Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tổng quan về khoa học quản lý và quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.54 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
“Tổng quan về khoa học quản lý và quản lý giáo dục”
Mã chuyên đề: KHQL
CHO LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

Anh/chị hãy bình luận sự thay đổi của giáo dục Việt Nam khi dịch
COVID-19 xuất hiện và đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho
giáo viên với bối cảnh bình thường mới. Liên hệ thực tiễn một giải pháp ở cơ sở
giáo dục anh/chị đang công tác hoặc cơ sở giáo dục anh/chị quan tâm.
Bài làm:
1. Đặt vấn đề
Dịch Covid-19 đã tạo ra những xáo trộn, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
ngành giáo dục tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê mới
nhất của Viện Thống kê UNESCO (UIS), tính đến ngày 18/4/2020, đã có hơn
1,57 tỉ học sinh, sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng bởi
Covid-19. Tại Việt Nam, có 21,2 triệu trẻ em bị ảnh hưởng vì các lệnh đóng cửa
trường học trên cả nước. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Trong 2 năm qua, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả nghiêm
trọng do đại dịch để lại. Học tập vốn là một q trình để người học được liên tục
tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua bốn “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và
học của tất cả các cấp nói chung đã khơng ít lần bị gián đoạn. Dù ngành giáo
dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng cũng không thể phủ nhận
chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. Bên




cạnh đó, một hệ quả khơng dễ nhìn thấy của dịch bệnh nhưng lại có thể gây nên
những tác động lâu dài là việc tâm lý của đội ngũ nhà giáo cũng như của các bậc
cha mẹ đều bị ảnh hưởng, trẻ em mất đi sự giao tiếp với xã hội, ảnh hưởng đến
tâm sinh lý, cảm xúc xã hội, đặc biệt là ở nhóm trẻ nhỏ. Trong bài viết này, tôi
xin được đề xuất 1 số giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho giáo viên
với bối cảnh bình thường mới
2. Giải quyết vấn đề
Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách thức dạy và học. Tại các gia đình, trẻ
em từ chỗ bị cấm hoặc hạn chế dùng thiết bị điện tử nay buộc phải ngồi trước
màn hình máy tính hoặc điện thoại nhiều giờ mỗi ngày. Mọi nội dung giảng dạy,
từ tập viết cho học sinh lớp 1 đến việc thực hành của sinh viên đại học đều tiến
hành online, qua nhiều hình thức như livestream, quay video mô phỏng...Giáo
viên không chỉ đứng lớp trước học sinh mà trước cả hàng chục phụ huynh gồm
ông bà hoặc bố mẹ - những người phải chia sẻ trách nhiệm với việc học của con
cháu. Lớp càng bé, trách nhiệm của gia đình càng lớn và nhiều hơn. Trong đó,
khối mầm non chịu nhiều thiệt thịi nhất. Các em không được đến trường, cũng
không thể tổ chức học online. Chỉ một số trường nỗ lực gửi video hướng dẫn bài
học, hoạt động để phụ huynh vui chơi cùng con.Bên cạnh việc học, việc thi cử,
tuyển sinh cũng phải thay đổi cả hình thức, thậm chí cách thức để phù hợp với
đại dịch.
Tuy nhiên, có những điều tích cực mà dịch bệnh mang lại, Covid-19 là
cơ hội để ngành giáo dục đổi mới nhằm thích ứng linh hoạt, an tồn và phù hợp
với bối cảnh. Bộ nhiều lần điều chỉnh chương trình dạy và học các cấp theo
hướng giảm tải, chỉ giữ lại nội dung "cốt lõi". Nếu khơng vì Covid-19, khơng có
sự chuyển đổi từ dạy - học trực tiếp sang trực tuyến, rất khó để học sinh được
học theo cách tinh gọn như vậy. Nhiều trường cũng đổi mới cách ra đề, cách thi,
thậm chí là linh hoạt trong đánh giá học sinh; thay vì chỉ dựa vào điểm số như
trong "bình thường cũ". Một khía cạnh tích cực khác là Covid-19 tạo cơ hội

