Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Người Tạo Hồn Cho Lũa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.58 KB, 7 trang )



Người Tạo Hồn Cho Lũa

Nghề mộc, mộc chạm trổ, gỗ lũa, điêu khắc gỗ, đó là những
hình thức chuyển biến và phát triển theo trình độ tay nghề và
theo nhu cầu vật chất, tinh thần con người. Với vai trò là một
vật dụng, từ lâu đồ gỗ gia dụng đã gắn bó và phục vụ thiết
thực cuộc sống con người

Gỗ với vai trò này mang giá trị vật chất là chủ yếu. Cho đến
khi gỗ được những người thợ, những nghệ nhân với đôi bàn
tay khéo léo và tài hoa của mình chế tác thành nhũng tác
phẩm tinh tế thì bấy giờ ngoài giá trị sử dụng, tức giá trị vật
chất, gỗ còn có thêm giá trị tinh thần hay giá trị nghệ thuật.
Những làng nghề mộc chạm trỗ vốn đã nổi tiếng từ rất lâu
trong và cả ngoài tỉnh như Long Điền, Chợ Thủ, Mỹ Luông,
Mỹ Hiệp ở huyện Chợ Mới. Ở An Giang, nghề mộc chạm trỗ
thì đã có từ lâu nhưng nghề gỗ lũa hay điêu khắc gỗ thì hãy
còn khá mới mẻ. Tuy vậy, những người tiên phong trong
nghề gỗ lũa ở An Giang đang rất phấn khởi về khả năng phát
triển của nghề này, nhất là tại những làng nghề vốn có truyền
thống lâu đời về nghề mộc của An Giang. Nằm khiêm tốn
trong một con đường nhỏ ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ
Mới, cơ sở điêu khắc gỗ mang tên “Hồn Gỗ” của nghệ nhân
Thái Thiện Văn đã tồn tại trên mười năm nay. Đã từng kinh
qua nhiều nghề để mưu sinh, nhưng vì đam mê nghệ thuật,
Thái Thiện Văn đã đến và dừng lại với nghề gỗ lũa. Gốc là
họa sĩ, Thái Thiện Văn có nhiều lợi thế khi đến với nghề gỗ
lũa mặc dù hội họa trên giấy hay trên một số chất liệu đã
được học ở trường lớp hoàn toàn khác với hội họa trên…gốc


cây. Ngay cả hội họa trên gỗ cũng không đồng nghĩa với hội
họa trên gốc cây bởi lẻ gốc cây hay gỗ lũa là một chất liệu
chưa có tên trong sách vở nhà trường. Có thể nói nghề gỗ lũa
có một chút pha trộn giữa nghề mộc dân dụng, một chút hội
hoạ và một chút điêu khắc. Nguyên liệu của gỗ lũa là phần
lõi còn lại của những gốc cây hàng chục, hàng trăm năm tuổi
đã bị mục do sự mài mòn của mưa, nắng, côn trùng, mối
mọt chôn vùi dưới đất hoặc trong lòng hồ, sông suối. Muốn
tìm gỗ lũa phải vào những vùng xa xôi hẻo lánh, phải lên non
xuống núi là chuyện thường Mỗi chuyến đi phải tốn nhiều
công sức, tiền của và nhiều khi còn phải mạo hiểm…đến tính
mạng. Sự gian truân đó hóa ra lại làm nên sự hấp dẫn nghệ
nhân trong hoạt động sáng tác của mình. Mỗi khi nghe tin ở
đâu có gốc cây là nghệ nhân gỗ lũa đến ngay. Lớn và lạ là hai
yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của gỗ lũa và sản phẩm từ gỗ
lũa sau này. Gốc cây càng lâu năm, càng lạ thì càng có giá trị.
Những gốc như thế phải mất vài năm tìm kiếm, chế tác. Anh
Thái Thiện Văn, một trong những nghệ nhân tiên phong
trong nghề gỗ lũa ở An Giang cho biết: Thiên nhiên ban tặng,
chẳng gốc cây nào giống gốc cây nào. Do đó, sản phẩm gỗ
lũa, nhất là những sảm phẩm đi theo bộ như bàn ghế thì phải
mất nhiều thời gian sưu tầm để tìm cho bàn và ghế hợp gu
với nhau. Sản phẩm gỗ lũa có giá trị cao là sản phẩm còn
nguyên gốc, không bị lắp ghép hay cưa cắt mà phải giữ
nguyên lõi bên trong. Có thể nói nghề gỗ lũa chẳng nhàn nhã
lắm nhưng mang lại nhiều hứng khởi cho những ai yêu thích
hình thù, hồn phách của gốc cây. Không chỉ có vẻ đẹp kỳ lạ,
các tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa của nghệ nhân Thái Thiện
Văn còn mang những tên gọi rất ấn tượng như: “Tứ Linh”,
“Phụ mẫu tình thâm”, “Quan âm kỵ Long quá hải”… Nghệ

