Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

văn hóa kinh doanh 2 - nicotex và câu chuyện đạo đức kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.23 KB, 16 trang )

Nicotex và câu chuyện đạo đức doanh nghiệp
ThienNhien.Net – Án phạt hơn 420 triệu đồng mà UBND tỉnh Thanh Hóa dành cho Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái vẫn chưa thể
làm yên lòng dư luận, đặc biệt là những người dân trực tiếp bị ảnh hưởng tại huyện Cẩm Thủy. Không ít ý kiến vẫn hoài nghi về mức độ
sai phạm của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan. Và một mối băn khoăn bên lề cũng được đặt ra
xung quanh vụ việc này là phải chăng hành vi vi phạm của Nicotex chính là một trong những biểu hiện của suy thoái đạo đức doanh
nghiệp?
Là một trong những ngành đóng góp vô cùng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, song công nghiệp hóa chất nói chung cũng
như ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật nói riêng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu đối với môi trường và sức khỏe con người. Đặc
biệt, mức độ của những rủi ro từ các nguy cơ đó phụ thuộc rất nhiều vào loại hóa chất, phương pháp quản lý sản xuất, cách thức sử dụng
cũng như quy trình thải bỏ trong suốt vòng đời của chúng. Và trách nhiệm kiểm soát các rủi ro dạng này trước tiên thuộc về nhà sản xuất
kinh doanh hóa chất bởi họ là người hiểu rõ nhất các rủi ro và phương pháp kiểm soát so với một số bên liên quan khác như cơ quan
quản lý, giám sát.
Hóa chất tại công ty Nicotex Thanh Thái (Ảnh: Kinh tế Nông thôn)
Nicotex vốn là một công ty chuyên về sản xuất (sang chai, đóng gói), kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, và Thanh Thái là một trong số
các cơ sở sang chai, đóng gói hóa chất bảo vệ thực vật của đơn vị.
Các loại hoạt chất để sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng hay sinh vật có hại, thuốc dẫn dụ, thuốc kích
thích sinh trưởng…) dù là thế hệ thuốc mới, thân thiện với môi trường, dù được tổng hợp bằng phương pháp hóa học hay chiết xuất từ tự
nhiên thì cũng đều là hóa chất hay chủng vi sinh có độ độc nhất định đối với các cơ thể sống.
Thông thường các chất này có độc tính với hệ thần kinh, tiêu hóa hay sinh sản của côn trùng, tuy nhiên với những loại thuốc cũ đã bị
cấm nhưng vẫn được lưu hành qua con đường nhập lậu, nhất là thuốc nhập lậu từ Trung quốc thì khả năng có chứa những hợp chất hóa
học cực độc là rất lớn, và nhiều trong số đó là chất có tiềm năng gây ung thư cho người khi bị tiếp xúc ở nồng độ cao. Đặc biệt, với
những loại hoạt chất kém chất lượng, rất có thể chúng còn chứa nhiều tạp chất, và những tạp chất này có thể độc hơn rất nhiều so với
hoạt chất chính (tương tự như dioxin là tạp chất của các quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ 2-4 D nhưng độc hơn nhiều lần so với 2,4 D).
Về nguyên tắc, các công ty sản xuất hay sang chai đóng gói hóa chất nói chung và hóa chất bảo vệ thực vật nói riêng phải nắm được các
thông tin về tính nguy hiểm của các sản phẩm mình sản xuất, kinh doanh cũng như các giải pháp liên quan đến quản lý an toàn các loại
sản phẩm này ở tất cả các khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và thải loại khi chúng là phế phẩm hay chất thải. Đặc biệt, các đơn
vị này phải nắm rất rõ tính chất nguy hại của chúng khi ở dạng chất thải được thải vào môi trường để xây dựng các phiếu thông tin về an
toàn hóa chất nhằm cung cấp cho người dùng kèm theo mỗi sản phẩm.
Khi các hợp chất có mặt trong nguyên liệu hay sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đi vào lòng đất với hàm lượng cao và ở những điều kiện
có thể không giống với quá trình phân hủy tự nhiên (chẳng hạn như khi được người sử dụng phun trên cánh đồng), các hóa chất này sẽ
trở thành một mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường không khí, đất, nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Nếu thiếu các các biện pháp


kiểm soát (như rò rỉ, bay hơi), lượng hóa chất sẽ gây nguy hiểm cho cộng đồng bị phơi nhiễm qua đường hô hấp, qua da, qua đường tiêu
hóa.
Điều đáng chú ý là để làm sạch môi trường đất và nước khỏi ô nhiễm hóa chất phải mất cả quá trình dài chứ không chỉ chuyện ngày một
ngày hai. Trong khi đó, việc tiếp xúc hàng giờ, hàng ngày, hàng năm với các loại hóa chất dạng này sẽ gây nên những hệ lụy vô cùng
nghiêm trọng.
Sự cố rò rỉ chất độc (MIC) tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu thuộc Bohpal, Ấn độ có thể coi là một ví dụ điển hình. Sự cố xảy ra cách
đây gần 30 năm và gây ảnh hưởng cho khoảng 500.000 người, trong đó gần 2.300 người chết ngay lập tức, 3.700 cái chết sau đó liên
quan đến việc phơi nhiễm hóa chất này. Tính đến nay, đã có khoảng 25.000 người chết vì sự cố nghiêm trọng này. Chưa hết, cứ ba cháu
bé ra đời tại Bohpal thì có một cháu bị chết hoặc dị tật. Chính phủ Ấn độ đã yêu cầu đơn vị sản xuất phải bồi thường 3,3 tỷ USD cho
người dân và địa phương bị ảnh hưởng.
Với trường hợp của Nicotex, một công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong nhiều năm liền chắc chắn họ phải hiểu rằng
việc kéo dài hoạt động chôn lấp hóa chất, chất thải nguy hại trái phép sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới môi trường, sức khỏe con người,
và trước tiên gây ảnh hưởng cho chính những công nhân của họ. Tuy nhiên, họ vẫn làm và khi bị phát hiện thì cố tình che giấu hành vi vi
phạm bằng mọi cách. Có thể hiểu, ngoài lợi ích kinh tế chi phối mạnh mẽ, nguyên nhân cơ bản và sâu xa có lẽ nằm ở chính ý thức trách
nhiệm của doanh nghiệp, khái quát hơn là vấn đề về đạo đức doanh nghiệp.
Pháp luật có chặt chẽ và hoàn chỉnh tới đâu, nếu không có đạo đức doanh nghiệp thì các đơn vị sẽ vẫn tìm đủ mọi cách để lách luật
nhằm thu lợi bất chính, bất chấp việc làm đó có thể gây nguy hại cho môi trường và xã hội. Trách nhiệm đối với cộng đồng và môi
trường vì thế xuất phát từ chính đạo đức của doanh nghiệp chứ không phải chỉ là để thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật.
Hành vi chôn thuốc trừ sâu trái phép của Nicotex không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm với cộng
đồng và với chính bản thân doanh nghiệp, điều mà lẽ ra một nhà sản xuất hóa chất phải hiểu và tôn trọng hơn cả. Bởi trong ngành này,
“đạo đức doanh nghiệp” không phải là khẩu hiệu suông mà trên thực tế được coi là tôn chỉ của Tổ chức trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp hóa chất thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất hóa chất Châu Á Thái Bình Dương (APRO), trong đó Việt Nam là một thành
viên.
Cụ thể, Tổ chức Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp hóa chất nêu ra sáu quy phạm mang tính cam kết, gồm: doanh nghiệp phải có
trách nhiệm với cộng đồng về cung cấp thông tin hóa chất và triển khai kế hoạch ngăn ngừa ứng phó sự cố từ các rủi ro hóa chất; phải
ngăn ngừa và giảm thiểu phát thải ô nhiễm vào môi trường; đảm bảo quá trình sản xuất luôn luôn trong điều kiện an toàn; đảm bảo an
toàn và sức khỏe cho người lao động và cộng đồng; phân phối sản phẩm hóa chất an toàn; đảm bảo kiểm soát rủi ro trong toàn bộ vòng
đời của sản phẩm hóa chất của mình.
Điều đáng lo ngại là Nicotex rất có thể chỉ là một trong số không ít những doanh nghiệp có biểu hiện hoặc hành vi suy thoái đạo đức khi
đặt lợi nhuận lên trên lợi ích của cộng đồng. Do đó, ngoài việc thắt chặt về mặt pháp lý thông qua hệ thống kiểm tra, giám sát, cũng cần

coi trọng việc nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng và tạo điều kiện hơn nữa để người dân được tham gia vào quá trình giám sát
các tác động môi trường. Bởi trong vụ việc này, nếu không có sự đồng lòng và quyết tâm từ phía người dân cộng với áp lực từ phía dư
luận thì sai phạm của Nicotex rất có thể sẽ bị ỉm đi như những gì mà người dân Cẩm Thủy từng phản ánh từ nhiều năm về trước về
doanh nghiệp này
Câu 1. Trong những ngày cuối tháng 11/2007, rất nhiều khách hàng tại TPHCM đến đòi hàng ở những cửa hàng Vinamilk không được,
đã giận giữ kéođến trụ sở công ty trên đường Ngô Đức Kế để phản đối. Tuy nhiên, câu trả lời
vẫn là hết hàng và chờ . Nếu không muốn chờ, khách được khuyên nên chọnquà là nam châm chẳng hạn, còn rất nhiều. Vinamilk nói cần
thêm thời chuẩn bịhàng mới đáp ứng kịp nhu cầu của khách, trên tinh thần hàng về đến đâu công
ty sẽ tiến hành trả khuyến mãi đến đó. Không ít ông bố bà mẹ chiều con, muốncho trẻ thõa mãn sở thích, đã mạnh tay mua hàng trăm
hộp sữa cho trẻ uốngtham gia chương trình khuyến mãi. Trong đám đông phụ huynh đến đòi quànhiều người cầm cả những lọ thủy tinh
chứa toàn tem hộp sữa lên cả trăm chiếccũng đành lủi thủi trở về.
1. Vấn đề của Vinamilk là :
- Đã gian dối, không trung thực và coi trọng với khách hàng. Tinh thần của công ty vô cùng thiếu trách nhiệm với 1 lý do là "hết hàng và
chờ" và được quà KM khác nhưng ko như cam kết. Vinamilk đã vi phạm đạo đức kinh doanh gây nên sự bất bình của khách hàng, từ đó
sẽ dẫn đến sự giảm sự "trung thành" của khách hàng và làm giảm doanh thu. Vinamilk tung ra chương trình khuyến mãi nhằm thu hút
khách hàng mua sản phẩm nhưng lại ko đáp ứng đủ số quà như đã hứa. Vinamilk "trúng đậm" nhưng hàng vẫn không có. Công ty không
có hướng giải quyết rõ ràng mà chỉ "thêm thời chuẩn bị hàng mới đáp ứng kịp nhu cầu của khách, trên tinh thần hàng về đến đâu công ty
sẽ tiến hành trả khuyến mãi đến đó. Nhưng kết quả là vẫn ko có. Đây là Lối làm ăn không hoạch định, không lường được nhu cầu
thực tế, không nắm bắt được nhu cầu khách hàng và không uy tín sẽ không chỉ làm cho người lớn mà cả các cháu nhỏ cũng thất
vọng.
2. Nếu là giám đốc của Vinamilk, bạn sẽ hành động để giải quyết vấn đề này :
Gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng. Và giải quyết tất cả các trường hợp của khách hàng, gửi quà khuyến mãi theo đúng chương trình
và theo đúng nhu cầu của khách hàng. Xem xét lại kế hoạch phát triển, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhận và giải quyết các đóng
góp ý kiến của khách hàng. Tạo sự uy tín và thân thiện nơi khách hàng.
Câu 3. Một kỹ thuật viên tre có tài đã tham gia nhóm nghiên cứu của công tybạn trong nhiều tháng qua. Kỹ thuật viên này đã
đưa cho bạn xem một lá thưcủa một đối thủ cạch tranh đề nghị trả cho anh ta mức lương cao hơn mức lươngmà công ty đang
trả là 25%.
Với tư cách là giám đốc công ty bạn sẽ làm: Đánh giá nhân viên đó có làm việc và cống hiến hết mình được cho công ty không. Và xem
nếu tăng 25% hoặc hơn mức tiền lương như công ty cạnh tranh thì có xứng đáng với năng lực của nhân viên đó cống hiến không. Nếu
thấy phù hợp thì nên giữ chân anh ta lại bằng cách tăng tiền lương. đó chính là sự tôn trọng với sức lao động của NV đó bỏ ra, đó là cách

