Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của tinh dầu cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte), họ long não (lauraceae) thu hái tại ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ QUỲNH HOA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA TINH DẦU CÂY VÙ HƯƠNG
(Cinnamomum balansae Lecomte),
HỌ LONG NÃO (Lauraceae)
THU HÁI TẠI NINH BÌNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ QUỲNH HOA
1701198

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA TINH DẦU CÂY VÙ HƯƠNG
(Cinnamomum balansae Lecomte),
HỌ LONG NÃO (Lauraceae)
THU HÁI TẠI NINH BÌNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:


PGS. TS. Nguyễn Hồng Tuấn
Nơi thực hiện:
Bộ mơn Dược liệu

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp tại Bộ mơn Dược
liệu trường Đại học Dược Hà Nội, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Hoàng Tuấn, người thầy tận tụy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn DS. NCS. Nguyễn Thanh Tùng, người thầy đã chỉ
bảo, quan tâm hướng dẫn tôi từ những ngày đầu thực hiện tới khi hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn TS. Đỗ Ngọc Quang, ThS. Nghiêm Đức Trọng cùng toàn thể
các thầy cô, anh chị kỹ thuật viên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi có thể hồn thành khóa
luận một cách tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn Ths. Lê Văn Quang (Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ
thuật lâm sinh, Viện nghiên cứu lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cùng
đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù
hương (Cinnamomum balansae H.Lec) ở một số tỉnh phía bắc” đã ủng hộ, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể thầy cơ trường Đại học Dược Hà
Nội, đã tận tình dạy bảo tôi suốt những năm tháng ngồi trên giảng đường.
Xin cảm ơn toàn thể anh chị, bạn bè và các em cùng nghiên cứu trên Bộ môn
Dược liệu, đã động viên, giúp đỡ tôi trong quãng thời gian thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, cho tơi được gửi sự biết ơn vơ hạn tới gia đình, người thân, bạn bè,
đã luôn ở bên đồng hành, động viên, ủng hộ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong

suốt chặng đường học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
Sinh viên
Bùi Thị Quỳnh Hoa


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1 Tổng quan về họ Long não (Lauraceae) ................................................................ 2
1.1.1 Vị trí phân loại ...................................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm thực vật họ Long não .........................................................................2
1.1.3 Phân loại thực vật họ Long não..........................................................................2
1.2 Tổng quan về chi Cinnamomum Schaeff. .............................................................. 4
1.2.1 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Cinnamomum Schaeff. ................................ 4
1.2.2 Phân loại chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam .............................................8
1.2.3 Thành phần hóa học chi Cinnamomum Schaeff...............................................10
1.2.4 Giá trị sử dụng của chi Cinnamomum Schaeff. ...............................................12
1.2.5 Tổng quan về loài Cinnamomum balansae Lecomte .......................................13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................15
2.1 Đối tượng và phương tiện nghiên cứu .................................................................15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................15
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu ..................................................................................15
2.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 16
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật..........................................................................16
2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học .......................................................................16

2.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................16
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu cảm quan .................................................................16
2.3.2 Phương pháp giám định tên khoa học .............................................................. 16
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu hiển vi ......................................................................16
2.3.4 Phương pháp hóa học .......................................................................................16
2.3.5 Phương pháp sắc ký lớp mỏng .........................................................................17
2.3.6 Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu ............................ 17
2.3.7 Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ .......................................................17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN .......................................19
3.1 Nghiên cứu về thực vật ..........................................................................................19
3.1.1 Đặc điểm thực vật ............................................................................................ 19


3.1.2 So sánh đặc điểm thực vật của mẫu nghiên cứu với Cinnamomum balansae
Lecomte và Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. trong các tài liệu ....21
3.2 Nghiên cứu đặc điểm về vi học vi phẫu dược liệu ..............................................23
3.2.1 Đặc điểm vi phẫu lá..........................................................................................23
3.2.2 Đặc điểm vi phẫu cành .....................................................................................24
3.3 Nghiên cứu về đặc điểm vi học bột dược liệu ......................................................25
3.3.1 Đặc điểm bột lá ................................................................................................ 25
3.3.2 Đặc điểm bột cành ............................................................................................ 26
3.4 Định tính hóa học ...................................................................................................27
3.5 Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu....................................................28
3.6 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu các bộ phận của mẫu nghiên cứu ............................ 30
3.7 Sắc ký khí kết hợp khối phổ tinh dầu ..................................................................32
3.8 Bàn luận ..................................................................................................................36
3.8.1 Về thực vật .......................................................................................................36
3.8.2 Về thành phần hóa học .....................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 39
4.1 Kết luận ..................................................................................................................39

4.2 Kiến nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Dịch/Chú thích
C.

Cinnamomum

Dd
Dung dịch
DĐVN V Dược điển Việt Nam V
EtOAc
Ethyl acetat
GC–MS

Gas chromatography – mass spectrometry Sắc ký khí kết hợp khối phổ

HNIP

Phịng tiêu bản cây thuốc bộ môn Thực

HPTLC

vật – Đại học Dược Hà Nội
High performance thin layer


Sắc ký lớp mỏng hiệu năng

chromatography

cao

KT

Kích thước

SKĐ
SKLM
STT
TT

Sắc ký đồ
Sắc ký lớp mỏng
Số thứ tự
Thuốc thử

UV

Ultraviolet


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1

Danh lục các loài thuộc chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam


Trang
5

Bảng 3.1

So sánh đặc điểm thực vật của mẫu nghiên cứu với

21

Bảng 3.2

Cinnamomum
balansae
Lecomte

Cinnamomum
parthenoxylon (Jack.) Meisn. trong các tài liệu
Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong dịch chiết mẫu

27

nghiên cứu
Bảng 3.3

Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu nghiên cứu

29

Bảng 3.4


sau 3 lần cất
Kết quả định tính các thành phần tinh dầu của mẫu nghiên cứu

31

Bảng 3.5
Bảng 3.6

bằng SKLM
Thành phần cấu tử trong tinh dầu các bộ phận của mẫu nghiên
cứu
So sánh thành phần tinh dầu trong các bộ phận của mẫu nghiên
cứu

32
34


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1.

Ảnh chụp cây và một số bộ phận của cây Vù hương

20

Hình 3.2.

Ảnh vi phẫu lá Vù hương


24

Hình 3.3.

Ảnh vi phẫu cành Vù hương

25

Hình 3.4.

Một số đặc điểm bột lá Vù hương

26

Hình 3.5.

Một số đặc điểm bột cành Vù hương

27

Hình 3.6.

