Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

de thi giua ki 2 tieng viet lop 4 thong tu 27 co dap an dtvj2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.55 KB, 51 trang )

VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Trường Tiểu học…………………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Họ và tên:……………….Lớp……….

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Đề số 1

Mơn: Tiếng Việt 4

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung
của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về lồi người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:


SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người
phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, khơng chịu đứng n trong hàng.
Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ
của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực
mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói:
“Tơi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tơi mà cơ lại gặp khó khăn như vậy. Cơ
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh tốn tiền gas, thì cơng ti điện và gas sẽ
cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của
mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời
khỏi bưu điện với niềm vui trong lịng. Thanh khơng cịn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến
việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là
cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hơm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá
trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh
nhận ra đơi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi
hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Ngọc Khánh


1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con
người phụ nữ đứng sau? (0.5 điểm) A. Vì thấy mình chưa vội lắm.
B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ. C.
Vì thấy hồn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? (0.5
điểm)
A. Vì thấy mẹ con họ khơng cảm ơn mình.
B. Vì thấy mãi khơng đến lượt mình.
C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong
lịng”?
(0.5 điểm)
A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đơng giá
rét.
B. Vì đã mua được tem thư.
C. Vì đã khơng phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. C.
Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
5. Từ nào viết sai chính tả? (0.5 điểm)

A. con nai
B. hẻo lánh
C. lo toan
D. lo ấm
6. Từ nào viết sai? (0.5 điểm)
A. Bắc Kinh
B. An-đrây-ca
C. Ga-vrốt
D. Cơ-péc-Ních
7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau: (1 điểm) Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.
Ý nghĩa của trạng ngữ trên là: ……..

8. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu? (1 điểm) Đã
sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

9. Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con
người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Con sẻ
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và
khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức
mạnh vơ hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com


Facebook: Học Cùng VietJack

Con chó của tơi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh.
Tơi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lịng tơi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tơi kính cẩn nghiêng mình trước con
chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình u của nó.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một lồi hoa em thích
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
2. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
3. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
4. (0.5 điểm) A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
5. (0.5 điểm) D. lo ấm
6. (0.5 điểm) D. Cơ-péc-Ních
7. (1 điểm)
- Trạng ngữ: Khi mùa hè đến
- Đây là trạng ngữ chỉ thời gian
8. (1 điểm)
Đã sang tháng ba, đồng cỏ // vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
TrN
CN
VN

9. (1 điểm)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Thanh đã có một hành động rất tốt thể hiện tấm lòng thương người, biết chia sẻ giúp đỡ
người khác, một việc làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Em
khâm phục Thanh và sẽ cố gắng làm được nhiều việc tốt cho mọi người.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (khơng mắc q 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về lồi hoa mà em u thích
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát (0.75 điểm)
- Tả chi tiết từng bộ phận của cây hoa (1.25 điểm)
- Công dụng của cây và những việc hằng ngày em thường làm để chăm sóc cây (0.75 điểm)
C. Kết bài (0.75 điểm) Tình

cảm của em đối với cây *
Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo:
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn
là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng khơng gian. Đây là lồi hoa mà em yêu quý
nhất.
Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy.
Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được
chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất
nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất
của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.
Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được
bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu
đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên
trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi khơng thôi.
Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa
hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh
mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh
hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ
của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những
cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích
hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Trường Tiểu học…………………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Họ và tên:……………….Lớp……….

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Đề số 2

Mơn: Tiếng Việt 4

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung
của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về lồi người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã bng xuống. Trong khơng gian n ắng chỉ cịn nghe thấy tiếng tí tách
của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc
Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước
được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ khơng đồng tình, ngúng
nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước
canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng khơng chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước khơng có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước
tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước
tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ơ! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0.5 điểm) A.
Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
2. Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
(0.5 điểm)
A. Nước có hình chiếc cốc.
B. Nước có hình cái bát.
C. Nước có hình như vật chứa nó. D. Nước có hình cái chai.
3. Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được

điều gì về hình dáng của nước? (0.5 điểm) A. Nước khơng có hình dáng cố định.
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng
nó. C. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí D.
Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
4. Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? (0.5 điểm) A.
Các bạn khơng giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn khơng nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn khơng có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. D. Cả ba ý
trên.
5. Câu “Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào? (0.5 điểm) A.
Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Khơng thuộc các mẫu câu trên
6. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0.5 điểm)
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
7. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.”