"giữ chân" người tài.
Nhưng nếu anh ta không phù hợp với mức lương đó thì nên để anh ta đi, mặc dù có thế công ty đã tốn nhiều "kinh tế" để đạo tạo anh ta.
Nhưng đối với người có tài mà không muốn gắn bó, không "biết ơn" nơi đã đào tạo mình, mà chỉ muốn "uy hiếp" tăng lương bằng cách
cho "một lá thưcủa một đối thủ cạch tranh đề nghị trả cho anh ta mức lương cao hơn mức lương mà công ty đang trả là 25%." thì không
nên giữ
Câu 2. Công ty Hưng Phát sản xuất xe đạp các loại , từ xe đạp đồ chơi cho trẻem đến xe đạp thể thao và mới đây nhất là xe đạp
điện. Xe đạp của công ty chủyếu được tiêu thị nội địa và được phân phối thông qua các đại lý bán lẻ. Xe đạp điện là sản phẩm
khá mới đối với thị trường nội địa và công ty đã đặt nhiều hyvọng vào sản phẩm này. Tuy nhiên đã xảy ra trục trặc với loại sp
mới này. Sau 3 tháng tung sp ra thị trường , có tới 10% số xe bán ra phải đem đến các đại lý đểsữa chữa các hệ thống điện vì
những trục trặc như bình điện không nạp lại điệnđược…
1. Vấn đề của Hưng Phát gặp phải là:
- Chưa kiểm soát được chất lượng, kỹ thuật chiếc xe đạp điện. Hưng phát chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể, chưa tính các rủi ro và
xem xét kỹ các vấn đề sẽ gặp phải khi kinh doanh xe đạp. Do đó Hưng Phát sẽ bị rủi ro lớn trong kinh doanh, khách hàng phản ánh
nhiều về chất lượng sp, và làm giảm số lượng KH đáng kể. Hưng Phát chưa tìm được 1 nhà cung cấp xe đạp điện đảm bảo yêu cầu "siêu
bền, chất lượng tốt, phù hợp với người tiêu dùng và thỏa mãn nhu cầu KH". Từ đó giảm doanh thu và gây tâm lý hoang mang về chất
lượng trong khách hàng
2. Nếu là giám đốc công ty Hưng Phát thì bạn sẽ tiến hành những công việc gì để giải quyết vấn đề:
Thứ nhất gửi lời xin lỗi đến người tiêu dùng và thu hồi tất cả những chiếc xe bị trục trặc, và gửi trả lại KH những chiếc xe đảm bảo kỹ
thuật.
Thứ 2: Tìm kiếm nhà cung cấp xe đạp điện đảm bảo yêu cầu và kỹ thuật, đảm bảo nhu cầu khách hàng.
Thứ 3: Có chương trình dịch vụ chăm sóc và trị an khách hàng. Có đại lý chuyên sửa chữa và bảo hành xe đạp điện trong thời gian bảo
hành.
Câu 6: Blog được sử dụng ngày càng nhiều trong DN, Anh( Chị) hãy lắng nghe phát biểu sau của một ông sếp: Sếp A “ Tôi luôn
đề phòng những lời khen từ nhân viên. Một nhân viên giỏi thì không sợ mất long sếp, họ phải biết dám nghĩ dám làm và dám nói
lên sự thật. Việc nhân viên dùng Blog để xã stress sau những ngày làm việc cũng tốt nhưng nếu dùng những từ quá lời để nói để nói xấu
lãnh đạo mình thì chẳng hay ho chút nào. Nếu nói xấu tôi thì được nhưng nếu các bạn quá lời phơi bày trên Web những thông tin nhạy
cảm , làm tổn hại đến danh tiếng của DN thì hãy dè chừng kẻo bị mất việc “ Theo bạn , nếu bạn là nhân viên luôn bị sếp soi mói, lúc này
bạn dùng Blog có cần lưu ý tới văn hóa ứng xử trong nội bộ DN không
Trả lời:
Theo tôi, Blog là vấn đề riêng tư, dùng nó với mục đích giúp mọi người trong DN nhận ra những khuyết điểm và sửa chữa hoàn thiện

mình làm cho Dn phát triển hơn. Nhưng nếu mang những thông tin nhạy cảm tổn hại đến người khác thì là việc làm sai trái có khi là vi
phạm pháp luật. Và nếu là NV trong công ty thì không nên làm những việc gây tổn hại đến danh tiếng công ty, làm thiệt hại nhiều mặt
không chỉ là thiệt hại về kinh tế. Nói xấu người khác dường như là một món ” khoái khẩu ” khó có thể từ chối đối với con người nói
chung và nói xấu Sếp, đồng nghiệp thì cũng là một vấn nạn thường có trong các doanh nghiệp. Việc dùng blog để xả stress sau những
ngày làm việc cũng tốt, nhưng nếu dùng quá lời để nói xấu lãnh đạo là việc chẳng hay ho gì. Bạn sẽ :
Bạn tự làm hạ thấp bản thân
Bạn làm ảnh hưởng tới uy tín công ty mình
Bạn bị coi là một kẻ đạo đức giả
Bạn đang thể hiện rõ mình là người thiếu dũng cảm
Bạn đang gây ức chế cho chính mình và người khác
Bạn sẽ không thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình
Câu 5. Đảm bảo an ninh - an toàn hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không chỉ của bất kỳ nhà chức trách nào. Việc
đảm bảo an toàn hàng không là nhiệm vụ tối quan trọng, đòi hỏi tính chính xác cao và độ trung thực tuyệt đối từ các báo cáo
kiểm tra kỹ thuật.
Vị trưởng phòng công ty trên đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh khi yêu cầu cô thư ký chỉnh sửa kết
quả thử nghiệm các linh kiện máy bay. Chúng ta đã biết các quy định về hàng không là hết sức khắt khe nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân mà
vị trưởng phòng đó đã xâm phạm đến những quy định đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thiết bị của máy bay, đặc biệt khi các thiết bị
này rất cần thiết cho sự an toàn của chuyến bay trong lúc tầm nhìn của phi công bị giảm do trời tối hoặc có mây. Người làm kinh doanh
không chỉ theo đuổi lợi nhuận mà còn cần phải biết chịu trách nhiệm trước những hoạt động kinh doanh của mình. Hãy thử tưởng tượng
nếu chỉ vì lỗi chi tiết kỹ thuật đó mà máy bay gặp sợ cố, lúc đó bạn không chỉ đối mặt với một bản án nghiêm khắc của pháp luật mà còn
cả bản án lương tâm sẽ theo bạn suốt quãng đời còn lại. Vì vậy, nếu là vị giám đốc của công ty trên, tôi sẵn sàng yêu cầu kiểm tra và
điều chỉnh lại các lỗi kỹ thuật chứ không sửa bất kỳ chi tiết nào trong bản báo cáo.
Câu 4. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, điều đó chắc hẳn bạn đã biết. Nhưng thực sự tác hại của thuốc lá đến đâu thì không
phải ai cũng lắm rõ, và một sự đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu khoa học là thuốc lá có thể gây ung thư cho
bạn, tác hại của thuốc là là vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ gây thiệt hại cho bản thân bạn mà còn cho cả những người xung
quanh.
Nếu làm việc tại một công ty thuốc lá và nhận ra tác hại to lớn đó, tất nhiên bạn không thể nói là có thể bỏ việc được ngay, vì bạn còn
kiếm tiền cho bản thân và nuôi sống mái ấm của mình. Nhưng việc bạn có thể làm ngay là vận động mọi người dần từ bỏ thói quen hút
thuốc, tuyên truyền và phổ biến tác hại của thuốc lá đến bạn bè xung quanh mặc dù điều đó lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mức lương hàng
tháng bạn vẫn kiếm được. Nhưng mất đi một thứ bạn nhận được còn nhiều hơn thế, mọi nơi không còn khói thuốc, người thân bên bạn

luôn khỏe mạnh, khi đó bạn sẽ thấy rằng đồng lương bạn kiếm được sẽ không đủ chi trả cho những khoản viện phí khi họ mắc phải các
bệnh do khói thuốc và quan trọng hơn là lương tâm bạn thấy thanh thản, khi đó có nghĩa rằng bạn đã hoàn thành trách nhiệm với xã hội.
Rõ ràng là, chúng ta không thể đánh đổi mạng sống con người để có được những khoản lợi ích to lớn hơn. Vì vậy nếu đang làm cho một
công ty thuốc lá, tôi sẽ tìm kiếm cho mình một công việc khác phù hợp hơn và luôn vận động, tuyên truyền để mọi người thấy được tác
hại của thuốc lá.
Trắc nghiệm đúng sai
1, Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, do tính đặ thù của hoạt động kinh doanh quuy định. Đúng
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là các hoạt động gắn liền với lợi ích kinh tế, do vậy
khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống với các hoạt động khác.
2, Giải pháp chống hối lộ ở các nước đều giống nhau.Sai
Văn hóa ở mỗi nước khác nhau, trong nhiều nền văn hóa, đưa hối lộ là một hành vi kinh doanh được chấp nhận. Các công ty kinh
doanh quốc tế phải ý thức được rằng hối lộ là một vấn đề đạo đức và vấn đề này được thông dụng hơn tại một vài nước. Vì thế mức
xử phạt hối lộ sẽ được quyết định bởi quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động tại đó
3, Phân biệt đối xử( giới tính, vùng văn hóa, chủng tộc )là một thực tế vẫn đang tồn tại và đang là rào cản của một số công ty.Đúng
Trong hoạt động và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện vấn đề đạo đức khá nan giải là tình trang phân biệt đối xử,là việc ko cho phép 1
ng nào đó đc hưởng những lợi ích cá nhân xuất phát từ định kiến, từ phân biệt
4, Bí mật thương mại cần được bảo vệ vì góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty. Đúng
Bí mật thương mại la thông tin đc sử dụng trong tiến trình hoạt đông kinh doanh ko đc nhiều người biếttới nhưng lại tạo cơ hội
cho người sở hữu nó 1 lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
5, Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đúng
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật, điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ, pháp luật và quỹ đạo của
các chuẩn mực đạo đức trong xã hội
6, Khi DN đã xây dựng được văn hóa DN thì không cần phải để ý tới văn hóa ứng xử trong nội bộ DN nữa. Sai
Văn hóa DN chỉ tạo nên phong thái của DN, giúp phân biệt DN này với DN khác,tạo ra lực hướng tâm chung cho DN. 1 DN muốn
thành công thì không thể thiếu văn hóa ứng xử trong nội bộ vì phép ứng xử khéo léo là hiệu quả có gtri, chúng làm tăng phẩm chất
đời sống, đóng góp cho đạo đức người lãnh đạo, làm đẹp hình tượng công ty và đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề phát sinh lợi
nhuận. Việc ứng xử tồi, dốt nát, không cẩn thận thì đánh mất nhân cách con người, sự thăng tiến cũng như việc làm.
7, Vì cấp trên luôn đưa ra những quyết định mang tính sống còn nên những biểu hiện của văn hóa ứng xử chỉ cần nghiên cứu giữa cấp
trên với cấp dưới . Sai
Cấp trên luôn đưa ra quyết định mang tính sống còn nhưng nếu cấp dưới không thực hiện đúng vai trò của mình, không tôn

trọng và cư xử đúng mực với cấp trên thì công việc sẽ ko được thực hiện. Vì thế biểu hiện của VH ứng xử phải bao gồm : văn
hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới và ngược lại
8, Văn hóa ứng xử thông qua việc quan tâm nhiều đến cuộc sống riêng tư sẽ làm tăng tinh thần hợp tác của nhân viên Viêt Nam.Sai
9, Văn hóa doanh nhân không tự thân có được mà phải qua quá trình hoạt động trong môi trường xã hội
10, Văn hóa doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế Đúng
Nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển đối với đội ngũ doanh nhân.Do vậy vhdn hình thành và phát triển phụ
thuộc vào mức độ phát triển nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà DN hoạt động kinh donah trong đó. Nền kt càng phát
triển dẫn đến việc hình thành các giá trị văn hóa mới do sự sáng tạo, giao thoa và học hỏi lẫn nhau, Đây là nguyên nhân giúp cho
doanh nghiệp nâng cao các giá trị văn hóa, Ngược lại nền kt kém phát triển thì sự cạnh tranh rất, học hỏi rất ít nên vh của doanh
nhân ở trình độ thấp.
11, Tính độc lập là một tố chất cần thiết của doanh nhân. Đúng
Nhiều quan điểm cho rằng, kinh doanh là một kiểu giáo dục. Kinh doanh có thể đào tạo ra một con người có đầu óc rõ rang, có
nhãn quan tốt và độc lập tự chủ. Một doanh nhân kinh doanh độc lập, anh ta hoàn toàn phải dựa vào bản thân, tự đưa ra quyết
định cần thiết, sự thành bại của DN là dựa vào chính họ. Việc lựa chọn phương án kinh doah, thực hiện các quyết định về chiến
lược, tài chính là sự sống còn của DN. Chính yêu cầu này thể hiện tính độc lập tự chủ của doanh nhân.
12, Trình độ quản lý là thước đo tài năng của doanh nhân. Sai
Thước đo tài năng của doanh nhân và thước đo đúng đắn của các giải pháp là hiệu quả kinh doanh
13, Hệ thống chính sách thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp việt nam. Đúng
Chính sách của nhà nước phap luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những ràocản nhất định trong việc xd và
hoàn thiện bộ máy kinh doanh
14, Tâm lý sung hàng ngoại của người dân cũng tác động rất lớn tới văn hóa DN việt nam.Đúng
Một số người VN không có bản lĩnh vững vàng sa vào trạng thái choáng ngợp trước những thành tựu phương Tây, trở nên sung
hàng ngoại quá đáng, phủ nhận tất cả những gtri cổ truyền của dân tộc. Việc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc đã làm họ rập
theo khuôn mẫu phương Tây trong mọi hành vi. Việc bắt chước thiếu chọn lọc của 1 nhóm doanh nhân VN chỉ làm nghèo đi đời
sống tinh thần của họ và làm yếu đi bản sắc dân tộc trong vhkd VN. Sự sùng hàng ngoiaj quá đáng còn làm giảm đi uy tín của
doanh nhân VN trong con mắt của đối tác nước ngoài.
15, Đối với tầng lớp cán bộ lãnh đạo, triết lý DN là công cụ quản lý và định hướng chiến lược.Đúng
Đối với tầng lớp cán bộ quản trị triết lý kinh doanh là 1 văn bản pháp lý và là cơ sở vh đẻ họ có thể đưa ra các quyết định quản trị
quan trọng.
. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh quy định.

