Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.38 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hàng năm Sở GD-ĐT Quảng Trị đều có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năm học này Sở tiếp tục có cơng văn số
1535/KHGD-ĐT ngày 06/09/2018 về “ Hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học”,
trong đó có nội dung tổ chức thi học sinh giỏi trên cơ sở đó phát hiện những học sinh
có tư chất thơng minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập; lựa chọn những học sinh có
thành tích cao để chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp Quốc gia. Điều này đã đặt ra cho Ban
giám hiệu nhà trường và nhất là các Tổ trưởng chuyên môn phải suy nghĩ để tìm ra biện
pháp sao cho phù hợp và hiệu quả của bộ mơn mình phụ trách.
Người xưa đã từng nói “Hiền tài là ngun khí quốc gia”. Vì vậy, bồi dưỡng học
sinh giỏi là cơng tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung. Trường trung học phổ thông
(THPT) Vĩnh Linh được xem là một trong những kho đào tạo ra những nhân tài cho đất
nước qua gần 60 năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việc phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Trong vài năm gần đây, chất lượng giáo dục các mặt
của trường THPT Vĩnh Linh có nhiều tiến bộ trong đó cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo quan tâm rất nhiều, số giải học sinh
giỏi cấp tỉnh được tăng lên các năm. Tuy nhiên, số lượng học sinh giỏi
cấp tỉnh hàng năm không ổn định, chất lượng các giải không cao. Đặc
biệt, riêng lẻ ở vài môn số lượng giải cịn ít hơn một số trường trong
địa bàn Huyện hoặc trong Tỉnh, mà ở một vài mơn trong đó có mơn
Sinh học, đội tuyển học sinh giỏi khơng đủ số lượng (6em/1mơn của
đội chính thức). Mặt khác, một số phụ huynh khơng muốn cho con
mình học bồi dưỡng vì nội dung kiến thức học bồi dưỡng và cách ra đề
thi không gần gủi với thi trung học phổ thông quốc gia. Vì thế phụ
huynh cho rằng học bồi dưỡng học sinh giỏi khơng thiết thực và hiệu
quả…Đó là những vấn đề trăn trở mà với trọng trách của người Tổ
trưởng chuyên môn của nhà trường tôi phải suy nghĩ tìm ra biện
pháp tháo gỡ để bảo đảm sao cho phong trào học tập của học sinh


được duy trì tốt nhất và việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phong trào mũi
nhọn của nhà trường đạt được kết quả cao nhất, với những lí do trên
tơi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở
trường THPT”.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáo trình của học
sinh giỏi.
- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh giỏi trong đội
tuyển thi học sinh giỏi.
- Nâng cao sự hợp tác và phối hợp giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
-1-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 11,12 thuộc đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh
học trường THPT Vĩnh Linh.
- Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp trung học phổ thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực tế.
- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Đánh giá kết quả qua các năm.

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Từ năm học 2013 – 2014 thay đổi phương pháp bồi dưỡng.
- Năm 2014 -2015 áp dụng và thực nghiệm phương pháp bồi
dưỡng mới.
- Từ năm 2015 – 2016 đến nay tiếp tục áp dụng các giải pháp
này.

-2-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần 8 của BCHTW khóa XI
về“Đổi mới căn bản tồn diện giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”.Trong đó có nêu: Đối với giáo dục phổ
thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, sự nghiệp trồng người là một
trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có những
phương pháp chung và những giải pháp đặc thù. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm
vụ rất vinh quang nhưng không kém phần vất vả. Đối tượng học sinh này có khả năng

nhận thức tốt nhưng đây chỉ là điều kiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bền vững còn
việc phát triển nền tảng ấy ra sao cịn phải nhờ q trình rèn luyện và học tập. Và người
Thầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy.
Học sinh giỏi phải là người có tư chất thơng minh, đồng thời có sự nỗ lực cá
nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đối với cơng việc của mình
làm, lại được sống trong một môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài
năng. Khơng phải ai có tư chất thông minh cũng đều say mê với công việc, cũng đều có
những nỗ lực cá nhân cần thiết để đạt tới tài năng. Ở đây đòi hỏi sự tu luyện của bản
thân, công tác giáo dục của gia đình, xã hội và mơi trường sống tốt. Vai trị của nhà
trường và xã hội trong việc tạo nên điểm tựa cho tài năng nảy nở và phát triển là rất lớn,
chẳng khác nào hạt giống tốt được nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ. Người tài
là những cá biệt, có năng lực đặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy
cần được giáo dục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp, những
“nghệ thuật” trong q trình dạy học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Sách giáo khoa sinh học lớp 10,11,12 do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát
hành.
Bộ đề thi THPT Quốc gia và học sinh giỏi quốc gia của Bộ GD&ĐT qua các
năm.
Bộ sách tham khảo về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10,11,12 do các
tác giả biên soạn như: Vũ Đức Lưu; Phan Khắc Nghệ; Đỗ Mạnh Hùng.....
Tuyển tập đề thi Olympic sinh học từ năm 2009 – 2018.
Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành (1980) “Lí
luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998) “Lý luận dạy học
Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp dạy học”...
III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HIỆN NAY
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường
gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội
dung, chương trình đào tạo thiếu tính liên thơng và liên môn, số học sinh đam mê bộ
môn Sinh học rất hạn chế có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguên nhân khách quan là