nhân Thái Thiện Văn cũng như nhiều nghệ nhân gỗ lũa khác
ở An Giang cho biết rằng, họ đến với nghề này chủ yếu là
nhằm thỏa mãn sự đam mê. Còn để trở thành một doanh
nghiệp thực thụ, họ cần có sự hợp tác trong việc tìm kiếm
nguồn nguyên liệu cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm của các
tổ chức Hội nghề nghiệp. Việc đầu tư cho một sự định hình
và ổn định của một nghề mới như gỗ lũa cần phải có một thời
gian dài với một sự đầu tư dài hơi. Trong điều kiện còn mới
mẻ như hiện nay thì hầu như các cơ sở gỗ lũa trong tỉnh hiện
nay phải thực hiện hình thức “Lấy ngắn nuôi dài” bằng cách
vẽ thêm tranh hay làm đồ gỗ mỹ nghệ. Nghệ nhân Thái Thiện
Văn cho biết chính nhờ có thêm nghề vẽ tranh mà cơ sở của
“Hồn Gỗ” của anh trụ vững trong thời gian qua và có đủ
năng tài chính để duy trì đầu tư cho nghề gỗ lũa. Thật sự thì
trong hơn mười năm tồn tại, nghề gỗ lũa và sản phẩm sản
phẩm gỗ lũa của Thái Thiện Văn đã được nhiều nơi trong và
ngoài tỉnh biết đến thông qua con đường triển lãm sản phẩm
ở các Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài tỉnh.
Tác phẩm “Tứ linh” của Thái Thiện Văn đã đạt danh hiệu
“Bàn tay vàng” của Hiệp hội làng nghề Việt Nam. Hội văn
học nghệ thuật An Giang trong vai trò của mình cũng đã tạo
điều kiện cho hội viên như Thái Thiện Văn phát huy thiên tư
và nghề nghiệp của mình. Mới đây nhất là việc Hội văn học
nghệ thuật tỉnh mở Trại sáng tác điêu khắc gỗ An Giang
2008. Các hội viên là nghệ nhân gỗ lũa, điêu khắc gỗ đã được
mời tham gia với vai trò chủ đạo. Nhiều cơ sở mộc trong tỉnh
hiện nay, ngoài sản xuất đồ gỗ gia dụng đã bắt đầu làm thêm
gỗ mỹ nghệ, gỗ lũa hay điêu khắc gỗ… Ngày càng có nhiều
cơ sở mộc gia dụng chuyển sang làm mộc mỹ nghệ. Có thể
nói, một diện mạo mới về nghề mộc, nghề gỗ ở An Giang

đang hình thành. Những làng nghề mộc chạm trỗ trong tỉnh
đang bước những bước mới trong tiến trình tồn tại và phát
triển của nghề. Những người đi tiên phong trong nghề gỗ lũa
như Thái Thiện Văn sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi cần thiết
để phát triển cho một nghề mộc vốn đã có lâu đời của An
Giang. Một sự đổi thay chưa định hình rõ nét nhưng rõ ràng
hứa hẹn mang lại sự phong phú, đa dạng trong việc chế tác và
sử dụng gỗ; hứa hẹn mở ra những hướng mới cho nghề mộc
và những làng nghề mộc chạm trỗ An Giang sau những thăng
trầm. Từ đó có thể hy vọng về sự tăng trưởng giá trị của sảm
phẩm gỗ, về một hướng phát triển mới cho những người làm
nghề mộc, những làng mộc An Giang.

×