng cầm qn đi đánh Chiêm Thành, thì vua đã giao


cơng việc triều chính cho Ỷ Lan "Lưu thủ kinh sư", trong vịng 5 tháng, chứ khơng giao việc cho
quan Tể tướng Lý Đạo Thành hoặc các thân vương.

Việc đó hẳn nhà vua có con mắt tinh đời, song thực chất, từng bước Ỷ Lan muốn thể hiện tài
năng, bản lĩnh trị quốc, bình thiên hạ khi mới 20 tuổi. Ỷ Lan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao, tức là có cơng đầu trong việc huy động nhân tài vật lực đánh thắng quân Chiêm
Thành.
Năm 1075, bà là người lãnh đạo cuộc Bắc phạt, khi phát hiện quân Tống đang tập trung lương
thảo và chiến cụ ở châu Ung, châu Liêm và châu Khiêm chuẩn bị đánh Đại Việt.
Lúc này, vua Lý Nhân Tông (con bà) mới 9 tuổi, quan Thái sư Lý Đạo Thành đã ngoài 80 tuổi, lại
theo phái chủ hòa, và đang bị Ỷ Lan đày đi trấn giữ Nghệ An; Lý Thường Kiệt và Tơn Đản thì cầm
qn, nhưng Lý Thường Kiệt tuổi đã cao, mặc cảm về một ơng quan "thái giám" cịn nặng nề, thế
nên, mọi quyền bính đều nằm trong tay Ỷ Lan.
Muốn bảo đảm cho cuộc Bắc phạt, và tiếp sau đó là chống qn Tống thành cơng, Ỷ Lan đã làm
được 3 điều (ngoài quyết tâm chiến lược đúng đắn và táo bạo là đánh quân Tống ngay trên đất
Tống):
Thứ nhất, nền cai trị vững chắc, bảo đảm an ninh hậu phương.
Thứ hai, tiếp tế lương thực, thực phẩm đầy đủ và kịp thời cho 10 vạn tinh binh và 40 vạn người
phục vụ trong một cuộc hành quân bí mật, là cực kỳ tốn kém về sức người và sức của.
Thứ ba, huy động và lãnh đạo được một lực lượng quân và dân binh tham chiến cực lớn, biết
dùng người và bổ sung nhân tài vật lực bảo đảm cho cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn tồn.
Tháng Giêng năm 1072, Lý Thánh Tơng băng hà, Hồng Thái tử Càn Đức (Ỷ Lan sinh được 2
con trai) 7 tuổi lên ngơi, tơn mẹ đẻ làm Hồng Thái phi, tơn mẹ Thượng Dương làm Hồng Thái
hậu (bà vợ cả này khơng có con), cùng bng rèm nhiếp chính, Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ


cơng việc.
Nói là "cùng" nghe và giải quyết chính sự, nhưng thực chất quyền hành đều thâu tóm vào tay Ỷ
Lan. Vì lợi thế là mẹ đẻ ra vua, Ỷ Lan đã vơ hiệu hóa Hồng Thái hậu, bằng cách bắt tạm giam
"vợ cả vua cùng 76 thị nữ vào cung cấm, rồi bức chết chôn theo lăng Lý Thánh Tơng”. Đó là tội
"giết người hàng loạt" của Ỷ Lan.
Cùng trong đợt thanh trừng này, Thái sư Lý Đạo Thành bị hạ bệ từ quan Tể tướng (chức quan
cao nhất trong triều đình) xuống làm Tổng trấn đi cai quản châu Nghệ An.

Chỉ sau đó 1 năm, nhận thấy Lý Đạo Thành rất mực trung thành với Hoàng gia, qua việc thờ cúng
Lý Thánh Tông, nên Ỷ Lan theo ý con, mới thăng lại chức Thái phó cho ơng, và mời ông về Kinh
đô giúp nội trị, khi quân ta Bắc phạt.
Về Lý Thường Kiệt cũng vậy. Ỷ Lan biết rõ tài năng, đức độ và uy tín của Lý Thường Kiệt, nhưng
không chia sẻ quyền lực, mà chỉ triệt để sử dụng ông là một vị tướng, trận mạc nối tiếp trận mạc
cho tới lúc già vẫn phải cầm qn đi bình Chiêm, đánh Tống chiến cơng lừng lẫy, cũng chỉ phong
Thái úy (đứng đầu hàng võ) chứ không phong Thái sư hay Tể tướng.
Về Lê Văn Thịnh, đỗ đầu khoa thi Minh tinh bác học (lúc đó chưa có trạng nguyên), do Ỷ Lan mở
theo đề nghị của Lý Thường Kiệt (bà mở được 2 khóa thi: Minh tinh bác học và Nho học tam
trường). Sau đó, Lê Văn Thịnh được cử vào dạy Lý Nhân Tông học hành từ nhỏ cho đến khi
trưởng thành.
Năm 1084, ông là Thị lang Bộ Binh đi đàm phán với người Tống về biên giới thắng lợi: Nhà Tống
phải trả lại châu Quảng Un (phần lớn phía Bắc, Đơng Bắc tỉnh Quảng Ninh bây giờ) bị chiếm
trong chiến tranh từ năm 1076.
Năm 1085, khi Ỷ Lan thơi nhiếp chính vì tuổi tác và mải mê đi lo việc tiếp tục xây cất chùa và lễ
chùa, Lê Văn Thịnh mới được thăng chức Thái sư trơng coi cơng việc triều chính.


