413
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
Mai Văn Xuân
1
, Lê Văn Thu
2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
2
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở số liệu thu thập được từ 80 hộ
nuôi tôm và 45 tác nhân khác tham gia chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn
huyện Thăng Bình. Kết quả phân tích chuỗi cung cho thấy các hộ nuôi nắm bắt
thông tin thị trường trong chuỗi rất hạn chế, luôn bị tư thương ép giá, ép phẩm cấp;
bên cạnh đó còn khó khăn về vốn, kỹ thuật nuôi nên lợi nhuận thu được của hộ
nuôi tính theo chu kỳ kinh doanh thấp hơn các tác nhân khác trong chuỗi dẫn đến
nhiều bất lợi cho người nuôi tôm. Mặt khác, sự hợp tác trong chuỗi cung thiếu sự
ràng buộc giữa các tác nhân tham gia, các công ty CB&XK thủy sản chưa tích hợp
theo chiều dọc, liên kết với hộ nuôi để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình. Nghiên
cứu cho thấy mặc dù gặp phải một số trở ngại trong hoạt động của chuỗi nhưng tất
cả các tác nhân đều đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh; chuỗi cung sản phẩm
tôm nuôi của huyện có nhiều lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Nghiên
cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung để nâng cao hơn nữa
khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện
Thăng Bình một cách bền vững.
1.Mở đầu
Thăng Bình là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Nam, có
nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề
nuôi tôm nước lợ; hàng năm đã cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu bình
quân trên 2.600 tấn/năm, tạo thu nhập và giải quyết được việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi bật của sản phẩm tôm nuôi hiện nay ở huyện
chưa thật sự khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nguyên nhân chủ yếu là do các mối liên kết dọc và lợi ích của các tác nhân tham gia
chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi còn nhiều mặt hạn chế.
Mặt khác, nghề nuôi tôm ở huyện đang đối phó với những khó khăn, hạn chế
nhất định từ bản chất của nền kinh tế thị trường đó là giá cả đầu vào và đầu ra tăng giảm
bất thường. Chính những tồn tại trên, đặt ra cho địa phương những yêu cầu cần phải
phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn của mình một cách thường xuyên,
414
nó là công cụ quản lý hữu hiệu có tính chất hệ thống đối với quá trình tổ chức sản xuất
sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ đó đề ra các
chính sách thiết thực, phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện một cách bền vững.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa
bàn huyện Thăng Bình, qua đó rút ra những mặt thuận lợi, những mặt hạn chế, cản trở
đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung, đề ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện
chuỗi cung để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển nghề nuôi tôm
trên địa bàn huyện Thăng Bình một cách bền vững.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ nuôi tôm,
và 45 tác nhân tham gia khác trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, thông qua phỏng
vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra. Bên cạnh đó, còn tiến hành thu thập các tài liệu từ
các cơ quan quản lý ngành liên quan đến nghề nuôi tôm của huyện để tính toán các chỉ
tiêu phục vụ công tác nghiên cứu.
3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn huyện Thăng Bình
Phân tích chuỗi cung là đánh giá đối tượng tham gia chuỗi cung, quá trình vận
chuyển và lưu giữ các sản phẩm, quá trình tạo giá trị, quá trình trao đổi thông tin và quá
trình chi trả. Những thành phần này sẽ tương tác và tác động qua lại với nhau để kết nối
tài nguyên và sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng [1, 3].
3.1. Xác định chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình
Hình 1, mô tả chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi tại huyện Thăng Bình. Đây là một
chuỗi cung khá phức tạp và có sự phân công lao động khá chi tiết giữa các khâu trong
chuỗi. Nguồn cung đầu vào con giống từ các cơ sở sản xuất giống ngoài địa phương
(tỉnh Bình Định và Khánh Hòa), và nguồn cung từ Trung tâm giống địa phương. Nguồn
cung thức ăn tôm và thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh tôm đi từ các nhà máy sản xuất
ngoài địa phương đến các đại lý cấp 1, rồi cấp 2 mới đến hộ nuôi. Chuỗi cung đầu ra
được chia làm 4 kênh:
Kênh I: Từ hộ nuôi - thu gom lớn - công ty chế biến và xuất khẩu;
Kênh II: Từ hộ nuôi - thu gom lớn - bán buôn - bán lẻ Tam Kỳ- người tiêu dùng;
Kênh III: Từ hộ nuôi - thu gom lớn - bán buôn - bán lẻ Đà Nẵng - người tiêu
dùng;
Kênh IV: Từ hộ nuôi - thu gom nhỏ - bán lẻ Thăng Bình - người tiêu dùng.
415
100% 65,71% 34,29% 100%
31,2%
31,2%
68,8%
85% 15%
Hình 1. Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình
Kênh chính:
Kênh phụ:
(Nguồn: điều tra năm 2011).