Sắc ký đồ tinh dầu các bộ phận của mẫu nghiên cứu

31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, họ Long não (Lauraceae) có khoảng 2000 đến 2500 loài và 45 chi,

bao gồm cây gỗ và cây bụi, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng chủ yếu
là ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và nhiệt đới châu Mỹ [29]. Chi Long não
(Cinnamomum Schaeff.) là một trong những chi lớn nhất của họ Long não, bao gồm
khoảng 250 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Úc
và các đảo Thái Bình Dương [41]; ở Việt Nam, chi Long não được tìm thấy với hơn 40
loài [11]. Từ xa xưa, các loài thuộc chi Long não đã được sử dụng rộng rãi để làm gia
vị, trái cây ăn được, lấy gỗ, lấy tinh dầu, làm nước hoa và có vai trị quan trọng trong y
học cổ truyền, ví dụ như C. verum J. Presl, C. cassia (L.) J. Presl, C. loureiroi Nees và
C. burmannii (Nees & T. Nees Blume) [36]. Vỏ Cinnamomi, được lấy từ một số loài
thuộc chi Cinnamomum Schaeff., đã được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch, tiêu
hóa mạn tính và viêm nhiễm [27, 31]. Các hợp chất chiết xuất từ các loài chi
Cinnamomum Schaeff. đã được báo cáo cho thấy các hoạt tính sinh học khác nhau, bao
gồm điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống ung thư và nhiều hoạt tính khác [19, 24,
30, 34, 39]; hoạt tính gây độc tế bào và sự gây chết tế bào theo chương trình của tinh
dầu và một số thành phần của một số loài Cinnamomum ở Sri Lanka, Indonesia, Việt
Nam và Trung Quốc đã được cho thấy có tác dụng trên nhiều dòng tế bào ung thư khác
nhau [23, 25, 26, 35]. Với những vai trò như vậy, việc nghiên cứu về các lồi thuộc chi
Long não là vơ cùng cần thiết.
Trong chuyến điều tra thực địa tại tỉnh Ninh Bình, chúng tơi đã phát hiện ra một
lồi thuộc chi Cinnamomum Schaeff. (tên địa phương là Vù hương). Đây là lồi đặc
hữu của Việt Nam, gỗ tốt, khơng mối mọt, được dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng
tàu; lá, vỏ và rễ có thể dùng để chiết tinh dầu. Qua tra cứu các tài liệu trên thế giới và
tài liệu Việt Nam [1, 11, 14], chúng tôi nhận thấy loài này mang những đặc điểm phù
hợp với loài Cinnamomum balansae Lecomte. Tuy nhiên, thông tin về đặc điểm thực
vật và thành phần hóa học của tinh dầu lồi này ở Việt Nam cịn rất hạn chế. Vì vậy,
khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của tinh dầu cây
Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), họ Long não (Lauraceae) thu hái tại
Ninh Bình” được thực hiện với mục đích cung cấp các dữ liệu về cây Vù hương
(Cinnamomum balansae Lecomte) tại Việt Nam, làm cơ sở để ứng dụng và phát triển
kiến thức về y học bản địa. Đề tài gồm các mục tiêu sau:

– Dự đoán tên khoa học, xác định đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu.
– Định tính sơ bộ các hợp chất hữu cơ trong mẫu nghiên cứu.
– Định lượng và xác định thành phần hóa học của tinh dầu mẫu nghiên cứu.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về họ Long não (Lauraceae)
1.1.1 Vị trí phân loại
Theo Thực vật chí Đơng Dương [42] và hệ thống phân loại của Takhtajan [33] vị
trí của họ Long não (Lauraceae) trong giới thực vật như sau:
Giới Thực vật (Planta)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae)
Bộ Long não (Laurales)
Họ Long não (Lauraceae)
1.1.2 Đặc điểm thực vật họ Long não
Thân gỗ to hay nhỏ, có mùi thơm (trừ dây Tơ xanh (Cassytha filiformis L.) là
một lồi bán ký sinh leo cuốn, hình sợi, màu lục sậm). Lá đơn, mọc cách đôi khi mọc
đối, khơng có lá kèm. Phiến ngun, dày, bóng láng. Gân lá hình lơng chim thường có
2 gân bên nổi rõ. Dây Tơ xanh có lá teo thành vẩy. Cụm hoa xim 2 ngả tụ thành chùm
hay thành tán giả ở ngọn hay ở nách lá, hiếm khi là gié như ở Cassytha. Hoa nhỏ, đều,
lưỡng tính, đơi khi trở thành đơn tính vì bộ nhị bị trụy; khi đó trên cùng một cây có cả
hoa cái và hoa lưỡng tính. Bao hoa 6 phiến cùng màu, dạng lá đài xếp trên 2 vòng.
Hoa mẫu 2 hiếm gặp (Laurus). Bộ nhị 4 vịng, mỗi vịng có 3 nhị và thường vịng
trong cùng mang nhị lép. Ở Laurus, mỗi vịng có 2 nhị và vòng trong cùng mang nhị
hữu thụ. Nhị hữu thụ có bao phấn gồm 4 ơ phấn nhỏ chồng lên nhau hai cái một (tông
Perseineae, chi Cinnamomum, Camphora) hoặc 2 ô phấn (tông Laurineae, chi Laurus).

Mỗi ô phấn mở bằng một nắp bật lên. Bao phấn có thể mở quay vào phía trong hoặc 2
vịng nhị ngồi bao phấn mở quay vào trong, vòng nhị thứ ba bao phấn mở quay ra
ngoài. Chỉ nhị thường mang 2 tuyến nhỏ ở gốc. Bộ nhụy một lá nỗn, bầu 1 ơ đựng 1
nỗn đảo đính ở nóc thịng xuống. Có thể bầu trên đính trên một đế hoa lồi hoặc phẳng
(hoa cái của Laurus) hoặc giữa và tự do trong một đế hoa lõm (Cinnamomum, Persea)
hoặc dưới và đính vào đế hoa (Cryptocarya). Ở Ravensera, bầu chia thành nhiều ô bởi
một số vách giả khơng hồn tồn. Quả mọng 1 hạt hay quả hạch, vỏ quả mỏng hay
dày. Hạt không nội nhũ. Mầm thẳng [10].
1.1.3 Phân loại thực vật họ Long não
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [33], họ Long não được chia thành 2 phân
họ và các tông như sau:
➢ Phân họ 1. Lauroideae


Tơng 1. Perseae: Persea, Phoebe, Apollonias, Nothaphoebe, Alseodaphne,
Dehaasia, Caryodaphnopsis, Neocinnamomum, Nectandra, Pleurothyrium,

2


Rhodostemonodaphne, Urbanodendron, Dicypellium, Phyllostemonodaphne,
Systemonodaphne

(Kubitzkia),

Paraia,

Williamodendron,

Mezilaurus


(bao

Gamanthera,
gồm

Povedadaphne,

Clinostemon),

Anaueria,

Beilschmiedia, Brassiodendron, Endiandra, Triadodaphne,
Potameia, Syndiclis, Dahlgrenodendron, Aspidostemon,

Hexapora,
Potoxylon,

Cinnadenia, Chlorocardium.