(1 điểm)
8. Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu
khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. (1 điểm)
9. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? Để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một người
bạn trong lớp mà em u mến. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Hoa học trò
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của
bơng phượng. Hoa phượng là hoa học trị. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi,
ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xịe ra cho gió đưa đẩy.
Lịng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất
màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa
phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trị ngạc nhiên trơng lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ
vậy?
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả chiếc cặp sách của em
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com


Facebook: Học Cùng VietJack

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) B. Hình dáng của nước.
2. (0.5 điểm) C. Nước có hình như vật chứa nó.
3. (0.5 điểm) A. Nước khơng có hình dáng cố định.
4. (0.5 điểm) D. Cả ba ý trên.
5. (0.5 điểm) D. Cả ba ý trên.
6. (0.5 điểm) B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
7. (1 điểm)
Cơ chủ nhỏ // lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.
CN
VN
8. (1 điểm)
- Các cháu thôi cãi nhau đi!
- Đề nghị các cháu không cãi nhau nữa!
9. (1 điểm)
Gợi ý:
Bạn Ngọc dịu dàng.
Bạn Thắng vui tính và tốt bụng.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (khơng mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về chiếc cặp sách của em
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát chiếc cặp sách (0.75 điểm)
- Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc cặp sách (1.25 điểm)
- Tả công dụng và sự gìn giữ của em với chiếc cặp (0.5 điểm)
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với chiếc cặp sách
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách.
Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em
cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em
nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em.
Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách
vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bị, chất liệu bền và khơng dễ bị rách. Có
hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường.
Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vơ cùng u

thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì
vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo
con đáng u đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần
ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền
nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt.Từng mũi
may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng nhống
khơng sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước.
Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm.Những ngày phải mang nhiều sách vở
đến lớp khốc trên vai chiếc cặp em khơng hề cảm thấy đau một chút nào.
Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.Mỗi ngăn
được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn,
gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như
vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều khơng phải mất q nhiều thời gian.
Đóng nắp cặp lại em cịn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai.
Chiếc cặp sách là một vật vơ cùng hữu ích.Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng
nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp
giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com


Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Trường Tiểu học…………………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Họ và tên:……………….Lớp……….

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Đề số 3

Mơn: Tiếng Việt 4

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung
của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về lồi người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chiếc nón mẹ làm
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

An-đrây được mẹ may cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một
miếng vải màu xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón
của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra trận bóng của hồng gia.
Tại đây, An-đrây gặp cơng chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng
đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:
- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta.
An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khốc chiếc áo chồng đỏ tía.
Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua
mỉm cười:
- Ngươi sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?
An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu
phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi
cổ nhưng chiếc nón vẫn cịn ngun trên đầu.
Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ ôm An-đrây thật
chặt, rồi âu yếm hơn cậu bé:

- Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trơng con vẫn, khơng tuyệt như khi đội chiếc
mũ mẹ làm.
An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.
Sưu
tầm 1. Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho: (0.5 điểm) A. một chiếc áo mới
bằng lụa trắng.
B. một chiếc áo choàng màu đỏ tía.
C. một sợi dây chuyền bằng vàng. D. một chiếc nón tự tay mẹ
may.
2. Món quà mà mẹ tặng An-đrây có đặc điểm là: (0.5 điểm)
A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .
B. Mẹ tốn rất nhiều tiền để mua chiếc nón này ở cửa hàng thiếu nhi.
C. Cơng chúa và nhà vua khơng thích chiếc nón của An-đrây ca. D. Có đính một hạt kim
cương to trên mũ.
3. Vì sao An-đrây khơng muốn đổi chiếc nón cho cơng chúa, cho nhà vua? (0.5 điểm)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

4. Trong bài, người mẹ thấy An-đrây đẹp tuyệt lúc nào? (1 điểm)
5. Qua bài đọc trên, em có cảm nhận gì về An-đrây. Hãy viết vài dịng nói lên suy nghĩ
của em về bạn ấy. (1 điểm)
6. Vị ngữ trong câu “Chiếc mũ màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở
chính giữa.” là những từ ngữ: (1 điểm)

7. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B (1 điểm)

8. Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn mà
em yêu quý. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Khuất phục tên cướp biển
Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền
từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người
gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu
trong cổ họng.
Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

II/ Tập làm văn (6 điểm) Tả
một đồ dùng học tập của em.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) D. một chiếc nón tự tay mẹ may.
2. (0.5 điểm) A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .
3. (0.5 điểm) Gợi ý:
An-đrây khơng muốn đổi chiếc nón cho cơng chúa, cho nhà vua bởi vì An-đrây trân trọng sản
phẩm do chính mẹ mình làm ra.
Hoặc: An-đrây yêu mẹ, cậu ấy không muốn làm cho mẹ buồn.
4. (0.5 điểm)
Người mẹ thấy An-đrây đẹp nhất là khi cậu đội chiếc mũ mẹ làm.
5. (1 điểm) Gợi ý:
An-đrây là đứa con hiếu thảo. An-đrây khơng tham món q đắt tiền từ người lạ. An-đrây
yêu quý công sức của mẹ mình hơn mọi thứ khác……
6. (1 điểm)
Chiếc mũ // màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.
CN
VN
7. (1 điểm)
- Ai là gì? : Mẹ An-đrây là người khéo tay nhất nhà.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

- Ai thế nào? : An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.
- Ai là gì?