3.2. Đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi
3.2.1. Người cung cấp tôm giống
Kết quả điều tra 80 hộ nuôi tôm cho thấy, có 2 nguồn cung tôm giống: Trung tâm
giống của Tỉnh và giống mua ngoài tỉnh. Nguồn cung tôm giống ngoài tỉnh: được cung
cấp tại các trại nuôi tôm giống tư nhân của tỉnh Bình Định và Khánh Hòa. Riêng nguồn
cung con giống ở tỉnh Khánh Hòa lớn nhất chiếm 75%, tỉnh Bình Định cung cấp 10%.
Các hộ nuôi tôm trực tiếp đến các cơ sở sản xuất giống ở 2 tỉnh này để mua và thỏa thuận
giá cả ngay tại nơi cung cấp. Đây là nguồn cung tương đối ổn định, tuy nhiên, tỷ lệ tôm
nuôi sống không ổn định có hộ đạt 80 - 90% cũng có hộ đạt dưới 50%. Giống lấy từ
Trung tâm giống của tỉnh Quảng Nam: số lượng cung 15%, chất lượng chưa xác định rõ
ràng, tùy từng năm có năm đạt tỷ lệ sông cao từ 80% đến 90%. Nhìn chung, các nguồn
cung con giống cần phải kiểm soát chất lượng, bảo đảm cho người nuôi đạt tỷ lệ sống cao.
3.2.2. Người cung cấp thức ăn, thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cho tôm
Thức ăn tôm là đầu vào chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất trong tổng chí phí đầu
vào. Ở huyện Thăng Bình có 2 hình thức nuôi là bán thâm canh (vùng triều) và thâm
Ngư
ờ
i cung con
giống ngoài địa
phương
Người cung ứng
dịch vụ đầu vào
Nhà máy CB
thức ăn tôm
Đ
ạ
i lý
cấp 1
H
ộ
nuôi
tôm
Thu gom
nhỏ
Nhà máy
chế biến
xuât khẩu
Nhà nh
ậ
p
khẩu
Nhà
bán lẻ
ĐN
Đ
ạ
i lý
cấp 2
Thu gom
lớn
Bán
buôn
Người cung con
giống địa phương
Nhà bán
lẻ TK
Nhà
bán lẻ
TB
416
canh (vùng cát). Thức ăn cho tôm chủ yếu là thức ăn công nghiệp được mua từ: Nhà
máy Hoa Chen Việt Nam (Núi Thành Quảng Nam, Thanh Toàn (Đà Nẵng), Công ty
UNI- PRESIDENT Việt Nam (Điện Bàn Quảng Nam, tỉnh Bình Dương). Tại huyện
Thăng Bình có 3 đại lý cấp 1 của 3 nhà máy nêu trên. Thức ăn được các đại lý cấp 2 vận
chuyển đến ao nuôi, giá cả tùy thuộc vào từng loại thức ăn và từng tuần tuổi của tôm
nuôi. Bình quân từ 27 ngàn đồng/kg. Thức ăn tôm dưới 15 ngày tuổi giá 30 ngàn
đồng/ký, giai đoạn trước thu hoạch 25 ngàn đồng/ kg.
Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh tôm: Được cung cấp từ các đại lý cung cấp
thức ăn tôm từ các công ty sản xuất trong và ngoài nước, có nhiều nhãn hiệu, mẫu mã,
công thức khác nhau khó kiểm soát. Vì vậy, các đại lý khó phân biệt được chất lượng,
cách thức sử dụng và nguồn gốc của các loại sản phẩm này để thông tin đầy đủ cho các
hộ nuôi tôm.
3.2.3. Tác nhân người nuôi tôm
Người nuôi tôm là các hộ nông dân, họ là tác nhân tạo ra sản phẩm tôm đáp ứng
nhu cầu thị trường. Trong tổng 80 hộ được điều tra, độ tuổi chủ hộ trung bình 43,5 tuổi,
trong đó chủ hộ nuôi tôm vùng triều 46,5 và vùng cát 40,5 tuổi. Các chủ hộ điều trong
độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và gắn bó nhiều năm trong nghề nuôi tôm. Diện tích
trung bình của hộ là 0,59 ha, hộ nuôi vùng cát có diện tích cao nhất 0,84 ha. Vì vậy, quy
mô diện tích của hộ đạt tiêu chí của trang trại nuôi tôm là rất ít. Nhu cầu vốn đầu tư nuôi
tôm của hộ trung bình 257,8 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 8,44% (21,76 triệu
đồng). Thu nhập trung bình của hộ 224,720 triệu đồng, trong đó hộ nuôi tôm vùng cát
cao hơn vùng triều bình quân 338,8 triệu đồng.
