Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thiết kế garage trong nhà ở gia đình potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.73 KB, 10 trang )



Thiết kế garage trong
nhà ở gia đình

Ngày nay việc thiết kế, bố trí nhà để xe (garage) trong
nhà ở gia đình khá phố biến. Không chỉ là nơi cất giữ xe
đơn thuần, garage còn ảnh hưởng rất lớn đến tổng quan
kiến trúc chung toàn bộ ngôi nhà.

Những tư vấn sau sẽ giúp bạn tích lũy thêm chút kinh nghiệm
khi tính toán thiết kế một chỗ để xe tiện ích và thẩm mỹ trong
nhà.

Bố trí garage

Tùy từng đặc điểm riêng về sơ đồ thửa đất, nhu cầu và mục
đích sử dụng của gia đình mà kiến trúc sư tư vấn, thiết kế
garage để xe phù hợp. Tuy nhiên dù với mục đích nào, trên
mặt bằng thiết kế garage luôn được ưu tiên bố trí để có thể dễ
dàng lấy xe ra vào; không ảnh hưởng nhiều đến trục giao
thông bộ vào nhà, đảm bảo không có sự uốn lượn hay cắt
ngang gây hạn chế sinh hoạt trong gia đình.

Garage được bố trí ở tầng trệt, riêng rẽ với
lối đi chính vào nhà

Với những căn nhà lô phố, garage thường nằm tầng hầm,
tầng 1 (tầng trệt). Với nhà biệt thự, do có lợi thế về diện tích
và khuôn viên rộng rãi, garage thường được làm riêng rẽ với
lối vào nhà riêng, rất thuận tiện trong sinh hoạt của các thành


viên trong gia đình.

Diện tích garage

Kích thước garage phụ thuộc kích thước loại ôtô mà gia chủ
dùng và số lượng xe để trong garage. Với xe bốn chỗ loại
nhỏ, garage phải đảm bảo kích thước chiều dài từ 3,5m và
chiều rộng 5m-5,5m.


Tuy nhiên, ngoài ôtô, mỗi gia đình thường kèm thêm sử dụng
xe máy. Diện tích chiếm chỗ của một xe máy khoảng
1,5x2m, tùy số lượng xe máy cần để trong garage mà cộng
thêm vào diện tích cần có để bố trí cho garage. Đối với cửa
garage, chiều cao thấp nhất của cửa là 2m để đảm bảo chiều
cao của xe khi đi qua được dễ dàng, không bị chạm nóc.

Xử lý nội thất trong garage

Trần nhà trong garage nên thiết kế đơn giản, tránh sự cầu kỳ
không cần thiết. Bạn có thể sử dụng trần thạch cao, trần
nhôm… chi phí không cao nhưng quá trình thi công lại nhanh
chóng, đảm bảo.


Các diện tường trong garage nên sơn bằng loại sơn dễ lau
chùi, chống bám bẩn và tránh ẩm mốc. Bạn cũng có thể ốp
các loại đá sần có bề mặt thô nhám để hút âm, tránh ồn.
Ngoài ra, có thể nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế vài điểm
nhấn trên tường với các thiết kế phá cách, tạo các không gian

khác biệt cho không gian thú vị này. Điều rất quan trọng nên
chú ý khi thiết kế garage là sự thông thoáng. Bạn nên trổ cửa
sổ hoặc khe thoáng trên các diện tường, cửa sổ mái để đảm
bảo ánh sáng, sự thông thoáng làm giảm mùi hôi, xăng xe…
bay vào nhà, đặc biệt với nhà lô phố khi garage thiết kế liền
với không gian nhà ở.

Cửa nâng tự động cho garage


Trong các nhà ở gia đình hiện nay, gia chủ thường lựa chọn
sử dụng loại cửa nâng tự động. Đây là loại cửa có thiết kế
trượt lên nhờ một hệ thống lắp đặt khung trượt bên trong
garage, sử dụng motor điện kéo vừa thuận tiện trong sử dụng,
vừa đảm bảo an toàn. Trong trường hợp mất điện bạn vẫn có
thể nâng lên, kéo xuống dễ dàng.

Camera quan sát

Để đảm bảo an ninh, gia chủ thường lựa chọn loại camera
quan sát không dây được lắp đặt bên ngoài hoặc bên trong
garage. Kết nối chủ yếu là không dây với hộp điều khiển
trung tâm đặt trong nhà. Loại camera sử dụng cho garage
thường có tầm hoạt động phù hợp với đường kính 30-50m.

Nếu lắp đặt bên trong garage, do không gian thường bị tối
nên sử dụng loại máy có mắt hồng ngoại, tăng cường ánh
sáng. Khi lắp đặt bên ngoài, camera cần được lắp đặt thêm bộ
hộp bảo vệ thời tiết và khóa chống trộm.


Không bố trí garage dưới phòng ngủ

Theo phong thủy, phòng ngủ nếu bố trí ngay trên khu để xe
thường gây ra những tác động không tốt, ảnh hưởng tiêu cực
có thể nhận thấy rõ nhất là khí độc từ ống xả của xe có thể
ảnh hưởng tới người cư ngụ. Nếu không thể thay đổi vị trí
phòng ngủ, nên đặt thêm cây xanh nhỏ trong phòng ngủ để
loại bỏ các khí độc, hoặc một bức tượng rồng trạm khắc bằng
gỗ ở phía đông căn phòng để duy trì sức khỏe tốt.

×