-3-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


nghành nghề để cho học sinh theo khối B rất hạn chế. Một số trường Y thi đầu vào điểm
quá cao, thời gian học tập rất dài do đó đã hạn chế rất lớn số học sinh có năng lực tốt
nhưng không giám chọn bộ môn Sinh học dẫn đến đội tuyển thường bị hụt về số lượng.
Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài
liệu. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khác
như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ mơn,… .
Ngồi ra, một bộ phận học sinh chưa thực sự yên tâm khi được chọn vào đội
tuyển của trường vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiến thức về các môn liên quan
đến thi THPT Quốc gia. Do đó học sinh giỏi không mấy tha thiết khi được chọn bồi
dưỡng, dẫn đến khi chọn vào đội tuyển đa số thiếu số lượng hoặc có đủ số lương thì chất
lượng chưa theo mong muốn của giáo viên.
Hơn nữa, chế độ tuyển ưu đãi đối với học sinh giỏi tỉnh cịn ít đã làm cho nhiều
học sinh và phụ huynh không “mặn mà” với các kỳ thi học sinh giỏi mà thay vào đó sẽ
chọn con đường ít chơng gai hơn để đi tới đích.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là cơng việc khó khăn và địi hỏi sự dày cơng của thầy và
sự hết mình của trị. Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp những khó khăn như: về
thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết theo Luật viên chức và trị phải học đủ tất cả
các mơn theo chương trình qui định. Do đó, thầy và trị đều cần có thời gian cho hoạt
động này.
Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với các Thầy cô trực
tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều Thầy cơ giáo đã và đang hết mình cho
cơng việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềm đam mê và lịng u thương học trị. Bên
cạnh đó cũng có một số ít giáo viên có năng lực chun mơn tốt nhưng chưa thực sự gắn
bó với cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫn cịn thụ

động, cịn trơng chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗi tiết học mà chưa
chủ động tự tìm hiểu. Một số em đã xác định được vai trò của tự học nhưng lại chưa tìm
ra phương pháp học tập đúng đắn và đạt hiệu quả.
Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên những mảnh đất có đủ
điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người có tri thức, có tâm
huyết thì chắc chắn THPT Vĩnh Linh nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ khơng thiếu nhân
tài. Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng sự đất nước, mà còn cho cả sự phát
triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI MƠN SINH HỌC
A. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ TƯ LIỆU
Về nội dung và chương trình: Việc tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã trãi
qua nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một chương trình chính thống
nào do Bộ hoặc Sở Giáo dục và đào tạo phát hành. Bởi vậy, chúng tôi đã chủ động
nghiên cứu và xây dựng các nội dung dựa trên công văn của Sở và Hội đồng bộ môn
Sinh học tỉnh Quảng Trị về hướng dẫn nội dung chương trình thi học sinh giỏi lớp 12.
Trong những năm trở lại đây, kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh tổ chức vào đầu năm học
(đầu tháng 10) và thi chọn đổi tuyển học sinh giỏi quốc gia sau khoảng 2 tuần, đồng thời
Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được tham gia; vì vậy chúng tơi phải
đẩy nhanh tiến độ hồn thành chương trình trên cơ bản trước khi bước vào đội tuyển.
Sinh học là mơn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thức Sinh học đang
mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy mơn Sinh học ln cần đến sự hỗ trợ
-4-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


kiến thức của các mơn học khác như: Tốn học, Vật lý và Hóa học… Tơi đã tìm hiểu
một số chun đề bổ trợ như: tốn xác suất và hóa hữu cơ để phục vụ giảng dạy phân

môn Di truyền học, phân mơn Sinh lí thực vật cần sự bổ trợ của một số chuyên đề.
Dựa trên kế hoạch số: 1535/KH-GDĐT của Sở GD&ĐT Quảng Trị, ngày
06/09/2018. Tổ chuyên môn Sinh học trường THPT Vĩnh Linh lập kế hoạch bồi dưỡng
cho hàng năm cũng như năm học 2018 – 2019 như sau:
TT
1

2
3
4
5

Nội dung theo chủ đề

Dự kiến thời
lượng ôn tập
(tiết)
Sinh học tế bào, thành phần
32
hóa học tế bào, Cấu trúc tế bào,
chuyển hóa vật chất và năng
lượng, phân bào.
Sinh lí động vật.
16
Sinh lí thực vật
16
Di truyền và biến dị
20
Ơn tập tổng hợp
20


Người giảng dạy
Nguyễn Định
Phan Thị Ngọc Lan
Nguyễn Định
Bùi Thị Lan Hương
Lê Hoàng Bắc
Nguyễn Định
Lê Hoàng Bắc

Với cấu trúc chương trình và thời lượng như trên chúng tơi bắt đầu tổ chức bồi
dưỡng cho học sinh vào đầu lớp 11 của mỗi năm học. Vào thời điểm mùa hè đầu lớp 12
bắt đầu tăng thời gian bồi dưỡng đồng thời kiểm tra đánh giá định kì sau mỗi chủ đề.
Về tư liệu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc bồi
dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt là 2 bộ sách Sinh học cơ bản và Sinh học nâng cao của lớp
10,11,12 do nhà xuất bản giáo dục.
Ngồi ra, nhiều năm qua, bộ mơn chúng tơi đã tham khảo và tích lũy được các đề
thi học sinh giỏi các cấp của Tỉnh nhà và các tỉnh khác. Đây là nguồn tư liệu vô cùng
quý giá mà giáo viên sử dụng, chọn lọc để ôn luyện và kiểm tra đánh giá đội tuyển một
cách có hiệu quả trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời đánh giá và lựa chọn
những học sinh ở đội tuyển chính thức và dự bị (thí sinh tự do)
B. BỒI DƯỠNG ĐỘI NGỦ
Trong kế hoạch giảng dạy đầu năm, tổ phân công mỗi giáo viên nghiên cứu sâu
một chuyên đề. Giáo viên được phân cơng có trách nhiệm biên soạn chương trình, nội
dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. Việc phân chia nhỏ nội
dung phù hợp với điểm mạnh của mỗi người sẽ giúp giáo viên đầu tư đào sâu chuyên
môn, đọc và dịch tài liệu nước ngồi, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề
thi về kiến thức và kỹ năng ở các đề thi đã qua. Sau đó, giáo viên sẽ trình bày nội dung
chuyên đề để cả tổ cùng trao đổi rút kinh nghiệm, bổ sung và hồn thiện.
Những nội dung giáo viên biện soạn và trình bày trước tổ sẽ được tổ chức lồng