Ông là nhà nho tiết tháo, nên không thể không can ngăn Ỷ Lan xâm phạm nhiều quốc khố trong
việc dựng trên 100 ngôi chùa để sám hối tội giết Hồng Thái hậu và 76 cung nữ. Vì thế, bà thù
ghét và thanh trừng không thương tiếc bất cứ ai cản trở công việc phát tâm công đức của bà, mà
kẻ thù chính là quan đầu triều Lê Văn Thịnh.
Ỷ Lan lập mưu vu cho Lê Văn Thịnh đội lốt hổ giết vua trên hồ Dâm Đàm và cái chết của Lê Văn
Thịnh là kết quả của cuộc chiến giữa Nho giáo (người đại diện là Thái sư Lê Văn Thịnh) và Phật
giáo (đại diện là Nguyên phi Ỷ Lan đang nắm giữ vương quyền).
(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn "Nhìn lại lịch sử" của các nhà sử học Phan Duy
Kha, Lã Duy Lan và Đinh Công Vĩ, NXB VH-TT, 2003)
Hồ Quý Ly - cần một con đường mang tên ơng
... Anh bạn tơi có lý khi mong muốn ở Thủ đô Hà Nội cần có một con đường mang tên Hồ Q Ly
vì cho dù thất bại, ông vẫn là nhân vật lịch sử can đảm, táo bạo, có nhiều đóng góp cho đất nước.

Những ý tưởng đổi mới của ông tuy chưa gặp “thời” và chưa thành hiện thực lúc bấy giờ, nhưng
đến đời hậu Lê, đã được nhiều vị vua thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.


Thành nhà Hồ. Ảnh: Tư liệu
Đánh giá về Hồ Quý Ly cịn có những ý kiến khác nhau, song giới sử học nước nhà đều thừa
nhận công lao lớn nhất của ơng là người đầu tiên có tư tưởng đổi mới, khởi xướng những biện
pháp canh tân kinh tế - xã hội cho đất nước. Ông là vị vua nước Việt đầu tiên cho in và phát hành
tiền giấy rộng rãi trong dân chúng, đồng thời nghiêm trị xử chém những kẻ làm tiền giả. Ơng thực
hiện lại chính sách ruộng đất mà trước đó tập trung quá nhiều cho cơng hầu, khanh tướng triều
Trần, ban hành lại chính sách thuế phù hợp, công bằng với mọi tầng lớp, từ người giàu đến
người nghèo.
Hồ Quý Ly dòng dõi người Chiết Giang (Trung Quốc) sang Việt Nam và định cư ở huyện Quỳnh
Lưu tỉnh Nghệ An. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa làm con nuôi
tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Huấn.
Ông làm quan trong triều Trần và rất được tin dùng. Vua Trần Nghệ Tông lại gả em gái là công
chúa Huy Ninh cho ông. Năm 1395 Trần Nghệ Tơng mất, ơng được phong làm Phụ chính Thái sư
nhiếp chính nắm trọn quyền hành trong nước.


Chỉ trong thời gian tương đối ngắn, hơn năm năm cuối nhà Trần và chưa đầy bảy năm trị vì của
nhà Hồ, những việc làm thực tế của Hồ Quý Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết tâm thực hiện
cải cách khắp mọi lĩnh vực: Chính trị, hành chính, quốc phịng, kinh tế, tài chính, văn hố - tư
tưởng, giáo dục, y tế, xã hội... Tư tưởng của ông trong lĩnh vực nào cũng mới mẻ, hành động nào
của ơng cũng quyết liệt, có tác dụng thúc đẩy xã hội đổi mới.
Nhưng bi kịch lớn nhất của ông, cũng là của lịch sử chính là sự thất bại của một đường lối đổi
mới. Đường lối đó đúng nhưng chưa gặp thời.
Vào cuối triều Trần, xã hội đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn gay gắt. Vua thì bạc nhược, bất tài vô dụng,
nhiều cuộc khởi nghĩa dấy lên chống lại triều đình vì thế ơng cương quyết phế bỏ, lập nên nhà Hồ
thay thế nhà Trần. Ơng có bài thơ nói về tâm niệm của mình: Cũng một duộc vua hèn/ Hôn Đức