Tơng 2. Cinnamomeae: Ocotea, Cinnamomum, Actinodaphne, Aiouea, Aniba,
Endlicheria, Licaria.



Tơng 3. Laureae: Umbellularia, Dodecadenia, Litsea, Adenodaphne,
Neolitsea, Lindera, Iteadaphne, Laurus, Parasassafras, Sassafras.




Tơng 4. Cryptocaryeae: Crypto carya, Ravensara, Eusideroxylon.

• Tơng 5. Hypodaphnideae: Hypodaphnis.
➢ Phân họ 2. Cassythoideae
Cụ thể khóa định loại các chi họ Long não ở Việt Nam như sau [11]:
1a. Cỏ leo quấn, ký sinh khơng lá, có diệp lục ................................................. Cassytha
1b. Khơng ký sinh
2a. Lá có 3 gân chính
3a. Hoa đầu nhỏ, dạng 1 hoa
4a. Hoa 2 – phân (4 phiến hoa, 6 tiểu nhụy) ……………………………Neolitsea
4b. Hoa 3 – phân ........................................................................................ Lindera
3b. Tán có cọng hay khơng cọng, cọng mập ở trái……….……...Neocinnamomum
3c. Chùm – tụ tán
4a. Quả mập, to, có cọng to……………………………………...Caryodaphnosis
4b. Quả nhỏ, khơng cọng to………………………………………. Cinnamomum
2b. Lá có gân lông chim
3a. Hoa đầu nhỏ
4a. Bao phấn 2 ô…………………………………………………………. Lindera
4b. Bao phấn 4 ô, 9 tiểu nhụy thụ, nội hướng tất cả………………………...Litsea
3b. Thường là chùm – tụ tán (Alseodaphne)
4a. 3 tiểu nhụy thụ, quả to……………………………………………...Endiandra
4b. 4 – 9 tiểu nhụy thụ
5a. Biệt chu……………………………………………………….Actinodaphne
5b. Lưỡng phái hay tạp phái
6a. Quả mập, to…………………………………………………………Persea
6b. Quả thường nhỏ
7a. Bao phấn 2 ô

3



8a. Quả trong đài hoa đồng trưởng bao trọn, dạng 1 quả…….Cryptocarya
8b. Quả không bị đài hoa giấu
9a. Tiểu nhụy thụ 4, 4 lép……………………………………...Syndiclis
9b. Tiểu nhụy thụ 9
10a. Tai hoa khơng đều, rụng sớm……………………..Bielschmiedia
10b. Tai hoa đều, cịn lại ở trái, cọng trái có màu…………...Dehaasia
7b. Bao phấn 4 ơ
8a. Tai hoa rụng sớm…………………………………………Notaphoebe
8b. Tai hoa còn lại ở quả
9a. Tai dày, đứng, ôm lấy quả……………………….Phoebe, Machilus
1.2 Tổng quan về chi Cinnamomum Schaeff.
1.2.1 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Cinnamomum Schaeff.
1.2.1.1 Đặc điểm hình thái thực vật của chi Cinnamomum Schaeff.
Cây dạng bụi, gỗ nhỏ hoặc lớn, đoạn thân thường khơng có cành. Vỏ cây thường
nhẵn hoặc nứt dọc, màu nâu xám hay nâu đỏ nhạt, toàn thân thường có dầu hoặc mùi
thơm theo mức độ khác nhau. Lá thường mọc gần như đối, mọc cách hoặc vừa đối vừa
cách hay sắp xếp kiểu xoắn ốc. Phiến lá đơn, nguyên, trên lá có những chấm hay
những tuyến chứa tinh dầu; thường có 3 gân chính, rất ít khi dạng lơng chim, khơng có
lá kèm. Cụm hoa hình chùm, hình chùy hoặc gần dạng tán, mọc ở nách lá hay đầu
cành. Hoa lưỡng tính, rất ít khi đơn tính, mẫu 3, lá đài 6 dính nhau tạo thành ống ở
phía dưới, thường có lơng mịn; nhị hữu thụ 9, ít khi 6, thường xếp theo 3 vịng, bao
phấn 4 ơ, ít khi 2; bầu trên khơng có cuống, 1 ơ, nỗn ngược; nhụy mảnh. Quả hình
cầu, hình trứng hay dạng trụ, 1 hạt; đế quả có các thùy bao hoa tồn tại và dày lên bao
quanh [14].
1.2.1.2 Chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam
Theo cuốn Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam (2001), chi Long não
(Cinnamomum Schaeff.) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae), gồm tới 250
loài, phân bố từ vùng đại lục châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á, Australia và khu

vực Tây Thái Bình Dương. Tại miền Nam châu Mỹ chỉ có một số ít lồi, nhưng riêng
khu vực Malesian đã phát hiện được khoảng 90 lồi. Đến nay mới chỉ có khoảng 150
loài đã được nghiên cứu ở những chừng mực nhất định về từng khía cạnh khác nhau
[15].
Ở nước ta, số loài thuộc chi Long não rất phong phú và đa dạng. Năm 1991,
Phạm Hồng Hộ đã mơ tả tóm tắt cho 40 loài, năm 2003 tăng thêm 3 loài nâng tổng số
là 43 lồi và có hình vẽ minh họa [11]. Nguyễn Kim Đào (1994) đã thống kê được 42
loài, năm 2003 thống kê được thêm 2 loài và một thứ (forma) nâng tổng số loài thống

4


kê được lên 44 loài và 1 thứ (chiếm 17,6% tổng số loài của chi Long não trên toàn thế
giới và bằng 48,9% số loài ở khu vực Malesian) [9].
Các loài được liệt kê dưới bảng sau:
Bảng 1.1 Danh lục các loài thuộc chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam [9, 11]
STT

Tên khoa học

Tên Việt

Phân bố

Nam

1

Cinnamomum auricolor
Kosterm.sec. Phamh. 1991


2

Cinnamomum balansae
Lecomte, 1913

Vù hương

Vùng đồng bằng sơng Hồng:
Hà Nội (Ba Vì); Ninh Bình
(Cúc Phương)

3

Cinnamomum bejolghota
(Buch.-Ham.) Sweet, 1826

Quế hương

Miền Bắc, Miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ

4

Cinnamomum bonii
Lecomte, 1913

5

Cinnamomum burmannii

(Nees & T. Nees) Blume,
1826

5a

Cinnamomum burmannii
Forma heyneanum (Nees)
H.W. Li, 1978

6

7

Cinnamomum cambodianum
Lecomte, 1913

Cinnamomum camphora (L.)
Presl, 1825

Re tía

Quế bon

Hà Nội (Ba Vì)

Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình, An Giang…

Quế trèn


Ninh Bình (Cúc Phương),
Thanh Hóa, Nghệ An (Pù Mát),
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Quế lá hẹp

Thiên, Phú Yên, Khánh Hòa,
Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,


Re cam bốt

Vùng đồng bằng sông Hồng:
Ba Vì (Hà Nội); Ninh Bình
(Cúc Phương), Thanh Hóa,
Nghệ An (Quỳ Châu).