ghép vào các buổi sinh hoạt tổ chun mơn, trên tinh thần góp ý trao đổi hồn thiện dần
các nội dung, sau đó trở thành nguồn tư liệu chung cho cả tổ và sử dụng cho các năm
tiếp theo.
Nội dung các chuyên đề không chỉ để cho mỗi giáo viên trong tổ chuyên mơn
tham khảo mà cịn là tài liệu cho học sinh học tập.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tham gia học hỏi giao lưu về công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi các trường THPT trên địa bàn cụm và toàn Tỉnh.
C. PHÁT HIỆN HỌC SINH CÓ NĂNG LỰC VÀ ĐAM MÊ BỘ MÔN
-5-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Đây là một khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên phải phát hiện, đánh giá được tư chất và
năng lực của học sinh. Đồng thời tìm hiểu và tâm tư với học sinh về nguyện vọng xem
học sinh đó có gắn mơn bồi dưỡng học sinh giỏi với tổ hợp thi THPT Quốc gia để xét
tuyển vào các trường đại học hay không đây là quyền lợi thiết thực của học sinh, vì vậy
các em sẽ quyết tâm tham phấn đấu nổ lực hết sức. Bên cận đó có một số em có năng
lực tốt nhưng thiếu sự tự tin hoặc dó định hướng của gia đình các em khơng mạnh dạn
tham gia vào đội tuyển nhưng khi có sự tư vấn động viên của giáo viên bộ mơn kết hợp
giáo viên chủ nhiệm thì các em sẽ có thêm nghị lực để khẳng định việc lựa chọn của bản
thân là đúng và tự tin tham gia vào đội tuyển. Ngoài những yếu tố trên qua nhiều năm
phụ trách đội tuyển, tôi thường chú trọng thêm một số năng lực sau đây của học sinh:
+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực đọc tài liệu và tư duy mơ hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối
quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành.
+ Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay
không?
+ Năng lực tự học và năng lực hợp tác.

+ Khả năng vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năng tìm tịi
phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để thực
hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
+ Độ “lì” – sức bền thần kinh.
+ Cái quan trọng nhất “ định hướng nghề nghiệp của học sinh liên quan đến bộ
môn Sinh học”
D. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY CỦA THẦY VÀ HỌC CỦA TRỊ
Chúng tơi quan niệm, việc cung cấp kiến thức chuyên ngành cho học sinh là cần
thiết nhưng quan trọng hơn là mọi biện pháp sư phạm của giáo viên phải đạt tới cái đích
là thắp lên và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi học sinh với môn Sinh học.
Nhà giáo dục người Nga Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức
mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó khơng thể thay thế bằng bất kỳ
cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống
khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có
ảnh hưởng trực tiếp đến q trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố
hàng đầu đóng vai trị quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền cảm
hứng, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương
pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hồn thiện về năng lực
chun mơn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học,
tâm huyết với cơng việc, u thương học trị, giúp đỡ đồng nghiệp.
1. Phương pháp dạy của Thầy
Hiện nay, trong các phương pháp dạy học tích cực, đã chuyển việc lấy giáo viên
làm trung tâm trong quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào học sinh; vì thế vai
trò của người Thầy ngày càng quan trọng hơn. Uyliam Batơ Dit đã khẳng định “Nhà
giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là cơng việc của người khơi dậy
ngọn lửa cho tâm hồn”.
Quả đúng như vậy, một người Thầy giỏi, trước hết phải là người biết khơi dậy
ngọn lửa đam mê đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Nhưng bằng cách nào và làm như thế
nào thì đó lại là một nghệ thuật trong nghề dạy học. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi,
trước hết người giáo viên phải truyền cho học sinh sự tự tin vào chính bản thân mình.


-6-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Một điều chắc chắn rằng, các em sẽ làm được và thậm chí trong tương lai khơng xa, các
em sẽ thành cơng hơn cả các Thầy, các Cơ.
Ngồi ra, trong mỗi giờ lên lớp, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
sẽ có tác dụng kích thích học sinh niềm say mê học tập, khả năng tìm tịi, bồi dưỡng
năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc
sống. Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫn đến sự thành cơng trong nghề
dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh. Việc
tạo ra những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức, những hoạt động
khám phá sẽ kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh, tạo động lực cho quá trình
học tập.
Việc khơi dậy ngọn lửa đam mê trong mỗi học sinh đã là một việc khó đối với
giáo viên nhưng việc duy trì ngọn lửa ấy như thế nào thì cịn là bài tốn nan giải với
những người làm cơng tác giáo dục. Với kinh nghiệm bản thân, tơi nhận thấy, chính
trong q trình học tập, các em học sinh tự khám phá ra tri thức lại là nguồn động lực,
nguồn nhiên liệu dồi dào để duy trì và thổi bùng lên ngọn lửa đam mê ấy.
Trong hành trình đi tìm tri thức, việc định hướng của giáo viên cũng không kém
phần quan trọng. Đối với học sinh giỏi, không phải chỉ dừng lại ở việc các em đã đọc
được bao nhiêu tài liệu, nhớ được bao nhiêu nội dung mà quan trọng hơn là biết khai
thác và sử dụng các tài liệu đó như thế nào? Như vậy, giá trị của một tài liệu phụ thuộc
vào khả năng khai thác và phạm vi sử dụng để đạt hiệu quả trong công việc và giáo viên
chính là người định hướng việc sử dụng tài liệu của học sinh. Trong quá trình dạy học,
người giáo viên phải đưa ra những mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần phải đạt
tới và dựa trên những đơn vị kiến thức cơ bản, học sinh sẽ sử dụng tài liệu tham khảo để
thực hiện các mục tiêu mà giáo viên đã đề ra. Trong quá trình này, học sinh sẽ phải huy

