Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Học tiếng Anh bằng 5 giác quan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.4 KB, 5 trang )




Học tiếng Anh bằng 5
giác quan

Không có nhiều thời gian ôn luyện, làm thế nào để học tiếng Anh hiệu quả?
Câu hỏi khó nhưng nếu biết cách vẫn có thể thực hiện được.

Một số giảng viên tiếng Anh đưa ra những lời khuyên bổ ích cho những ai
đang có nhu cầu này.

Theo ông Khấu Hữu Phước, giảng viên tiếng Anh tại Trung tâm đào tạo khu
vực SEAMEO - Việt Nam, người bận rộn luôn muốn học nhanh và nhớ
nhanh vì phần lớn thời gian phải dành cho công việc. Tuy nhiên, việc nhớ
nhanh khác với việc nhớ sâu, nghĩa là nhớ được một cách lâu dài. “Vấn đề
nhớ ở đây là khi học xong, tuần sau bạn còn nhớ, tháng sau bạn vẫn nhớ và
sử dụng được vốn tiếng Anh đã học một cách vững vàng, linh hoạt. Con
người có 5 giác quan thu nhận thông tin từ bên ngoài. Nếu chúng ta vận
dụng được càng nhiều giác quan thì càng nhớ được tốt”, ông Phước chia sẻ.

Mẹo để ghi nhớ

Ông Phước cho biết: “Một trong những phương pháp ghi nhớ của ông Tony
Buzan (người Anh) là liên tưởng thông tin thu nhận được tới những hình
ảnh, sự việc không cần logic, miễn sao ngộ nghĩnh, dễ nhớ theo ý tưởng
riêng của mình. Ví dụ chữ eye (mắt) có thể vẽ một khuôn mặt với 2 chữ e 2
bên giống 2 con mắt và chữ y ở giữa là cái mũi, khi viết chữ big thì viết thật
to, thật lớn, chữ tall thì viết thật cao, chữ small thì viết thật nhỏ…

Trong tiếng Anh có những từ lẫn lộn qua lại, người học cũng phải có mẹo để


ghi nhớ. Ví dụ từ desert (sa mạc) và dessert (món tráng miệng) có cách đọc
khác nhau, ý nghĩa khác nhau. Chỉ cần nhớ chữ dessert có 2 chữ s nó nặng
hơn thì đọc âm đầu nặng hơn. Còn ý nghĩa thì dessert có 2 chữ s có thể hiểu
chệch sang thành “xong xuôi” nghĩa là ăn xong xuôi rồi thì dùng món tráng
miệng. Ông Phước đưa ra một ví dụ khác: “Người học rất hay nhớ nhầm hai
chữ stalactite (nhũ đá từ trên rủ xuống) và stalagmite (măng đá mọc từ đất
lên), tôi bèn liên tưởng: chữ c trong stalactite là ceiling (cái trần nhà) có
nghĩa nhũ đá rủ từ trên xuống còn chữ g trong stalagmite là ground (mặt đất)
có nghĩa măng đá mọc từ dưới lên, thế là học viên không ai nhầm nữa”.

Chọn chương trình phù hợp

Khi học tiếng Anh, nếu bạn đề ra mục tiêu học để đạt được điều gì, chẳng
hạn để giao tiếp với đối tác dễ dàng hơn, để nâng cao khả năng soạn thảo
văn bản bằng tiếng Anh hay để được thăng chức… thì bạn sẽ có động lực để
phấn đấu và sẽ cảm thấy hứng thú, say mê và hết mình.

Thạc sĩ Trịnh Thị Hoa Mỹ - Trưởng ban Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài
của Trung tâm đào tạo khu vực SEAMEO Việt Nam, đưa ra lời khuyên: “Có
nhiều chương trình học phù hợp với người đang đi làm như tiếng Anh tổng
quát, TOEIC, tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh giao tiếp thương mại tùy vào
mục đích sử dụng của người học. Chương trình có thể tổ chức 2 - 3
buổi/tuần hoặc vào thứ bảy, chủ nhật. Thậm chí chương trình còn thiết kế
cho đối tượng là phụ huynh trong lúc chờ đợi con tan trường, chương trình
tự học có giáo viên hướng dẫn thêm ”.

Một chương trình tiếng Anh giao tiếp kéo dài trong khoảng 10-15 tuần, mỗi
tuần 2 - 3 buổi. Nếu học viên chưa biết tiếng Anh thì nên đăng ký học lớp
tiếng Anh tổng quát trước để nắm ngữ pháp và một số cấu trúc căn bản.
Ngoài ra, ngày nay nhiều công ty, cơ quan, đơn vị vẫn tổ chức các lớp tiếng

Anh cho nhân viên, tự sắp xếp thời gian biểu phù hợp với công việc và mời
giảng viên tới dạy. Đây cũng là một cách để nâng cao trình độ tiếng Anh cho
người lao động theo mục tiêu bắt buộc đồng thời tiết kiệm thời gian và chi
phí cho mỗi cá nhân.
Những lỗi hay mắc phải

Khi học giao tiếp, học viên hay mắc phải lỗi phát âm, chủ yếu là đọc sai
những âm cuối. Khi viết văn bản thì hay mắc lỗi chưa phù hợp về văn phạm
hoặc cấu trúc ngữ pháp.

Những người làm việc trong lĩnh vực thường xuyên phải trao đổi với khách
hàng qua email, thì khi viết tiếng Anh hay mắc phải cách nói vòng vo, không
đi vào vấn đề chính ngay. Người nước ngoài họ thường đi thẳng vào mấu
chốt vấn đề sau đó mới nói đến những thứ hỗ trợ cho vấn đề đó, còn ta thì
ngược lại.

Người học cần ghi nhớ những cấu trúc câu. Ví dụ khi yêu cầu, đề nghị cái gì
ta dùng Could you…, còn khi mời ai làm gì sẽ là Would you like , tùy tình
huống nào mà lắp phần sau vào. Cố gắng học những cụm từ dạng như vậy.

Học viên cũng hay sử dụng từ sai ngữ cảnh. Có những từ có nghĩa giống
nhau nhưng cách sử dụng khác nhau. Bạn nên học từ đó chung với những từ
đi kèm theo nó trong một ngữ cảnh, danh từ này thì nhất thiết phải đi kèm
với động từ kia chứ không thể lắp ráp tùy tiện. Chẳng hạn tall và high cùng
có nghĩa là “cao”, nhưng người ta dùng tall man chứ không ai dùng high
man. Home và house cùng có nghĩa là “nhà” nhưng ta nói go home chứ
không ai nói go house, tương tự chỉ có thể nói do homework chứ không ai
bảo make housework…





×