Long não

Các tỉnh biên giới phía Bắc, Hà
Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Thừa Thiên Huế, Gia Lai...

Re cẩm
chướng

Mới phát hiện mọc ở Bà Rịa –
Vũng Tàu

9


Cinnamomum cassia (L.)
J.Presl, 1825

Quế thanh

Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái,
Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà
Nẵng

10

Cinnamomum caudiferum
Kosterm. 1970

Re chuôi dài

11

Cinnamomum crispulum

Quế quăn

8

Cinnamomum caryophyllus
S. Moore, 1925

5


Phan Rang


Kosterm. sec. Phamh. 1991
12
13
14
15
16

Cinnamomum curvifolium
Nees, 1836
Cinnamomum damhaense

Quế ô được

Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang...

Re đầm

Quảng Nam, Phú Yên

Cinnamomum durifolium
Kosterm. sec. Phamh. 1991

Re lá cứng

Cà Ná ở độ cao 850m

Cinnamomum gaudichaudii


Re

Kosterm. sec. Phamh. 1991

Lukman. 1889

gaudichaud.

Cinnamomum glaucescens

Re xanh

(Nees) Hand. -Mazz. 1936

phấn

Chủ yếu ở các tỉnh miền Trung:
Nghệ An, Quảng Trị

17

Cinnamomum inconspicuum
Kosterm. sec. Phamh. 1991

Quế ngờ

Quảng Nam

18


Cinnamomum iners (Reinw.
Ex Nees & T. Nees) Blume,
1826

Quế rừng

Mọc rải rác trong các rừng thứ
sinh thuộc hầu hết các tỉnh.

Quế java

Lào Cai (Sa Pa)

19

Cinamomum javanicum
Blume, 1826

20

Cinnamomum kunstleri Ridl.
1920

21

Cinnamomum liangii C. K.
Allen, 1939

Re hướng

dương

22

Cinnamomum longipes (I.
M.Johnst.) Kosterm. 1961

Re cọng dài

23

Cinnamomum
longepetiolatum Kosterm.
apud Phamh. 1991

Re cuống
dài

Vùng núi Nam Trung Bộ (Tây
Nguyên) và các tỉnh Nam bộ
đến Phú Quốc

24

Cinnamomum luoreirii Nees,
1836

Quế quì

Chủ yếu ở các tỉnh miền Trung,

dọc theo dãy Trường Sơn từ
Thanh Hóa vào Nam Trung bộ

25

Cinnamomum magnificum
Kosterm. sec. Phamh. 1991

26

Cinnamomum mairei H.Lév.
1914

27

Cinnamomum
melastomaceum Kosterm.

Quế kunstler Lào Cai độ cao 1500m

Quế tuyệt
Quế bạc
Rè muôi

6

Tuyên Quang, Bắc Thái, sông
Lô, An Giang.
Nha Trang 1650m


Nha Trang – Ninh Hòa
Chủ yếu ở các tỉnh miền Trung
(Quảng Trị, Ninh Thuận)
Dãy Bạch Mã, Buôn Mê Thuột,
Bà Rịa – Vũng Tàu


sec. Phamh. 1991
28
29

30

Cinnamomum micranthum
Hayata, 1913
Cinnamomum ovatum C.K.
Allen, 1939

Cinnamomum parthenoxylon
(Jack) Meisn. 1864

Re hoa nhỏ
Re trứng

Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Cao Bằng, Tuyên Quang,
Quảng Ninh, Bắc Giang,

Re hương


Quảng

Trị, Đà Nẵng, Vĩnh

Phúc (Tam Đảo), Hịa Bình
(Hang Kia Pà Cị)
Phổ biến ở các tỉnh trung du và
miền núi, hải đảo.

31

Cinnamomum polyadelphum
(Lour.) Kosterm. 1988

Quế bời lời

32

Cinnamomum rigidifolium
Kosterm. sec. Phamh. 1991

Quế lá cứng Bà Nà 1500m

33

Cinnamomum scortechinii
Gamble, 1910

34


Cinnamomum
scalarinervium Kosterm.
sec. Phamh. 1991

35
36

37

38

Cinnamomum sericans
Hance, 1877
Cinnamomum subavenium
Miq. 1858
Cinnamomum
subpenninervium
Kosterm. sec. Phamh. 1991
Cinnamomum subsericeum
Kosterm. 1988

39

Cinnamomum tamala (Buch.
– Ham.) T. Nees & C.H.
Eberm. 1831

40

Cinnamomum tenuipilis

Kosterm. 1970

41

Cinamomum tetragonum A.
Chev. 1918

Re
scortechin

Quảng Trị

Re gân hình Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
thang
Thiên – Huế trở vào
Ơ phát
Quế gân to
Re lông
chim

Đồng Nai, Sông Bé, Phú Quốc
Các tỉnh miền Trung (Quảng
Trị)
Rải rác ở các tỉnh miền Trung:
Khánh Hòa (núi Hịn Heo –
Nha Trang)

Re nhung

Re chay


Hịa Bình (Lương Sơn), Hà Nội
(Ba Vì),Vĩnh Phú, Ninh Bình
đến các tỉnh miền Trung: Nghệ
An, Thừa Thiên – Huế.

Re long li ti
Quế đỏ

7

Thái Nguyên, Hà Nội (Sơn
Tây)


42

43

Cinnamomum tonkinense A.
Chev. 1918
Cinnamomum tsoi
C.K.Allen, 1939

Nam Hà, Ninh Bình, Nghệ An,
Re xanh

Quảng Trị (Đakrông), Gia Lai,
Kon Tum.


Re tso

Rừng, trên đất sét: núi Braian,
Lâm Đồng
Từ miền Trung (Nghệ An) vào

44

Cinnamomum verum J.Presl,
1825

Quế rành

Nam Bộ (Phú Quốc, Côn Đảo)
và được gây trồng (ở Việt Nam
và các nước nhiệt đới khác).