động mọi nội lực của bản thân để tìm ra con đường ngắn nhất, chính xác nhất để đi tới
đích cần đạt. Như vậy, thơng qua việc làm này sẽ giải phóng được năng lực sáng tạo của
học sinh.
2. Phương pháp học của trò
Với khối lượng kiến thức khổng lồ, tự học là điều kiện tất yếu trên con đường
thành công. Mặc dù gọi là “Tự học” nhưng giáo viên vẫn phải là người định hướng cho
q trình tự học của học sinh. Tơi cho rằng hướng dẫn học sinh tự học là điều rất quan
trọng, vì con đường ngắn nhất để học sinh đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự
nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê,
hứng thú đối với môn học. Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập
của học sinh? Những giải pháp mà trong nhiều năm qua tôi đã và đang thực hiện:
Bước 1: Nêu ra những quyền lợi khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi.
Ngoài những quyền lợi được quy định của trường và Sở Giáo và Đào tạo thì mỗi
học sinh khi tham gia đội tuyển được tạo điều kiện hết sức thuận lợi về mọi mặt như; tài
liệu, kiến thức phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia, phần thưởng của tổ chun mơn trích
ra từ quỹ bồi dưỡng học sinh giỏi do nhà trường chi trả, ngồi ra ở mỗi kì thi trước và
sau khi thi đều được tổ chức gặp mặt để động viên cũng như rút kinh nghiệm.
Theo tôi nhận thấy, mặc dù phần thưởng có giá trị vật chất rất nhỏ nhưng điều này
đã đem lại một giá trị tinh thần nhất định, các em rất cố gắng để khẳng định mình trước
tập thể và nhà trường.
Bước 2: Thành lập từng nhóm học tập hoặc đơi bạn cùng tiến (có thể thay đổi theo
từng chuyên đề trong quá trình bồi dưỡng)
Sau khi được giáo viên giới thiệu về chuyên đề thì học sinh sẽ thành lập từng cặp
một để chuẩn bị hoàn thành chuyên đề và báo cáo.
-7-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Những em có năng lực tốt hơn có trách nhiệm giúp đỡ những bạn còn hạn chế về

một số phần kiến thức nào đó.
Bước 3: Giáo viên cung cấp thêm nguồn tư liệu và nêu những yêu cầu cần đạt được
của từng chuyên đề.
Bước 4: Báo cáo, thảo luận (học sinh) và chuẩn hóa kiến thức (giáo viên).
Giáo viên cung cấp địa chỉ email của lớp hoặc giáo viên, yêu cầu học sinh khi
hồn thành nhiệm vụ thì gửi lên email, sau đó các em trong đội tuyển vào đọc tham khảo
góp ý và hồn thiện.
Trong q trình này sẽ gặp những khó khăn và vướng mắc thì chính giáo viên là
người giúp đỡ và hoàn chỉnh kiến thức cho các em.
Bước 5: Giáo viên tổng hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh (đề cương)
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá
Song song với việc trang bị, tích lũy kiến thức cho học sinh thì cũng cần tăng
cường khâu kiểm tra, đánh giá. Ngồi kênh đánh giá của giáo viên thì với đối tượng học
sinh giỏi, việc khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh là một việc làm cần thiết.
Sau mỗi chủ đề theo phân cơng thì giáo viên tiến hành cho các học sinh trong đội
tuyển làm một bài kiểm tra để rèn sức bền thần kinh, rèn kĩ năng trình bày. Ngồi ra, qua
mỗi bài kiểm tra, tơi còn khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh. Việc tổ chức chấm
chéo bài, học sinh phải chỉ ra trong từng câu trả lời của bạn, những điểm nào trùng với
mình, những điểm nào khác. Sau đó, học sinh phải tự đánh giá xem những điểm khác đó
là đúng hay sai hoặc chưa thể khẳng định. Trong trường hợp chưa thể khẳng định chắc
chắn thì sẽ đưa ra trước lớp để cùng thảo luận và giáo viên sẽ là người đánh giá cuối
cùng.
Thông qua mỗi bài chấm, học sinh sẽ học được từ bạn kĩ năng, cách trình bày và
còn được bổ sung thêm kiến thức; đồng thời những khiếm khuyết nào trong bài của bạn
cần tránh.
Sau đây, tơi xin giới thiệu về một phần trong chương trình bồi dưỡng “ Sinh lí
động vật lớp 11” phần Tiêu hóa:
Chun đề

TIÊU HĨA

Phần A: KIẾN THỨC
I. CÁC U CẦU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC.
- Nêu được chiều hướng tiến hóa về q trình tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Cơ chế tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Biết được tên các bộ phận và hình thức tiêu hóa diễn ra tại các bộ phận ở động vật có
ống tiêu hóa.
- Xác định được q trình tiêu hóa ở bộ phận nào là quan trọng nhất ở động vật có ống
tiêu hóa.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số câu hỏi thực tế.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN.
- Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau dưới dạng kênh hình,
kênh chữ...
- Nghiên cứu tài liệu, quan sát hình dạng ngồi của cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động
vật.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan tới các bộ phận nơi diễn ra các hình thức tiêu hóa như:
tiêu hóa nội bào hay ngoại bào; tiêu hóa cơ học hay tiêu hóa hóa học.

-8-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


- Thiết lập mối quan hệ về các vấn đề cần nghiên cứu: mối quan hệ thứ bậc, quan hệ
ngang hàng, quan hệ phụ thuộc hay quan hệ song song...
- Mơ tả, phân tích đường đi của nguồn thức ăn tới các bộ phận tiêu hóa trong cơ thể
đặc biệt ở động vật có ống tiêu hóa...
- Thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các bộ phận hoặc sơ đồ hóa hệ thống kiến thức.
- Tìm tịi các câu hỏi bài tập, tình huống vận dụng kiến thức để giải thích.
Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập


Hình 1: Dạ dày đơn và ruột động vật ăn thực vật.

Hình 2: Dạ dày đơn

-9-

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Hình 3: Dạ dày 4 ngăn của động vật nhai lại.

