Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ THI và đáp án môn bộ LUẬT HÌNH sự năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.21 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
ĐỀ THI KẾT THỨC HỌC PHẦN
MÔN: BỘ LUẬT HÌNH SỰ
LỚP: HÌNH SỰ 07
Thời gian làm bài 75 phút
Thí sinh chỉ được sử dụng VBQPPL để làm bài thi
CÂU I: Nhận định đúng sai (4 điểm)
1. Không phải Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội hiếp dâm đểu phải chịu
trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Đúng. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt biệt nghiêm trọng và căn
cứ vào K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bị phạm tội hiếp dâm thuộc K1 Đ111
BKHS Việt Nam thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm
trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
2. Việc phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp trong khi áp dung
luật hình sự chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà khơng có ý
nghĩa đối với việc định tội?
=> Nhận định này Sai. Vì khi áp dung luật hình sự lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp không phải chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà cịn có ý
nghĩa đối với việc định tội. Ví dụ:Tội bức tử(Đ100 Bộ luật Hình sự Việt Nam) nếu
người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp làm nạn nhân xử tự sát thì xử theo Đ100 Bộ
luật Hình sự Việt Nam. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả
làm nạn nhân chết thì sẽ bị xử lý theo Đ93 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
3.Hành vi vi phạm các quy định an tồn giao thơng vận tải chỉ cấu thành tội
theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam khi hành vi đó gây ra thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ khoản 4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam thì
có những hành vi chưa gây ra hậu quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu khơng được ngăn chặn kịp thời thì cấu thành tội phạm
1




theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ: người bẻ ghi đường sắt đã không
thực hiện nhiệm vụ của mình (do ngủ gật) song có người phát hiện và bẻ ghi để 2
đồn tàu khơng đâm vào nhau. Trong trường hợp này mặc dù chưa có hậu quả (tai
nạn) xảy ra nhưng người bẻ ghi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hinh sự theo K4
Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
4. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt
quan hệ pháp luật hình sự.
=> Nhận định này Sai. Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên không
phải mọi các hành vi phạm tội đều khơng bị xử lí hình sự khi có bãi nại. Căn cứ
vào Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của
người bị hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được quy định Điều
luật này quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc làm chấm dứt quan
hệ PL hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.
CÂU II (3 điểm)
Chiều ngày 17 tháng 9 năm 2020, Đ cùng C đang ngồi uống nước thì có một em bé
mời mua vé số. C lấy 30.000 đồng mua 3 tờ vé số. Trong khi C trả tiền thì Đ nhận
lấy 3 tờ vé số từ người bán đút và cất vào túi quần của mình và nói: “Để tơi cầm
cho may mắn, nếu trúng thưởng thì tối nay lại nhậu nhé”. C chỉ cười và khơng có
phản ứng gì. Sáng hơm sau khi dị vé số biết trúng thưởng, Đ đã đi nhận thưởng 6
tỷ đồng đồng rồi gọi điện cho C nói: “3 tờ vé số hôm qua trượt hết rồi” rồi đi mua
một chiếc xe máy. Sau đó Đ mời C đến nhà liên hoan khao xe mới. C nghi ngờ, đi
hỏi và biết được 3 vé số mà mình mua trúng thưởng trị giá 6 tỷ đồng. C yêu cầu Đ
trả lại số tiền trúng thưởng nhưng Đ kiên quyết từ chối và nói dối là vé khơng trúng
thưởng nên đã xé bỏ. C đề nghị cơ quan công an điều tra và vụ việc được xác định
đúng như đã nêu trên.
Câu hỏi
1. Hành vi của Đ cấu thành tội gì? Tại sao? (1 điểm)
2. Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao? (1 điểm)