: Người mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé.

8. (1 điểm)
Lan là người bạn thân nhất của em.
Quý là giọng ca xuất sắc nhất lớp em.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (khơng mắc q 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về đồ dùng học tập em muốn tả
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát (0.75 điểm)
- Tả chi tiết từng bộ phận (1.25)
- Công dụng và cách em gìn giữ đồ dùng học tập đó (0.75 điểm)
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với đồ vật được miêu tả
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com


Facebook: Học Cùng VietJack

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà
theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước
kẻ. Đó là món q em vơ cùng trân trọng.
Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước.
Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em
như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi
cạnh là 2 xăng-ti-mét.
Thước có màu lam, đó là màu mà em vơ cùng u thích. Trên
thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dịng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên
đó dịng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất
vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt
thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện
hơn rất nhiều.
Chiếc thước ln được em giữ gìn một cách cẩn thận. Đó khơng chỉ là món q bạn
thân tặng cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay
ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.

Trường Tiểu học…………………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Họ và tên:……………….Lớp……….

NĂM HỌC: 2020 – 2021


Đề số 4

Môn: Tiếng Việt 4

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung
của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đơi chân Nết lại
càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường
về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt,
miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết,
vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa
nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi
chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật
nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết
học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hơm nay, cơ giáo thường kể cho 35 học
trị của mình về một bạn nhỏ. Đơi chân bạn ấy khơng may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn
nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất
đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự
hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp
Hai. Cịn Nết, cơ bé đang hình dung cách cơ giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm) A.
Thích chơi hơn thích học.

B. Có hồn cảnh bất hạnh.
C. u mến cơ giáo. D. Thương chị.
2. Hồn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) A.
Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
B. Gia đình Nết khó khăn khơng cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên khơng thích đến trường.
3. Vì sao cơ giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) A.
Vì cơ gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
B. Vì Na đã kể cho cơ nghe về hồn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cơ nghe và xin cho Nết đi học. D. Vì cơ đọc
được hồn cảnh của nết trên báo.
4. Cơ giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm) A.
Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)
6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)
7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể
nào? (1 điểm)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack


8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện khơng nghe cơ giảng bài, em đặt một câu
khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Thắng biển
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác
một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây
dài, lấy thân mình ngăn dịng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng
rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người
ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ
quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cơ quấn chặt vào cổ các
cậu con trai, mồ hơi như suối, hịa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu
được quãng đê sống
lại.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một cây cho bóng mát
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) B. Có hồn cảnh bất hạnh.
2. (0.5 điểm) A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
3. (0.5 điểm) B. Vì Na đã kể cho cơ nghe về hồn cảnh của chị mình.
4. (0.5 điểm) C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai 5.
(1 điểm) Gợi ý:


Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình, đặc biệt là
những người có hồn cảnh khó khăn.
6. (1 điểm)
Gợi ý:
Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền;
Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành ...
7. (1 điểm)
Câu đã cho thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?
8. (1 điểm)
Gợi ý:
- Bạn ơi, bạn hãy giữ trật tự khi ở trong giờ học nhé!
- Hãy tập trung vào bài học bạn nhé!
- Đừng nói chuyện trong giờ học bạn nhé!
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (khơng mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về cây mà em muốn tả
B. Thân bài (2.5 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

- Tả bao quát cây (0.75 điểm)
- Tả chi tiết từng bộ phận của cây (1.25 điểm)
- Kỉ niệm của em với cây hoặc công dụng của cây (0.75 điểm)
C. Kết bài (0.75 điểm) Tình
cảm của em đối với cây *
Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo:
Trong sân trường của chúng tơi có rất nhiều loại cây xịe tán rộng che bóng mát như
bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường
nhưng cây bàng vẫn ln ghi một dấu ấn vơ cùng khó phai trong lịng tơi.
Cây bàng sừng sững xịe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường.
Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một
vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo.
Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên

thân cây bàng.
Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những
con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá
bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trị như chúng tơi rất thích ngồi dưới gốc cây
học bài hoặc cùng nhau vui chơi.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vịm
lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những
chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình
dẹt và nhọn đầu, lúc cịn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây
bàng tỏa bóng mát cho chúng tơi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những
vịm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để
ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn.
Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trơng thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi
cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái
trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có
thầy cơ bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ơm ấp chúng em một thời ngây ngô.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com


Youtube: Học Cùng VietJack


×