- 10 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


III. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Khái niệm tiêu hoá:
  Tiêu hoá là q trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất
đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
2.Tiêu hố ở động vật chưa có cơ quan tiêu hố
Động vật chưa có cơ quan tiêu hố là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật
đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hố nội bào. Các enzim từ lizoxơm vào
khơng bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào
sử dụng.
3.Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hố
 Các lồi ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hố
Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu
hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa
hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào

trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
4.Tiêu hố ở động vật có ống tiêu hố
Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau

- 11 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị
biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp
thụ vào máu.
Các chất khơng được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngồi
Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động
vật khơng xương sống.
5.Q trình tiêu hóa ở động vật nhai lại:
Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi (Hình
3), trong đó ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là là dạ dày trước,
khơng có tuyến tiêu hố riêng. Túi thứ 4, gọi là dạ múi khế, tương tự như dạ dày của
động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh.
Tuyến nước bọt:Nước bọt ở trâu bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương đối
liên tục. Nước bọt có kiềm tính nên có tác dụng trung hồ các sản phẩm axit sinh ra
trong dạ cỏ. Nó cịn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp cho quá
trình nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước bọt còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các
chất điện giải như Na+, K+, Ca++, Mg++. Đặc biệt trong nước bọt còn có urê và phốt-pho,
có tác dụng điều hồ dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ, đặc biệt là
khi các nguyên tố này bị thiếu trong khẩu phần.
Sự phân tiết nước bọt chịu tác động bởi bản chất vật lý của thức ăn, hàm lượng vật
chất khơ trong khẩu phần, dung tích đường tiêu hố và trạng thái tâm-sinh lý. Trâu bị ăn
nhiều thức ăn xơ thô sẽ phân tiết nhiều nước bọt. Ngược lại trâu bò ăn nhiều thức ăn

tinh, thức ăn nghiền quá nhỏ sẽ giảm tiết nước bọt nên tác dụng đệm đối với dịch dạ cỏ
sẽ kém và kết quả là tiêu hoá thức ăn xơ sẽ giảm xuống.
Ruột: Quá trình tiêu hố và hấp thu ở ruột non của gia súc nhai lại cũng diễn ra
tương tự như ở gia súc dạ dày đơn nhờ các men tiêu hoá của dịch ruột, dịch tuỵ và sự
tham gia của dịch mật.
Trong ruột già có sự lên men VSV lần thứ hai. Sự tiêu hố ở ruột già có ý nghĩa đối
với các thành phần xơ chưa được phân giải hết ở dạ cỏ. Các ABBH sinh ra trong ruột già
được hấp thu và sử dụng, nhưng protein VSV thì bị thải ra ngồi qua phân mà khơng
được tiêu hố sau đó như ở phần trên.
Hệ vi sinh vật dạ cỏ:Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu
phần. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên
sinh (Protozoa) và nấm (Fungi).
Vi khuẩn phân giải xenluloza. Vi khuẩn phân giải xenluloza có số lượng rất lớn
trong dạ cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenluloza. Những loài vi khuẩn
phân giải xenluloza quan trọng nhất là Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio
fibrisolvens…
Q trình tiêu hóa diễn ra ở các bộ phận của người
Bộ
phận
Miệng

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

Nhai, đảo trộn làm nhỏ tạo
viên thức ăn

Thực
quản

Dạ
dày

Nuốt, đẩy viên thức ăn
xuống dạ dày
Co bóp nhào trộn thức ăn với
dịch vị, đẩy thức ăn xuống

Nước bọt chứa men amilaza biến
đổi một phần tinh bột thành đường
mantơzơ
Khơng có Enzim nhưng amilaza vẫn
tiếp tục hoạt động
Tiêt enzim pépsin biến đổi prôtêin ở
mức độ nhất định

- 12 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Gan
Tuỵ
Ruột
non

Ruột
già

ruột

Khơng
Khơng
Co bóp tạo lực đẩy thức thức
ăn dần xuống các phần tiếp
theo của ruột, giúp thức ăn
thấm đều dịch mật, dịch tuỵ,
dịch ruột
Co bóp tống phân ra ngồi

Tiết dịch mật nhũ tương hoá mỡ
Tiết dịch tuỵ chứa các en zim đóng
vai trị chủ yếu trong tiêu hố hố
học ở ruột non
Tiết đủ loại enzim biến đổi tất cả
các loại thức ăn (gluxít, lipít,
prơtêin) thành chất dinh dưỡng có
thể hấp thụ được(đường đơn a xit
amin,glycerin và axít béo tiêu hóa
prơtêin
Tái hấp thụ nước

Phần B: CÂU HỎI BÀI TẬP.
Câu 1.   So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào?
Trả lời:
 Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hoá hố học
trong khơng bào tiêu hố nhờ hệ thống enzim do lizơxơm cung cấp
Tiêu hố ngoại nào là tiêu hố thức ăn bên ngồi tế bào. Thức ăn có thể được tiêuhoá
hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu
hoá.
Câu 2.   Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với túi

tiêu hoá?
Trả lời:
Trong ống tiêu hố, dịch tiêu hố khơng bị hồ lỗng với nước àdễ tiêu hố
 Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ơng tiêu hố hình thành các bộ phận chuyên hoá,
thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hố cơ học, tiêu hóa hố học, hấp thụ thức
ăn. Trong khi đó túi tiêu hố thì khơng có sự chun hố như vậy.
Câu 3. Tại sao nói tiêu hố thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Trả lời:
Thức ăn được tiêu hố bên ngồi tế bào, thức ăn được tiêu hố cơ học và hố học
trong lịng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ
được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hố nội bào.
Câu 4. Trình bày ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào ở
động vật chưa có cơ quan tiêu hóa và tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?
Trả lời:
Ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào là:
 Nhờ có ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa nên túi tiêu hóa tiêu hóa được con mồi to
hơn, nhiều loại thức ăn hơn và tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
Ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa :
Thức ăn đi vào theo một chiều nên thức ăn và chất thải khơng trộn lẫn vào nhau như
trong túi tiêu hóa
Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa khơng bị hịa lỗng như trong túi tiêu hóa
Ống tiêu hóa hình thành các phần khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau, có sự
phối hợp tiêu hóa cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao hơn
Câu 5.Ống tiêu hố phân hố thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
 Trả lời:
- 13 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