1.2.2 Phân loại chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam
Khóa định loại các lồi chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam như sau [14]:
1A. Lá mọc cách; gân lơng chim hay gần như có 3 gân gốc, có điểm tuyến ở gân
chính; thùy bao hoa sớm rụng ở quả.
2A. Phiến lá gần như 3 gân gốc …………………………………….......C. camphora
2B. Phiến lá gân lông chim.
3A. Cuống lá dài hơn 2 cm……………………………………..C. longepetiolatum
3B. Cuống lá ngắn hơn 2 cm…………………………………..C. subpenninervium
4A. Cụm hoa chùy, nhẵn.
5A. Quả hình bầu dục; gân bên 3 – 5 đơi.
4B. Cụm hoa hình chùy, có lơng.
5B. Quả hình cầu; gân bên 5 – 7 đơi…………………………C. parthenoxylon
6A. Gân chính phẳng ở mặt trên, lồi ở mặt dưới; quả hình cầu, đường kính 8

– 10 mm………………………………………………………C. balansae
6B. Gân chính lồi ở cả hai mặt; quả hình trứng, trứng ngược hay nón ngược,
hiếm khi hình cầu, dài trên 10cm.
7A. Quả hình nón ngược, dài 1,6 cm………………………..C. glaucescens
7B. Quả hình trứng.
1B. Lá mọc đối hay gần đối; 3 gân ở gốc; thùy bao hoa tồn tại hay chỉ có phần dưới
tồn tại ở giai đoạn quả.
8A. Đơi gân xuất phát từ gốc khơng kéo dài tới chóp lá, gân phụ 1-2 đơi.
9A. Cụm hoa chùy, có lơng.
10A. Phiến lá có lơng ở mặt dưới.
11A. Gân giữa của lá lõm hoặc phẳng ở mặt trên.
12A. Gân phụ 1 – 2 đơi ở gần chóp lá; phiến lá hình trứng, cỡ 11 – 17 x 4 – 8
cm………………………………………………………………C. bonii
12B. Gân phụ 2 – 3 đơi; phiến lá hình trứng ngược, cỡ 17 x 9 cm.

8


11B. Gân giữa lồi lên ở cả 2 mặt.
13A. Cụm hoa chùy dài 8 – 12 cm; lá hình trứng hay hình bầu dục, cỡ 10 –
15 x 4 – 6 cm, gân phụ 2 – 3 đôi……………………...C. polyadelphum
13B. Cụm hoa hình chùy dài 2,5 – 10 cm; lá hình bầu dục, cỡ 8 – 10 x 2,5 – 4
cm; gân phụ 3 -4 đôi ……………………………………C. tonkinensis
10B. Lá nhẵn ở mặt dưới.
14A. Gân giữa lồi ở cả hai mặt.
15A. Lá dạng thuôn hẹp, cỡ 10 – 13 x 1,2 – 2,5 cm, 3 gân gốc và 5 – 6 đôi
gân bên; cụm hoa hình chùy ở nách lá, dài 8 – 10 cm
….……………………………………C. burmannii var. angustifolium
16A. Phiến lá hình trứng hay hình bầu dục, cỡ 10 – 16 x 3 – 4
cm……………………………………………………..C. curvifolium

16B. Phiến lá hình giải hay hình giải mũi mác.
15B. Lá hình trứng thn, cỡ 4,5 – 7,5 x 3 – 5 cm, 3 gân gốc và 2 gân bên;
cụm hoa hình chùy ở nách lá hay đỉnh cành dài 2 – 7 cm...C. burmannii
14B. Gân giữa lõm ở mặt trên.
17A. Cụm hoa ngắn hơn 7 cm.
18A. Cuống hoa dài hơn 1 cm; phiến lá hình trứng – bầu dục, bầu dục mũi
mác, cỡ 4 – 13 x 2 – 6 cm; nhị vịng thứ 3 có 2 tuyến, có chân
…...…………………………………………………….C. subavenium
18B. Cuống hoa ngắn hơn 1 cm; phiến lá hình bầu dục, cỡ 5 – 9 x 2 – 3 (5)
cm; nhị vịng thứ 3 có 2 tuyến khơng có chân.
17B. Cụm hoa dài 7 – 9 cm…………………………………C. cambodianum
9B. Cụm hoa nhẵn; phiến lá nhẵn cả 2 mặt.
8B. Đôi gân xuất phát từ gốc lá kéo dài đến chóp lá, khơng có gân phụ.
19A. Cụm hoa hình chùy có lơng.
20A. Gân giữa phẳng hoặc lõm ở mặt trên.
21A. Cụm hoa dài hơn 10 cm.
22A. Lá có gân mạng khơng nổi rõ ở mặt dưới; phiến lá hình bầu dục hẹp
hoặc hình mũi mác, cỡ 10 – 25 x 4 – 8 cm…………………….C. cassia
22B. Lá có gân mạng thấy rõ ở cả hai mặt hay không thấy rõ ở mặt trên; lá
hình bầu dục – thn hoặc hình trứng, cỡ 10 – 30 x 5 – 9 cm….C. iners
21B. Cụm hoa ngắn hơn 10 cm.
23A. Cuống lá dài hơn 1 cm………………………………………...C. mairei
23B. Cuống lá ngắn hơn 1 cm.
20B. Gân giữa phồng lên ở cả 2 mặt.
24A. Cuống lá dài 5 – 8 mm.

9


24B. Cuống lá dài 10 – 15 mm………………………………………C. loureirii

19B. Cụm hoa hình chùy, nhẵn.
25A. Gân giữa phẳng hoặc lõm ở mặt trên.
26A. Đôi gân xuất phát từ gốc kéo dài tới chóp lá hay gần chóp lá.
27A. Cụm hoa hình chùy ở nách lá.
28A. Cụm hoa dài 6 – 8 cm; phiến lá hình trái xoan, cỡ 9 x 5 cm; thùy bao
hoa hình chén cắt ngang, dài 4 mm; vỏ có mùi thơm đinh hương
……..………………………………………………….C. caryophyllus
28B. Cụm hoa dài 20 – 25 cm; phiến lá hình bầu dục thn, cỡ 10 – 44 x
3,5 – 15 cm; thùy bao hoa hình chén có xẻ thùy với đầu trịn; vỏ có
mùi thơm quế……………………………………………C. bejolghota
27B. Cụm hoa ở đỉnh cành…………………………………………..C. verum
25B. Gân giữa phồng lên ở cả 2 mặt.
26B. Đôi gân xuất phát từ gốc kéo dài bằng 3/4 chiều dài của lá.
29A. Phiến lá dài từ 10 cm trở lên; gân giữa lõm ở mặt trên……….C. tamala
29B. Phiến lá ngắn hơn 10 cm; gân giữa phẳng ở mặt trên.
1.2.3 Thành phần hóa học chi Cinnamomum Schaeff.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng quát về thành phần
hóa học của các lồi thuộc chi Cinnamomum Schaeff. ở Việt Nam, các thơng tin về
thành phần hóa học chủ yếu dựa trên các nghiên cứu về loài đơn lẻ. Theo đó, thành
phần hóa học chính của các lồi thuộc chi Cinnamomum Schaeff. bao gồm:
1.2.3.1 Tinh dầu
Hầu hết các loài thuộc chi Cinnamomum Schaeff. đều có chứa tinh dầu với các
thành phần chủ yếu là các hợp chất mono- và sesquiterpenoid, song hàm lượng và
thành phần hóa học của tinh dầu ở mỗi loài thường khác nhau. Một số loài thì thành
phần chủ yếu của tinh dầu là cinnamaldehyd, ở những lồi khác thì các thành phần ưu
thế lại là eugenol, camphor hoặc safrol [15].
Tinh dầu lá của cây Ô phát (C. sericans Hance) bao gồm các hợp chất mono- và
sesquiterpenoid (44,2% và 45,5%). Các hợp chất sesquiterpen chính là spathulenol
(14,5%), caryophyllen oxid (9,3%), β-caryophyllen (7,1%) và bicyclogermacren
(6,0%). Các monoterpen được đại diện bởi α-pinen (9,3%) và sabinen (8,0%). Hàm