3. Hãy xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội mà Đ đã thực hiện. (1
điểm)
2


A. CƠ SỞ PHÁP LÝ.
– Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường, đủ điều kiện về tuổi và có năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ.
– Khách thể của tội phạm: quan hệ sở hữu đối với tài sản.
– Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: tài sản trị giá 6 tỷ đồng.
– Điều 139 bộ luật hình sự.
B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Hành vi của Đ cấu thành tội gì? Tại sao?
Hành vi của Đ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ luật hình
sự; có thể khẳng định như vậy vì những lý do sau:
Xét điều 139 Bộ luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội này được quy
định như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ
hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc
đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà cịn vi phạm, thì bị
phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3



e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
* Về chủ thể của tội phạm: trong trường hợp này ta coi như Đ đã đủ điều kiện về
tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Khách thể của tội phạm: Quan hệ sở hữu đối với tài sản, trong tình huống này thì
khách thể tội phạm do Đ thực hiện là quan hệ sở hữu của C với tài sản là tấm vé số
trúng thưởng trị giá 6 tỷ đồng.
* Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Về dấu hiệu pháp lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được định nghĩa là Hành vi
chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.
+ Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: gồm hai hành vi khác nhau đó là hành vi lừa
dối và hành vi chiếm đoạt .
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin khơng đúng sự thật nhằm để người
khác tin đó là sự thật.
Cụ thể trong trường hợp này, Đ đã có hành vi lừa dối C, khi biết tấm vé số trúng
thưởng lẽ ra Đ phải trả lại cho chủ của tấm vé là C nhưng Đ đã đi nhận thưởng và
nói dối với C là tấm vé khơng trúng thưởng. Hành vi gian dối thứ hai là khi C sau
khi được Đ mời ăn liên hoan mua xe máy mới đã nghi ngờ và đi dị thì biết tấm vé
của mình trúng thưởng, Đ lại tiếp tục gian dối bằng cách nói dối là vé khơng trúng
thưởng nên đã xé bỏ. Đ đã cố tình đưa ra những thơng tin không đúng sự thật để
đánh lừa C,

4


Hình thức của hành vi lừa dối: Hành vi lừa dối ở trong trường hợp này thể hiện qua
lời nói, Đ đã gọi điện cho C và nói “ 3 tờ vé số hôm qua trượt hết rồi” và tiếp tục

nói dối là đã xé bỏ vé số vì khơng trúng thưởng.
Hành vi chiếm đoạt : Trong trường hợp này, tài sản bị chiếm hữu đang ở trong sự
chiếm hữu của người phạm tội, ở đây là Đ, Đ đã giữ lại tài sản là phần thưởng trị
giá 6 tỷ đồnglẽ ra phải giao cho C. Vì đã tin vào thông tin mà Đ cung cấp là tấm vé
số không trúng thưởng nên C đã không nhận giải, ngay từ đầu tình huống, Đ đã
yêu cầu giữ hộ tấm vé cho may mắn và C đã tin tưởng giao cho Đ. Trường hợp
này, tội phạm hoàn thành ngay khi Đ gọi điện cho C và nói tấm vé khơng trúng
thưởng( trước đó đã tự ý đi nhận thưởng mà khơng nói với C).
>> Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, cịn hành vi
chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
+ Hậu quả: Hậu quả do hành vi của Đ gây ra là những thiệt hại cho quan hệ sở hữu
thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất, ở đây là C đã bị mất số tiến là 6 tỷ đồngmà
lẽ ra C phải được hưởng do bỏ tiền ra mua vé số.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Quan hệ nhân quả là dạng của
mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó hiện tượng được gọi là nguyên nhân với
những điều kiện nhất định đã làm phát sinh hiện tượng khác gọi là kết quả. Hành vi
chiếm đoạt tài sản trị giá 6 tỷ đồnglà kết quả của hành vi lừa dối, hành vi chiếm
đoạt xảy ra ngay khi hành vi lừa dối được hoàn thành.
* Mặt chủ quan của tội phạm: Đ đã đưa ra thông tin giả là tấm vé khơng trúng
thưởng với mục đích là để C tin đó là sự thật và từ bỏ quyền sở hữu của mình với
tấm vé số.( tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xảy ra khi tấm vé số đã trúng thưởng,
cịn khi tấm vé số khơng trúng thưởng thì giá trị của tấm vé số khơng đủ để cấu
thành tội, luật quy định phải từ 2.000.000đ trở lên, trong khi 3 tờ vé có giá là
30.000đ). Đ đã đưa ra thông tin giả để C tin đó là sự thật.

5


+ Động cơ và mục đích phạm tội: Trường hợp này, động cơ và mục đích phạm tội
của Đ có tính chất tư lợi, lấy tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân của mình.

+ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp,người phạm tội biết mình có hành vi
lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài
sản, ở đây Đ đã có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối có kết quả (C
hồn tồn tin là tấm vé mình mua khơng trúng thưởng) để có thể chiếm đoạt được
tài sản, Đ đã có chủ tâm chiếm đoạt tài sản của C và hành động để biến mục đích
của mình được thực hiện.
– Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, hậu quả của hành vi
phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích, ở đây
là mong muốn chiếm được 6 tỷ đồngcủa Đ, và hậu quả xảy ra đúng với mục đích
của Đ.
– Về lý trí: Ở đây Đ nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình và thấy trước được
hậu quả của hành vi phạm tội của mình.
=> Từ những căn cứ pháp lý và các dấu hiệu của tội phạm nêu trên, ta kết luận
hành vi của Đ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139, bộ luật hình
sự
2. Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?
Để có thể xác định tội mà Đ thực hiện mà ở đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
cấu thành vật chất hay hình thức thì ta căn cứ vào những đặc điểm của cấu thành
tội vật chất và hình thức để phân biệt:
* CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả
và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Đối với dấu hiệu hậu quả (và
6


cùng với nó là dấu hiệu mối quan hệ nhân quả) ở loại CTTP này lại được quy định
theo hai mức độ khác nhau:
+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm hoàn thành. Ở loại CTTP này,
nhà làm luật không trực tiếp đưa dấu hiệu hậu quả vào trong CTTP mà hậu quả
được quy định gián tiếp thông qua cách quy định về hành vi phạm tội.
+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Ở dạng CTTP này, nhà làm luật trực

tiếp đưa hậu quả vào các quy định của CTTP với ý nghĩa là điều kiện xác định
những trường hợp thoả mãn CTTP của loại tội đó, loại trừ những trường hợp hành
vi không cấu thành tội phạm.
=> Cấu thành tội phạm vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan gồm
hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả.
* Cấu thành tội phạm hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là
hành vi nguy hiểm cho xã hội. CTTP hình thức là CTTP chỉ có một dấu hiệu của
mặt khách quan được mơ tả trong CTTP là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong CTTP hình thức khơng có dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa
hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Do đặc điểm của CTTP hình
thức như vậy mà quan hệ tâm lí của người phạm tội với các dấu hiệu của tội phạm
có CTTP hình thức có điểm khác căn bản so với tội phạm có CTTP vật chất.
Căn cứ vào những khái niệm và đặc điểm của CTTP nêu trên, ta có thể khẳng định
tội mà Đ phạm phải (lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 bộ luật hình sự) có
CTTP vật chất. Ta thấy ở mặt khách quan của tội mà Đ phạm, có đầy đủ dấu hiệu
như hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở đây, hậu
quả còn là yếu tố bắt buộc để định tội Đ, giả sử tấm vé Đ giữ không trúng thưởng,
vì một lý do gì đó C địi lại nhưng Đ khơng trả thì cũng khơng thể định tội Đ mặc
dù ở đây có yếu tố lừa dối, do đó hậu quả là yếu tố bắt buộc trong tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp của Đ, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định
tội, vì nếu lừa đảo nhưng không hay chưa chiếm đoạt được tài sản thì cũng khơng
thể định tội danh được; hành vi của Đ lừa dối đi đến kết quả là lấy được số tiền
trúng thưởng của C, và kết quả đã hồn thành.
Khơng thể khẳng định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành hình thức vì
CTTP hình thức chỉ xét đến hành vi, lỗi đã là lỗi cố ý trực tiếp, xét riêng hành vi đã
thấy được hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù hậu quả có thể xảy ra hay khơng
xảy ra vì những điều kiện khách quan. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù
7



