Để Làm Tốt Bài Thi Trắc Nghiệm
Môn Tiếng Anh
Đây là câu hỏi khó trả lời bởi vì thí sinh có thể làm được những nội dung trong đề
thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ môn tiếng Anh hay không
phụ thuộc trước hết vào trình độ và khả năng của thí sinh đó. Tuy nhiên, căn cứ
yêu cầu về nội dung, cấu trúc của các đề thi có thể khẳng định để làm bài tốt, thí
sinh phải có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học, từ vựng, ngữ pháp (cú pháp) và
kỹ năng đọc hiểu. Dưới đây là nội dung tổng kết những kiến thức và kỹ năng được
yêu cầu trong các đề thi, sau đó gợi ý cách xử lý một số mục cụ thể. Hi vọng qua
những phần tổng kết và gợi ý về cách làm bài, các em có thể hiểu thêm kiến thức
cần chuẩn bị cho mình trước kỳ thi để từ đó xây dựng những chiến lược học tập,
trang bị kiến thức một cách hiệu quả và cách làm bài phù hợp, đạt kết quả cao.
Như trên đã nói, một bài thi tốt nghiệp THPT và một bài thi tuyển sinh vào các
trường đh, cđ đều yêu cầu thí sinh phải có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị, từ
vựng và ngữ pháp, các kỹ năng đọc hiểu. Chi tiết sẽ được trình bày trong những
mục dưới đây. 1. Thế nào là có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh?
Có đủ kiến thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh bao gồm việc phát âm đúng các
âm riêng lẻ, trong từ, cụm từ và câu; hiểu được rằng hệ thống âm vị học tiếng Anh
bao gồm các nguyên âm đơn, nguyên âm kép, phụ âm đơn, phụ âm, tổ hợp phụ âm,
các chữ viết thể hiện các âm vị đó; và quan trọng hơn phải phát âm đúng được
những âm đó khi chúng đứng riêng lẻ, trong tổ hợp, trong từ, trong câu, và phải
biết đánh trọng âm của các từ đa âm tiết. 2. Thế nào là đủ kiến thức về từ vựng? Có
đủ kiến thức về từ vựng có nghĩa là các em phải nhớ được một lượng từ vựng cần
thiết, cả hình thức âm thanh, hình thức chữ viết và nghĩa cơ bản (thường là nghĩa 1
trong từ điển) đủ để hiểu bài và làm bài; phải có kiến thức cơ bản về hệ thống từ
vựng tiếng Anh bao gồm các loại như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ,
mạo từ, đại từ, liên từ, thán từ, phải hiểu được những đặc điểm cơ bản của từng
loại từ này. 2.1. Danh từ tiếng Anh Danh từ tiếng Anh có số ít và số nhiều (ví dụ:
book – books), đếm được (ví dụ: book) và không đếm được (ví dụ: water). Danh từ
tiếng Anh có cấu tạo số nhiều từ số ít theo qui tắc (ví dụ: table – tables, pen –
pens), nhưng cũng có cấu tạo số nhiều từ số ít không theo qui tắc (ví dụ: child –
children, man – men), có hình thức số ít nhưng lại sử dụng như số nhiều (ví dụ:
people, police), hoặc hình thức số nhiều nhưng sử dụng như số ít (ví dụ: physics,
mumps). Ngoài ra còn có sở hữu cách của danh từ (ví dụ: our teachers books,
Alices car), và danh từ ghép (ví dụ: swimming pool, river bank) 2.2. Động từ tiếng
Anh Động từ tiếng Anh có năm hình thức: hình thức nguyên thể - hình thức được
cho là nguyên mẫu của động từ (ví dụ: go, come, play) hình thức nguyên thể với to
(ví dụ: to go, to play) hình thức quá khứ (ví dụ: walked, played) thể hiện ý nghĩa
quá khứ, hình thức phân từ 2 (ví dụ: given, written) thể hiện ý nghĩa hoàn thành,
hình thức với -ing thể hiện ý nghĩa đang diễn ra. Động từ tiếng Anh thể hiện thời
gian qua việc sử dụng các thì (tenses) bao gồm hiện tại, quá khứ và tương lai. Với
hiện tại, động từ tiếng Anh có bốn thì: (1) thì hiện tại đơn chỉ hành động thường
xuyên xảy ra trong hiện tại (ví dụ: I go to school everyday; She speaks English
very well) (2) thì hiện tại tiếp diễn chỉ hành động xảy ra ở thời điểm nói trong hiện
tại (ví dụ: We are learning English; She is singing in the next room) (3) thì hiện tại
hoàn thành chỉ một hành động xảy ra trong quá khứ và còn kết quả liên quan đến
hiện tại (ví dụ: Ive read this book; They have finished their homework) (4) thì hiện
tại hoàn thành tiếp diễn chỉ một hành động bắt đầu từ một thời điểm nào đó trong
quá khứ và đến hiện tại nó vẫn đang diễn ra (ví dụ: Weve been learning English for
6 years; Hoa has been reading the book for two hours). Với quá khứ, động từ tiếng
Anh có bốn thì: (1) thì quá khứ đơn chỉ hành động đã xảy ra trong quá khứ (ví dụ: I
often went to school early when I was young) (2) thì quá khứ tiếp diễn chỉ hành
động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ (ví dụ: I was reading a
book when she came) (3) thì quá khứ hoàn thành chỉ hành động đã hoàn thành
trước một thời điểm xác định trong quá khứ (ví dụ: I had learnt English for three
year before I turned to learn Japanese) (4) thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn chỉ
hành động bắt đầu trước một thời điểm xác định trong quá khứ kéo dài đến thời
điểm quá khứ ấy (ví dụ: I had been reading this book for three hours when she
came). Với tương lai, động từ tiếng Anh không biến hình để diễn đạt ý nghĩa này;
thay vào đó nó sử dụng hai trợ động từ shall và will. Thông thường shall đi với đại
từ nhân xưng ở hai ngôi I và we, will đi với các đại từ nhân xưng ở các ngôi còn lại
you, she, he, it và they (tuy nhiên xu hướng hiện nay là sử dụng will cho tất cả các
ngôi). Theo đó, ta có (1) thì tương lai đơn chỉ hành động thường xảy ra trong tương
lai (ví dụ: I shall go to school early) (2) thì tương lai tiếp diễn chỉ hành động xảy ra
tại một thời điểm tiếp diễn trong tương lai (ví dụ: at this time tomorrow, I shall be
learning English) (3) thì tương lai hoàn thành thể hiện hành động sẽ hoàn thành
trước một thời điểm xác định trong tương lai (ví dụ: They will have finished their
work by this time tomorrow) (4) thì tương lai hoàn thành tiếp diễn thể hiện hành
động bắt đầu trước một thời điểm xác định trong tương lai, kéo dài đến thời điểm
tương lai ấy và có thể vẫn tiếp diễn (ví dụ: We shall have been learning English for
two hours when you come). Ngoài ra để diễn tả tương lai gần có kế hoạch (near
future plan) ta còn sử dụng cấu trúc be going to + V (ví dụ: We are going to visit
our grandparents next weekend).