Hiệu quả kinh tế thu được đối với sản phẩm tôm nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
quyết định đầu tư của họ. Qua bảng 1 cho thấy, ở vùng cát 1 ha/vụ tôm nuôi lợi nhuận
kinh tế ròng trung bình 203.866,91 ngàn đồng, vùng triều là 26.043,48 ngàn đồng. Bình
quân chung 101.574,08 ngàn đồng trên ha/vụ, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra nuôi tôm sẽ thu
về 0,37 đồng lợi nhuận kinh tế ròng. Tất cả các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả ở vùng cát đều
cao hơn vùng triều.
Thực tế cho thấy trong những năm qua, việc nuôi tôm ở vùng cát phát triển có
chiều hướng tốt hơn vùng triều. Điều này được lý giải do ở vùng cát tuy suất đầu tư cao
hơn, nhưng nuôi công nghiệp nên dịch bệnh ít xảy ra, các điều kiện cơ sở hạ tầng thuận
lợi hơn so với vùng triều. Đối với các hộ nuôi tôm vùng triều, kỹ thuật nuôi tôm còn hạn
chế, trong khẩu phần thức ăn cho tôm cung cấp nhiều thức ăn tươi (chủ yếu là cá) nên
khi tôm ăn không hết sẽ dư thừa làm ô nhiễm ao nuôi, gây bệnh cho tôm. Theo các
chuyên gia về nuôi tôm thì đây là nguyên nhân làm giảm năng suất tôm nuôi của vùng
triều ở huyện Thăng Bình.
417
Bảng 1. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ
(Tính bình quân vụ/ha)
TT Chỉ tiêu ĐVT Vùng triều Vùng cát
Bình quân
chung
1 Năng suất tôm kg/ha 2.365,72 7.936,22 4.731,79
2 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ/ha 186.891,88 634.897,60
377.182,57
3 Chi phí sx chi trả bằng tiền (C
bt
)
1000đ/ha 147.823,20 378.562,12
245.829,69
4 Chi phí tự có của hộ (Ch) 1000đ/ha 13.025,2 52.468,57 29.778,8
6 Tổng chi phí (C) 1000đ/ha 160.848,40 431.030,69
275.608,49
7 Thu nhập tổng hợp (MI) 1000đ/ha 39.068,68 256.335,48
131.352,88
8 Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) 1000đ/ha 26.043,48 203.866,91
101.574,08
10 NB/C 1000đ/kg 0,16 0,47 0,37
11 GO/C Lần 1,16 1,47 1,37
12 MI/C Lần 0,24 0,59 0,48
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011).
Những khó khăn lớn nhất hiện nay của các hộ nuôi tôm là chưa nắm bắt thông
tin thị trường kịp thời, thường bị tư thương ép giá, ép phẩm cấp, giá cả đầu vào tăng
nhanh, không kiểm soát được chất lượng nguồn thức ăn và thuốc phòng ngừa dịch bệnh
tôm. Vốn và kỹ thuật nuôi tôm đang là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến kết quả và hiệu
quả nuôi tôm.
3.2.4. Tác nhân thu gom lớn
Các thu gom lớn mua tôm của các hộ nuôi có sản lượng lớn (trên 0,5ha), có điều
kiện giao thông thuận lợi. Qua điều tra cho thấy, các thu gom lớn mua tôm trực tiếp tại
ao nuôi, sau đó cung cấp phần lớn cho các nhà máy chế biến tôm và xuất khẩu trong
tỉnh như: VINASHIN (Núi Thành), Công ty CB&XKTS Đông Phương (Điện Bàn),
Công ty CB&XKTS Hải Hà (Hội An), và Nhà máy CB&XK TS Thọ Quang (Đà Nẵng).
Số còn lại bán cho người bán buôn đầu mối trong tỉnh và thành phố Đà Nẵng. Khó khăn
của người thu gom lớn là nguồn thu gom không ổn định phụ thuộc lớn vào số lượng và
chất lượng của người nuôi trồng, công nghệ kỹ thuật bảo quản tôm còn hạn chế, chi phí
vận chuyển cao, cạnh tranh mua từ hộ nuôi và bán tôm cho các công ty chế biến và xuất
khẩu là rất lớn.
3.2.5. Tác nhân người thu gom nhỏ
Những người thuộc nhóm tác nhân này thường sinh sống trên địa bàn huyện và
418
có nhiều năm kinh nghiệm mua bán tôm, có được các quan hệ lâu dài với những người
bán lẻ các chợ trên địa bàn huyện. Họ thường mua với số lượng ít. Đây là lực lượng rất
linh động, họ thuê một nhóm người sử dụng phương tiện xe máy, thùng chứa, máy sục
khí để mua tôm tại những ao nuôi có sản lượng ít, giao thông khó khăn ô tô không thể
vào được. Người thu gom nhỏ mang tôm về nhà tiến hành phân loại để bán cho người
bán lẻ và người tiêu dùng.