Đ/a: Đúng
-Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kd có tính đặct thù của hoạt động kinh doanh- do kinh doanh la các
hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác.
(nguồn:SGK/105)
2. Giải pháp chống hối lộ ở các nước đều giống nhau.
Đ/a:Sai
-Giải pháp chống hối lộ ở các nước không hoàn toàn giống nhau
3. Phân biệt đối xử( giới tính, vùng văn hóa, chủng tộc ) là một thực tế vẫn đang tồn tại và đang là rào cản của một số công ty.
Đ/a: đúng
-Hiện tượng phân biệt giới tính và chủng tộc xảy ra khắp nơi trên thế giới. Người phụ nữ ở Nhật Bản hiếm khi được thăng tiến đến các
vị trí cao. Các công ty nước ngoài thường gặp rắc rối khi cử phụ nữ đi làm đại diện bán hàng tại nhiều nước Trung Đông
(nguồn: SGK/183-184)
5. Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
Đ/a: Đúng
-Đạo đức kd bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn
mực đạo đức xã hội
(nguồn;SGK/113)
6. Khi DN đã xây dựng được văn hóa DN thì không cần phải để ý tới văn hóa ứng xử trong nội bộ DN nữa.
Đ/a: Sai
- Một DN sẽ không thể có sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không sử dụng, vận dụng các nhân tố văn hóa vào mọi hoạt động kinh doanh
của mình. Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ thành công hơn, đồng thời làm đẹp
thêm hình tượng của công ty, tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên cũng như cũng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân
trong nội bộ doanh nghiệp.
(nguồn: sgk/320)
7. Vì cấp trên luôn đưa ra những quyết định mang tính sống còn nên những biểu hiện của văn hóa ứng xử chỉ cần nghiên cứu giữa cấp
trên với cấp dướiĐ/a: Sai
-Sai lầm trong tư duy quản lý truyền thống là chỉ có cấp trên mới quản lý cấp dưới. Tuy nhiên, hầu hết những người quản lý thành công
là những người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới có thể quản lý được cấp trên để tạo nên sự thấu hiểu giữa hai bên.
(nguồn: sgk/324)
8. Văn hóa ứng xử thông qua việc quan tâm nhiều đến cuộc sống riêng tư sẽ làm tăng tinh thần hợp tác của nhân viên Viêt Nam.

Đ/a:
SaiCấp trên có thể quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không nên quá tò mò. Đã là
cấp trên thì phải tâm lý, vận dụng các yếu tố đánh vào tình cảm để khích lệ cấp dưới làm việc hết mình.
9. Văn hóa doanh nhân không tự thân có được mà phải qua quá trình hoạt động trong môi trường xã hội
Đ/a: ĐúngVHDN không có sẵn mà chỉ hình thành khi doanh nhân được nuôi dưỡng trong môi trường VHXH và lĩnh hội được
các nhân tố VHXH ấy vào trong hoạt động kinh doanh.
.10. Văn hóa doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tếĐ/a: Đúng
-Nhân tố kinh tế ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân. Do vậy, văn hóa của doanh nhân hình
thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực doanh nhân hoạt động kinh doanh
trong đó.(nguồn: sgk/206)
11. Tính độc lập là một tố chất cần thiết của doanh nhân
Đ/a: Đúng-Kinh doanh là một kiểu giáo dục, nó có thể đào tạo ra một con người có đầu óc rõ ràng, có nhãn quan tốt và độc lập tự chủ.
Một doanh nhân độc lập, anh ta hoàn toàn phải dựa vào bản thân để tự đưa ra những quyết định cần thiết.(nguồn: sgk/227)
12. Trình độ quản lý là thước đo tài năng của doanh nhân
Đ/a: Sai
-Hiệu quả kinh doanh là thước đo đúng đắn của các giải pháp và là thước đo tài năng của doanh nhân. Trình độ quản lý là công cụ để
giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp của mình.
(nguồn:sgk/213)
13. Hệ thống chính sách thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp việt nam
Đ/a: Đúng-Luật lệ và các chính sách thuộc môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi nên các doanh nghiệp khó có thể giữ được chữ tín,
hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết. Nó dần trở thành lý do để các doanh nghiệp chống chế với những
sai sót.(nguồn:sgk/305)
14. Tâm lý sung hàng ngoại của người dân cũng tác động rất lớn tới văn hóa DN việt nam.Đ/a:Đúng
-Tâm lý sùng hàng ngoại của một bộ phận người dân khiến các doanh nghiệp Việt Nam hình thành tâm lý nước ngoài có sản phẩm gì thì
ta cũng phải có sản phẩm đó mặc dù khách hàng chưa có nhu cầu, bên cạnh đó là phủ nhận những giá trị truyền thống.
(nguồn:sgk/305)
16, Các DN luôn xây dựng cho DN của mình bộ triết lý DN hoàn chỉnh ngay khi mới thành lập. Sai
Con đường chung của sự hình thành các triết lý kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến
các tư tưởng triết học về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh
. CHƯƠNG 2 TRIẾT LÝ KINH DOANH

3. Câu 1 : Hãy định nghĩa và phân biệt các khái niệm sau: Triết lý, triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp. Khái niệm Triết lý : Triết lý
là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống
của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người. Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản
ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt
động kinh doanh. Triết lý doanh nghiệp : Triết lý doanh nghiệp là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung
của doanhn ghiệp chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Phân biệt : Giống nhau : Đều
được hình thành qua sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, được mọi người thừa nhận Đều định hướng cho hoạt động của con người, có
phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, tầm khái quát cao tới các chủ thể.
4. Khác nhau Triết lý : + Phạm vi: ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống con người như: triết lý sống, triết lý marketing… + Triết lý
không phải chỉ là sản phẩm của các nhà triết học chuyên nghiệp. Triết lý kinh doanh: + Phạm vi: ảnh hưởng tới các chủ thể hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh ( hẹp hơn triết học) , áp dụng chung cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh + Có tính chuyên môn + Là sản
phẩm của những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Triết lý doanh nghiệp : + là sự cụ thể hóa triết lý kinh doanh vào trong hoạt động
sống của một tổ chức, cơ quan. + Áp dụng cho từng doanh nghiệp . + Được hình thành từ các nhà lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp. +
Là lý tưởng, phương châm hành động, là hệ giá trị mục tiêu chung của doanh nghiệp, chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh nhằm lam cho
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
5. Câu 2: Có công ty gọi triết lý kinh doanh của nó là triết lý phát triển. Theo bạn nói như vậy đúng không? Vì sao? Trả lời: Triết lý kinh
doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm ,suy ngẫm, khái quát hóa của những
chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Vai trò của triết lý kinh doanh: + Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và
cơ sở để quản lý chiến lượccủa doanh nghiệp Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công của
doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh có vai trò: Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục
đích trong doanh nghiệp. Định rõ mục đích của doanh nghiệp vàchuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể. Nội dung của
triết lý kinh doanh là điều kiện hết sức cần thiết thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách hiệu quả. Một kế hoạch
mang tínhchiến lược bắt đầu với việc xác định một triết lý kinh doanh một cách rõ ràng. Triếtlý kinh doanh được xem là bước chuẩn
bị đầu tiên trong quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là quản lý chiến lược.Triết lý kinh doanh là cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối
nguồn lực của tổ chức. . Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một môi trường bên trong có ảnhhưởng đến các bộ phận chuyên
môn như sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự.
6. Một bộ phận chuyên môn phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh của công ty để viếtra mục tiêu của bộ phận mình.Đối với tầng lớp cán
bộ quản trị, triết lý kinh doanh là một văn bản pháp lývà cơ sở văn hoá để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có
tínhchiến lược. Theo Peters & Waterman, nhờ có sự định hướng của triết lý kinh doanhmà những nhà quản lý có được “chìa khoá vàng”
mở cánh cửa thành công. + Triết lý kinh doanh là một công cụ để giáo dục, phát triển nguồn nhân lựcvà tạo ra một phong cách làm

việc đặc thù của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nênmột phong cách làm việc , sinh
hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà văn hoá củatổ chức đó. Với việc vạch ra lý tuởng và mục tiêu kinh doanh thể hiện ở phần
sứ mệnh,triết lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về côngviệc trong một môi trường văn hoá tốt, nhân
viên sẽ tự giác phấn đấu vươn lên.Do triết ký kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánhgiá mọi hành vi của các
cá nhân trong tổ chức nên nó có vai trò trong việc điềuchỉnh hành vi của nhân viên trong việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi
nhânviên đối với tương lai của sự phát triển của tổ chức. Như vậy, vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp có thể so sánh với bất
kì nguồn lực nào khác trong tổ chức.
7. Nhận xét về tầm quan trọng của triết lý kinh doanh Uwayaki : Bí mật của các doanh nghiệp trong cuốn “chưa hề thất bạ i” viết : “
Nguồn tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu theo nghĩa rộng, ngoài người, tiền của hay vật tư hàng hoá, còn bao gồm những
nguồn tài sản mắt thường không nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng vô cùng to lớn. Bộ phận quan trọng nhất của nguồn tài sản vô
hình đó là triết lý kinh doanh và phong thái kinh doanh là cốt lõi của phong thái doanh nghiệp”. Và triết lý phát triển là triết lý giúp công
ty có tầm nhìn định hướng và phát triển theo một mục tiêu để đi đến thành công. Vậy nên một công ty có thể gọi triết lý kinh doanh của
nó là triết lý phát triển
8. Câu 3 : Phân tích các nội dung chính và hình thức thể hiện của m ộ t văn bản triết lý doanh nghiệp? Một văn bản triết lý doanh nghiệp
gồm 3 nội dung c ơ b ản : Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp . Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp : + B
ất kì một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng v iệc nêu ra sứ mệnh của doanh ngiệp hay con goi là tôn chỉ mục đích của
nó . Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, giàu tính tr iết học . + Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp . L à bản tuyên
bố lý do tồn tại của doanh nghiệp + S ứ m ệnh l à p hát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm nhũng gì,làm
vì ai? Và làm như thế nào? M ục tiêu định hướng của doanh nghiệp là gì? V í D ụ : Sứ mệnh của Vinamilk “Vinamilk cam kết mang đến
cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội” Sứ mệnh của Viettel: " Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống , lấy thích ứng nhanh làm sức mạnh cạnh
tranh , không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của
khách hàng "
9. Phương thức hành động : + Mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù cao , phụ thuộc vào thị trường, triết học v à các tư tưởng kinh doanh và
các tư tương triết học về hoạt động kinh doanh , công tác quản trị doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo. Trong nội dung c ó đ i ểm chung
là hệ thống các giá trị và biện pháp quản lý của doanh nghiệp : + Hệ thống các giá trị c ủa doanh nghi ệp là những niềm tin căn bản
thường không được nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp ,giá trị này bao gồm - Những nguyên tắc của doanh nghiệp -
Lòng trung thành và cam kết - Hướng dẫn hững hành vi ứng xử mong đợi ý nghĩa to lớn của sứ mệnh giúp tạo ra một môi trường làm
việc trong đó có những mục đích chung . M ỗi c ô ng ty th ành đạt đều c ó c ác gi á tr ị v ă n h óa c ủa n ó. Hệ thống giá trị là cơ s ở để
quy định xác lập nên các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công ty . + Biện pháp v à phong cách quản lý: Tổ chức ,quản lý doanh

nghiệp là nhiệm vụ trung tâm và có vai trò quyết định đối với việc thực hiện sư mệnh và các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Phong
cách v à biện pháp quản lý của mỗi công ty thành đạt đều có điểm đặc thù, sự khác biệt lớn so v ới các công ty khác. Nguyên nhân của
sự khác biệt này xuất phát từ nhiều yếu tố như thị tr ường , môi tr ườn g kinh doanh , văn hóa dân tộc và đặc biệt la tư tưởng triết học về
quản lý người lãnh đạo . Triết lý về quản lý doanh nghiệp là cơ sở để lựa chọn, đề xuất các biện pháp quản lý, qua đó nó củng cố một
phong cách quản lý kinh doanh đặc thù của công ty.
10. Nguyên tắc tạo một phong c á ch ứng xử giao tiếp và hoạt đọng kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp : Doanh nghi ệp t ồn t ại nh ờ
m ô i tr ường kinh doanh nh ất định , trong đó c ó nh ững m ối quan h ệ v ới x ã h ội b ê n nga òi …. Cần duy trì,phát triển các mối quan
hệ để phục vụ cho việc kinh doanh mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nh ằm t ạo ra m ô i tr ường thu â n l ợi v à ngu ồ n l ực ph át tri
ển cho doanh nghi ệp . 2 . Hình thức thể hiện của triết lý doa n h nghiệp : Được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ kh á c nhau : -
N hiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sổ nhỏ phát cho nhân viên, một số doanh nghiệp có triêt lý kinh doanh
dưới dạng một câu khẩu hiệu, triết ký được rút gọn trong một chữ, bài hát , công thức - Tính chất triết học của văn bản triết lý doanh
nghiệp khác nhau giưa các công ty mà còn giữa các chủ thể công ty và còn phu thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ - Độ dài của văn
bản triết lý cũng khác nhau giữa các chủ thể công ty và còn phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ . - Văn phong của các văn bản
triết lý doanh nghiệp thường giản dị m à h ùng h ồn , ng ắn g ọn m à s â u l ắng , dễ hiểu m à dễ nhớ . Để tạo ấn tượng, có công ty nêu
triết lý kinh doanh nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình.
11. Ví dụ : Triết lý kinh doanh của ACB : “ tăng trưởng bền vững, quản lý rủi ro hiệu quả, duy trì khả năng sinh lợi cao và chỉ số tài
chính tốt, đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa công ty lành mạnh” - Lợi ích người tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu
của công ty và nó được thể hiện qua mái nhà của logo. Nó có ý nghĩa bao trùm lên trên các lợi ích khác. - Bên cạnh đó, lợi ích xã hội là
lợi ích nền tảng mà Sapharco luôn phấn đấu đạt được, bời vì lợi ích này sẽ nâng đỡ tất cả các lợi ích khác. Vì thế, nó được thể hiện qua
phần nền nhà của logo. - Phần kết nối giữa mái nhà và nền nhà là lợi ích cùa đối tác, khách hàng và công ty. Nó thể hiện phương châm
"đôi bên cùng có lợi", cùng nhau phát triển vì lợi ích chung của ngưởi tiêu dùng và xã hội. Sự cân đối hài hòa giữa các lợi
ích này chính là sự đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho Sapharco. Triết lý kinh doanh của Sapharco là luôn làm hài hòa
lợi ích người tiêu dùng, lợi ích xã hội, lợi ích đối tác và lợi ích công ty với nhau. Điều này được cách điệu qua hình ảnh chợ Bến Thành
trên logo của Sapharco.
12. Câu 4 : Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong sự phát triển của doanh nghiệp đó. Vai trò của triết lý doanh nghiệp Triết lý doanh
nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng chiến lược và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp tạo ra sức mạnh to lớn góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa
doanh nghiệp: Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở
thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung. Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp

có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp thường không thay đổi. Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của
văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cơ sở xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Chỉ khi có một sứ mệnh rõ ràng,
doanh nghiệp mới xác định được các mục đích, mục tiêu cụ thể hướng tới. Sứ mệnh, các giá trị cốt lõi chính là yếu tố chi phối tới toàn
bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp. Các bộ phận chuyên môn phải dựa vào sứ mệnh chung của toàn doanh
nghiệp để đưa ra mục tiêu riêng cho mình. Các kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh
nghiệp. Triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh
nghiệp là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp: Mọi thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu
chung mà họ cùng hướng tới. Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là
tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ
mệnh chung của doanh nghiệp.
13. Câu 5 : Vì sao nói triết lý doanh nghiệp là trụ cột của văn hóa doanh nghiệp? Trả lời: Sở dĩ nói: triết lý doanh nghiệp là trụ cột của
văn hóa doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp : Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức
hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp . Sứ mệnh và
giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục
đích chung. Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp thường
không thay đổi. Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Các kế hoạch chiến lượcmang tính lâu dài
phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Vì vậy, triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh
doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nó chính là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp: Mọi thành viên trong
doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu chung mà họ cùng hướng tới. Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành
viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên.Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ mệnh chung của doanh nghiệp.
14. Câu 7: Hãy bình luận về triết lý của một công ty mà bạn biết ? Trả lời: Công ty H@sitec Giới thiệu công ty Công ty TNHH MTV
Thông tin tín hiệu ĐS Hà Nội (H@sitec) Với nhiệm vụ chính của là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì KCHTĐS về
TTTH thuộc phạm vi 11 tỉnh thành phố phía bắc của Việt Nam; Xây lắp các công trình, dự án về: viễn thông, tín hiệu, điều khiển trong
giao thông; công trình công nghiệp, công trình dân dụng; Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành viễn thông, tín hiệu điện
Địa chỉ : Số 11A , phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Tp Hà Nội; Logo công ty
15. Triết lý kinh doanh Hasitec Kinh doanh cũng là một nghệ thuật thậm chí còn mang tính nhân văn, chẳng kém gì các môn nghệ thuật
khác như hội họa hay âm nhạc. Triết lý kinh doanh của chúng tôi là: "An tòan trong quản lý- Hiệu quả trong điều hành" và
"Vị trí hàng đầu là một sự bắt đầu mới" 1.An toàn - An toàn là tiêu chí hàng đầu trong quản lý, điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh; - An toàn chạy tàu, an toàn giao thông là quan trọng hơn cả; - Nhưng tuyệt đối không vì "an toàn" mà

"không dám mạo hiểm" làm theo cách nghĩ, đi theo lối đi của riêng mình. 2. Hiệu quả - Chặt chẽ, công khai, công bằng
trong điều hành, quản lý nhằm hướng tới một sự chủ động cao nhất của các tổ chức trong công ty; - Uy tín gắn với hiệu quả thực hiện
các mục tiêu kinh tế, xã hội trong công ty; - Hiệu quả là thước đo, là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Triết lý kinh
doanh của Hantisec
16. 3. Bắt đầu mới - Cái đáng phải làm mà chưa làm hoặc "quên" chưa làm - Là sự bắt đầu mới; - Cái mới là cái chưa biết
(có thể đúng hoặc có thể sai) - Là sự bắt đầu mới; - Cái tôi lớn quá, nay điều chỉnh bé lại một chút - Là sự bắt đầu mới; - Cái tránh
nhiệm, cái chung nhỏ quá, nay điều chỉnh lại lớn lên một chút - Là sự bắt đầu mới; - Cái "thừa cá nhân" và "thiếu tập
thể", điều chỉnh cân bằng một chút - Là sự bất đầu mới. Cộng đồng Hantisec
17. Câu 8 : Bình luận về triết lý kinh doanh của dân tộc ta trong một câu tục ngữ hoặc ca dao mà bạn tâm đắc nhất. Nghề buôn từ xưa
không được các triều đại phong kiến xem trọng. Chẳng những vậy, xã hội Việt Nam thời phong kiến còn xem thường những người làm
nghề buôn bán. Họ gọi những người này là phường con buôn, bọn con buôn Vì lẽ đó, nghề buôn đã không phát triển trong thời phong
kiến ở Việt Nam. Ngày xưa, người ta quan niệm rằng muốn tiến thân không có con đường nào khác ngoài con đường khoa cử. Chỉ có ở
khoa cử mới làm nên danh giá con người, nâng bậc vị trí con người trong xã hội, mặc dù ai cũng biết rằng “ phi thương bất phú ”.
Nhưng việc làm giàu do buôn bán lại không được xem trọng. Những người Nho học coi khinh việc làm giàu bằng con đường buôn bán,
bởi vì họ quan niệm, làm giàu bằng nghề buôn là lừa gạt, là bất nhân, “ vi phú bất nhân, vi nhân bất phú ”. Sau này nghề buôn được đánh
giá cao hơn, được xã hội xem trọng hơn. Chuyện buôn bán và kinh nghiệm đã được người xưa đúc kết trong rất nhiều tục ngữ, ca dao.
Trong đó câu châm ngôn "Một lần bất tín, vạn lần bất tin" - như một kim chỉ nam không chỉ trong cuộc sống mà còn trong
công việc kinh doanh. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, là không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ tín trước hết phải giữ
chính mình. Người không giữ được Chữ tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn. Nó không dám
chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác. Cho nên chữ tín thường đi đến với danh
dự, mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Vậy nên tuy
không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người xưa quan niệm thiếu chữ Tín chưa thể là kẻ quân tử
ở đời.
18. Giờ đây đạo quân tử đã bị lãng quên, bị loại khỏi những chuẩn mực của đạo lý và lối sống. Nghĩa là chữ Tín cũng thay đổi, có thời ít
người còn nhớ đến. Cho đến khi giông bão đi qua, người ta mới hiểu giông bão chỉ là nhất thời, những giá trị thật được đúc kết bằng
xương máu cả nghìn đời vẫn bền vững qua những biến cải, như biển vẫn mãi là biển sau bão tố. Chữ Tín trở về thường trực trong tâm
thức xã hội. Ai cũng phải giữ chữ tín nhưng giữ chữ tín như thế nào, mỏi người mỗi khác. Người có quyền chức phải giữ Tín với dân,
trong đó có cấp dưới của mình. Biết bao triều đại suy tàn, mục nát bởi đã bội tín với lời thể thuở dựng cờ khởi nghĩa, mang gươm mở
nước hoặc trong các cuộc hưng phế cung đình. Nguyễn Trãi nói: làm lật thuyền mới biết sức dân là nước. Đẩy thuyền qua sóng cả hay
lật thuyền đều là dân. Những người bình thường, nói rộng hơn là mọi thành viên trong xã hội, cũng phải trọng chữ tín. Làm sao có thể có

một người lãnh đạo tốt, một tổ chức xã hội lành mạnh nếu các thành viên không nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, không tôn trọng lời
hứa, lừa gạt cấp trên và lừa gạt nhau. Trên chiến trường hay trong cuộc sống, nguy hiểm nhất không phải là đối phương trước mặt, mà là
những kẻ phản bội. Không phải vô cớ mà đạo lý Việt Nam coi lừa thầy phản bạn là một tội ác về đạo đức không thể tha thứ. Chữ Tín
trong " Từ điển tiếng Việt”, được giải thích là tin thực, không gian dối. Còn chữ Tín trong kinh doanh được hiểu như thế nào?
Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, Tín chính là lòng tin (chí ít) giữa hai chủ thể - người này với người khác doanh nghiệp
này với doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp Không phải ngẫu
nhiên mà ta có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp này có uy tín với doanh nghiệp kia.
19. Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết. Giữa hai người đã hứa hẹn với nhau, cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những
gì đã hứa. Vậy là ta đã có chữ Tín với bạn. Giữa các doanh nghiệp thì cam kết chính là Hợp đồng kinh tế. Nó bao gồm nhiều điều khoản
mà quan trọng nhất (với doanh nghiệp thực hiện) là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng. (Xin chỉ bàn về những gì phải
làm để có được chữ Tín). Trong cơ chế thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả thì biến động. Như vậy, đòi hỏi
doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công và các
loại chi phí mà không chỉ ở trong nước. Từ đây mới xây dựng được cơ cấu giá thành sản phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết (giá bán)
trong Hợp đồng. Để đảm bảo số lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế hoạch phải nắm vững năng lực sản xuất của doanh
nghiệp (nhân công và tay nghề, trang thiết bị, nhà xưởng ) cùng các điều kiện khách quan (điện, nước, nhiên liệu, nguồn cung cấp ).
Từ đây sẽ lên được tiến độ thực hiện. Nếu giao hàng đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã xây dựng được
những chữ Tín đầu tiên với khách hàng. Với các doanh nghiệp thương mại còn có phương thức kinh doanh hậu mãi. Nghĩa là hàng hóa
do khách hàng mua được chăm sóc định kỳ sau khi bán. Đúng hẹn (dù trời nắng hay mưa) và làm không vụ lợi, nhân viên của doanh
nghiệp đến bảo hành, bão dưỡng hàng hóa của khách như chăm sóc cho chính mình. Vậy là anh ta đã gây được Chữ Tín của doanh
nghiệp trong lòng bạn hàng.
20. Tất cả những gì đã nói mới chỉ là lý thuyết còn thực tế thì sao? Kinh tế thị trường gắn liền với lợi nhuận. Để tích lũy lợi nhuận có
nhiều cách, chẳng hạn thực hiện tốt nhiều đơn hàng để dần tích tiểu thành đại. Cách làm này phải có thời gian và phải kiên trì. Có doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu thị trường và tìm ra nhiều "mặt hàng độc" tạo ngay ra lợi nhuận cao Và trong thực tế, có doanh
nghiệp tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian ngắn thông qua việc giảm giá thành sản phẩm một cách không chính đáng. Việc giảm chi phí
nhân công, chí phí quản lý, tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm là khó nên nhiều doanh nghiệp đã chọn mua nguyên,
phụ liệu với giá thấp. Vì nguyên, phụ liệu chiếm tỷ trọng đến 70% giá trị sản phẩm nên việc làm này đã tạo chênh lệch đáng kể giữa giá
bán và giá thành sản phẩm. Có doanh nghiệp lại tìm cách giảm định mức nguyên, phụ liệu để hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn trong
công nghiệp ôtô chỉ cần giảm một vài “zem” độ đầy tôn làm vỏ xe thì đã giảm đáng kể giá thành mà người tiêu dùng lại không hề có
cảm giác. Có doanh nghiệp đã giảm tiêu chuẩn của thép làm khung hoặc bỏ đi một vài thiết bị an toàn (với lý giải ở Việt Nam chưa cần
thiết) Như vậy đã tạo ra lợi nhuận thật cho doanh nghiệp nhưng tạo ra chất lượng xấu cho hàng hóa, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

21. Là lãnh đạo của một công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới, để thuyết phục được toàn bộ các nhân viên và các cổ đông là các sáng
tạo đó sẽ mang lại thành công, Steve đã tạo ra một lòng tin tưởng tuyệt đối của tất cả các bộ phận vào chiến lược của Apple và đã tạo ra
những sản phẩm sáng tạo đáng mong đợi nhất, đưa Apple trở thành công ty công nghệ có vốn hóa lớn nhất thế giới. Một ví dụ gần gũi
hơn thường được nhắc đến là bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk, thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh
nghiệp xuất sắc nhất châu Á do Forbes bình chọn. Trong cơn bão khủng khoảng melamine, chính bà là người đã đứng ra truyền thông và
tạo dựng lòng tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam rằng các sản phẩm của Vinamilk hoàn toàn không chứa melamine. Khi một
người lãnh đạo cấp cao nhất của một thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi thông điệp sẽ tạo một niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng và
từ đó họ thêm tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Vinamilk .
22. Vậy các lãnh đạo tạo lòng tin bằng những gì? Đó chính là Tâm và Tầm. Trước hết họ phải có trình độ để đủ tầm lãnh đạo doanh
nghiệp phát triển bền vững. Giỏi không chưa đủ, họ phải có tâm và tâm ở đây chính là nhân cách sống. Làm sao để nhân viên tôn trọng
về cách hành xử, cách điều hành và tựu chung lại là nhân cách sống đáng trân trọng. Khi một lãnh đạo của các tập đoàn lớn như HP liên
quan đến bê bối tình ái với nhân viên cấp dưới thì ngay lập tức uy tín của tập đoàn bị ảnh hưởng và người lãnh đạo đó ngay lập tức bị
cách chức vì nhân cách sống không phù hợp, ảnh hưởng tới lòng tin của cổ đông và nhân viên vào công ty. Việc xây dựng lòng tin cũng
phải được thực hiện theo hệ thống từ trên xuống dưới. Những lãnh đạo cấp trung của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng vì nếu
không tạo dựng được lòng tin với cấp dưới của mình, họ cũng sớm muộn gì bị đào thải ra khỏi hệ thống công ty. Ca dao, tục ngữ nói lên
những kinh nghiệm, những nghệ thuật, những phương thức kinh doanh của cha ông. Lẽ dĩ nhiên, mỗi thời mỗi khác, việc kinh doanh
ngày nay không giống như ngày xưa, nhưng những gì được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ sẽ mãi mãi là bài học hữu ích đối với những
ai quan tâm đến chuyện kinh doanh.
23. Câu 9 : Bạn có tin rằng Bill Gate sẽ tặng 95% tài sản mà ông kiếm đựơc cho xã hội hay không? Theo bạn, những người như ông ta
hoạt động kinh doanh với triết lý gì? Ngày 27.6 đánh dấu sự kiện trọng đại trong giới công nghệ thông tin, khi “ông vua” phần mềm thế
giới Bill Gates “dứt áo” rời tập đoàn Microsoft, để dành toàn bộ thời gian và tâm nguyện cho quỹ từ thiện mang tên vợ chồng ông
“Bill&Melinda Gates”. Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức
khai trương vào năm 2000. Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ
USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm,
BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch
sử. Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ
trẻ em bị sởi… Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương
trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia. Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành
phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng: “Bất cứ lúc nào gia
đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản

riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay
đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.
24. Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem
cho không đến 38% tổng tài sản của mình. Có một câu chuyện mà bà Melinda Gates kể về chồng mình mỗi khi được ai đó hỏi về triết lý
của Bill Gates trong sự nghiệp làm từ thiện. Đó là việc đã xảy ra từ năm 1997, trước khi hai vợ chồng cùng nhau thành lập quỹ từ thiện
Bill & Melinda Gates. Hồi đó, suốt hơn một tháng Bill Gates luôn mang theo trong cặp tài liệu của mình lá thư do một cặp vợ chồng
người Mỹ gửi đến. Họ “xin” Bill Gates ủng hộ 20.000 USD để tiến hành ca phẫu thuật cấy ghép thận cho đứa con của mình. Bill đã rất
trăn trở và cuối cùng đành phải nhờ đến ý kiến của vợ. “Nếu có 20.000 USD, em sẽ ủng hộ cho một ca phẫu thuật hay mua vắc xin cho
hàng trăm ngàn đứa trẻ khác ở châu Phi?”. Bà Melinda không tiết lộ cuối cùng Bill Gates đã giải quyết lá thư đó ra sao nhưng 10 năm
sau ông đã có một câu hỏi vô cùng ấn tượng khi nói chuyện trước “cả một biển” sinh viên trường đại học Harvard: “Với một nguồn lực
nhất định, chúng ta phải làm gì để mang lại lợi ích cho nhiều người nhất?”.
25. Câu hỏi đó cũng chính là câu trả lời của Bill Gates, người đang là chủ nhân của quỹ từ thiện lớn nhất thế giới với hàng chục tỷ USD.
“Trong số 10 USD mà thế giới dành ra cho các hoạt động từ thiện, có ít nhất 1 USD mang tên Bill Gates”, Rick Cohen – Cựu Chủ tịch
Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về các hoạt động từ thiện có lần đã phát biểu. Ít ai biết rằng con đường từ vị trí của một ông trùm công nghệ
đến người đứng đầu quỹ từ thiện lớn nhất thế giới của Bill Gates không hề dễ dàng. Đó là cả một chặng đường dài và chuyển biến chậm
chạp. Trước khi Quỹ Bill & Melinda Gates được thành lập, Bill Gates đã rất “sợ” phải ủng hộ tiền cho một hoạt động nào đó bởi theo lý
giải của Bill việc đó sẽ làm ông sao nhãng mục tiêu kinh doanh của mình. Nhưng khi đã chính thức rời xa các công việc tại Microsoft,
Bill Gates lại khiến không ít người ngạc nhiên về sự nhiệt tình trong các chiến dịch từ thiện của mình. Có lần, trong chuyến thăm những
bệnh nhân AIDS ở châu Phi của bà Melinda, các phóng viên đã không thể nhịn cười khi thấy Bill “lăng xăng” quanh vợ như thể một gã
hộ lý mới tập sự. “Tôi biết, tôi không giỏi trong những việc này và sẽ chẳng bao giờ giỏi nhưng tôi cũng biết đó là việc quan trọng và thế
giới của chúng ta sẽ bớt đi nhiều nỗi đau khổ”, Bill tâm sự.
26. Triết lý của Bill Gates đã rất rõ ràng và logic giống như những sản phẩm phần mềm mà công ty Microsoft của ông đã sáng tạo ra:
Làm từ thiện là tạo ra tác động lớn nhất đến lĩnh vực y tế và giáo dục giúp mọi người vượt qua sự thiệt thòi. Trong những năm qua, Bill
đã đóng góp một phần không nhỏ vào các chương trình tiêm phòng vắcxin chống sốt rét cho trẻ em châu Phi, xây dựng trường học, xây
dựng thư viện, tham gia các chuơng trình chống đói nghèo toàn cầu… Không chỉ tự mình thực thi các chương trình từ thiện, vợ chồng
nhà tỷ phú này còn đứng ra kêu gọi các quốc gia cùng với mình thành lập chương trình liên ứng toàn cầu cho vắcxin và chủng ngừa
(GAVI). Năm 2000, BMG đã đóng góp 750 triệu USD và hiện nay chương trình này đã có ngân sách hơn 8 tỷ USD, được ủng hộ từ gần
10 quốc gia. “ Nhưng một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi là phải đạt được hiệu quả cao nhất cho số tiền mình đã bỏ ra”,
Heidi Sinclair, người phát ngôn của Quỹ BMG nói và đó cũng chính là lý do cả Bill Gates và vợ luôn tất bật với những chuyến đi khắp
thế giới của mình. Họ làm từ thiện nhưng không ngồi ở nhà để điều khiển như những vị tỷ phú khác mà thường xuyên đích thân đi đến

những điểm đói nghèo, lạc hậu và khốn khó.
27. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Con số 95% tổng tài sản mà Bill Gates đưa ra để làm từ thiện cho xã hội chỉ là con số tượng
trưng, nhưng Bill gates đang và sẽ cố gắng để làm những gì có thể để giúp đỡ những người nghèo,cung cấp vắc xin, thuốc uống ….
Nhằm nâng cao phúc lợi xã hội cho con người.Điều này không chỉ là từ thiện mà nó còn giúp xây dựng hình ảnh của công ty micrsoft
trong mắt công chúng, qua việc làm từ thiện Bill Gates không chỉ cải thiện hành ảnh của mình trong mắt công chúng đúng ra đó là một
chiến lược kinh doanh mới lạ của ông
28. Triết lý của Bill Gate : Phát biểu và hành động của Bill Gates đã thể hiện rõ triết lý của ông : “ Hàng tỷ người cần đến những lợi ích
mà kỷ nguyên máy tính đem lại cùng nhiều nhu cầu cơ bản khác, nhưng họ không có cơ hội được hưởng những lợi ích này. Nếu muốn
cải thiện cuộc sống của họ, chúng ta cần có những đổi mới ở nhiều mức độ khác nhau. Không chỉ là cuộc cách mạng trong lĩnh vực công
nghệ mà là cần phải ở nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên phi thường bởi chúng ta có thể dành thời gian tìm
ra cách đáp ứng những nhu cầu của người nghèo mà vẫn có được lợi nhuận và tìm ra con đường tốt hơn cho việc giảm đói nghèo trên thế
giới ”. Đó chính là cách “kinh doanh” mà Bill gates khác với những người khác, khác với công ty khác và cũng chính điều này đã làm
cho microsoft phát triển không ngừng. Sau những gì mà chúng ta thấy Bill Gates đã làm cho xã hội chúng ta có thể phần nào hiểu được
triết lý kinh doanh của ông là gì, cách mà Bill Gates chọn là “ làm từ thiện vừa là để trợ giúp, hỗ trợ nhằm nâng cao phúc lợi xã hội vừa
là để xây dựng thương hiệu,hình ảnh của bản thân cũng như của tập đoàn Microsoft trong mắt công chúng :” Đây quả là điều mà không
chỉ là các công ti, các tập đoàn lớn cần học hỏi mà ngay chính chúng ta cũng cần biết để xây dựng một văn hóa kinh doanh lành mạnh và
có ý nghĩa cho xã hội.
29. Câu 10 : Trình bày cách thức và quá trình xây dựng một văn bản triết lý doanh nghiệp ? Vì sao ở nước ta hiện nay còn ít công ty
quốc doanh có triết lý doanh nghiệp của mình? Cách thức xây dựng một văn bản triết lý doanh nghiệp : 1 . Những điều kiện cơ bản cho
sự ra đời của triết lý doanh nghiệp : Điều kiện về cơ chế pháp luật : Triết lý kinh doanh là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thậm chí
có từ nền kinh tế tự sản tự tiêu. Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải
qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh
hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào chọn kiểu kinh doanh có văn hóa sẽ phải tính đến chuyện xác
định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình. Đây là điều kiện khách quan cho sự ra đời của các triết lý doanh nghiệp - triết lý
công ty, tập đoàn… Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp không xuất hiện trong các nền kinh tế hoạch hóa tập trung. Trong cơ chế
kinh tế hàng hóa – hình thức sơ khai của nền kinh tế thị trường có ít triết lý kinh doanh và không có triết lý doanh nghiệp. Thể chế kinh
tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện cạnh tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp
kinh doanh có văn hóa, có triết lý tốt đẹp, cao cả.
30. Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp . Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng
các ý tưởng cơ bản bao giờ cũng xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp. Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh

nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết lý doanh nghiệp. Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu tố bản lĩnh và phẩm
chất đạo đức có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ đề xuất. Nếu một nhà kinh doanh kém năng lực
thì sẽ không có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh. Trường hợp khác, nếu mà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi quản
lý song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng không có được triết lý kinh doanh Trường hợp lý tưởng
nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh doanh là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt tình
truyền bá những nguyên tắc, giá trị của bản thân với mọi nhân viên. Trong thực tế, những nhà quản trị doanh nghiệp này có phong thái
như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của
doanh nghiệp đó. Tóm lai, triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của người làm kinh doanh giỏi, nói, viết giỏi.
31. Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo . Các doanh nghiệp trong những năm đầu tiên
mới thành lập thường phải đối mặt với thách thức có tồn tại được hay không nên chưa đặt ra vấn đề về triết lý kinh doanh. Một số doanh
nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi nguồn lực của mình để phát triển ; cùng với việc đẩy mạnh đầu tư,
phát triển công nghệ và nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa của mình, trong đó có vấn đề về triết lý doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài, số nhân viên của nó càng nhiều hơn thì vấn đề văn hóa kinh doanh và triết lý kinh
doanh của nó càng trở nên cấp bách hơn. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết
lý doanh nghiệp cụ thể. Bản thân những người này cũng cần có kinh nghiệm và thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư
tưởng này trước khi có thể công bố trước nhân viên. Kinh nghiệm “ độ chín” của các tư tưởng kinh doanh và quản lý doanh nghiệp là
yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp. Trong thực tiễn kinh doanh, các công ty độc lập phải
sau 10 năm thành lập mới có được một văn bản triết lý của riêng họ. Các công ty có ý thức xây dựng triết lý kinh doanh ngay từ giai
đoạn khởi nghiệp và coi đó là một chương trình có thể rút ngắn rút ngắn thời gian của quá trình trên song cũng phải mất vài năm mới có
thể có một văn vản triết lý thực sự có giá trị.
32. Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Triết lý doanh nghiệp muốn trở thành triết lý chung của toàn thể
doanh nghiệp khi được toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp chấp thuận. Muốn vậy, nội dung của triết lý phải đảm bảo được lợi ích của
tầng lớp lao động chứ không chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu tư, nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà nhân viên
thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy, công ty sẽ có một tương lai lâu dài, tươi sáng. Tóm lại, doanh nghiệp cần có
một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp. 2. Triết lý được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của
ngừơi sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là triết lý kinh doanh do những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sau một thời
gian dài làm kinh doanh và quản lý đã rút ra kinh nghiệm , từ thực tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh
doanh cho doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách
thức kinh doanh riêng và việc truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành công, cần phải có
một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân

viên trong doanh nghiệp
33. Ở nước ta hiện nay còn ít công ty quốc doanh có triết lý doanh nghiệp của mình Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh
nghiệp còn thiếu thốn : Điều kiện về cơ chế pháp luật : Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền
kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu
cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp nhưng nước ta hiện nay mới bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị
trường nên những triết lý kinh doanh xây dựng được còn thấp. Nền văn hoá quốc doanh được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và
phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm
đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh
tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất
cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền
sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Tuy doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo hầu hết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các thành phần kinh tế,
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nhưng so với yêu cầu hội nhập thì các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung còn phải phấn đấu rất nhiều
34. Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo . - Xuất phát điểm của các doanh nghiệp
Việt Nam còn thấp , cung cách làm ăn còn lạc hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như cơ chế thị trường chưa
phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê, … Tất cả những điều này là một thách thức lớn đối
với Việt Nam khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có trình độ cao hơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Các doanh
nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu , cũ kỹ dẫn đến hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản
phẩm kém, khó bề cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh
nghiệp . - Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến
thức, thiếu năng lực và tầm nhìn còn hạn chế, thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt mà ít có những doanh nghiệp xây dựng
được cho mình một định hướng chiến lược phát triển trong dài hạn, một cung cách làm ăn bài bản. - Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít
hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có những doanh nghiệp có
tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ của Nhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không phải là việc của
doanh nghiệp, … + Thực trạng tài chính khó khăn . Do thiếu vốn, các doanh nghiệp phải đi vay dẫn đến nợ vòng vo, nhiều doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán nợ đồng thời cũng không có khả năng thu hồi được nợ.
35. + Hưởng đặc quyền nên thiếu chủ động . Trên thực tế các DNNN vẫn còn được hưởng nhiều đặc quyền nên tạo ra sự ỷ lại, bị động,
động lực bị triệt tiêu. Với việc chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp đã làm cho giá đầu vào một số dịch vụ quá
cao, làm mất khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm Việt Nam nói chung. Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân

viên Nhân viên còn ỷ lại, thiếu chủ động, ít sáng tạo trong công việc. => Do đó doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ít triết lý kinh doanh.
36. Câu 11: Điều kiện để triết lý kinh doanh phát huy tác dụng Vai trò của bộ phận lãnh đạo Sự thực hiện của các cấp trong DN Vai trò
của chính phủ, Nhà nước Môi trường Câu 11: : Giải pháp nào để phát huy triết lý kinh doanh ở nước ta hiện nay?
37. Giải pháp phát huy triết lý kd của các doanh nghiệp Việt Nam Tăng cường nghiên cứu giảng dạy và quảng bá về triết lý kinh doanh
Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lý kd và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào hoạt động kd NN
tiếp tục thực hiện đổi mới, hoàn thiện thể chế KTTT để tạo ra môi trường kd thuận lợi, công bằng và minh bạch
38. Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Namtrong thời kỳ đổi mới 1.Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy và
quảng bá triết lý kinh doanh Điều kiện đầu tiên để sử dụng và phát huy được vai trò của triết lý kinhdoanh là phải có nhận thức đúng và
đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh và mặtyếu, ưu điểm và khuyết điểm. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, triếtlý kinh
doanh mà hình thức quan trọng nhất là triết lý doanh nghiêp đã trở thànhmột công cụ quản lý chiến lược rất quan trọng, là coi cốt lõi và
nền tảng của vănhóa doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta hiện nay, triết lý doanh nghiệp vẫn còn là mộtvấn đề tương đối mới mẻ. Bởi vậy
vấn đề nghiên cứu, giảng dạy về triết lý kinhdoanh, triết lý doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng, không thể bỏ qua, đối vớinhiệm vụ
nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
2.Nhà nước tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch Thể chế
kinh tế thị trường ở đây bao gồm hệ thống pháp luật và hệ thống tổchức điều hành của nhà nước đối với các doanh nghiệp, doanh nhân.
Thể chế kinhtế thị trường sẽ tạo ra một môi trường được ví như là một sân chơi bằng phẳng, nhànước có vai trò là người trọng tài khách
quan, vô tư, khuyến khích các doanh nhân,doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh lâu dài, cạnhtranh công
bằng, người nào giỏi và tốt sẽ được phần thưởng xứng đáng, người kémhoặc xấu sẽ bị thị trường trừng phạt như thua lỗ, phá sản hoặc bị
pháp luật và côngluận kết tội
39. 3.Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lýkinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận
dụng, phát huy nó vào trong hoạt động kinh doanh Triết lý kinh doanh như đã nói ở các mục trên, thể hiện lý tưởng, tầm nhìnvà phương
thức hành động của các chủ thể kinh doanh có văn hóa. Xây dựng mộtvăn bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phải mất nhiều năm
hoạt động và suy nghĩ. Việc áp dụng, phát huy nó vào thực tế hoạt động kinh doanh và sinh hoạt củadoanh nghiệp đòi hỏi không chỉ
người lãnh đạo mà cả đội ngũ các bộ, nhân viên của doanh nghiệp phải có niềm tin sâu sắc và có tính kiên trì theo đuổi sự nghiệp chung,
tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ… Trong điều kiện thể chế thị trườngchưa hoàn thiện, môi trường cạnh tranh chưa công bằng, việc
theo đuổi một triết lý kinh doanh có văn hóa có thể tạo ra tình trạng “ trói chân, trói tay” cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh
trong giai đoạn khởi nghiệp của nó so với các đối thủ kinh doanh phi văn hóa. Song nhìn tổng thể và lâu dài, triết lý kinh doanh tốt sẽ là
cơ sở và động lực để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội .
40. Câu 12 : Theo bạn, việc xây dựng và triển khai triết lý kinh doanh ở nước ta có làm giảm nạn tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực
kinh tế, kinh doanh. Trả lời : Có. Vì: “ Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn

đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm
hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên
quan đến sự sống còn của các Nhà nước”. Triết lí kinh doanh có một vai trò cực ki to lớn trong sự phát triển của DN: Là cốt lõi của văn
hóa DN, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó; là công cụ định hướng và cơ sở để quản lí chiến lược của DN; là phương tiện để
giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạo ra 1 phong cách làm việc đặc thù của DN Hiện nay, ở nc ta , trong sự xây dựng và phát triển
triết lí kinh doanh . Tai đại hội Đảng toàn quốc IX, đã thông qua các chiến lược phát triển linh tế xã hội vơi 3 khâu đột phá : 1. Xây dựng
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để lực
lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. 2.Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ. 3. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách
hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
41. Và một trong những biện pháp ma nhà nước ta thực hiện la : Thực hiên chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà
nước kiến tạo phát triển, xây dựng quy hoạch phát triẻntheo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và
điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để
phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống. Ngoài ra, Nhà nước bằng quy hoạch, kế
hoạch, các chính sách và công cụ đều hướng các nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực và các vùng miền, bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn
liền với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát
triển kinh tế. Trong 5 năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn
mới, coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực để phát
triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng rộng mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị
tổn thương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng.
42. Trong điều kiện các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các quan hệ kinh tế ngày càng phức
tạp và thay đổi khó lường, độ rủi ro và tính bất định tăng lên, không thể thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên đây nếu không xây dựng
được một hệ thống thể chế chất lượng cao. Muốn vậy, phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế,
tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị
công - một trong những điểm yếu trong quản lý ở nước ta. Phải nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của chính sách để vừa
giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu cơ, ngăn chặn tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh
nghiệp. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện
xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi. Và nhà nước ta
cũng đang cố gắng từng bước thực hiện điều đó. Qua đó ta rút ra được nhận xét rằng: Mặc dù , việc xây dựng và triển khai triết lí kinh
doanh đã, đang và sẽ thực hiện còn nhiều những hạn chế và khó khăn, nhưng cũng đã, đang và sẽ góp phần lớn trong việc giảm nạn

tham nhũng , tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh.
43. Bên canh đó,phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài theo tiến trình phát triển của tri thức nhân
loại. Trong 5 năm tới, phải tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý.
Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện
kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường
với gia đình và xã hội. Nhằm tạo một moi trường làm việc năng động, lành mạnh ở các DN sau này khi các sinh viên hay học sinh ra
trường đi làm, nhằm giảm nạn tham nhũng, những tiêu cực trong kinh doanh.
44. Bài tình thảo luận huống chương 2 Trả lời: 1) Động lực khiến hãng hàng không Anh phải thay đổi là do Suốt những năm 1970 và
trước đó hãng hàng không Anh không để lại ấn tượng tốt cho khách hàng Đầu những năm 80 thì hãng hàng không Anh đối mặt với
khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, kinh doanh khủng hoảng thua lỗ nặng ( thua lỗ ít nhất 100 triệu USD trong năm 1981) và mất uy
tín. Hãng hàng không Anh đang phải đối mặt với với nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản nếu không có các chiến lược thay đổi. Thay đổi
cơ bản nhất của hãng là - John King ( một người rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh) làm chủ tịch của hãng hàng không BA.
Ông đã chú ý tới việc thay đổi hình ảnh của hãng . Tháng 12/1982 King thay đổi hãng quảng cáo cho BA trong suốt 36 năm Foote ,
Cone& Belding bằng hãng Saatchi & Saatchi đây là một trong những thay đổi lớn nhất của BA nhằm đưa ra một tuyên bố rõ ràng rằng
định hướng của BA đã thay đổi. 1984 BA đưa ra chiến dịch quảng cáo với tên gọi “hãng hàng không yêu thích của thế giới” (The
World's favorite Airlines) thay cho những khẩu hiệu trước đó "The World's Best Airline". "We'll Take More Care Of
You". "Fly the Flag".
45. Để mô tả BA như một hãng vận tải hành khách toàn cầu, đánh dấu sự thay đổi rõ ràng hình ảnh của hãng. - Việc thay đổi hình ảnh
này cụ thể hóa qua: + Chỉ định giám đốc điều hành mới, là một người rất giàu kinh nghiệm về dịch vụ khách hàng. Giám đốc điều hành
này đã thực hiện chiến lược tập trung vào dịch vụ khách hàng , tạo cho hãng một môi trường mà mọi người cảm thấy thực sự có tiếng
nói, ý kiến của mọi người đều được lắng nghe và họ cảm thấy rằng họ chính là một phần đóng góp vào sự thành công của công ty. +
Hãng đưa ra chương trình “con người là trọng tâm” với gần 40.000 nhân viên của BA tham gia. Chương trình đã yêu cầu các nhân viên
tự xem xét lại quan hệ và hành vi ứng xử của họ đối với mọi người, bao gồm cả những người trong gia đình, bạn bè và khách hàng. +
Sau chiến dịch “con người là trọng tâm” BA đưa ra chiến dịch “quản trị con người” 5 ngày dành cho 25 nhà quản trị. Chương trình nhấn
mạnh tầm quan trọng của niềm tin, khả năng lãnh đạo, tầm nhìn và thông tin phản hồi Bên cạnh đó hãng còn đưa ra nhiều chương
trình khác đều nhằm mục đích tạo một văn hóa mới cho BA tập trung vào dịch vụ khách hàng 3) Hãng đạt được sự thành công lớn như
vậy vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 là bởi: Đã đưa ra được những kế hoạch cụ thể với khẩu hiệu và triết lý kinh doanh phù

hợp trong từng giai đoạn của chiến dịch phục hồi và phát triển , vực dậy khỏi bờ vực phá sản và đưa hãng hàng không BA trở thàng hãng
hàng không hàng đầu thế giới.
46. + Tháng 12/1981, King đưa đưa ra kế hoạch “ tồn tại” , biện pháp cấp bách và cứng rắn, nhằm ngăn chặn tình trạnh thua lỗ và giữ
cho BA tránh khỏi nguy cơ phá sản . Các bước cần cho kế hoạch này là giảm lượng nhân viên 20% từ 52000 xuống còn 43000 chỉ trong
vòng 9 tháng , đóng cửa 16 tuyến bay và 8 sân bay . Kế hoạch này cắt giảm lớn những chi phí văn phòng , chi phí quản trị và chi phí
sinh hoạt của nhân viên . Kế hoạch này được tiếp tục trong năm 1982 khiến số nhân viên chỉ còn khoảng 35 000 + 1984 BA đưa ra chiến
dịch quảng cáo với tên gọi “hãng hàng không yêu thích của thế giới”. + Chỉ định giám đốc điều hành mới, là một người rất giàu kinh
nghiệm về dịch vụ khách hàng. Giám đốc điều hành này đã thực hiện chiến lược tập trung vào dịch vụ khách hàng . + Hãng đưa ra
chương trình “con người là trọng tâm” với gần 40.000 nhân viên của BA tham gia. + Sau đó tiếp tục đưa ra chiến dịch “quản trị con
người” 5 ngày dành cho 25 nhà quản trị. Chương trình nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin, khả năng lãnh đạo, tầm nhìn và thông tin
phản hồi Kết quả là :. năng suất đã tăng hơn 67% trong những năm 1980. BA đã đạt được 4 giải thưởng Hàng không trong những năm
1980 được đề cử bởi độc giả của tạp chí First Excutive Travel. Trong những năm 1990 tạp chí hàng không đứng đầu của Mĩ đã trao giải
thưởng người chiến thắng trong dịch vụ khách hàng cho BA.
47. Trong suốt thập niên 90, BA trở thành hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất trên thế giới ). Năm 1993, BA thành lập British Asia
Ariways, một hãng hàng không con có trụ sở ở Đài Loan, chuyên khai thác các chuyến bay giữa London và Đài Bắc . BA cũng mua lại
25% cổ phần của hãng hàng không Australia Qantas.
48. CHƯƠNG 3 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
49. Câu 1 : Hãy phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? Trả lời: Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”
thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức
kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh
nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu
cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh.
Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm
chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã
hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng
xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
50. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh
trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.
Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Các vụ tranh cãi về

các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Các ví dụ: Tổng công
ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán
và đạo đức”. Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả
lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tư cách
là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và
đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn
trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh
doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn,
trách nhiệm xã hội.
51. Câu 2: Hãy cho biết mối quan tâm ưu tiên nhất của các đối tượng hữu quan của một doanh ngiệp? Hãy dự đoán khả năng mâu thuẫn
quyền lợi giữa các bên hữu quan? Trả lời: Đối tợng hữu quan gồm cả những ngời bên trong và bên ngoài công ty: Cổ đông, công nhân
viên chức, ban giám đốc,uỷ viên hội đồng quản trị, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chức năng, đối thủ cạnh tranh… Mỗi đối tợng
đều có mối quan tâm riêng: + Chủ sở hữu : Là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần hay toàn bộ nguồn lực vật
chất, tài chính cần thiết cho doanh nghiệp. Họ có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình điều hành công ty. Mối quan tâm ưu
tiên nhất của họ là quản lý có hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Giữ gìn bảo vệ và tăng cường tài sản của các chủ sở hữu,
nhà đầu tư. + Người lao động: Là người làm thuê cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư. Mối quan tâm ưu tiên nhất của họ là công ăn việc làm,
tiền thưởng, môI trường lao động. +Khách hàng: Là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu thể hiện nhu cầu, sử dụng dịch vụ,
đánh giá chất lượng, táI tạo và phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Mối quan tâm ưu tiên nhất của họ là những sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng tốt nhất phù hợp với yêu cầu khách hàng.
52. + Đối thủ cạnh tranh: Là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một thị trường và trong cùng một lĩnh vực. Mối quan tâm ưu tiên
nhất của họ là : Lợi nhuận cao, thị phần lớn, duy trì và nâng cao uy tín kinh doanh, làm đẹp hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như
trong mắt đối tác kinh doanh *)Vì các đối tợng hữu quan có các mối quan tâm ưu tiên khác nhau nên họ cũng có những mâu thuẫn
quyền lợi với nhau: + Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lý đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ. Các giám đốc phảI
cân bằng giữa nhiệm vụ của họ với cả chủ sở hữu và các cổ đông để đạt đợc mục tiêu của tổ chức và nhiệm vụ đối với nhân viên. Đồng
thời họ tuân thủ ước vọng của xã hội về điều kiện làm việc an toàn và những sản phẩm an toàn, bảo vệ môI trờng… +Ngời lao động có
trách nhiệm trung thành với công ty, vì lợi ích của công ty và có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến công ty, nhng mặt
khác họ họ cũng phảI hành động vì lợi ích cuả xã hội. Do những mâu thuẫn này đôI khi dẫn đến việc ngời lao động muốn cáo giác, ngăn
chặn những hành vi xấu nhng giữa một bên là sự trung thành với công ty với một bên là việc bảo vệ lợi ích cho xã hội. Nên đòi hỏi ngời
lao động phảI cân nhắc thận trọng kỹ lưỡng trớc khi quyết định. Vì việc cáo giác có thể làm tổn hại đến uy tín và quyền lực quản lý của
ban lãnh đạo và của công ty. Người lao động bị ràng buộc bởi nghĩa vụ cấp dới để thực hiện các hành vi vô đạo đức hay phi pháp. Đó là