  Sự chuyên hoá về chức năng của các bộ phận trong ống tiêu hố giúp q trình tiêu
hố đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: ở miệng có răng, cơ nhai tham gia vào q trình tiêu
hóa cơ học giúp nghiền nhỏ thức ăn, làm tăng diện tích tác dụng của enzim lên thức ăn…
Câu 6:Vì sao nói “lơi thơi như cá trơi lịi ruột”?
Trả lời:
Vì cá trơi là lồi động vật ăn thực vật,để có thể tiêu hóa được xenlulozo vốn là chất
rất khó tiêu hố, ruột cá trơi, cá trắm phải rất dài và chia ra nhiều dạ dày.
Câu 7: Vì sao hàm lượng prơtêin trong cỏ rất ít nhưng các động vật ăn cỏ vẫn phát
triển rất bình thường?
Trả lời:
Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ.
Xenlulôzơ chịu sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hố của động vật
chủ. 
Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulơza đẻ tiêu hố xenlulơzơ, tạo nên các sản phẩm dùng
làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng.[FONT="] Chính
vi sinh vật là nguồn bổ sung protein cho cơ thể chủ.
Câu 8:Tại sao khi bắt thỏ không được túm ở bụng mà chỉ được túm ở tai?
Trả lời:
Vì thỏ là loại động vât có dạ dày đơn,trong đó quan trọng nhất là ruột tịt.Khi bắt thỏ
nếu ta túm phải ruột tịt thì thỏ sẽ bị rối loạn tiêu hoá hoặc xuất huyết đường ruột gây tử
vong cho thỏ vì vậy khi bắt thỏ ta khơng được túm ở bụng.
Câu 9: 1.Q trình tiêu hố quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan nào
tiêu hoá nào ?Vì sao?
Trả lời:
Q trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn
chỉ tiêu hóa về mặt cơ học là chủ yếu thơi, chỉ biến đổi về mặt hóa học đối với protein và
cacbonhỉđat. Các protein và cacbonhiđrat cũng mới chỉ được biến đổi bước đầu. Chỉ ở
ruột mới có đủ tất cả các loại enzim để tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học.
Câu 10:
a)Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng

lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng?
b) Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì?
Trả lời:
a) Thứ ăn không được hấp thu ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong. Chỉ mới một phần
gluxit và protein được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản.
- Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì:
+ Thức ăn được biến đổi hồn tồn thành những chất đơn giản.
+ Bề mặt hấp thu của ruột tăng lên rất lớn, nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang
rất nhiều những lông hấp thu cực nhỏ.
b) Vai trò chủ yếu của dạ dày: Tiêu hóa cơ học (biến đổi thức ăn thành những phân tử nhỏ) tạo
điều kiện cho tiêu hóa hóa học.
Câu 11: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những
hịn sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
Trả lời:
Trong mề gà của chim, gà thường có những hịn sỏi vì chim, gà khơng có răng để
nhai và nghiền thức ăn. Chúng thường nuốt thêm những hịn sỏi, có tác dụng giúp
nghiền nhỏ thức ăn khi thức ăn được lớp cơ chắc khỏe của mề co bóp thức ăn.

- 14 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. MỤC ĐICH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài nói
riêng và trong dạy học nói chung. Ở đây, thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu
quả của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.
Q trình này cịn cho phép thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về thực trạng

giảng dạy môn Sinh học và hiệu quả của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học tại trường THPT Vĩnh Linh làm cơ sở thực tiễn cho
việc nghiên cứu của đề tài.
II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra
bằng câu hỏi tự luận, sau đó sử dụng phương pháp phân tích định lượng, định tính kết
quả thực nghiệm.
- Về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên:
Đối với học sinh đội tuyển học sinh giỏi sau khi kết thúc mỗi chuyên đề chúng tôi
đã khảo sát bằng chấm điểm.
Sau khi định hướng về cấu trúc và nội dung yêu cầu học sinh tìm kiếm, sưu tầm
tài liệu, tư liệu, và trả lời các câu hỏi bài tập mà giáo viên đã cho trước.
Học sinh chia theo các nhóm, thảo luận hồn chỉnh từng phần sau đó gửi vào
email của lớp đội tuyển, sau đó đến buổi học bồi dưỡng các em sẽ trình bày ý kiến và
cùng các nhóm góp ý thảo luận, sau đó giáo viên chuẩn hóa để trở thành tài liệu, tư liệu
học tập cho cả đội.
Cứ sau khi hoàn thành một chủ đề tôi tiến hành kiểm tra đánh giá các em trong
đội tuyển. Những năm vừa qua tôi phụ trách ôn tập phần sinh lí động vật ở chương Iphần “ chuyển hóa năng lượng ở động vật” tơi đã tiến hành như sau:
Cấu trúc đề kiểm tra sinh lí động vật do tôi phụ trách đã tiến hành kiểm tra
đánh giá như sau: ( Xem phần phụ lục)
* Kết quả bài kiểm tra: đều đạt từ loại Khá, Giỏi trở lên, đây là những tình huống mà
học sinh đã được trải nghiệm, tiếp thu vận dụng để trả lời các câu hỏi và tình huống đặt
ra.
Một điểm cũng hết sức quan trọng khảo sát lấy ý kiến của học sinh thông qua
phiếu điều tra về việc tham gia bồi dưỡng cho đội học sinh giỏi của giáo viên trong tổ
chun mơn.
Với vai trị trách nhiệm là Tổ trường chun môn, việc lấy ý kiến từ đội tuyển học
sinh giỏi là rất quan trọng, đây là kênh thông tin phản hồi giúp cho tổ trưởng chun
mơn có những điều chỉnh kịp thời cũng như lựa chọn phân công việc bồi dưỡng cho giáo
viên làm sao đáp ứng được nguyện vọng của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn.