3.2.6. Công ty chế biến và xuất khẩu
Trước hết, các công ty sẽ liên lạc với các nhà thu gom lớn thường xuyên để tìm
nguồn nguyên liệu phù hợp với yêu cầu sản xuất (tên loại, kích cỡ) và giá thu mua. Sau
khi đã thoả thuận xong, nguyên liệu được vận chuyển đến công ty để đánh giá chất lượng.
Những sản phẩm không đạt yêu cầu cảm quan sẽ bị trả lại ngay cho người cung cấp.
Khả năng để công ty có thể truy xuất một cách chính xác và hiệu quả đến khâu đầu vào
cho nuôi trồng hiện nay vẫn là vấn đề rất khó thực hiện vì một số nguyên nhân:
- Các công ty chưa thiết lập mối liên kết dọc hoặc sự hợp tác dọc trong chuỗi
cung sản phẩm tôm của mình. Việc thu mua qua trung gian còn chiếm tỷ lệ lớn (hơn
70% sản lượng) nên sự hợp tác với người nông dân gần như không có. Đặc biệt, việc
không ký kết hợp đồng khi thu mua càng làm cho chất lượng nguyên liệu của công ty
không có sự đảm bảo chặt chẽ, việc tìm hiểu thông tin về nguồn cung cấp đầu vào cho
nuôi trồng không thể chính xác, khả năng truy xuất nguồn gốc vì thế cũng rất khó khăn.
- Chính vì không xây dựng mô hình liên kết hay hợp tác dọc với người nuôi nên
các công ty cũng không có sự đầu tư vốn, không có sự gắn kết với các nhà cung cấp
dịch vụ. Điều này dẫn đến khả năng kiểm soát nguồn giống, thức ăn, thuốc thú y trong
quá trình nuôi là điều gần như không thể thực hiện.
3.2.7. Người bán buôn
Những người bán buôn đóng vai trò rất tích cực trong vận chuyển và tiêu thụ
tôm. Phạm vi hoạt động của họ rộng. Họ là mắt xích giữa người thu gom lớn với người
bán lẻ. Họ xây dựng mạng lưới tiêu thụ tại các chợ đầu mối tại Tam Kỳ và thành phố Đà
Nẵng. Trung bình 1kg tôm nuôi họ bán với giá 116 ngàn đồng. Trong đó bán cho người
bán lẻ giá 110 ngàn đồng/1 kg, bán cho người tiêu dùng đến mua trực tiếp 150 ngàn
đồng /kg (Thường là các nhà hàng, khách sạn). Chi phí sản xuất bình quân 103,3 ngàn
đồng/1kg bao gồm giá vốn tôm mua từ người thu gom chở đến cho họ, chi phí bảo quản
(chủ yếu ướp đá), chi phí vận chuyển đến các chợ lẻ và các nhà hàng, khách sạn. Lợi
nhuận kinh tế ròng bình quân là 12,7 ngàn đồng/ kg tôm.
3.2.8. Người bán lẻ
Người bán lẻ tại huyện Thăng Bình chủ yếu mua tôm từ người thu gom nhỏ.
Người bán lẻ tại Tam Kỳ, Đà Nẵng, mua tôm từ các nhà bán buôn vận chuyển đến các
chợ đầu mối, sau đó phân về các chợ nhỏ ở các phường. Giá bán bình quân của người
419
bán lẻ 127,67 ngàn đồng/ kg; chi phí sản xuất bình quân là 118,34 ngàn đồng/ kg và
mức lợi nhuận kinh tế ròng của người bán lẻ ở các địa điểm là 9,33 ngàn đồng/kg. Các
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của người bán lẻ ở thành phố Tam Kỳ cao hơn ở huyện
Thăng Bình và thành phố Đà Nẵng. Mạng lưới người bán lẻ góp phần quan trọng trong
chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, đưa sản phẩm tôm nuôi đến các địa điểm, các đối tượng
tiêu dùng trực tiếp và điều tiết cân bằng giá cả giữa các thị trường.
