Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SÁNG KIẾN “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 32 trang )

UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH HƯNG

SÁNG KIẾN
“Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao
chất lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên
6 tại trường THCS xã Thanh Hưng”

Họ tên tác giả: Vũ Thị Thu Hiền – Nguyễn Thị Hiền
Đơn vị công tác: Trường THCS xã Thanh Hưng
Điện Biên, Tháng 04 năm 2022
Trang 1


MỤC LỤC
Nội dung
A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN

Trang
3,4

B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

4

C. NỘI DUNG

4

I. Tình trạng giải pháp đã biết


4,5

III. Nội dung của giải pháp

6

1. Mục đích cụ thể

6

2. Nội dung cụ thể của giải pháp

8-16

3. Những điểm khác biệt,tính mới của giải pháp so với giải
16,17
pháp đã và đang được áp dụng
III. Khả năng áp dụng của giải pháp

17

1. Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp

17

2. Tóm tắt q trình tổ chức áp dụng thử

17

3. Đánh giá của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng thử


18

IV. Hiệu quả, lợi ích thu được

18

V. Phạm vi ảnh hưởng, tầm hiệu quả của giải pháp

19

VI. Kiến nghị và đề xuất

20

Trang 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

Từ, cụm từ viết tắt

Viết đầy đủ

HS

Học sinh

GV


Giáo viên

TN

Thí nghiệm

SGK

Sách giáo khoa

PPNC

Phương pháp nghiên cứu

CTHH

Cơng thức hóa học

PTHH

Phương trình hóa học

KN

Kỹ năng

Ghi chú

Trang 3



NỘI DUNG GIẢI PHÁP
A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN
Ngày nay, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, cả thế giới đang dần
bước vào thời đại công nghệ mới- thời đại cơng nghệ 4.0. Chính vì vậy, việc áp
dụng công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực trong đời sống sản xuất cũng như sinh
hoạt khơng cịn xa lạ với chúng ta nữa. Và đối với lĩnh vực giáo dục cũng vậy,
việc áp dụng công nghệ 4.0 với giáo dục đang trở thành một phương pháp học tập
hiệu quả hiện nay. Sử dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục sẽ giúp cho việc
giảng dạy và học tập trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Từ đó giáo viên hồn tồn có thể thiết kế một giáo án điện tử riêng cho mình
thơng qua các phần mềm đào tạo. Giáo viên linh hoạt có thể sắp xếp thứ tự bài
giảng theo ý mình sao cho phù hợp, lơgic nhất. Ngồi ra phần mềm đào tạo cịn
giúp cho giáo viên có thể quản lý học sinh của mình một cách sát sao, nhanh gọn
hơn. Phần mềm hỗ trợ cho giáo viên điểm danh các bạn tham gia lớp học trực
tuyến. Thêm vào đó cuối mỗi bài giảng, giáo viên có thể thiết kế thêm bài kiểm tra
đánh giá và phần mềm sẽ hiện kết quả ngay khi học sinh làm nhấn nút nộp bài vì
vậy, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ tiếp thu bài, năng lực, phẩm chất của học
sinh, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy hiệu quả và phù hợp hơn với từng đối
tượng học sinh.
Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” do đại dịch
COVID- 19 buộc phải áp dụng dạy học trực tuyến và trực tiếp 2 năm qua vừa là áp
lực, vừa là động lực thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm duy trì chất
lượng giảng dạy - học tập, quản lý học sinh, vừa đảm bảo an toàn, an ninh, kết nối
nhà trường - phụ huynh. Đây là cơ hội để giáo viên, học sinh nhanh chóng chuyển
đổi từ một mơ hình dạy học truyền thống thuần túy sang mơ hình dạy học trên nền
tảng số.
Để thích ứng với giai đoạn đại dịch này, trường THCS xã Thanh Hưng đã
triển khai thành công đưa công nghệ 4.0 vào giảng dạy. Đặc biệt trong năm học
2021- 2022, đã nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức học online mà khơng gặp

gián đoạn nào, mang lại hiệu quả học tập ấn tượng cho học sinh. Đây là điểm khởi
đầu cho chặng đường tiên phong chuyển đổi số giáo dục với những mục tiêu toàn
cầu mới”.
Trong q trình dạy học trực tuyến khơng ít các vấn đề đã nảy sinh, ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường: phụ huynh học sinh chưa
chuẩn bị tốt tâm lý cho bản thân và con em mình, ngành giáo dục chưa thống nhất
các phần mềm dạy học trên Internet, tài liệu dạy học vốn không thiết kế dành riêng
cho dạy học trực tuyến, giáo viên thiếu phương pháp và kỹ năng dạy và học trực
Trang 4