những mâu thuẫn giữa cấp dưới và cấp trên.
53. +Mâu thuẫn giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp . Mặc dù người sản xuất có kiến thức chuyên môn và có khả năng đưa ra những
sản phẩm an toàn nhưng họ lại không làm và tạo ra những sản phẩm gây rủi ro cho ngời tiêu dùng vì mục tiêu lợi nhuận.Khách hàng
phảI chịu những quảng cáo phi đạo đức, những thủ đoạn lừa gạt làm họ mất khả năng kiểm soát hành vi của mình và bị cuốn vào những
thị hiếu tầm thờng, những xói mòn văn hoá. + Vì mục tiêu lợi nhuận và thị phần dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các
đối thủ cạnh tranh. Khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính trên thị trờng bị ngăn cản.Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các thông tin
không chính xác gây bất lợi cho đối thủ của họ. Hoặc việc ăn cắp bí mật thương mại của công ty đối thủ hoặc sử dụng những biện pháp
thiếu văn hoá để hạ uy tín của đối thủ. Do mục đích lợi nhuận và thị phần nên dẫn đến các mâu thuẫn này
54. Câu 3: Hãy thảo luận vai trò của đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp? Trả lời: Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống
lâu đời trong xã hội loài người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan tới những cam
kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội . Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật
lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định. Đạo đức
kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ
nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Tuy
nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm,
đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Mặc dù thường được
nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. cuộc điều tra được tiến
hành ở Hà Nội. Khi được hỏi về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là tuân
thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức
kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên!
55. Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp . Do vậy, hiểu biết
về văn hóa kinh doanh là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp. Thứ nhất : Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của
doanh nhân. Các doanh nhân phải luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực
đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận. Khi ở vị trí điều hành doanh nghiệp, sự điều chỉnh này càng có ý nghĩa quan trọng. Sự tồn vong
của DN không chỉ do chất lượng của bản thân sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của DN. Phong
cách lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp .Điều chỉnh cách lãnh đạo, quản lý phù hợp hơn
với doanh nghiệp, với các nguyên tắc đạo đức góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai : Góp phần nâng cao hình
ảnh doanh nghiệp. Một doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng
của khách hàng và các nhà đầu tư. Và phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao
gồm hiệu quả trong hoạt động ngày càng tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, và có sự ủng hộ

tích cực của cộng đồng. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao hơn, tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài đối với mọi người. Điều này
không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và cũng không phải có tiền là tạo dựng được.
56. Thứ ba : Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên, nhân
viên càng tận tâm với doanh nghiệp. Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh minh
bạch, trong sáng. Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của công ty. Khi làm việc trong một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng,
hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung
thành với doanh nghiệp hơn. Cam kết của nhân viên với chất lượng của công ty có tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh của công ty
nên một môi trường làm việc có đạo đức có tác động tích cực các điểm mấu chốt về tài chính. Bởi chất lượng những dịch vụ khách hàng
tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nên những cải thiện trong các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng sẽ có tác động trực tiếp lên
hình ảnh của công ty, cũng như khả năng thu hút các khách hàng mới của công ty. Do vậy, Một môi trường làm việc trung thực, công
bằng sẽgây dựng được nguồn lực quý giá cho doanh nghiệp Thứ tư : Đạo đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và
khách hàng.Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là cách tăng tài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối
với khách hàng và đối tác làm ăn. Đối với những doanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội, thì sự tin
tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng,
hiểu biết lẫn nhau. Một khách hàng vừa lòng, sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệp những khách hàng khác. Ngược
lại, một khách hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và cũng kéo đi những khách hàng khác
57. Vây, một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõi đặt các lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đặt lợi
ích khách hàng lên trên hết không có nghĩa là phớt lờ lợi ích của nhân viên,các nhà đầu tư, và cộng đồng địa phương. Một môi trường
đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợp được những lợi ích của tất cả các cổ đông trong quyết định và hoạt động và được các nhân
viên ủng hộ. Các hoạt động hướng tới khách hàng xây dựng được vị thế cạnh tranh vững mạnh có tác động tích cực đến thành tích của
doanh nghiệp và công tác đổi mới sản phẩm. Thứ năm : Góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.Trách nhiệm công dân của
doanh nghiệp là đóng góp của DN cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh của chính mình, đầu tư xã hội, các chương trình nhân văn và
sự cam kết của DN vào chính sách công, là cách mà DN đó quản lí các mối quan hệ kinh tế, xã hội,môi trường. Nghiên cứu của hai giáo
sư John Kotter và James Heskett ở trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Đại học Harvard trong cuốn "Văn hóa công ty và chỉ
số hoạt động hữu ích" đã cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình
lên tới 682%, trong khi những công ty đối thủ "đạo đức trung bình" chỉ đạt 36%. Khi có được sự tận tâm của nhân viên, hiệu
quả công việc sẽ cao hơn. Khi có được sự tín nhiệm của các đối tác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn, lợi ích
kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều.
58. Câu 4: Hãy trình bày về cách tiếp cận của algorithm đạo đức. Những ưu điểm và hạn chế của algorithm đạo đức là gi? Trả lời: Khái
niệm: Để ra một quyết định có giá trị về mặt đạo đức trong bối cảnh kinh doanh ngày nay đòi hỏi một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng.

Algorithm đạo đức chính là công cụ đó. Algorithm là một hệ thống với các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi
thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo. Algorithm là con đường nghiên cứu tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước, là công cụ
hữu hiệu và dễ sử dụng nhằm du nhập tính chính xác của toán học vào phương pháp suy luận trong những lĩnh vực nhất định. Algorithm
đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về
mặt đạo đức. Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt
động kinh doanh. Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về
mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xẩy ra.
59. Muốn tiếp cận Algorithm đạo đức người ta cần xem xét qua 4 khía cạnh: - Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gi? - Biện
pháp: Làm thế nào để theo đuổi được mục tiêu? - Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạt mục tiêu ? Hậu quả: Doanh nghiệp có thể
lường trước những hậu quả nào? Mục tiêu Mục tiêu là những tiêu đích mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được. Nó là trả lời
cho câu hỏi: “ cần phải làm gì?” Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi + Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu không? + Các mục
tiêu có hài hòa với nhau không? + Đối tượng nào được quan tâm hàng đầu? Mục tiêu vừa mang tính định tính vừa mang tính định lượng
và được phân cấp theo nhiều cấp độ khác nhau: Mục tiêu tổng quát ( động lực thúc đẩy ): Mong muốn cuối cùng để đạt được Mục tiêu
tác nghiệp ( mục đích): Mong muốn cuối cùng để đạt được trong một hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu: tài chính,
công nghệ, năng suất…Vô số các mục tiêu như thế có hài hòa với nhau, các đối tượng được quan tâm là ai? Đó chính là những câu hỏi
cần được giải đáp. 2. Biện pháp Biện pháp chỉ ra các công cụ, cách thức được sử dụng để hỗ trợ thực hiện một mục tiêu nào đó. Nó trả
lời cho câu hỏi :” làm thế nào?” Gồm 2 nội dung: phương pháp hành động và sử dụng các công cụ hành động.
60. 3. Động cơ: Động cơ là sức mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt được những mục tiêu nhất định.
Động cơ trả lời cho câu hỏi :” Tại sao? Vì lý do gì?” Động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi, thúc đẩy thể hiện qua thỏa mãn các
nhu cầu. Khi xác định động cơ cần xác định những câu hỏi sau: Doanh nghiệp che đậy hay tỏ lộ động cơ của mình Động cơ của doanh
nghiệp mang tính vị kỷ hay vị tha Định hướng giá trị của doanh nghiệp là gì? 4. Hậu quả: Việc xây dựng mục tiêu kinh doanh và lựa
chọn biện pháp thích hợp dưới sự chi phối của các động cơ cuối cùng sẽ gây ra 1 hay nhiều hậu quả . Tiên đoán hậu quả là bước cuối
cùng và quan trọng nhất của Algorithm đạo đức . Các hậu quả thường không lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến
hành Vì thế những người ra quyết định đạo đức cần phải tiên đoán các hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra cũng như tìm hiểu và giải
quyết các hậu quả khi chúng bất ngờ xảy đến.
61. Ưu điểm: - Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các biện pháp đạo đức tối ưu trong hoạt
động kinh doanh. Nó là công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra khó khăn về mặt đạo đức,
giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra. Algorithm đạo đức để phân tích và giải thích các hành vi
trong mọi quan hệ của doanh nghiệp. Như các hành vi: cáo giác, hành vi bảo vệ bí mật thương mại, hành vi quảng cáo… Nhược điểm:
Mỗi một yếu tố trong Algorithm đạo đức đều tồn tại những khó khăn nhất định, và một trong những yếu tố đó thay đổi sẽ khiến cho tất

cả các yếu tố khác thay đổi theo. + Với yếu tố mục tiêu : DN sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng của sự lựa chọn đó. Vì các hậu
quả thường không lường trước được khi các giải pháp đạo đức được tiến hành + Với yếu tố biện pháp: DN phải lựa chọn: hoặc DN có
sẵn sàng hy sinh doanh lợi để đạt mục tiêu đạo đức hay không? Có biện pháp lựa chọn ít rủi ro về mặt đạo đức hay không. Động cơ
thường khó nhận diện chính xác, động cơ chi phối cả mực tiêu lẫn biện pháp chọn lựa để hành động và quy định cách thức mà người
khác sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra.
62. Câu 5: Hãy trình bày các bước xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức ? Trả lời: Trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số khái
niệm. 1. Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. 2. Chương trình tuân thủ đạo đức Chương trình tuân thủ đạo đức được xây dựng
nhằm giúp các công ty giải quyết một số vấn đề rắc rối hoặc những tranh chấp đạo đức trong một số trường hợp mà những người làm
việc cho công ty này không biết cách nào để đưa ra những quyết định đúng đắn. Một chương trình đạo đức sẽ giúp các công ty giảm
những khả năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những hành động sai trái. Mỗi công ty cần phải xây dựng
cho mình một chương trình đạo đức cụ thể, nó phải giả quyết một cách có hiệu quả những nguy cơ liên quan đến công ty đó và phải trở
thành một bộ phận của văn hóa tổ chức. Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả sẽ đảm bảo cho tất cả các nhân viên của công ty
hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách và quy định về nhân cách. Điều này sẽ góp phần tạo ra
môi trường đạo đức của doanh nghiệp. Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cao cấp.
Chương trình tuân thủ đạo đức có thể được phát triển mạnh mẽ nếu một giám đốc cấp cao hoặc một ủy ban có trách nhiệm đối với nhiệm
vụ thi hành và giám sát của mình.
63. Các bước xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức. 1. Xây dựng và truyền đạt, phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức Mỗi
công ty cần phải xây dựng cho mình một bản quy định về đạo đức cụ thể, đủ để ngăn chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm. Các
quy định về đạo đức là hệ thống chính thức những hành vi đạo đức mà một tổ chức mong đợi. Hệ thống này cho nhân viên biết những
hành vi nào được chấp nhận hoặc sai trái. Các quy định này phải phản ánh được những mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ
chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo ra một môi trường có đạo đức. Nhóm phát triển bản quy định về đạo đức cần
bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và các quản lý, những người sẽ thực hiện bản quy định đó. Thực hiện một bản quy
định về đạo đức nghề nghiệp theo 6 bước sau: - Phổ biến một cách toàn diện bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các
doanh nghiệp con và các doanh nghiệp liên kết. - Giúp đỡ các nhân viên hiểu được cách áp dụng và mục tiêu của bản quy định đó. - Cụ
thể hóa vai trò của ban giám đốc trong việc thực hiện bản quy định về đạo đức. - Thông báo với các nhân viên về trách nhiệm phải hiểu
bản quy định và cung cấp cho họ mục tiêu chung của bản quy định. - Thiết lập quy trình đưa ý kiến phản hồi. Đưa ra một lời kết luận
hoặc một điều khoản kết luận.
64. Các công ty có thể phổ biến các quy tắc đạo đức trong tổ chức của họ thông qua các chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo
thành công phải đạt được các mục tiêu sau: - Giúp các nhân viên nhận định các khía cạnh đạo đức của một quyết định kinh doanh. -