3.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của huyện Thăng Bình
3.3.1. Dòng thông tin trong chuỗi
Qua kết quả điều tra chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình cho
thấy khả năng nắm bắt thông tin của các thành phần trong chuỗi là rất khác biệt: Các cơ
sở cung cấp tôm giống: Nắm bắt định hướng chung về thị trường tôm trong nước và thế
giới qua các phương tiện thông tin đại chúng. Họ không am hiểu về tình hình thổ
nhưỡng, điều kiện khí hậu tại nơi nuôi tôm của người mua. Việc mua bán không có ràng
buộc gì sau khi bán (không có bảo hành). Đối với các đại lý cung cấp thức ăn tôm: Nắm
rõ thông tin về giá cả thức ăn từ nhà máy chế biến thức ăn, quá trình phát triển tôm nuôi
qua các hộ nuôi và nếu có dấu hiệu về bệnh tật hay sai sót từ việc sử dụng thức ăn, các
đại lý phản hồi cho nhà máy chế biến thức ăn tôm và nhà máy cử cán bộ kỹ thuật hướng
dẫn cách cho ăn và khắc phục tình hình. Đối với hộ nuôi, trước khi thả giống nuôi
những câu hỏi về giá cả, chất lượng, số lượng, kích thước với họ là hoàn toàn không
chắc chắn. Qua thực thế điều tra cho thấy, khi tôm gần đến vụ thu hoạch, người nuôi
tôm tìm thông tin về người mua tôm, giá bán qua những người cùng nuôi xem giá cả thế
nào. Liên hệ bằng điện thoại với người mua mà họ đã từng bán và đối tượng thu mua
cuối cùng mà họ chọn là người mua với giá cao hơn, dễ chịu hơn và thanh toán bằng
tiền mặt. Như vậy, đối với hộ nuôi họ nắm thông tin không đầy đủ về thị trường, vì
những thông tin này thường người mua thỏa thuận chung với nhau, sự khác biệt giữa
các người mua là không lớn.
Đối với các nhà máy chế biến và xuất khẩu: Các nhà máy chế biến là tác nhân
nắm đầy đủ nhất về thông tin giá cả, số lượng, kích cỡ và chất lượng mà người tiêu
dùng nước ngoài cần. Giữa nhà máy và người nuôi chưa có mối quan hệ gắn kết, các
thông tin mà các nhà máy chế biến có được từ người thu gom cung cấp theo từng
chuyến hàng, không nắm được toàn bộ theo mùa vụ về tình hình nuôi của các hộ. Có thể
nói sản lượng tôm của các hộ nuôi cung cấp chủ yếu cho các nhà máy chế biến tôm và
xuất khẩu.
3.3.2. Quá trình tạo giá trị của từng tác nhân trong chuỗi
Sự thay đổi về giá bán cuối cùng của sản phẩm tôm nuôi phụ thuộc vào từng
kênh tiêu thụ (bảng 2). Tại kênh I, kênh tiêu thụ có ít tác nhân tham gia, có giá bán cuối
cùng là 165 ngàn đồng/kg, chi phí sản xuất 66,53 ngàn đồng và đạt được lợi nhuận kinh
tế ròng là 98,47 ngàn đồng/kg (chiếm 59,69% giá trị sản phẩm). Trong kênh này, một
420
đồng chi phí bỏ ra đã tạo ra 1,48 đồng lợi nhuận kinh tế ròng. Đây là kênh tiêu thụ hoạt
động tích cực, sản lượng tiêu thụ chiếm 68,8% sản lượng tôm của toàn huyện. Kết quả
tính toán trên cho thấy: trong kênh I, lợi nhuận của các công ty chế biến và xuất khẩu
đạt rất cao 70,53 ngàn đồng/kg, chiếm 71,62% trong tổng lợi nhuận kinh tế ròng của
chuỗi giá trị, thu gom lớn đạt được 6,48 ngàn đồng/kg (chiếm 6,58%), hộ nuôi đạt 21,46
ngàn đồng/kg (71,62%). Như vậy, người hưởng lợi nhiều nhất là các công ty chế biến và
xuất khẩu. Trong kênh III, người nuôi tôm đạt lợi nhuận thấp hơn (chiếm 29,11%),
người thu gom lớn chiếm 39,3% trong tổng lợi nhuận ròng toàn chuỗi.
Nhìn chung, so với các tác nhân khác trong chuỗi, người nuôi tôm hưởng lợi
không cao vì để đạt mức lợi nhuận 21,46 ngàn đồng/ kg, người nuôi tôm phải mất một
khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, chi phí bỏ ra khá lớn và chịu rủi ro rất cao. Trong khi
đó, thu gom lớn và các tác nhân khác có tốc độ vòng quay vốn nhanh nên hạch toán cụ
thể thì cùng với khoảng thời gian nuôi của hộ, mức lợi nhuận họ đạt được cao gấp nhiều
lần so với hộ nuôi tôm.
3.3.3. Quan hệ hợp tác trong chuỗi
Qua phân tích trên cho thấy, giữa hộ nuôi, người thu gom lớn, thu gom nhỏ và
các công ty chế biến và xuất khẩu tôm hầu như không có mối quan hệ hợp tác nào.