tuyến, kỹ năng vận dụng các phần mền ứng dụng vào dạy học giữa các giáo viên
không đồng đều, học sinh khó hịa nhập và tiếp thu hiệu quả, thiếu các trang bị hỗ
trợ dạy và học, đường truyền và kết nối internet không ổn định, môi trường học
không phù hợp, ảnh hưởng đến sức khỏe, hòa nhập xã hội, sinh hoạt gia đình và
kinh tế… Đây là những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng việc dạy trực
tuyến. Vậy làm thế nào để giải quyết các vấn đề trên? Vấn đề này cần được giải
quyết triệt để qua hệ thống giải pháp cụ thể, phù hợp thực tế.
Về phía học sinh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe, hành vi do
dịch bệnh covid- 19, các em nghỉ ở nhà vừa phải lo chống dịch, vừa phải học trực
tuyến. Khi học sinh ngồi bên máy tính,điện thoại lâu ngày, khơng có bạn bè bên
cạnh để trao đổi, giao tiếp, trong thời gian dài thì tinh thần các em dễ bị ảnh hưởng
đến việc tiếp nhận kiến thức.
Xuất phát từ thực tế đó, để có thể thực hiện tốt dạy học trực tuyến hiệu quả,
đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của bản thân người dạy và người học trong tình
hình hiện nay tại đơn vị công tác, tôi đã mạnh dạn thực hiện áp dụng nghiên cứu
sáng kiến “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng dạy
học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS xã Thanh Hưng”
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Phạm vi sáng kiến: Thông qua các giờ học trực tuyến tập trung hướng dẫn,

giải quyết, tháo gỡ khó khăn về dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh lớp
6, môn KHTN.
Phạm vi khơng gian: phịng chức năng mơn KHTN trường THCS xã Thanh
Hưng; nơi cư trú của học sinh khối lớp 6 tại địa phương.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 8/2021 đến tháng 5/2022.
C. NỘI DUNG
I. Tình trạng giải pháp đã biết
Công nghệ 4.0 được hiểu là một cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần
thứ tư trên thế giới, cuộc cách mạng sẽ được ứng dụng các công nghệ số, công
nghệ thông minh vào cuộc sống của con người.
Áp dụng công nghệ 4.0 với giáo dục là sử dụng những phần mềm đào tạo
hiện đại trong quá trình giảng dạy và học tập. Và nhờ có cơng nghệ mà việc giảng
dạy và học tập hiệu quả hơn.
Tại trường THCS xã Thanh Hưng, các giáo viên cũng thường xuyên tự học,
tự bồi dưỡng để thích ứng tốt hơn với cơng tác dạy học trong thời đại 4.0. Nhiều
giáo viên đã có những sáng kiến hay, ứng dụng cơng nghệ vào cơng tác giảng dạy
như “Ứng dụng tiện ích Zalo, Viber, Messenger trong dạy học”, “Tóm tắt kiến
thức mơn học với phần mềm Mindomo”, … Các sáng kiến này đã được triển khai,
áp dụng, chia sẻ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
Trang 5


Trong thời gian bùng phát dịch Covid- 19, công tác dạy và học của nhà
trường được thực hiện hình thức học trực tuyến; trực tuyến song song với dạy học
trực tiếp. Ban giám hiệu trường THCS xã Thanh Hưng đã kịp thời triển khai các
công văn cấp trên hướng dẫn về việc dạy và học trực tuyến, các giáo viên đã nỗ
lực thích ứng với dạy học trực tuyến để đảm bảo tiến độ, chất lượng học tập cho
các em học sinh, tuy nhiên ngay cả khi đã áp dụng những giải pháp, sáng kiến đã
có thì việc dạy học trực tuyến vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, chưa đem lại kết quả
như mong muốn với những tồn tại nhất định như sau:

Đối với giáo viên: Việc dạy và học trực tuyến không phải là công việc được
thực hiện thường xuyên lên đã gặp lúng túng về kỹ thuật thực hiện. Có nhiều
nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, kỹ năng sử dụng các phần mềm học trực
tuyến chưa thông thạo, dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo
viên đã quen với khơng gian trực tiếp trước học trị, nay đứng trong không gian
trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai
bài giảng, phương pháp chưa hợp lý, thuyết trình nhiều, thiếu sự tương tác với học
sinh.
Đánh giá việc sử dụng phần mềm trực tuyến, để dạy học của các giáo viên
đa số chỉ ở mức độ chưa đạt theo tiêu chí các văn bản chỉ đạo. Việc thiếu kĩ năng
soạn bài hay kĩ năng xử lí tình huống về kĩ thuật công nghệ đã tạo nên rào cản cho
giáo viên. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan vẫn là tâm lí bằng lịng với thực tại, tư duy
cố hữu, có sao dạy vậy, đánh trống ghi tên... đã đánh mất cơ hội học tập và áp
dụng hình thức dạy học mới - dạy học trực tuyến qua mạng Internet.
Đối với học sinh: Mặc dù các em khá năng động, nhạy bén trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo nhưng trên
thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều
đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, khơng phải gia đình nào cũng trang bị được
mạng, máy tính, điện thoại thơng minh để cho con em mình học tập, nhất là ở các
địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù của
học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được
trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Học sinh sẽ không có cơ hội được học tập và trao đổi với bạn bè.
Mơi trường học tập trực tuyến khơng kích thích được sự sáng tạo và chủ
động của học sinh giống như học tập truyền thống.
Ở một số học sinh dân tộc, kỹ năng sử dụng phần mềm trực tuyến chưa
thành thạo, rụt rè, nhút nhát, tương tác với các thầy cô chưa thường xuyên.