lượng (E)-cinnamaldehyd là 0,6% [32].
Tinh dầu từ vỏ Quế đơn (C. cassia (L.) J.Presl) chứa tới 70 – 95% (E)cinnamaldehyd, ngoài ra cịn khoảng gần 90 hợp chất khác, trong đó đáng lưu ý là
benzaldehyd,
coumarin,
cinnamyl
acetat,
2-methoxycinnamaldehyd,
2methoxybenzadehyd, 2-phenylethyl acetat, (Z)-cinnamic aldehyd, salicylaldehyd,
benzyl benzoat, phenylpropanal…; thường không chứa eugenol hoặc không đáng kể.

10


Thành phần chủ yếu của tinh dầu lá Quế đơn cũng là (E)-cinnamaldehyd (70 – 90%),
ngồi ra cịn có khoảng 20 hợp chất khác, trong đó có 2-methoxycinnamaldehyd,
benzaldehyd, salicylaldehyd, coumarin, phenylpropanal, (E)-cinnamal acetat… Chồi
búp của Quế đơn cũng chứa tới 1,9% tinh dầu với các thành phần chủ yếu là aldehyd
(80%) [15].
Trong cây Re lá cứng (C. durifolium Kosterm. sec. Phamh.), monoterpen
(63,9%) là nhóm hợp chất chiếm ưu thế trong tinh dầu lá. Những chất nổi bật là ρcymen (15,6%), limonen (13,9%), α-phellandren (9,2%) và α-pinen (4,8%). Hàm
lượng (E)-cinnamaldehyd tương đối thấp (0,4%) [32].
Eugenol (37,0%) và 1,8-cineol (29,2%) chiếm ưu thế trong tinh dầu của C.
albiflorum Nees; benzyl benzoat (52,0%) trong vỏ cây và safrol (90,3%) trong gỗ là
thành phần chính trong C. parthenoxylon (Jack) Meisn.; linalool (91,1%) là thành phần
phổ biến nhất của C. camphora (L.) Presl, trong khi 2-methylene-3-buten-1-yl benzoat
(44,2–92,4%) và safrol (63,8%) đã được xác định trong Cinnamomum sp., geraniol
(57,1%) và geranyl acetat (17,1%) có trong C. ovatum C.K. Allen và camphor (87,5%)
ở C. longepetiolatum Kosterm. apud Phamh.. Tinh dầu của C. tonkinense A. Chev.
chứa một lượng đáng kể (E)-cinnamaldehyd (32,6%) cùng với β-phellandren (14,7%)
và α-pinen (12,5%) [32].

1.2.3.2 Các thành phần khác
Đến nay, đã có ba glycosid được phân lập từ cành của C. cassia (L.) J.Presl, bao
gồm cinnacasolid A, cinnacasolid B và cinnacasolid C; hai glycosid được phân lập từ
cành và lá của C. cassia (L.) J.Presl là cinnacassid A và cinnacassid C; 19 glycosid đã
được phân lập từ vỏ C. cassia (L.) J.Presl: cinnacassid B, cinnacassid F, cinnacassid G,
cinnacassosid D, cinnacassosid A, cinnacassosid B, cinnacassosid C… [40].
Lignan là một phần quan trọng của các chất chuyển hóa thứ cấp của các lồi
thuộc chi Cinnamomum Schaeff., có hàm lượng cao và các kiểu cấu trúc phong phú.
Có 82 lignan được phân lập từ các lồi này, trong đó có 5 diarylbutan, 10
arylnaphthalen, 11 tetrahydrofuran, 16 bis-tetrahydrofuran, 16 benzofuran, 8 8-O-4'neolignan, 4 spirodienon, 2 biphenyl, 3 norlignan, 4 sesquilignan, 1 dimer và 2
neolignan [38].
Một lignan cyclobutan mới, được đặt tên là cinbalansan, được phân lập từ lá của
C. balansae Lecomte, cùng với năm hợp chất đã biết, 1,2-dimethoxy-4- (1-Epropeny1) benzen, 1,2- dimethoxy-4- (l-Z-propenyl) benzen, 1,2-dimethoxy-4- (2propenyl) benzen, 3,4- dimethoxybenzaldehyd và E- (3,4-dimethoxyphenyl) -2propenal [22].

11


Có khoảng 46 butanolid thu được từ chi Cinnamomum Schaeff., chúng là những
hoạt chất quan trọng với nhiều kiểu cấu trúc khác nhau và đã có 65 flavonoid và 19
alcaloid được phân lập từ các loài Cinnamomum [38].
Trong vỏ của các lồi Quế ngồi tinh dầu cịn chứa các hợp chất nhựa dầu, tanin,
protein, pentosan, keo nhựa, cellulose, calci oxalat và các chất khoáng [15].
1.2.4 Giá trị sử dụng của chi Cinnamomum Schaeff.
1.2.4.1 Cơng dụng
Rất nhiều lồi trong chi Long não là cây tinh dầu, cây thuốc, cây gia vị, cây lấy
gỗ có giá trị.
Vỏ cây, vỏ cành và lá của các loài Quế (C. cassia (L.) J.Presl, C. verum J.Presl,
C. burmanni (Nees & T. Nees) Blume, C. loureirii Nees…) là nguồn nguyên liệu lấy
tinh dầu, nguồn gia vị để chế biến thực phẩm trong công nghiệp cũng như trong tập
quán ẩm thực của nhiều dân tộc. Hương vị của quế cũng như các hợp chất có chứa