Quan hệ giữa họ chỉ là mối quan hệ mua bán đơn thuần không có một sự ràng buộc
mang tính pháp lý nào cả. Các công ty chế biến là người tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi từ
hộ nuôi tôm là nhiều nhất, nhưng việc thu mua nguyên liệu đều phụ thuộc vào người thu
gom lớn. Các công ty yêu cầu, thỏa thuận số lượng, chất lượng, kích cỡ tôm với người
thu gom lớn và quy trình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn của hệ thống HACCP,
GMP, BRC, ACC, IFS nhưng người nuôi không biết. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của
các công ty chế biến và xuất khẩu là hạn chế. Việc không có sự ràng buộc bằng hợp
đồng thu mua nguyên liệu, cũng như sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật từ các công ty chế biến
với người nuôi, nên khi giá cả người mua nào cao hơn hộ nuôi sẽ bán cho người đó, như
vậy chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của huyện mang tính chuỗi cơ hội hơn là hợp tác.
Với chức năng cầu nối giữa các tác nhân, nên dễ nhận thấy người thu gom lớn
gần như đóng vài trò là người trưởng chuỗi của kênh II, III vì họ có khả năng quán
xuyến các thành viên khác trong chuỗi trong việc phân phối đầu ra sản phẩm của hộ
nuôi và cung ứng hàng hóa đầu vào cho người bán buôn; kênh I người trưởng chuỗi là
các công ty CB&XK, tuy nhiên năng lực định hướng của các trưởng chuỗi chưa được
thể hiện rõ. Đối với kênh I, các công ty CB&XK cần phải tăng cường tích hợp theo
chiều dọc, liên kết với hộ nuôi để gắn kết nguồn nguyên liệu chặt chẽ, loại bỏ thu gom
lớn, rút ngắn khẩu độ chuỗi cung nhằm giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của mình [3].
421
Bảng 2. Quá trình tạo giá trị và lợi nhuận kinh tế ròng qua các tác nhân của mỗi kênh phân phối
(tính bình quân 1kg tôm nuôi)
Diễn giải ĐVT
Hộ nuôi
tôm
Thu
gom
lớn
Nhà
máy
CB&XK
Thu
gom nhỏ
Bán
buôn
Bán lẻ
TB
Bán lẻ
TK
Bán lẻ
ĐN
Chuỗi
giá trị
Kênh I
Giá bán 1.000 đ/kg
79,71
90,50
165,00
165,00
Chi phí sản xuất 1.000 đ/kg
58,25
84,02
94,47
66,53
NB 1.000 đ/kg
21,46
6,48
70,53
98,47
Tỷ lệ NB %
21,80
6,58
71,62
100,00
Kênh II
Giá bán 1.000 đ/kg
79,71
100,00
116,00
130,00
130,00
Chi phí sản xuất 1.000 đ/kg
58,25
81,96
103,30
118,93
66,73
NB 1.000 đ/kg
21,46
18,04
12,70
11,07
63,27
Tỷ lệ NB %
33,92
28,51
20,07
17,49
100,00
Kênh III
Giá bán 1.000 đ/kg
79,71
110,00
116,00
135,00
135,00
Chi phí sản xuất 1.000 đ/kg
58,25
81,03
103,30
124,42
61,29
NB 1.000 đ/kg
21,46
28,97
12,70
10,58
73,71
Tỷ lệ NB %
29,11
39,30
17,23
14,36
100,00
Kênh IV
Giá bán 1.000 đ/kg
79,71
110,00
120,00
120,00
Chi phí sản xuất 1.000 đ/kg
58,25
103,00
113,87
85,41
NB 1.000 đ/kg
21,46
7,00
6,13
34,59
Tỷ lệ NB %
62,04
20,23
17,73
100,00
(Nguồn số liệu điều tra năm 2011).
425
3.3.4. Lợi thế so sánh của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi
Từ số liệu điều tra, chúng tôi tính toán hệ số chi phí nguồn lực trong nước
(DRC) để xác định lợi thế so sánh của sản phẩm tôm nuôi của huyện. DRC/SER =
0,50475 < 1 cho thấy: nếu bỏ ra 0,50475 USD chi phí nguồn lực trong nước để nuôi tôm
và xuất khẩu sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ gia tăng là 1 USD. Điều đó chứng tỏ,
sử dụng các yếu tố tài nguyên trong nước như đất đai, lao động, tiền vốn để sản xuất các
đầu vào và nuôi tôm xuất khẩu có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Đây là cơ
sở để các cấp chính quyền của huyện Thăng Bình khuyến khích các cơ sở, các doanh
nghiệp và hộ nông dân tham gia vào chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, tổ chức nuôi tôm
xuất khẩu nhằm mang lại lợi thế cao và hiệu quả kinh tế lớn, góp phần sử dụng nguồn
lực có hiệu quả, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.
Chúng tôi đã xây dựng các kịch bản với giả định các mức chi phí nguồn lực
trong nước tăng 5%, 10%, 15% thậm chí 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 5%, 10%,
15%, nhưng các hệ số DRC/SER vẫn nhỏ hơn 1. Điều này khẳng định khả năng cạnh
tranh của sản phẩm tôm nuôi của huyện là cao và có hiệu quả.