nâng cao kỹ năng cơng nghệ của giáo viên. Dù vẫn cịn những giáo viên bộc lộ


sự yếu kém, mặt bằng trình độ cơng nghệ của đội ngũ thầy cô giáo được nâng
lên sau một thời gian dài tiếp cận giáo án online. Sau khi đã dùng thành thạo
nhiều phần mềm như Zoom, OLM, Quiz…. Hàng triệu giáo viên trên cả nước đã
thay đổi, nâng cao năng lực công nghệ.
Một số biện pháp nâng cao khả năng thích ứng cho giáo viên trong bối
cảnh bình thường mới:
* Biện pháp 1: Hồn thiện các chính sách quản lý trong lĩnh vực giáo dục, bảo
đảm sự đồng bộ, nhất qn giữa các chính sách.
Hồn thiện các chính sách quản lý trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm sự
đồng bộ, nhất quán giữa các chính sách từ cao xuống thấp, từ chính sách chung
đến các chính sách đặc thù của ngành. Đặc biệt cần khẳng định và thừa nhận
chính thức hình thức dạy - học trực tuyến và các kết quả của quá trình dạy - học
trực tuyến là hình thức, kết quả của đào tạo chính thống, có sự ổn định, chất
lượng, lâu dài.Hiện nay tâm lý cho rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải
pháp tình thế, là hình thức bổ sung trong thời gian dịch bệnh diễn ra là tâm lý
chung của hầu như tất cả mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên cần có góc nhìn cởi
mở và thực tế hơn, bởi khơng chỉ đến khi dịch bệnh diễn ra thì việc chuyển đổi
số trong giáo dục mới bắt đầu được triển khai mà đây đã và đang là xu thế phát
triển trong xã hội hiện đại. Dịch bệnh chỉ là bối cảnh để quá trình này buộc phải
đẩy nhanh hơn nữa. Vì thế cần có sự định hướng đúng từ những chính sách của
Đảng, Nhà nước trong các chính sách để việc triển khai được thuận lợi hơn và
những kết quả của quá trình dạy - học trong bối cảnh mới được ghi nhận một
cách chính xác và xứng đáng hơn.
* Biện pháp 2: Bảo đảm mọi điều kiện để việc học tập của người học
được diễn ra thuận lợi, an toàn.
Một là, mọi hoạt động dạy - học đều phải đảm bảo nghiêm túc các quy
tắc phòng dịch; đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, sinh viên được tiêm vaccine

đầy đủ. Việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ giảng dạy và người học là yếu tố tiên
quyết để “bình thường hóa” hoạt động học tập.


Hai là, tăng cường nhận thức và kỹ năng cho cả hai nhóm đối tượng là
giáo viên và phụ huynh. Trong hai năm qua có thể nhận thấy một thực tế là dù
xu hướng chuyển đổi số đã diễn ra và len vào cuộc sống của tất cả mọi người,
nhưng tâm lý và kỹ năng của cả giáo viên cũng như phụ huynh đều chưa được
chuẩn bị kỹ càng khi phải đối mặt với những điều kiện mới. Vì vậy khơng chỉ
người học cần thích nghi mà cả đội ngũ giáo viên và phụ huynh cũng cần rèn
luyện các kỹ năng buộc phải có trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn
biến phức tạp, cần nhận thức và chấp nhận rằng việc chuyển đổi số trong giáo
dục sẽ là một quá trình dài lâu và ổn định.
Ba là, tăng cường hạ tầng, bảo đảm thiết bị phần cứng và phần mềm đáp
ứng việc chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh. Yếu tố mấu chốt để việc chuyển
đổi số trong giáo dục có thể diễn ra một cách rộng rãi và hiệu quả là có đầy đủ
các phương tiện, cơng cụ dạy và học. Cần có hạ tầng mạng phủ khắp các địa
phương và ổn định dù là ở vùng sâu, vùng xa; cần đảm bảo người học có đủ
thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến; cần có nền tảng dạy học được Việt hóa,
dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng và phù hợp với đặc thù của từng cấp học.
* Biện pháp 3: Tăng cường và phối hợp đa dạng các hình thức giáo dục.
Việc dạy học trong giai đoạn dịch bệnh đã và đang được triển khai trực
tuyến qua mạng Internet hoặc qua sóng truyền hình. Tuy nhiên cần mở rộng hơn
nữa các hình thức dạy học để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của những người
học khác nhau như: có các chương trình dạy học qua radio; chuyển phát tài liệu
học tập đến tận nhà….Bên cạnh đó, nên khai thác đội ngũ giáo viên hoặc trí thức
về hưu quan tâm và muốn tham gia giúp đỡ tại chính cộng đồng họ đang ở để
tạo những nhóm nhỏ học tập trẻ nhỏ. Bởi thậm chí cịn hơn cả việc tích lũy kiến
thức, việc được duy trì giao tiếp xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển bản thân của trẻ nhỏ.