trong tinh dầu quế vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho thức ăn có hương vị
hấp dẫn, ngon miệng; vừa sát trùng, tiêu diệt hoặc kìm hãm sự hoạt động của các vi
sinh vật có hại [15].
Các hợp chất chứa trong tinh dầu quế (đặc biệt là aldehyd cinnamic), tinh dầu
long não (chủ yếu là camphor) và trong tinh dầu xá xị (chủ yếu là safrol) là nguyên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp (sản xuất thuốc, chế biến thực phẩm, thuốc trừ cơn
trùng và sản xuất các loại hóa mỹ phẩm…) [15].
Trong cả Đông y và Tây y, vỏ quế, tinh dầu quế, tinh dầu long não… được sử
dụng rộng rãi để làm thuốc trợ tim, tăng cường tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, chữa
cảm cúm, hơ hấp, giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng của hệ thần kinh và cơ bắp… [15].
Theo “Dược thảo” của nước Anh, bột nghiền từ vỏ quế được ghi nhận là loại
thuốc đặc biệt để chữa bệnh đau bụng, khó tiêu, đầy hơi hoặc đau bụng có kèm theo
chứng nơn mửa. Vỏ của cả 3 loài quế (C. cassia (L.) J.Presl, C. burmanni (Nees & T.
Nees) Blume, C. loureirii Nees) đều được biết đến như loại thuốc dân tộc truyền thống
để điều trị bệnh đau quặn bụng dữ dội, bệnh tiêu chảy, bệnh tả, bệnh phổi và ho [15].
Thân cây Vù hương (C. parthenoxylon (Jack.) Meisn.) được sử dụng làm một
trong các vị thuốc của bài thuốc đặc trị thần kinh và chữa vôi hóa cột sống của người
Sán Chí tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên [13].
Chất nhựa lấy từ cây Quế rừng (C. iners (Reinw. Ex Nees & T. Nees) Blume) là
loại keo kết dính có chất lượng cao được dùng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp (làm
hương, tẩm màn chống muỗi, dán gỗ, phocmica…) [15].
Gỗ của nhiều loài có độ bền trung bình, lại thường chứa tinh dầu, có khả năng
chống chịu tốt đối với mối mọt, cơn trùng… nên được sử dụng nhiều trong xây dựng,
trang trí nội thất và đóng đồ gỗ gia dụng… [15].

12


1.2.4.2 Tác dụng sinh học
Trong “Dược thảo” của các nước châu Âu, ghi nhận tinh dầu quế dùng pha trà

uống (0,05 – 0,2 g mỗi ngày) hoặc dùng uống chung với các loại cây cỏ khác sẽ có tác
dụng diệt khuẩn, kháng nấm [15].
Sesamin là một lignan có hàm lượng cao trong một số loài Cinnamomum
Schaeff., đặc biệt trong lá của cây C. camphora (L.) Presl đã cho thấy các hoạt tính
sinh học khác nhau trong cơ thể sống và trong ống nghiệm. Dùng seamin có thể đẩy
nhanh q trình chữa lành vết thương do thúc đẩy sự tăng sinh, bám dính, di chuyển
trong các tế bào nội mơ tĩnh mạch rốn của con người. Nhiều thí nghiệm in vivo khác
về seamin đã được tiến hành và cho thấy seamin có khả năng điều trị hoặc ngăn ngừa
bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột, các bệnh tim mạch, viêm phổi và nhiều bệnh khác
[38].
Một số hợp chất có hoạt tính sinh học chiết được từ gỗ của loài C. mercadoi S.
Vidal, phân bố tại Philippine có tác dụng kìm hãm rõ rệt đối với sự phát triển của một
vài loại tế bào ung thư [15].
Tinh dầu Quế (C. cassia (L.) J.Presl) với thành phần chủ yếu là cinnamaldehyd
có hoạt tính in vitro ức chế chủng Salmonella CTP 8059 và các chủng Salmonella
enteritidis và Salmonella gali. Nồng độ ức chế tối thiểu thấp nhất (MIC) thu được với
cinnamaldehyd (0,05% (v/v)) ức chế Salmonella enteritidis và (0,04% (v/v)) ức chế
Salmonella gallinarum [21].
Dựa vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lý – sinh hóa và phân
tích trình tự gen 16S rDNA, chủng xạ khuẩn nội sinh trên cây Quế (C. cassia (L.)
J.Presl) YBQ75 được đặt tên là Streptomyces cavourensis YBQ75. Chủng YBQ75 thể
hiện phổ kháng khuẩn rộng 5/9 chủng VSV thử nghiệm với đường kính kháng khuẩn
dao động từ 16,3 đến 22,0 mm. Chủng xạ khuẩn này cũng mang 3 gen mã hóa tổng
hợp kháng sinh pks – I, pks – II và nrps và có khả năng sinh kháng sinh thuộc nhóm
anthracyclin (nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư) [29].
1.2.5 Tổng quan về loài Cinnamomum balansae Lecomte
➢ Tên khoa học: Cinnamomum balansae Lecomte (1913) [1]
➢ Tên Việt Nam: Vù hương, Gù hương, Quế balansa, Xá xị [1, 4, 5, 12]
Vù hương không có tên latin đồng nghĩa nhưng một số tài liệu sử dụng tên Việt
Nam có thể dễ nhầm lẫn với lồi Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.)

Meisn.) có các tên gọi khác là Xá xị [17] hoặc Vù hương [6, 16]. Do đó, khi xác định
lồi cần căn cứ vào tên khoa học.
➢ Phân bố:
• Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc [14]

13


• Việt Nam: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum… trong
rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới [12].
➢ Thành phần hóa học: Năm 1999, Nguyễn Mạnh Cường đã phân lập được 5 hợp
chất thơm có cấu trúc thay đổi ở mạch nhánh trong lá Vù hương (C. balansae
Lecomte) bao gồm: E-isoeugenol methyl ete, Z-isoeugenol methyl ete, eugenol
methyl ete và 2 aldehyd thơm methylvanillin và E-3,4-dimethoxycinnamaldehyd.
Các chất này được dùng rộng rãi trong công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và bảo
vệ thực vật. Đây gần như là cơng trình duy nhất đến nay được cơng bố về thành
phần hóa học lồi Vù hương [7].
➢ Giá trị sử dụng:
Gỗ Vù hương tốt, không bị mối mọt, có mùi thơm nên rất được ưa chuộng để
đóng đồ mộc giá trị cao, đóng tàu thuyền, tà vẹt, trụ mỏ… [12, 16].
Thân và và rễ cây Vù hương (C. balansae Lecomte) được sử dụng là một trong
những vị thuốc chính trong bài thuốc trị vơi hóa cột sống của người Sán Chí tại xã Phú
Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên [13].
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [16] trong hạt, gỗ, rễ và vỏ của lồi Vù hương
đều có chứa tinh dầu thơm (có nhiều ở vỏ và hạt), tinh dầu thiết yếu được sử dụng
trong sản xuất xà phòng và dầu nhờn… Những năm 1990 phong trào khai thác tinh
dầu xá xị của nhiều tỉnh thành của nước ta phát triển mạnh. Người dân không chỉ khai
thác lấy thân mà còn đào cả gốc, rễ để chưng cất tinh dầu. Chính vì vậy ngày nay số
lượng cây Vù hương cịn sót lại trong tự nhiên khơng nhiều, khó tìm thấy cây có kích

thước lớn. Do đó, Vù hương được xếp vào nhóm VU – Sẽ nguy cấp trong sách đỏ Việt
Nam [1]; nhóm IIA – Nhóm các lồi thực vật có nguy cơ bị đe dọa nếu khơng được
quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (Nghị định
06/2019/NĐ – CP ngày 22/01/2019 của Thủ tướng chính phủ về Quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, và thực thi cơng ước về bn bán quốc tế
các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp); và được xếp vào nhóm EN – Nhóm
các lồi thực vật đang nguy cấp trong sách đỏ thế giới [37].