Việc thu thập thông tin theo chiều ngược lại từ đội tuyển học sinh giỏi, khơng làm
căn cứ để phê bình, xếp loại, đánh giá giáo viên trong tổ mà giúp cho tổ trưởng chuyên
môn cũng như giáo viên trong tổ chuyên môn không ngừng rèn luyện chuyên môn, cập
nhật kiến thức, và ln có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, tổ chun mơn và
uy tính của giáo viên trước học sinh cũng như nhà trường và xã hội.
“ Dưới đây là mẫu phiếu tham khảo mà bản thân tôi sử dụng để thu thập thông tin từ đội
tuyển học sinh giỏi qua các năm”

- 15 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


TT

Giáo viên

1
2
3
4
5

Nguyễn Định
Lê Hoàng Bắc
Bùi Thị Lan Hương
Phan Thị Ngọc Lan
Nguyễn.T.Thanh Hải

Nội

dung
phụ
trách
bồi
dưỡng

Phương pháp giảng Tinh thần giảng
dạy
dạy đội tuyển
Hiểu Dễ hiểu Tốt
Chưa
Nhiệt
nhiệt
tình
tình

- Về việc đổi mới phương pháp học của học sinh:
Năm học 2009 - 2010, tôi bắt đầu được giao phụ trách đội tuyển thi học sinh giỏi
môn Sinh học. Tôi luôn chú trọng việc tự học của học sinh nói chung và học sinh giỏi
nói riêng, vì thế ngay từ năm học 2013 - 2014, tơi đã có ý tưởng giao chuyên đề cho học
sinh nghiên cứu và viết thành đề cương để trao đổi (áp dụng cho cả lớp 11 và 12). Nhìn
chung, theo các em đánh giá, đây thực sự là một giải pháp tốt, bởi khi mỗi em được giao
một chuyên đề để hoàn thiện thì nội dung kiến thức sẽ sâu sắc hơn và là nguồn tư liệu tốt
cho các bạn trong đội tuyển.
Tuy nhiên, giải pháp trên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Trước hết là sự không đồng đều về năng lực của các em trong đội tuyển.
- Thứ hai, có nhiều đơn vị kiến thức của bạn biên soạn nhưng các em chưa thực sự
hiểu một cách kỹ lưỡng, trong khi đó các em lại e ngại khơng dám hỏi bạn.
Chính vì thế, bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, kế thừa những kết quả thu được
của giải pháp cũ đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tôi đã mạnh dạn xây

dựng một giải pháp tự học cho học sinh đội tuyển.
Thực tế đã cho thấy, kết quả thi học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước và đã
có những em học sinh đạt được kết quả cao giải nhất cấp tỉnh, giải nhất đồng đội tỉnh .
Đây là minh chứng cho thấy những giải pháp mà tôi đã xây dựng và thực hiện thực sự đã
đạt được những hiệu quả không nhỏ.
III. HIỆU QUẢ DO ĐỀ TÀI ĐEM LẠI
Các giải pháp trên đã có tác dụng kích thích học sinh giỏi niềm đam mê học tập,
khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức, khả năng tự khẳng định để trở thành những nhân
tài cho quê hương và đất nước. Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫn đến
sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm
năng trong học sinh. Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp trên đã thực sự nâng cao
hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Có thể đánh giá một cách khái quát về hiệu quả của
sáng kiến như sau:
1. Nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Hiện nay, hầu hết các giáo
viên trong tổ đều đã có ít nhất một chun đề để bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Thắp lên được ngọn lửa đam mê và nâng cao năng lực tự học của học sinh nói
chung và học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi nói riêng.
3. Bằng giải pháp hướng dẫn học sinh giỏi tự viết chuyên đề và trao đổi chia sẽ
cho nhau, bản thân người phụ trách đội cũng như bản thân là một người Tổ trưởng như
tôi đã đỡ vất vả hơn rất nhiều mà hiệu quả công việc lại nâng lên một cách rõ rệt.

- 16 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


4. Xây dựng được những tài liệu có giá trị về phương pháp tự học của học sinh,
các giáo án có vận dụng đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin để sử
dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Những con số về kết quả của các kì thi của đội tuyển học sinh giỏi 12 cấp Tỉnh mơn

Sinh do tơi có tham gia trực tiếp bồi dưỡng , chỉ đạo (cùng với một giáo viên khác) trong
những năm gần đây cũng là những minh chứng cho hiệu quả đã đạt được của đề tài:
Năm học
2015 - 2016
2016 - 2017
2017 - 2018
2018 - 2019

Số
lượng
giải
6
6
6
9

Nhất

Nhì

1

4
4
1
3

1
1


Ba

Khuyến
khích
1
2
4

2
2
1

Giải đồng đội
Nhất
Khuyến khích
Ba
Nhất

“Trong những năm học từ 2015- 2018 nhà trường chỉ cho 6 em của đội chính thức
tham dự thi, từ năm học 2018 – 2019 cho thêm 3 học sinh tự do cùng tham gia”.

- 17 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Xây dựng và vận dụng các giải pháp trên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
đã giải quyết được những vấn đề sau:

1. Nghiên cứu và phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi một cách có hệ thống đã giúp xây dựng các giải pháp một cách hợp
lí và khoa học.
2. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi cấp Tỉnh . Các giải pháp này sẽ là những kinh nghiệm quý báu và là nguồn
tư liệu tốt để giáo viên có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn dạy học, chủ yếu là
cho đối tượng học sinh giỏi.
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc áp dụng các giải pháp này
trong công tác bồi dưỡng học sinh là hiệu quả.
II. KIẾN NGHỊ
- Cơ sở:
Tạo điều kiện để giáo viên và học sinh được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức học sinh giỏi, tăng cường nguồn kinh phí để hỗ trợ kinh phí cho giáo viên bồi
dưỡng và tăng tiền thưởng cho học sinh khi đạt giải cấp Tỉnh và cấp quốc gia.
- Cấp trên:
+ Tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng
theo chuyên đề giữa các trường có tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong tỉnh hoặc theo
cụm.
+ Có nhiều chính sách ưu đãi cho giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết
quả cao và cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Sinh học ở trường THPT Vĩnh Linh, xin mạnh dạn chia sẻ với các đồng
nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
và của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Vĩnh Linh, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác.

NGUYỄN ĐỊNH

- 18 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hồnh (1980) “Lí luận
dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998)
2. “Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp dạy
học”...
3. Bộ đề thi THPT Quốc gia và học sinh giỏi quốc gia của Bộ GD&ĐT qua các năm.
4. Bộ sách tham khảo về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10,11,12 do các tác
giả biên soạn như: Vũ Đức Lưu; Phan Khắc Nghệ; Đỗ Mạnh Hùng.....
5. Tuyển tập đề thi Olympic sinh học từ năm 2009 – 2018.
6. Tư liệu tham khảo qua các kênh thư viện đề thi, bach kim.............