lỗi cũng là lỗi cố ý trực tiếp nhưng phải tính đến yếu tố “chiếm đoạt tài sản”, nghĩa
là xảy ra hậu quả tài sản bị chiếm đoạt thì mới định tội danh được, hành vi lừa dối
trong trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc
chiếm đoạt. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính
tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vậy tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất.
3. Hãy xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội mà Đ đã thực hiện.
Để xác định khung hình phạt cho tội mà Đ đã thực hiện, trước hết, xét đến tội mà
Đ phạm phải được quy định trong điều 139 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khung hình phạt được quy định tại khoản 1 điều 139 như sau : “Người nào bằng
thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị….., thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” vì tài sản
mà Đ chiếm đoạt là tấm vé số trúng thưởng 6 tỷ đồngnên khơng thể xác định
khung hình phạt cho Đ theo khoản 1.
Theo khoản 2, điều 139:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất nguy hiểm;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung hình phạt cho tội của Đ được xác định theo điểm e, khoản 2, điều 139, với
tình tiết làm tăng nặng tội là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị trong khoảng từ năm
mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mà cụ thể trong tình huống này, tài
sản mà Đ chiếm đoạt là tấm vé số đạt giải của C với trị giá lên đến 6 tỷ đồngđồng.
8



Vậy khung hình phạt cho Đ là từ hai cho đến bảy năm tù giam, định mức khung
hình phạt theo điểm e, khoản 2, điều 139.
CÂU III (3 điểm)
A, B và C bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà ông H. Theo sự phân công của nhóm,
C mang theo một thanh sắt để cạy phá cửa. Chúng hẹn nhau 10 giờ đêm tập kết ở
địa điểm X. Đến giờ hẹn, C đem thanh sắt đến địa điểm X như đã thỏa thuận
nhưng chờ mãi không thấy A và B đến nên bỏ về nhà ngủ. A và B đến chỗ hẹn quá
muộn nên không gặp được C, nhưng vẫn quyết định đi lấy tài sản theo kế hoạch và
đã lấy được tài sản giá trị 80 triệu đồng. Do không đi lấy tài sản nên C chỉ được A
và B chia cho 5 triệu đồng, C chê ít khơng lấy và cũng khơng nói gì về vụ trộm với
bất cứ ai. Sau một tháng vụ việc bị phát hiện.
CÂU HỎI:
1. A, B và C có phải là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên khơng? Tại
sao? (1 điểm)
2. Hành vi của C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại
sao? (1 điểm)
3. Sau khi lấy được tài sản của nhà ông H, A và B đã mang số tài sản đó bán cho K
và K đã mua lại số tài sản này. Vậy, K có phải chịu TNHS về hành vi của mình
khơng? Tại sao? (1 điểm)
BÀI LÀM:
1. A, B và C có phải là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên khơng? Tại
sao?
Trả lời : A,B và C là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản trên.
Giải thích :

9



Theo điều 20, BLHS : “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực
hiện một tội phạm.”
Về mặt khách quan, đồng phạm địi hỏi có 2 dấu hiệu:
– Có từ 2 người trở lên:
Yếu tố chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là cơ sở quyết định tính chất của đồng
phạm. Chủ thể trong trường hợp này buộc có từ 2 người trở lên và những người
này có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm đó là: có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
chịu TNHS. Trong tình huống trên: “ A, B và C bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà
ông H » tức là ở đây đã có 3 người đó là A, B và C và họ đã có hành vi « bàn nhau
» lên kế hoạch trộm cắp tài sản nhà ơng H thì họ đã nhận thức được tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi trộm cắp tài sản nhà ông H là thiệt hại về tàn sản của
ơng H. Đề bài khơng đề cập gì thêm, tức là A,B, C có khả năng điều khiển được
hành vi của mình. Vì vậy, A,B,C đều có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Cùng thực hiện tội phạm một cách cố ý: nghĩa là người đồng phạm phải tham gia
vào tội phạm với một trong 4 hành vi sau: Hành vi thực hiện tội phạm,
hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm
và hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Lúc đầu cả A, B, C đã bàn bạc,
thỏa thuận và thống nhất với nhau cùng thực hiện hoạt động: trộm cắp tài sản của
nhà ông H. Thêm vào đó thì C đã cịn được phân cơng mang theo một thanh sắt để
cạy phá cửa, mặc dù C không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản cùng với
A và B nhưng việc C đã đồng ý và có hành vi mang thanh sắt như thỏa thuận đến
điểm hẹn X thể hiện mục đích muốn góp phần thực hiện tội phạm.Việc chuẩn bị
cơng cụ phương tiện, lựa chọn phương thức phạm tội ( tìm kiếm, chuẩn bị phạm
tội, phân công nhau..) của A, B và C có sự thơng mưu trước dẫn đến sự phối hợp
của những người này này có tính tốn kỹ hơn, sự chuẩn bị chu đáo hơn đưa lại hậu
quả lớn hơn, cho xã hội cao hơn.

