Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thuyết phục người khác – Những bí quyết giao tiếp bạn cần biết potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.85 KB, 7 trang )




Thuyết phục người khác – Những bí quyết
giao tiếp bạn cần biết


Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của một cuộc gặp gỡ, trò
chuyện nào đó chính là sự thuyết phục. Không chỉ trong kinh doanh, hợp tác,
khi bạn găp gỡ ai đó, sự thuyết phục tạo ấn tượng rất tốt cho hình ảnh của
bạn. Vậy làm sao để nói chuyện thuyết phục? Những bí quyết giao tiếp nào
xoay quanh một cuộc trò chuyện để giúp bạn giao tiếp hiệu quả và đạt được
mục đích của mình? Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn một số mẹo nhỏ để giao tiếp
thành công:

1. Tạo được lòng tin nhất định nơi người khác
Hãy tưởng tượng bạn đang hẹn gặp một cô gái mới quen qua mạng. Điều gì sẽ
khiến cô ấy tin tưởng vào bạn? Không chỉ học vấn, nghề nghiệp, mà còn là cách ăn
mặc, ngoại hình của bạn. Người ta thường tin tưởng những người ăn mặc lịch sự,
đeo kính cận, tóc tai gọn gàng hơn vì họ cho đó là người thuộc tầng lớp trí thức,
phong cách chỉnh chu, đứng đắn. Ngược lại, nếu bạn chỉ cần có một vết xăm ở bắp
tay hay đâu đó dễ thấy thôi, người đối diện sẽ ngay lập tức e dè bạn. Vì vậy, tùy
vào tính chất của cuộc giao tiếp, hãy ăn mặc và tạo một vẻ ngoài đứng đắn, gọn
gàng để gây được thiện cảm.
Ngoài ra, những điều bạn cần lưu ý là hành động, cử chỉ của bạn. Một người có cử
chỉ ngả ngớn, nói đùa quá lố hay cười cợt…thì có vẻ giống tay hay lừa đảo hơn là
một người nghiêm chỉnh.
2. Nắm bắt được sự tương đồng giữa bạn và người nghe
Bạn sẽ rất khó thuyết phục người khác nếu cứ khăng khăng chối bỏ ý kiến của họ
và cứ nhất nhất cho rằng mình đúng. Dù bạn chứng minh lý lẽ của mình thuyết
phục đến đâu, bạn vẫn khiến người kia cay cú, bực dọc và khó có sự ưng ý nơi họ


khi trò chuyện với bạn. Nên đồng ý một quan điểm nào đó trước khi đưa ra ý kiến
của bạn và phản bác.
Ví dụ bạn đang cố thuyết phục người nghe rằng có ngày tận thế 2012. Bạn nên bắt
đầu lập luận của mình bằng cách “có thể anh thấy điều này hơi hoang đường, và
bản thân tôi cũng từng cho ý nghĩ này điên rồ, nhưng một số bài báo uy tín cho
thấy rằng điều này không phải là không có cơ sở…” Như vậy sẽ thuyết phục hơn là
“anh không tin thì tùy anh, nhưng một số tờ báo uy tín cũng đã khẳng định điều
này rồi đấy…” (dĩ nhiên đây chỉ là ví dụ, các bạn đừng tin nhé )
3. Luôn có dẫn chứng đi kèm và lập luận chặt chẽ
Dù trong thuyết trình hay trong trò chuyện bình thường, khi muốn thuyết phục
người khác bạn cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho luận điểm bạn muốn thuyết
phục người nghe. Trong ví dụ trên, nếu bạn muốn thuyết phục rằng ngày
21/12/2012 là ngày tận thế, thì bạn cần chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể.
Báo nào đã đăng, phân tích của chuyên gia có uy tín nào…? Nên nhớ là ví dụ
người nghe chỉ là một người bình thường, hãy đưa ra một tổ chức, một cơ quan mà
nhiều người biết đến chứ không nên đưa tên riêng của ai đó, sự mơ hồ tên tuổi sẽ
khiến cho họ khó tin vào điều bạn nói hơn. Nếu bạn nói NASA đã có một phân tích
cho thấy điều này có thể xảy ra…thì sẽ thuyết phục hơn là ông tiến sĩ ABC nào đó
nhận định…
4. Chiến thuật “Rào trước đón sau”
Đã nói là ý kiến cá nhân, quan điểm cá nhân, thì chắc chắn sẽ có mặt sai nào đó và
nếu không cẩn thận, thì rất dễ bác bỏ. Vì vậy, hãy lường trước tình huống là luận
điểm bạn đưa ra có thể bị những bằng chứng thuyết phục khác bác bỏ.
Và bạn cũng phải lường trước phản ứng của người nghe là họ sẽ đón nhận điều bạn
nói như thế nào để có cách mở đầu thích hợp. Khi chuẩn bị tốt hai điểm này, bạn sẽ
vững vàng, tự tin hơn khi phản biện.
5. Đưa ra những nhận xét đúng đắn, tinh tế về ưu điểm của người nghe
Họ sẽ rất thích thú và thân thiện với bạn hơn khi bạn nhận ra những phẩm chất tốt
đẹp của họ. Từ đó những lời bạn nói cũng được đón nhận và tạo được đồng cảm
giữa hai người.

6. Ý kiến chuyên gia
Nếu luận điểm của bạn có vẻ chưa thuyết phục, một ý kiến từ chuyên gia về vấn đề
đó sẽ làm vững chắc hơn phần trình bày của bạn. Nguyên tắc ở đây là nên nêu
chức vị, nơi công tác, thành tích của chuyên gia này nếu tên tuổi của họ không đủ
nổi tiếng để người nghe định hình được mức độ uy tín của họ.
7. Nói chuyện phù hợp với tâm trạng người nghe
Một người khi đang gặp chuyện buồn, stress, lo lắng điều gì đó thì sẽ không còn
tâm trạng nào mà tranh luận hay nghe bạn thuyết phục. Điều bạn cần làm là giải
tỏa tâm lý cho họ và chờ một dịp khác để thuyết phục họ. Đừng cố nhồi nhét điều
gì đó khi tâm trạng họ đang bất an.
8. Phong cách nói chuyện phù hợp với tính cách người nghe
Bạn không thể áp đặt một cách thuyết phục cho hàng chục đối tượng mà tính cách,
tâm lý khác nhau. Nếu bạn nói chuyện với một người nghiêm túc, thích quy củ,
bạn không thể áp dụng lối nói chuyện phá cách, không có trật tự, nhiều tình tiết
mới mẻ, gây sốc…Ngược lại, một người thích pha trò ắt hẳn sẽ chán ngấy với cách
nói chuyện nhàm chán, đều đều của bạn.
Với đối tượng là nhiều người nghe, nên tạo ra lối nói chuyện mang tính cảm xúc
hơn là lý thuyết (vui vẻ, sôi nổi hoặc trầm lắng, buồn bã) vì tâm lý đám đông
thường dễ bị cảm xúc lôi cuốn hơn là lý trí.
Trên đây là một số cách nói chuyện để thuyết phục người khác. Trên thực tế, để có
sức thuyết phục trong lời nói, bạn cần có sự đầu tư vào xây dựng hình tượng bản
thân để tăng trọng lượng cho lời nói của bạn. Một người nói thuyết phục đến đâu
nhưng bản chất giả dối nhiều người biết rõ thì giá trị họ tạo dựng cũng khó mà bền
vững được. Vậy nhé.

×