Trang bị cho nhân viên một phương tiện để giải quyết các vấn đề đạo đức. - Giúp các nhân viên hiểu được những sự mơ hồ vốn có trong
các tình huống đạo đức. - Làm cho các nhân viên ý thức được rằng hành động của họ góp phần tao nên đặc điểm đạo đức của công ty cả
trong và ngoài. - Cung cấp cho nhân viên những phương hướng để tìm kiếm các giám đốc hoặc những người có thể giúp đỡ giải quyết
các vấn đè đạo đức. - Xóa bỏ những niềm tin cho rằng hành vi vô đạo đức có thể được biện minh bằng cách nhấn mạnh: - Kéo dài các
giới hạn đạo đức sẽ dẫn tới các hành vi vô đạo đức Bất kể có bị phát hiện ra hay không, một hành động vô đạo đức vẫn cứ chỉ là vô đạo
đức thôi - Một hành động vô đạo đức không bao giờ mang lại những lợi ích tốt đẹp nhất cho công ty cả. - Công ty phải chịu trách nhiệm
với những hành động sai trái của các thành viên của mình.
65. 2. Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức Việc tuân thủ bao gồm việc so
sánh việc làm của nhân viên với các tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức. Sự tuân thủ đạo đức có thể được đo lường thông qua việc giám sát
nhân viên và một phương cách tiên phong để giải quyết các vấn đề về đạo đức. Để xác định xem một người có thực hiện công việc của
mình một cách đầy đủ và có đạo đức hay không nên tập trung quan sát các nhân viên đó giải quyết các tình huống đạo đức hoặc sử dụng
bảng thăm dò nhận thức về đạo đức của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và bản thân họ. Ngoài ra công ty cần phải có các
chương trình thưởng cho những nhân viên tuân thủ đúng chính sách và tiêu chuẩn của công ty và có biện pháp xử lý những ai không
tuân thủ đúng. Một công ty muốn duy trì hành vi đạo đức thì các chính sách, luật lệ và các tiêu chuẩn của công ty đó phải hoạt động
trong hệ thống tuân thủ. Nếu quá trình không phải để tạo ra và duy trì một nền văn hóa đạo đức thì công ty phải xác định tại sao như vậy
và có những hành động sửa sai ngay hoặc tăng cường những tiêu chuẩn hiện thời một cách nghiêm túc hoặc đề ra tiêu chuẩn cao hơn.
Việc giảm thiểu và những nỗ lực nhằm xóa bỏ hành vi vô đạo đức là vô cùng quan trọng đối với những mối quan hệ của công ty với
nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Nếu không có những hành động sửa sai cho những hành vi mà theo xã hội hoặc tổ chức là sai trái
thì những hành vi như thế sẽ tiếp diễn. Sự quản lý nhất quán và những mức kỷ luật cần thiết là vô cùng quan trọng đối với một chương
trình tuân thủ đạo đức. Các điều phối viên đạo đức phải có trách nhiệm với hệ thống kỷ luật của công ty, thực hiện tất cả các hình thức
kỷ luật mà công ty đã đề ra với những hành động vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của công ty.
66. Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức là sự đánh giá có hệ thống của một chương trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức để
xác định hiệu quả của nó. 3. Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức Việc cải thiện hệ thống khuyến khích các nhân viên đưa ra
những quyết định có đạo đức hơn cũng giống như việc thực hiện những loại chiến lược kinh doanh khác. Thực hiện là việc biến các
chiến lược đó thành hành động cụ thể. Thực hiện trong việc tuân thủ đạo đức có nghĩa là thiết kế những hoạt động sao cho có thể đạt
được mục tiêu của tổ chức, sử dụng sẵn có trong sự thúc ép hiện hành. Việc thực hiện biến kế hoạch hành động thành những thuật ngữ
vận hành và thiết lập những phương tiện để quản lý, điều khiển và cải thiện việc thực thi đạo đức của tổ chức. Khả năng lập kế hoạch và
thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức của một doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào những nguồn lực và hoạt động cấu tạo nên tổ chức để
có thể đạt được những mục tiêu đạo đức của công ty theo một phương thức hiệu quả và hợp lý. Nếu công ty xác định rằng, những việc
làm của mình chưa thỏa đáng lắm xét về khía cạnh đạo đức thì ban giám đốc của công ty đó có thể phải tổ chức lại cách đưa ra một số

quyết định. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh chính là phương thức để phát triển kinh doanh bền vững. Mục tiêu của kinh doanh là lợi
nhuận, doanh nghiệp có nhiều cách để đạt được mục tiêu đó. Một chương trình kinh doanh vô đạo đức có thể giúp đạt hiệu quả cao và
khiến cho chủ thể kinh doanh giàu có hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật, dư luận, xã hội…Kiểu kinh doanh này không thể
lâu bền vì đó là lối kinh doanh chụp giật, ăn xổi nên nếu phất hiện ra sẽ bị khách hàng tẩy chay, bị cả xã hội lên án…
67. Chương trình kinh doanh có đạo đức không thể giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả ngay bởi vì nó chú trọng tới việc đầu tư lâu dài.
Khi đã bước qua giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn đầu tư lâu dài như nhân lực, công nghệ phát huy tác dụng và chủ
thể kinh doanh sẽ có bước phát triển lâu dài, bền vững. Câu 6: Các vấn đề đạo đức kinh doanh chính trên toàn cầu là gì? Trả lời: Các
mâu thuẫn về đạo đức kinh doanh thường nảy sinh trong các mối quan hệ của tổ chức với khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng và
những cá nhân khác và cũng là do kết quả của những hành vi như biếu quà, tiền và sự phân biệt giá cả. Vấn đề đạo đức là một tình
huống, một vấn đề hay một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải lựa chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai,
có đạo đức hay vô đạo đức. Các vấn đề về đạo đức nảy sinh là do những mâu thuẫn giữa những triết lý đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức
của cá nhân với các tiêu chuẩn đạo đức và thái độ của tổ chức mà họ đang làm việc ở đó và xã hội họ đang sống. Các vấn đề đạo đức có
thể chia ra làm 4 loại. Đó là: - Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích: Một mâu thuẫn về lợi ích xuất hiện khi một cá nhân phải lựa chọn
giữa lợi ích của mình hay của tổ chức hoặc của nhóm khác .
68. - Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực: Tính trung thực chỉ sự thật thà, liêm chính, và đáng tin, sự công bằng là phẩm chất
bao gồm: công bằng, vô tư và không thiên vị. Các vấn đề liên quan đến sự công bằng và tính trung thực nảy sinh trong kinh doanh vì
nhiều cá nhân trong tổ chức tin rằng kinh doanh là một trò chơi do chính luật lệ của nó điều khiển chứ không phải là những luật lệ của xã
hội. - Các vấn đề về giao tiếp: Giao tiếp chỉ sự trao đổi thông tin và chia sẻ ý nghĩ. Giao tiếp sai và không trung thực sẽ có thể pha hoại
lòng tin của khách hàng vào tổ chức. Các mối quan hệ trong tổ chức bao gồm hành vi của các cá nhân trong tổ chức đối với những người
khác như khách hàng, nhà cung ứng, đồng nghiệp, cấp trên và bạn bè. - Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức: Các vấn đề về đạo
đức có thể nảy sinh nếu xét đến vai trò của những người tham gia chính và những chức năng của các doanh nghiệp. - Các vấn đề liên
quan đến sở hữu: bao gồm các mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lý đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ, và sự tách
biệt giữa sự sở hữu và điều khiển doanh nghiệp.
69. - Các vấn đề về đạo đức tài chính: Bao gồm những câu hỏi về các vụ đầu tư mang tính trách nhiệm xã hội và tính chính xác của các
tài liệu tài chính được báo cáo. Các nhân viên phải đối mặt với các vấn đề về đạo đức khi họ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ mà họ
biết là vô đạo đức. Các giám đốc có ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề về đạo đức nảy sinh trong tổ chức bởi họ là những người hướng
dẫn và chỉ đạo các nhân viên. - Các vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng và tiếp thị : bao gồm việc đưa ra sự lựa chọn về những sản
phẩm an toàn, đáng tin cậy, chất lượng cao với giá cả hợp lý mà không gây tổn hại gì đến khách hàng và môi trường.
70. Tình huống thảo luận chương 3 1. Các vấn đề đạo đức trong tình huống là: + Mâu thuẫn về lợi ích : - Công ty sử dụng lao động, sử
dụng chất xám người lao động nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra của họ. Thể hiện: Anh Jack đã làm việc cho công ty

17 năm từ khi tốt nghiệp đại học nhưng công ty lại không đối đãi với anh xứng đáng: “tôi đã làm việc từ 60 đến 70 giờ một tuần trong
vòng 10 năm và tất cả những gì ban giám đốc nói là: không phải lúc này”, “Họ bảo có thể là còn vài năm nữa. Tôi đã làm tất cả những gì
họ yêu cầu. Tôi đã hi sinh rất nhiều rồi và bây giờ họ lại bảo vài năm nữa” Anh Jack đã làm việc cho công ty trong thời gian rất dài, bỏ
rất nhiều công sức cho công việc, đã phải hi sinh nhiều cho công việc, người có 17 năm kinh nghiệm làm việc trong công ty và là người
có năng lực khá nhưng anh lại không nhận được những gì mình mong muốn như được thăng chức… Không đảm bảo điều kiện làm việc
cho người lao động: chăm sóc y tế và bảo hiểm Thể hiện: Anh Jack nói: “ Bảo hiểm y tế của công ty không trả hết cho những lần khám
bênh của tôi ”
71. Các công ty phải đảm bảo điều kiện môi trường làm việc cho các nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích
đáng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, chăm sóc y tế và bảo hiểm để người lao động tránh được các tai nạn rủi ro, bệnh nghề nghiệp,
đảm bảo sức khỏe cả về thể chất và tinh thần có thể làm việc lâu dài. Nhưng ở đây công ty đã không đảm bảo về việc chăm sóc y tế và
bảo hiểm cho anh Jack +Tính trung thực (Chỉ sự thật thà liêm chính và đáng tin) Người lao động có nghĩa vụ trung thành với công ty, vì
lợi ích của công ty và có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến công ty. Jack đã sao chép phần mềm mà công ty dùng để
kiểm toán và tư vấn. Carla biết việc Jack làm nhưng cũng không báo với ban Giám Đốc hoặc quản lý của công ty
72. Trả lời: 1.Các vấn đề đạo đức trong tình huống: -Vấn đề do mâu thuẫn lợi ích liên quan đến nhân viên:Jack đã làm việc rất vất vả 60-
70h một tuần trong suốt 10 năm mà ban giám đốc công ty lại không hề quan tâm ưu ái để khích lệ anh thay vào đó là những lời vô trách
nhiệm,thiếu quan tâm,hời hợt -Vấn đề về tính trung thực của nhân viên: Jack đã sao chép phần mềm mà công ty dùng để kiểm toán và tư
vấn.Carla biết việc làm sai trái của Jack nhưng lại không tố cáo lên cấp trên và cô cũng đã lợi dụng văn phòng công ty để làm những
việc riêng. 2.Nếu là Carla -Sự lựa chọn thứ 1: +Mục tiêu:giữ được mối quan hệ tốt đẹp với Jack +Biện pháp:giấu kín việc làm sai trái
của Jack +Động cơ:cô không có chứng cớ,lại là người mới vào công ty nên cô không thể ra mặt chống lại Jack-1 ng có 17 năm kinh
nghiệm trong công ty,cô cũng đã có những việc làm sai trái và cô không muốn mất đi công việc ở công ty này +Hậu quả:việc làm của
Jack sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn của công ty A&A sau này,nếu Jack bị phát hiện thì cô sẽ không thoát được tội bao che và chịu
những hình thức xử lí của công ty
73. - Sự lựa chọn thứ 2: Nói thật cho ban Giám Đốc về việc Jack đã sao chép phần mềm mà công ty dùng để kiểm toán và tư vấn. +Mục
tiêu: để được cấp trên tuyên dương,tin tưởng,để có vị trí hơn trong công ty +Biện pháp:tố cáo với ban giám đốc về việc làm sai trái của
Jack +Động cơ:cô mới vào làm nên cô cần lấy được lòng tin chỗ đứng vững vàng trong công ty,và vì Jack đã phát hiện ra những việc
làm của cô +Hậu quả:jack bị đuổi việc và cô dược tuyên dương, được công ty tin tưởng và có 1 chỗ đứng trong công ty hoặc Jack bị
đuổi việc và những việc làm của cô cũng bị phanh phui nhưng sẽ được giảm nhẹ đi rất nhiều và cô vẫn được tin tưởng hoặc Jack không
bị đuổi việc do cô chưa đưa ra được bằng chứng,mối quan hệ của cô với Jack trở nên tồi tệ,cô bị mất lòng tin nơi mọi người và có thể
hành vi của cô sẽ bị Jack tố cáo vì Jack có quá dày dặn kinh nghiệm .
74. 3.Nếu là Jack: - Sự lựa chọn thứ 1: +Mục tiêu: ở lại công ty làm việc +Biện pháp:dừng ngay lại việc làm sai trái của mình trước khi

bị cấp phát hiện +Động cơ:Jack đã gắn bó với công ty khá lâu, được cấp trên tin tưởng,mọi người trong công ty nể trọng,công ty A&A là
công ty lớn nhất trong vùng với mức lương khá cao +Hậu quả:ccông việc ổn định, được mọi người quý mến kính trọng,cấp trên tin
tưởng.nhưng kinh tế sẽ bị gặp khó khăn - Sự lựa chọn thứ 2: +Mục tiêu:thành lập công ty riêng +Biện pháp:tiếp tục “ăn cắp” phần mềm
của công ty +Động lực:kinh tế của Jack đang gặp khó khăn +Hậu quả:nếu bị phát hiện Jack sẽ bị đuổi việc và chịu những hình thức xử lí
của công ty,chưa đủ điều kiện cũng như kinh nghiệm tài liệu để thành lập công ty,jack có thể sẽ mất tất cả:nghề nghiệp,danh tiếng,sự tin
tưởng của mọi người và cuộc sống có thể sẽ càng khó khăn hơn trứơc hoặc Jack trót lọt và thành lập được công ty với chút kinh nghiêm
trong nghề và những tài liệu lấy được của công ty A&A,công ty của Jack sẽ làm ăn phát đạt Jack có kinh tế vững vàng để lo cho gia đình
và chính bản thân hoặc với việc làm không có đạo đức ấy khiến ,Jack mất đi danh tiếng,niềm tin tưỏng, công việc làm ăn của công ty sẽ
không tốt và công ty A&A không muốn làm đối tác với công ty của Jack mà A&A là công ty lớn nhất trong vùng,là đối tác quan trọng
đối với công ty của Jack
Để có 1 sự lụa chọn đúng đắn chúng ta phải có 1 mục tiêu rõ ràng phù hợp với khả năng quyền hạn của mình, với những biện pháp thực
hiện tối ưu 1 động cơ mạnh mẽ và hậu quả của sự lựa chọn ấy có thể lường trước được để ta có thể dễ dàng xử lí75. 4.Trước khi đưa ra
quyết định ta cần phải xác định mục tiêu mà mình cần đạt được,dựa vào khả năng cũng như quyền hạn của mình để xác định mục
tiêu.Trên cơ sở mục tiêu đó lựa chọn những biện pháp hành động ,công cụ hỗ trợ.Việc lựa chọn biện pháp thực hiện không hề đơn giản
vì không những nó bị ràg buộc bởi mục tiêu mà còn bị ràng buộc lân nhau.Kế đến là phải có động cơ cho mục tiêu ấy. Động cơ là sức
mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con nguời tới việc đạt được những mục tiêu xác định.Việc xây dựng mục tiêu và chọn lựa
phương pháp thích hợp dưới sự chi phối của động cơ cuối cùng sẽ gây ra 1 hoặc nhiều hậu quả nên trước khi đưa ra quyết định chúng ta
phải tiên đoán những hậu quả có thể có của 1 sự lựa chọn,từ việc tiên đoán ấy chúng ta sẽ tìm hiểu giải quyết hậu quả,dành thế chủ động
khi các hậu quả bất ngờ xảy ra

×