10



Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi nhưng người cùng thực hiện tội phạm đều có
lỗi cố ý. Trong một số trường hợp thì đồng phạm cịn địi hỏi dấu hiệu cùng mục
đích nên mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP.
– Lỗi:
Về lý trí: nhận thức được hành vi của mình và người khác là gây nguy hiểm cho xã
hội và thấy trước được hậu quả nguy hiểm đó.
Về ý chí: những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng
mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.
Ở đây, A, B và C đều nhận thức được hành vi của họ gây nguy hiểm cho xã hội và
thấy trước được những hậu quả, tuy vậy 3 người trên đều mong muốn hậu quả xảy
ra và họ mong muốn lấy cắp được tài sản như đã định. C nhận thức được rằng hành
động chuẩn bị mang 1 thanh sắt để tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm trộm
cắp tài sản của ông H và mong muốn hậu quả xảy ra. Việc dừng lại ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội này do những nguyên nhân ngoài ý muốn của C: A, B đến điểm
hẹn quá muộn, C không thấy A, B nên đã bỏ về nhà ngủ nhưng bản thân C luôn
mong muốn sự chuẩn bị này sẽ được dùng vào việc thực hiện tội phạm. Ta cũng có
thể thấy rõ được động cơ và mục đích của A, B và C một cách rõ ràng nên có thể
khẳng định rằng: A, B và C là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên.
2. Hành vi của C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại
sao? (1 điểm)
Trả lời: Hành vi của C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm
tội.
Giải thích:
11


Điều 19 BLHS quy định “ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình
khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về
tội định phạm; nếu hành vi thực tế thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội

khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”
Theo quy định này thì hafnh vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
phải thỏa mãn những dấu hiệu sau:
– Đầu tiên là về mặt thời điểm phạm tội, tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm
tội chỉ xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành.
Trong tình huống này ta thấy C đã đem thanh sắt đến địa điểm X để chuẩn bị cậy
cửa nhà ông H, nhưng vì A và B trễ hẹn nên C đã bỏ về nhà ngủ, do vậy C không
thực hiện hết các hành vi để trộm cắp như kế hoạch mà cả ba đã định ra, nên giai
đoạn phạm tội của C là chuẩn bị phạm tội. Bởi lẽ, C mới chỉ sửa soạn, chuẩn bị
phương tiện phạm tội là thanh sắt dùng để cạy cửa và mang tới địa điểm X, thời
điểm C “bỏ về” là thời điểm trước lúc C bắt đầu thực hiện hành vi khách quan
được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Như vậy, hành vi của C thoả mãn dấu
hiệu thứ nhất.
– Về tâm lý, việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt
khoát. Tự nguyện là do bên trong thúc đẩy, do ý thức chủ quan của người đó,
khơng phải do những ngun nhân khách quan chi phối. Khi dừng lại, người phạm
tội vẫn tin rằng, hiện tại khơng có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện được tội
phạm. Sự dứt khoát là phải chấm dứt hành vi một cách triệt để, khơng cịn ý định
tiếp tục thực hiện nữa. Xét về yếu tố tự nguyện thì tự nguyện phải xuất phát từ ý
thức chủ quan của bản thân C. Nhưng ở đây C dừng hành vi phạm tội của mình là
do đợi khơng thấy A và B nên bỏ về. Việc “chờ mãi không thấy A và B đến nên bỏ
12


về” tức là nếu A và B đến đúng giờ thì giữa thỏa thuận giữa chúng vẫn được thực
hiện, chúng vẫn tiếp tục thực hiện tội phạm, đồng nghĩa với việc C vẫn mong
muốn cho hành vi phạm tội được diễn ra. Hơn nữa, C biết là hành vi của A và B có
gây nguy hiểm cho xã hội nhưng C đã không ngăn cản hay tố giác hành vi đó và để
mặc hậu quả xảy ra. Vì vậy, hành vi của C không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt

việc phạm tội.
3. Sau khi lấy được tài sản của nhà ông H, A và B đã mang số tài sản đó bán cho K
và K đã mua lại số tài sản này. Vậy, K có phải chịu TNHS về hành vi của mình
khơng? Tại sao? (2 điểm)
Trả lời :
Trường hợp 1: Ông K mua lại số tài sản của A, B mà không biết số tài sản mua
được là từ hành vi trộm cắp mà có thì khơng phải chịu TNHS do:
Thứ nhất, xét về nguyên tắc lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm trong bộ luật hình
sự. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vơ ý. Mà lỗi là dấu hiệu không thể thiếu trong bất cứ CTTP nào. Điều 27
BLHS quy định “Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà cịn giáo
dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới…”. Như vậy, một
người khơng có lỗi thì không cần thiết phải giáo dục để nhận ra lỗi lầm vì sự thực
là họ khơng có lỗi để nhận ra. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
mà khơng có lỗi thì sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội
của mình.
Thứ hai, nếu ta liên hệ mở rộng thì K rơi vào tình huống được quy định trong điều
189 BLDS “…Người chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình là người chiếm hữu mà khơng biết và khơng thể biết việc chiếm hữu tài sản đó
là khơng có căn cứ pháp luật.”. Nhưng bên cạnh đó cũng có thể có thêm một
trường hợp xảy ra đó là tài sản mà A và B bán cho ông K là động sản phải đăng kí
quyền sở hữu. Vậy thì dù có thỏa thuận, hứa hẹn trước hay khơng thì ông K cũng
buộc phải biết được tài sản này là do A và B đi ăn trộm mà có được. Tuy nhiên,
trong đề bài chỉ nêu chung chung là tài sản chứ khơng nêu rõ là loại nào nên nhóm
em coi rằng tài sản ông K mua của A và B là động sản không phải đăng ký sở hữu
theo BLDS.
13



Trường hợp 2: Ông K mua lại số tài sản của A, B mà biết số tài sản mua được là từ
hành vi trộm cắp mà có thì phải chịu TNHS do:
Hành vi của K thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Điều 250-BLHS quy định :
“1.Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do
người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.”
Đó là các dấu hiệu về khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt
chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm. Cụ thể:
– Khách thể của tội phạm: Hành vi tiêu thụ tài sản của K trực tiếp xâm phạm an
tồn cơng cộng, ngồi ra hành vi này cịn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lí người phạm tội, gián tiếp
người khác phàm tội nhiều lần.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Ở đây, K biết rõ
tài sản có được do thực hiện hành vi phạm pháp nhưng vẫn tiêu thụ .
– Chủ thể của tội phạm: Do đề bài không đề cập đến tuổi và năng lực trách nhiệm
của K nên nhóm xin mặc định cho K là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Vì nếu là người chưa đủ
năng lực trách ngiệm hình sự và dưới 16 tuổi thì rất khó có thể thực hiện được
hành vi này.
– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tài sản do người khác phạm tội mà có
được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu khơng hợp pháp và tài sản đó
là đối tượng của tơi phạm mà họ đã thực hiện trước đó. Hành vi tiêu thụ tài sản
được hiểu là những hành vi có tính chất làm “ dịch chuyển” tài sản từ người có tài
sản do phạm tội sang người khác như hành vi mua tài sản đó, tạo điều kiện để bán
trao đổi tài sản .
Trong quy định về tội, điều luột khôn xác định chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị

bao nhiêu mà quy định “ ….. chứ chấp, tiêu thụ tài sản mà biết do người khác
phạm tội mà có….” . Qua quy định này có thể hiểu chứa chấp, tiêu thụ tài sản do
14


người khác phạm tội mà có ( trừ đối tượng hàng cấm) luôn cấu thành tội phạm mà
không phụ thuộc vao mức đội. Cụ thể trong tình huống này K có hành vi mua lại
tài sản của A và B do hành vi trộm cắp mà có.
Như vậy , từ sự phân tích trên ta có thể thấy hành vi mua lại tài sản của A và B
trộm cắp được từ nhà ông H của K đã đủ các dấu hiệu cấu thành tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 250- BLHS.

15



×