Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Độ sáng thích hợp cho các phòng trong nhà pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.43 KB, 4 trang )

Độ sáng thích hợp cho các phòng
trong nhà
Ở nhà tôi có sử dụng nhiều đèn halogen theo thiết kế của kiến trúc sư nhưng loại
đèn này rất nhanh hỏng. Xin cho hỏi vì sao và phương pháp thay thế?
Có lẽ bạn đang nói đến đèn halogen dạng chén, thường dùng cho đèn rọi, đèn
downlight… Đây là loại đèn có kích thước nhỏ, cho ánh sáng rất trung thực, quang thông
cao hơn đèn dây tóc (tiết kiệm điện hơn đèn dây tóc), được các kiến trúc sư sử dụng
nhiều cho chiếu sáng nội thất.

Tuổi thọ loại đèn này phụ thuộc rất nhiều vào chân đèn (phải bằng vật liệu tỏa nhiệt tốt),
biến thế (chuyển đổi từ 220V sang 12V), và chất lượng của chính bóng đèn. Nếu bạn sử
dụng bộ đèn halogen có chất lượng tốt, tuổi thọ của đèn có thể lên tới 4.000h (gần bằng
một nửa tuổi thọ của bóng đèn huýnh quang thông thường), có thể sử dụng từ 2 đến 5
năm. Trên thị trường có bán loại bóng đèn rẻ tiền, giống hệt bóng halogen nhưng sử dụng
điện trực tiếp (220V), loại bóng này cho ánh sáng không bằng đèn halogen và rất mau
hỏng.

Độ sáng cho các phòng trong nhà thế nào là đủ, làm sao đo được?

Có ba nơi trong nhà cần phải đủ ánh sáng là: phòng tắm, phòng bếp và phòng của trẻ em.
Phòng tắm cần phải đủ ánh sáng để đảm bảo an toàn, tạo cảm giác sạch sẽ, tiện lợi. Bếp
là nơi phải làm việc với thực phẩm, gia vị, cần phải đủ sáng để mắt quan sát được rõ
ràng.

Trẻ em thường không tự phân biệt được nơi nào đủ sáng để đọc sách, chơi… nên trong
phòng trẻ em phải đủ sáng. Không nên bố trí chiếu sáng trong phòng trẻ em mà lại ấm
cúng như phòng ngủ của người lớn, vì như vậy trẻ em rất dễ bị cận thị. Các phòng khách,
phòng ngủ, phòng ăn… cần được bố trí chiếu sáng cho ấm cúng, dễ chịu, mà không cần
quá sáng. Nên dùng thêm đèn bàn, đèn đứng để bổ sung ánh sáng cho những nơi cần đọc
sách, báo…


Người ta có thể đo độ sáng bằng thiết bị đo gọi là “lux kế”

Cách nào hay nhất để tiết kiệm chiếu sáng trong nhà?

Trước hết tiết kiệm điện không phải là cứ tắt đèn, mà phải là mở đèn lúc nào là hợp lý.
Ngay từ khi xây nhà, việc bố trí đèn phải được lưu ý: đèn ở chỗ nào, bao nhiêu đèn thì
đủ, khi nào mở, khi nào tắt… Tránh việc bố trí tràn lan theo bản vẽ, dẫn đến lãng phí về
đầu tư cũng như lãng phí điện khi sử dụng sau này.

Để chiếu sáng chung, cần lựa chọn loại đèn có hiệu suất cao, chỉ cần ít đèn mà vẫn đủ
sáng. Đó là những loại đèn có chóa phản quang tốt, không nhốt ánh sáng trong đèn,
không gây chói…

Nên sử dụng loại đèn có bóng tiết kiệm điện ở những nơi cần mở đèn thường xuyên như
cầu thang, hành lang, bếp… Đó là các loại bóng đèn huỳnh quang, bóng huỳnh quang
compact… Nếu có khả năng đầu tư thì có thể sử dụng đèn LED. Lưu ý: nếu sử dụng bóng
huỳnh quang hoặc compact tại các nơi tắt mở đèn nhiều lần trong ngày, bóng sẽ rất mau
hỏng, lúc đó số tiền từ tiết kiệm điện sẽ không đủ để mua bóng.

Việc tư vấn về chiếu sáng cho nhà ở phải như thế nào?

Thiết kế chiếu sáng là một ngành chuyên môn giống như thiết kế kiến trúc, thiết kế nội
thất… để nhà bạn có được hệ thống chiếu sáng hiệu quả thì phải cần đến nhà thiết kế
chiếu sáng chuyên nghiệp.

Họ sẽ tư vấn phải thiết kế chiếu sáng toàn diện ngay từ giai đoạn thiết kế kiến trúc và nội
thất, từ chọn đèn phù hợp cho đến thiết kế hệ thống điều khiển sao cho hợp lý. Kết quả
của thiết kế chiếu sáng không thể hiện trên hồ sơ thiết kế (bản vẽ và chủng loại đèn trong
catalogue) mà bạn chỉ cảm nhận và đánh giá khi hệ thống đèn đã được bật sáng.


×