3.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chuỗi cung
Khả năng thực hiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình chịu tác
động chủ yếu bởi các nhân tố sau:
Sự biến động giá cả: khi giá thức ăn, giá mua tôm giống tăng cao, trong điều
kiện giá tôm nuôi xuất khẩu xuống thấp dẫn đến kết quả nuôi tôm lỗ, người nuôi sẽ thu
hẹp quy mô diện tích nuôi (hoặc không nuôi). Đối với người thu gom, họ chủ động mua
với giá thấp và bán tôm cho các người bán sĩ cung cấp cho thị trường nội địa (Kênh II
và kênh III) làm ảnh hưởng xấu đến kênh I, tức hạn chế năng lực chế biến và sản lượng
xuất khẩu của các công ty. Lúc này, kênh II và kênh III trở thành kênh cạnh tranh đối
với kênh I.
Chất lượng sản phẩm tôm nuôi: khi tôm xuất bán có phẩm cấp thấp, các công ty
chế biến trả lại cho người thu gom, lượng tôm này được người thu gom cung cấp cho
người tiêu dùng ở Tam Kỳ, Đà Nẵng qua kênh II, kênh III (thị trường dễ tính hơn). Như
vậy, kênh II, III trở thành kênh thay thế kênh I.
Các điểm nghẽn (nút thắt): Đối với chuỗi cung đầu vào cho thấy, nguồn cung
con giống là hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi, do nguồn cung ở xa, (Bình
Định, Khánh Hòa) nên phát sinh chi phí thu mua cao, chất lượng con giống không được
kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, nguồn cung trong tỉnh chủ yếu là trung tâm giống
cung cấp với số lượng ít (15%). Đối với chuỗi cung đầu ra, năng lực nuôi trồng của hộ
nuôi còn hạn chế, do quy mô vốn, quy mô diện tích nuôi bình quân của hộ nuôi ở huyện
thấp so với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Mặt khác, kỹ thuật nuôi thâm canh chưa
cao dẫn đến năng suất thấp, sản lượng thấp chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho
các nhà máy chế biến để xuất khẩu nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của sản phẩm.
426
4. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm để phát triển nuôi
tôm của huyện Thăng Bình.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi để phát triển nghề nuôi tôm của huyện trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020:
Trước hết, tăng cường năng lực cho các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản
phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình. Qua đánh giá từng tác nhân cho thấy, hầu hết các
tác nhân tham gia chuỗi cung hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên, năng lực hoạt động của
các tác nhân còn hạn chế. Đặc biệt là các hộ nuôi hiện tại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên
quy mô sản xuất không được mở rộng và khả năng đáp ứng số lượng sản phẩm cho thị
trường thấp. Để giải quyết vấn đề này, Phòng Nông nghiệp và nông thôn của huyện,
phối hợp với Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm, liên kết với các cơ
sở đào tạo nghề mở các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nuôi tôm theo hướng bền vững cho các
hộ nuôi. Đối với các tác nhân bán lẻ cần phải có cơ chế quản lý thích hợp để tổ chức và
khuyến khích phát triển. Đầu tư phát triển Trung tâm giống của tỉnh, tăng cường khoa
học kỹ thuật trong khâu tạo giống để giải quyết những mặt hạn chế về nguồn cung con
giống cho các hộ nuôi tôm hiện nay (nút thắt ).
Hai là, xây dựng các mối liên kết dọc trong chuỗi sản phẩm tôm nuôi. Trước mắt,
các công ty chế biến và xuất khẩu có thể tiếp tục duy trì hình thức thu mua thông qua các
trung gian thu gom lớn để đảm bảo nguồn cung cấp về nguyên liệu tôm nuôi cho chế biến.
Bên cạnh, tiến hành triển khai đồng thời mô hình hợp tác dọc trong chuỗi cung sản phẩm
tôm nuôi của mình thông qua cơ chế hợp đồng giữa công ty với người nuôi. Trong đó,
hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm có khả năng được cả
người bán và người mua dễ chấp nhận hơn cả. Thông qua hợp đồng chia sẻ lợi nhuận trong
chuỗi, giảm bớt các tác nhân thu gom lớn trong kênh I, tăng lợi nhuận cho người nuôi thông
qua việc nâng đơn giá mua một cách hợp lý.