* Biện pháp 4: Nâng cao năng lực sử dụng CNTT vào dạy học cho giáo
viên.


Với phương châm “Ngừng đến trường chứ không ngừng học” trong thời
gian diễn ra dịch bệnh. Đòi hỏi GV cần phải tiếp cận CTTN để ứng dụng vào
quá trình dạy học. Sở giáo dục cũng chỉ đạo, hướng dẫn các trường đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từng bước chuyển đổi việc tuyển
sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến
phù hợp với tình hình dịch bệnh; chủ động phối hợp với các địa phương thực
hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông
bảo đảm phù hợp, sát với thực tiễn..,Vì vậy cần phải nâng cao năng lực sử dụng
CNTT để giáo viên thích ứng điều kiện dạy học mới qua các lớp tập huấn, bồi
dưỡng, GV tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng.
3. Biện pháp ở đã áp dụng thực tế tại trường Mầm non Tuệ Minh
Một là, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tổ chức dạy học
thích ứng an tồn, linh hoạt với dịch COVID-19 và tạo sự đồng thuận trong phụ
huynh, người chăm sóc trẻ trong việc tổ chức dạy học trực tiếp bảo đảm an toàn
trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cịn có thể kéo dài.
Hai là, chủ động, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
bảo đảm thích ứng an tồn, chất lượng với dịch COVID-19 trong đó tập trung
củng cố, duy trì các phương án tổ chức dạy học, chăm sóc trẻ thích ứng an toàn,
linh hoạt với dịch COVID-19;
Ba là: Bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các
trường. Cập nhật thường xuyên kết quả đánh giá cấp độ dịch tại địa phương để
triển khai thực hiện, sẵn sàng chuyển đổi hình thức dạy học phù hợp; chủ động
xử lý khi có trường hợp F0 trong trường học, tránh xử lý cực đoan, hạn chế tối
đa lây lan dịch bệnh trong lớp, trường học. Triển khai và tn thủ tuyệt đối q
trình chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định của bộ y tế, tránh lây nhiễm dịch
bệnh cho trẻ.

Bốn là: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tăng cường chuyển đổi số trong
giáo dục để tổ chức linh hoạt, hiệu quả các hình thức dạy học. Chuẩn bị sẵn sàng


các điều kiện, phương tiện về công nghệ để đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học
trực tuyến (nếu có). Xây dựng video dạy học trực tuyến cho trẻ, video tuyên
truyền các phương pháp giáo dục, phương pháp chăm sóc trẻ tới phụ huynh.
Năm là: Tập huấn cho cán bộ giáo viên nhà trường nâng cao khả năng sử
dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhà trường tổ chức nhiều
chuyên đề bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho giáo viên để giáo viên nâng
cao khả năng về CNTT, áp dụng vào q trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi để xuất và một số biện pháp đã được áp
dụng tại trường nơi tơi cơng tác. Với mục đích, giúp giáo viên thích ứng điều
kiện dịch bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.










×