Bảo vệ máy tính khỏi
malware
QuanTriMang - Hầu hết các trang web đều rất an toàn, nhưng
một số trang có thể phá hoại máy tính của bạn hoặc thậm chí
còn được sử dụng để đánh lừa người truy cập. Có rất nhiều
công cụ trên thị trường hiện nay có khả năng cho người dùng
biết một trang web có an toàn để truy cập hay không. Chúng
ta sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng và nơi chúng
xuất hiện.
Những công cụ có thể giúp phát hiện ra những trang web không
an toàn có thể được tích hợp sẵn ở trình duyệt web và công cụ
tìm kiếm cho tới add-on và thanh công cụ mà bạn download và
sử dụng để kiểm tra các trang web.
Tuy nhiên, tỷ lệ hiệu quả của mỗi phương pháp lại khác nhau –
một số có xu hướng cung cấp thông báo giả, đánh dấu trang web
là xấu trong khi sự thực lại không phải. Mặt khác, một số phương
pháp lại có xu hướng cho các trang web xấu qua mặt.
Một trang web có chứa mã độc là gì?
Các trang web có chứa mã độc làm việc theo nhiều cách khác
nhau. Một số trang phishing, được thiết kế giống như một trang
dành cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ví như Ebay, Paypal hay
các trang khác. Chúng khuyến khích khách truy cập điền tên và
mật khẩu cùng các thông tin khác, sau đó sử dụng thông tin này
để đánh lừa khách.
Bên cạnh đó, lại có những trang cung cấp phần mềm mã độc, ví
như virus hoặc spyware lây nhiễm cho máy tính. Người dùng
thậm chí không cần kích vào gì cả, truy cập vào những trang như
vậy cũng là đủ để máy tính bị lây nhiễm. Các trang khác có thể
chứa nội dung như download nhạc đã được đăng ký bản quyền
hoặc nội dung độc hại. Ít nguy hiểm hơn, có những trang lại nổi
tiếng về gửi spam.
Các công cụ được liệt kê dưới đây nhìn chung có thể sử dụng
cùng nhau – trong hầu hết các trường hợp chúng kiểm tra mọi thứ
theo những cách khác nhau. Người dùng nên sử dụng chúng kết
hợp với phần mềm bảo mật Internet (phần mềm diệt virus, diệt
spyware và firewall) cũng như cập nhật chúng thường xuyên.
Những công cụ kiểm tra trang web thậm chí cũng được tích hợp
cùng phần mềm bảo mật Internet.
Bảo vệ cơ bản
Công cụ kiểm tra website cơ bản nhất đã được tích hợp sẵn cùng
trình duyệt. Trình duyệt chính bao gồm khả năng chống phishing.
Mỗi trang người dùng truy cập đều được so sánh với một danh
sách các trang web xấu. Nếu trình duyệt nhận thấy bạn đang truy
cập một trong số những trang web này, nó sẽ hiển thị một
message cảnh báo và hỏi liệu bạn có muốn tiếp tục hay không.
Những bộ lọc này có thể tắt bỏ được, nhưng nếu bạn bật chúng
lên, thông tin chi tiết của từng website bạn truy cập sẽ được gửi
qua Internet để kiểm tra. Các trang có xu hướng là trang phishing
sẽ gây ra một số vấn đề.
Dạng chặn website này khó có thể bị qua mặt được, vậy nên các
trang liệt kê trong danh sách đều được xác nhận là xấu.
Bức tường phòng ngự tiếp theo được tích hợp vào công cụ tìm
kiếm. Nếu sử dụng Google, bạn có thể thấy từ “this site may
harm your computer” ở dưới mỗi kết quả tìm kiếm. Điều này có
nghĩa là trang web đó đã được Google đánh dấu có thể gây hại và
khả năng lây nhiễm cho máy tính.
Thanh công cụ của trình duyệt
Thanh công cụ của trình duyệt cũng giúp ích trong việc ngăn
chặn. Nó xuất hiện bên trong trình duyệt web, thường là một
thanh công cụ ở gần trên cùng cửa sổ, và kiểm tra từng trang web
bạn truy cập một từ danh sách các trang web xấu nhằm cảnh báo
cho người dùng nếu một trang có khả năng gây ra lỗi.
Thanh công cụ phổ biến nhất là McAfee’s Site Advisor, hoạt
động với trình duyệt Internet Explorer và Firefox. Thanh công cụ
này có 2 phiên bản, miễn phí và mất phí. Phiên bản mất phí cung
cấp cho người dùng nhiều tính năng hơn. McAfee là công ty
chuyên diệt virus, họ sử dụng công cụ của mình để tìm kiếm và
kiểm tra các trang.
Kết quả tìm thấy sẽ được thông báo qua thanh công cụ khi người
dùng truy cập một trang. Đối thủ của họ,Symantec’s Norton Safe
Web cũng có công cụ thực hiện công việc tương tự. Trường hợp
thông báo sai từ cả 2 thanh công cụ trên vẫn xảy ra, nhưng khá
hiếm.
Một cách khác để thực hiện việc này được cung cấp bởi Web of
Trust, nó dựa vào người dùng đánh giá và danh sách tự động.
Add-on trình duyệt hiện có ở trang www.mywot.com dành cho
Internet Explorer, Firefox và Google Chrome.
Web of Trust có khả năng thông báo sai cao hơn bởi người dùng
chính là nhân tố chịu trách nhiệm đánh giá các website. Trong
khi hầu hết các bản báo cáo đều đáng tin cậy, con người vẫn có
thể nhầm lẫn.
Đối với một website lớn, cho dù có rất nhiều review từ người
dùng, điều này giúp trang đó vượt qua mức trung bình. Tuy
nhiên, những website nhỏ sẽ phải chịu thiệt khi lượng review
thấp. Đánh giá cho thấy “mức độ tin cậy”, ám chỉ có bao nhiêu
người đã review trang web đó – càng nhiều người, đánh giá độ
tin cậy càng cao.
Cả 3 dịch vụ trên đều cho phép người dùng tìm kiếm các website
trực tiếp – nếu bạn muốn kiểm tra một trang web, hãy truy cập
vào trang web của một trong các dịch vụ rồi điền địa chỉ của
trang web mình muốn vào hộp thoại tìm kiếm.
Chẩn đoán riêng
Rất nhiều công cụ trên thị trường hiện nay có thể kiểm tra liệu
trang web có an toàn để truy cập hay không. Hầu hết chúng đều
đáng tin cậy và có thể sử dụng kết hợp, nhưng đừng nên sử dụng
quá nhiều toolbar cho trình duyệt.
Quyết định của người dùng khi truy cập một trang bị chặn vẫn rất
cần thiết – nếu bạn đã từng truy cập trang đó trước đây, có thể
trang vẫn hợp lệ, hoặc cũng có thể nó mới bị lây nhiễm. Vòng
phòng ngự cuối cùng của bạn vẫn luôn là phần mềm bảo mật
Internet. Nó sẽ giúp chặn bất kì phần mềm chứa mã độc nào hoặc
hạn chế hoạt động của chúng. Hãy nhớ rằng, không thấy cảnh
báo nguy hiểm đối với trang web nào đó, nó không có nghĩa là
trang đó an toàn.