- 19 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


PHỤ LỤC

SƠ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT VĨNH LINH
(Đề thi 02 trang)


ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI HSG PHẦN SINH LÍ
ĐỘNG VẬT
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời
gian phát đề
Ngày thi 10/8/2018

Câu 1:(2,0 điểm)
Ở những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể họ luôn thải đường qua nước tiểu nhưng
thực chất cơ thể lại thiếu đường. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Câu 2 (2 điểm):
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Ở dạy dày người tất cả các chất đều được tiêu hóa cơ học, riêng protein có thêm q
trình tiêu hóa hóa học.
b) Chim bồ câu khơng có túi mật vì nó khơng cần dịch mật cho q trình tiêu hóa thức
ăn.
c) Các tuyến tiêu hóa đều có thể tiết enzim tiêu hóa thức ăn.
d) Chim hơ hấp bằng hệ thống ống khí phân nhánh đến tận từng tế bào, do vậy cung cấp
đủ năng lượng cho hoạt động bay lượn.
Câu 3: (1,5 điểm):
a) Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hồn?
b) Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi
đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận
động viên?
c) Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
Câu 4 : (2,0 điểm)
a)Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc
càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng?
b) Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì?
Câu 5 : (2,0 điểm)

a) Dựa vào kiến thức về hệ tuần hồn, hệ hơ hấp và hệ thần kinh của cơn trùng, em hãy
giải thích tại sao lồi gián sau khi bị tách đầu ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng sống thêm
được khoảng 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước?
b) Hai nam thanh niên cùng độ tuổi, có sức khoẻ tương đương nhau và khơng mắc bệnh
tật gì. Một người thường xuyên luyện tập thể thao, cịn người kia thì khơng luyện tập. Ở
trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim và lưu lượng tim ở người thường xuyên luyện tập thể thao
giống và khác so với ở người khơng luyện tập như thế nào? Vì sao?
Câu 6 : (2,0 điểm)
a) Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và
nước vượt quá nhu cầu của cơ thể. Hãy cho biết ở người này:
Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu thay đổi như thế nào? Giải thích.
b) Phân tích những đặc điểm độc đáo có ở cả bề mặt trao đổi khí của cá xương và chim
mà thú khơng có được, giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với mơi trường.
Câu 7 (2 điểm):
1. Nghiên cứu về huyết áp hãy cho biết:

- 20 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


a) Sự chênh lệch huyết áp giữa các phần khác nhau của hệ mạch có ý nghĩa gì? Nếu một
người bị mất máu làm mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch sẽ dẫn đến hậu quả
gì?
b) Trong toàn bộ hệ mạch huyết áp giảm đi nhiều ở phần nào? Giải thích nguyên nhân?
2.Tại sao vận động viên sau khi thi đấu được khuyến cáo nên tiếp tục duy trì trạng thái
vận động tiếp để “hạ nhiệt” đến khi nhịp tim đạt tới mức lúc nghỉ ngơi, chứ không nên
dừng vận động đột ngột?
Câu 8 (2 điểm):
a) Một cụ già phải vào khoa cấp cứu vì vừa trải qua một trận đi tháo nặng. Da cụ rất

xanh xao, nhịp mạch nhanh, huyết áp tụt 80/50 mmHg, đi đứng không vững. Theo em
phải sử dụng biện pháp nào trong các biện pháp sau: truyền máu, truyền dung dịch đẳng
trương, truyền dung dịch tương tự giao cảm, dùng chất kháng histamin. Giải thích?
b)Thuốc Acetozolaminde là loại thuộc lợi tiểu, thuốc này ức chế hoạt động của enzim
cacbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt động
của enzim này lại gây tăng thải Na+ qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều nước
tiểu?
Câu 9. 2 điểm):
Cho bảng nhịp tim của thú:

Động vật
Nhịp tim/ phút
Voi
25 – 40
Trâu
40 – 50

50 – 70
Lợn
60 – 90
Mèo
110 – 130
Chuột
720 – 780
a)Em hãy cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
b)Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
Câu 10(2,5 điểm):
a)Dựa vào kiến thức về q trình phân giải prơtêin ở dạ dày, hãy cho biết điều gì sẽ xảy
ra nếu bơm ion H+ của tế bào đỉnh ở trạng thái:
- Hoạt động bình thường.

- Khơng hoạt động.
b)Hoạt động của tim thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau, giải thích cơ chế?
- Khi hoạt động cơ bắp mạnh.
- Khi đang nằm ngửa, đứng dậy nhanh
c)Ở người bình thường, huyết áp ở mao mạch phổi là 5 - 10mmHg còn huyết áp ở mao
mạch thận là 60mmHg. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy. Sự khác nhau
đó có ý nghĩa gì?
d)Khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên
so với lúc bình thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác
nhau như thế nào?
..…..….HẾT………….

MỤC LỤC

- 21 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỤC

TÊN MỤC

TRANG

- 22 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



I

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1

Lí do chọ đề tài

1

2

Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu

1

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

4

Phương pháp nghiên cứu

2


5

Thời gian thực hiện đề tài

2

II

PHẦN NỘI DUNG:

2

1

CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN

3

1.1

Cơ sở lý luận

3

1.2

Cơ sở thực tiễn

3


1.3

Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
THPT......

4

CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

5

2.1

Nội dung chương trình và tài liệu

5

2.2

Bồi dưỡng đội ngủ.

6

2.3

Phát hiện học sinh có năng lực.

6

2.4


Phương pháp dạy của thầy và học của trị.

7

III

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

7

3.1

Mục đích thực nghiệm

21

3.2

Kết quả thực nghiệm

21

3.3

Hiệu quả đề tài mang lại

22

IV


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

24

4.1

Kết luận

24

4.2

Kiến nghị

24

V

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

2

- 23 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



VI

PHỤ LỤC

26

- 24 -

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×