Ba là, tăng cường công tác thông tin thị trường
Qua điều tra khảo sát cho thấy, khả năng tiếp cận thông tin về thị trường các yếu tố
đầu vào và đầu ra sản phẩm của hộ nuôi còn hạn chế. Thông tin quan trọng như nhu cầu về
số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm, giá cả hộ nuôi không nắm bắt kịp thời. Hầu hết
người nuôi tôm chỉ nắm thông tin về giá bán khi đến vụ thu hoạch thông qua các hộ cùng
nuôi, các thu mua hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, thông tin theo kênh này thường thiếu
khách quan vì tất cả đều từ người mua tôm hay người bán các yếu tố đầu vào cung cấp. Vì
vậy, huyện phải xây dựng cơ chế hợp lý giao cho phòng Nông nghiệp & phát triển nông
thôn phối hợp với cơ quan quản lý ngành thủy sản của tỉnh để cung cấp thông tin có liên
quan đến thị trường cho các hộ nuôi tôm.
Bốn là, Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
427
Tôm là loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho con người, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của người tiêu dùng, đây là yêu cầu được đặt lên hàng đầu của các quốc gia
hiện nay. Việc phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi cần phải chú ý quan tâm đến khía
cạnh này. Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải chú trọng ngay từ quản lý
con giống, nguồn thức ăn, thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cho tôm. Điều này đòi hỏi các
cơ sở ban ngành của tỉnh, huyện phải tăng cường công tác kiểm tra các sản phẩm thức ăn
tôm, giống… khi nhập vào tỉnh, huyện. Trung tâm Khuyến ngư phối hợp với các cơ quan
chức năng và các doanh nghiệp phát huy vai trò trong việc tuyên truyền cho nông dân và
các nhà cung cấp, các nhà thu mua về vai trò vệ sinh an toàn thực phẩm trong tiêu thụ và
xuất khẩu, cần phải tổ chức tập huấn hướng dẫn các quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất và lưu hành sản phẩm, các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa.
5. Kết luận và khuyến nghị
Qua phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình cho thấy,
hiệu quả hoạt động của các tác nhân đều lớn, thể hiện được chức năng của mình trong
chuỗi cung. Lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi
cung cao là cơ sở để các cấp chính quyền đề ra những chính sách phát triển nghề nuôi
tôm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, còn những điểm yếu: người cung cấp nguyên liệu
tôm cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu tôm là các hộ nuôi nhưng lại thiếu thông tin
về thị trường xuất khẩu, như giá cả, kích cỡ, chất lượng sản phẩm. Các công ty chưa
thiết lập hệ thống liên kết dọc, nên phụ thuộc vào người thu gom và không kiểm soát
nguồn gốc nguyên liệu ban đầu, khó thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ -
một yêu cầu ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Đây là những mâu thuẫn cốt lõi
cần phải tháo gỡ.
Để hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Thăng Bình, các cấp
chính quyền địa phương của huyện cần phải xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý,
đồng bộ trên cơ sở các giải pháp đã nêu trên, đặc biệt quan tâm đến các khó khăn về kỹ
thuật nuôi, giám sát con giống, vốn đầu tư sản xuất của các hộ nuôi. Đối với các tác
nhân, đặc biệt các công ty chế biến và xuất khẩu cần phải chú trọng đến công tác xây
dựng mô hình liên kết dọc theo chuỗi nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình [2], từ đó
dẫn dắt các tác nhân tham gia trong chuỗi cùng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beamon, B.M., Supply chain design analysis: Models and Methods, International
journal of Production, 55(1998), 281-294.
2. Dương Ngọc Dũng, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter, Nxb.TH
TP Hồ Chí Minh, 2005.
3. Mai Văn Xuân (Chủ biên), Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính, Marketing và phân tích chuỗi
cung trong nông nghiệp, Nxb. Đại học Huế, 2010.
428
ANALYSING THE SUPPLY CHAIN OF SHRIMP FARMING
IN THE AREA OF THANG BINH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
Mai Van Xuan
1
, Le Van Thu
2
1
College of Economics, Hue University
2
Quang Nam College of Economics and Technology
Abstract. This study was conducted on the basis of data collected from 80 shrimp
farming households and 45 other agents involved in the supply chain of shrimp
farming in Thang Binh district, Quang Nam province. Results from the supply
chain analysis show that farmers get a limited amount of information about the
market. Consequently, they are often forced to sell their products at lower prices by
traders due to their products insufficiently classified. Besides, there exist
difficulties in capital and shrimp farming techniques,so farmers’ profits in the
business cycle of products are often lower than that from other agents in the supply
chain, leading to certain disadvantages for farmers. On the other hand, the
cooperation in the supply chain lacks the binding between the agents; companies
processing and exporting seafood did not vertically integrated, linking with farmers
to create their competitive advantage. Research results show that despite some
obstacles encountered in the operation of the supply chain, all agents could benefit
achievements and efficiency in the business; the supply chain in shrimp farming in
the district has many comparative advantages and big competitiveness of the
product. This study has suggested some solutions to improve the supply chain, the
competitiveness of the products and the development of shrimp farming in Thang
Binh district in a sustainable manner.