14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phương tiện nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cành và lá của cây Vù hương được thu hái tại vườn quốc
gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Mẫu cành và lá ở 8 và 11 tuổi cùng được thu hái vào
tháng 11/2021. Sau khi thu hái, mẫu được làm khơ tự nhiên trong bóng râm, bảo quản
trong túi nilon sạch, được sử dụng để cất tinh dầu, định tính sơ bộ các hợp chất hữu cơ
khác và làm mẫu vi học bột.
Tiêu bản thực vật khơ có cành mang lá và quả đang được lưu giữ tại Phịng tiêu
bản cây thuốc (HNIP) – Bộ mơn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội với số hiệu
HNIP/18653/22 (PHỤ LỤC 2).
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1 Hóa chất, dung môi
− Dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: nước javen, acid acetic, đỏ son phèn,
xanh methylen, glycerin, nước cất.
− Dùng trong định tính sơ bộ thành phần hóa học và sắc ký lớp mỏng.
+ Hóa chất: các thuốc thử định tính (dd NaOH 10%, FeCl3 5%, TT Mayer, TT
Dragendorff, TT Bouchardat, acid picric…).
+ Dung môi: Ethanol, nước cất, cloroform, ethyl acetat, n – hexan…

+ Bản mỏng Silicagel 60 – F254 của Merk.
+ Thuốc thử Anisaldehyd.
Tất cả các hóa chất, dung mơi đạt tiêu chuẩn DĐVN V.
2.1.2.2 Dụng cụ, thiết bị, máy móc
− Dụng cụ:
+ Dụng cụ bằng thủy tinh: Cốc có mỏ, phễu, bình gạn, pipet, ống nghiệm, đũa thủy
tinh, phiến kính, lam kính, …
+ Dao lam.
+ Các dụng cụ khác trong phịng thí nghiệm: Thuyền tán, cối, chày, bát sứ, khay
tráng men…
− Máy móc, thiết bị:
+ Máy xay.
+ Tủ sấy MEMMERT (Đức), bếp điện.
+ Cân kỹ thuật SARTORIUS TE412.
+ Bộ dụng cụ cất tinh dầu theo dược điển Mỹ (USP 43).
+ Máy sắc ký khí kết hợp khối phổ Agilent Technologies.

15


+ Hệ thống sắc ký bản mỏng bán tự động CAMAG (HPTLC) gồm: Máy chấm sắc
ký CAMAG Linomat 5, hệ thống triển khai sắc ký tự động ADC – 2, buồng chụp
sắc ký TLC Visualizer, máy tính cài đặt phần mềm visionCATS.
+ Kính hiển vi LEICA DM 1000, máy ảnh kĩ thuật số SONY Cybershot.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật
− Mơ tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, dự đoán tên khoa học của mẫu
nghiên cứu.
− Mô tả đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu:
+ Vi phẫu: Cành, lá.

+ Soi bột: Cành, lá.
2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học
− Định tính sơ bộ các hợp chất hữu cơ có trong cành, lá.
− Xác định hàm lượng tinh dầu có trong cành, lá.
− Định tính các thành phần hóa học có trong tinh dầu cành, lá bằng sắc ký lớp mỏng.
− Xác định thành phần cấu tử của tinh dầu trong cành, lá bằng phương pháp sắc ký
khí kết hợp khối phổ.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu cảm quan
Quan sát và mô tả cây về các đặc điểm thực vật, hình dáng, kích thước, màu sắc,
mùi bằng mắt thường và chụp ảnh trong điều kiện có đủ ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là
ánh sáng mặt trời.
2.3.2 Phương pháp dự đoán tên khoa học
Dự đoán tên khoa học của cây trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, đặc
điểm của bộ phận sinh sản, so sánh đối chiếu với mơ tả và hình ảnh trong tài liệu [1,
11, 42, 43], đối chiếu với khóa phân loại thực vật trong tài liệu [14], cùng với sự hỗ trợ
của các chuyên gia phân loại thực vật để xác định tên khoa học của loài.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu hiển vi
− Đặc điểm vi phẫu: Mẫu dược liệu (cành, lá) được cắt, nhuộm, lên tiêu bản theo các
bước như trong tài liệu [18].
− Soi bột: Cành và lá của dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền tán, rây
qua rây 180 lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, mô tả đặc điểm của bột và chụp
ảnh [18].
2.3.4 Phương pháp hóa học
Định tính các nhóm chất hữu cơ trong mẫu dược liệu bằng các phản ứng hóa học
theo các phương pháp được trình bày ở PHỤ LỤC 3.

16



2.3.5 Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Định tính thành phần tinh dầu thu được bằng SKLM
Cách tiến hành:
− Mẫu tinh dầu cất được loại nước bằng Na2SO4 khan, sau đó pha loãng đến nồng độ
1/100 bằng cloroform để chấm sắc ký.
− Pha tĩnh: Bản mỏng Silicagel 60 – F254 của Merk.
− Pha động: Hệ dung môi khai triển: cyclohexan – ethyl acetat (9:1).
− Sau khi triển khai sắc ký, sấy nhẹ bản mỏng cho bay hết dung môi, quan sát và chụp
ảnh sắc ký đồ ở bước sóng 254nm và 366nm. Phun thuốc thử hiện màu
Anisaldehyd, chụp ảnh sắc ký đồ sau khi hiện màu ở ánh sáng thường.
2.3.6 Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu
Cách tiến hành: Sử dụng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo Dược điển Mỹ
(USP43).
− Cành và lá của dược liệu được làm nhỏ. Cân chính xác một lượng dược liệu phù
hợp đã được xác định hàm ẩm.
− Cho dược liệu vào nồi cất, rồi thêm nước ngập dược liệu khoảng 3 – 4 cm.
− Lắp đặt bộ dụng cụ cất tinh dầu và tiến hành cất kéo hơi nước, cất cho đến khi thể
tích tinh dầu khơng tăng lên nữa (khoảng 2 – 3 h). Đọc thể tích tinh dầu sau khi cất
(V).
− Xác định hàm lượng tinh dầu theo tỷ lệ phần trăm thể tích trên khối lượng dược
liệu khơ tuyệt đối theo cơng thức:
V.104
H%=
M.(100 − X)
Trong đó: H%: Hàm lượng tinh dầu (%).
V: Thể tích tinh dầu cất được (ml).
M: Khối lượng dược liệu đem cất (g).
X: Độ ẩm của dược liệu (%).
2.3.7 Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ
Sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC–MS) gồm có thiết bị sắc ký khí kết nối với

detector khối phổ. Mẫu sau khi được tách trên cột phân tích của thiết bị sắc ký khí sẽ
được detector khối phổ nhận biết. Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến
để định tính (dựa vào thời gian lưu) hay định lượng (dựa vào chiều cao hay diện tích
pic) tinh dầu.

17


×