và Linh Đức/ Sao chẳng sớm liệu đi? Chỉ để người nhọc sức
Có thể nói cuộc “đảo chính cung đình” giành lấy ngơi vua từ tay họ Trần sang họ Hồ là việc làm
táo bạo và triệt để nhất trong q trình cải cách chính trị của Hồ Q Ly. Chiếm được chính
quyền, ơng tiếp tục đề ra những biện pháp nhằm dựng dậy chế độ Nhà nước quân chủ đang đi
vào chỗ rệu rã, suy sụp...
Ông có những cải cách kinh tế quan trọng như: Hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy và đổi mới
chế độ thuế khóa. Đó là những cải cách tiến bộ nhằm tước giảm thế lực giới quý tộc triều Trần,
giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính của triều đình.
Về văn hóa, Hồ Q Ly có hồi bão xây dựng một nền văn hóa dân tộc. Ơng là vị vua Việt Nam
đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm, dịch Kinh thư ra nơm để dạy. Ơng phản đối lối học sáo rỗng,
học vẹt lời nói của cổ nhân. Ơng soạn sách "Minh Đạo" đưa ra những kiến giải xác đáng về
Khổng Tử và những nghi vấn có căn cứ về sách "Luận ngữ".
Thành nhà Hồ, xây dựng năm 1397 đời vua Trần Thuận Tông (1388-1398). Sử cũ cho biết, thành
được xây dựng chỉ trong thời gian ba tháng. Đây cũng có thể coi là một kỳ cơng trong lịch sử kiến
trúc- xây dựng Việt Nam. Cho đến nay chúng ta cũng không biết bằng kỹ thuật nào ông đã đưa


được những khối đá nặng hàng tấn xây cổng thành để đến nay vẫn sừng sững "trơ gan cùng tuế
nguyệt".
Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở "Quảng Tế Thư" một loại bệnh viện công, chữa bệnh bằng châm
cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ơng cho ban hành cân, thước, đấu, thưng, để
thống nhất đo lường cũng góp phần làm tăng thêm giá trị văn minh của đời sống xã hội.
Về quân sự, trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh qn đội,
xây thành, đóng thuyền chiến. Có thể nói vào thời ấy số lượng và trang bị của quân đội như vậy
là rất hiện đại.
Ông thực hiện những cuộc cải cách ấy với một quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một
bản lĩnh phi thường, nhưng lại vấp phải những trở ngại rất lớn. Việc làm này vào thời buổi ấy, do
ảnh hưởng nặng nề của Tống Nho, có thể nói hầu hết dân chúng trong xã hội - từ giới vương hầu
quý tộc, tri thức nho sĩ đến người bình dân - ai ai cũng đều lên án, nguyền rủa,...
Tư tưởng “trung quân” đến thành “ngu trung” quả rất nặng nề. Quần chúng nhân dân không chấp

nhận một hành động như vậy. Họ không thấy được triều đại nhà Trần vào cuối đời đã trở nên suy
tàn, trở thành lực cản cho sự phát triển. Bi kịch của xã hội, bi kịch của một thời đại, và bi kịch của
Hồ Quý Ly cũng chính ở đây. Hành động thay đổi ngơi vua và cải cách là hành động cách mạng
nhưng tiếc thay, với ý thức “ngu trung” đó, khơng phải hành động cách mạng nào cũng được sự
ủng hộ.
Lịch sử sẽ còn ghi dấu sự thất bại của Hồ Quý Ly như là bi kịch của một nhân vật, một số phận
lịch sử, bi kịch của “cái mới” non trẻ bị thất bại. Nó thất bại bởi cả nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân bên ngoài, bởi thiếu những nhân tố mà người xưa tổng kết: Thiên thời - địa lợinhân hòa.
Khi viết về Hồ Q Ly, trong bài “Bình Ngơ Đại cáo” Nguyễn Trãi đã từng ghi: “Nhân họ Hồ chính
sự phiền hà/ Để trong nước lịng dân ốn hận/ Qn cuồng Minh đã thừa cơ gây loạn/ Bọn gian
tà còn bán nước cầu vinh”.


Nhân tố bên trong quan trọng nhất chính là lịng người. Thực ra những việc làm của Hồ Quý Ly
“chính sự phiền hà” là những cải cách quan trọng, song ngay cả những vị học giả lớn, với tư
tưởng “trung quân ái quốc” thời ấy cũng chưa chấp nhận thì làm sao người dân đã có thể hiểu và
theo?
Và vì thế, việc cướp ngôi nhà Trần là việc làm “trái đạo” không thể chấp nhận thời bấy giờ.
Soi xét dưới con mắt lịch sử, cả hai việc ấy đều không thể coi là sai trái. Khi một triều đại đã mục
rỗng, thối nát thì việc thay thế nó là một quy luật, một tất yếu lịch sử. Tuy nhiên quan điểm “trung
quân” của Nho giáo lại không cho phép bất cứ ai hành động như vậy. Và chúng ta đều biết thời
đại mà Hồ Qúy Ly sống là thời đại hết sức đề cao Tống Nho.
Rõ ràng, sự thất bại của Hồ Q Ly chính là yếu tố lịng dân. Đời sống đương đại, dưới cái nhìn
lịch sử khách quan, công tâm, công bằng không hề ảo tưởng qui nỗi đau mất nước là tội của Hồ
Quý Ly. Vào thời điểm đó giặc phương Bắc hùng mạnh tràn tới, triều đại nhà Hồ mới được bẩy
năm, lại mới bắt tay vào cải cách, mọi cái mới của chính sự cịn non yếu, bấy bớt, mất nước là
điều không tránh khỏi.




×