Trang 6



Đường truyền mạng yếu, mỏi lưng, mỏi cổ, mỏi mắt vì màn hình điện thoại
bé. Khó tập trung vì phải dạy sớm, khơng gian học tập cịn ồn, thời gian học các
tiết học dài.
II. Nội dung của giải pháp mới
1. Mục đích cụ thể
1.1. Bối cảnh, động lực ra đời của giải pháp:
Trong hoạt động dạy học, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố
rất quan trọng. Khi bài giảng trên lớp, tương tác giữa giáo viên - học sinh, học
sinh- học sinhđược phát huy thuận lợi nhưng khi học trực tuyến, giáo viên chủ yếu
thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện
để thực hiện trả lời câu hỏi, làm bài tập. Hoạt động tương tác ít, gặp nhiều khó
khăn như tốc độ đường truyền mạng, chất lượng thiết bị học tập, phương thức
tương tác chưa sinh động, sáng tạo,… Vấn đề này gây trở ngại cho công tác dạy
học trực tuyến.
Qua khảo sát ý kiến học sinh khối 6 về học tập trực tuyến môn Khoa học tự
nhiên 6, tổng số học sinh là 95 em tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1
Căn cứ vào thực trạng trên khiến tơi mạnh dạn nghiên cứu, tìm tịi sáng kiến
“Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng dạy học trực
tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS xã Thanh Hưng”

Trang 7


Bảng 2: Thống kê chất lượng kiểm tra cuối kỳ I môn KHTN 6
Năm học 2021-2022


1.2. Mục tiêu giải pháp sẽ đạt được, giải quyết được
Sáng kiến “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng
dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS xã Thanh
Hưng” được nghiên cứu, triển khai với mục tiêu cơ bản như sau:
Giúp học sinh thích ứng với phương pháp dạy học trực tuyến, tháo gỡ
những khó khăn về mặt tâm lý. Thúc đẩy các bạn học sinh tham gia các hoạt động
mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng
mơi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương;
Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với quan điểm giáo dục đó
là: Học để biết; học để làm; học để tồn tại; học để chung sống;
Nghiên cứu những vấn đề khó khăn về tâm lý trong học trực tuyến của học
sinh THCS;
Đề xuất những giải pháp áp dụng thiết bị công nghệ 4.0 nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả việc giáo dục dạy học trực tuyến ở trường THCS xã Thanh
Hưng- Huyện Điện Biên.
1.3. Giá trị của giải pháp mang lại
Giải pháp “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất
lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS xã Thanh
Hưng” được triển khai đem lại những giá trị ý nghĩa:
Góp phần đảm bảo hiệu quả, chất lượng của công tác dạy học trực tuyến,
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực, phẩm chất cho học
sinh;
Trang 8


Tăng sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn cho các tiết học trực tuyến với các
hình thức tương tác phong phú, hiệu quả, thường xuyên của giáo viên- học sinh,
học sinh- học sinh;
Giải pháp mở ra cơ hội để giáo viên và học sinh nâng cao kỹ năng công
nghệ thông tin, thích ứng tốt hơn với mơi trường giáo dục năng động, sáng tạo

trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ và có những bước tiến
hiện đại khơng ngừng;
Giáo viên và học sinh có khơng gian năng lực sáng tạo trong việc ứng dụng
công nghệ nâng cao hiệu quả dạy- học, thúc đẩy phát huy năng lực tự học, học tập
suốt đời;
Thông qua việc làm bài tập củng cố kiến thức qua các phần mềm, học sinh
có cơ hội tương tác mạnh mẽ hơn với nhau từ đó thúc đẩy nhau thi đua cùng tiến
bộ trong học tập.
2. Nội dung của giải pháp
2.1. Xây dựng kế hoạch bài dạy
a) Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng tư liệu dạy học
So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện
dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả. Tôi tăng cường
đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học phù hợp. Tùy theo
từng bài học mà có những thiết kế bài dạy khác nhau, làm sao để bài dạy hay nhất,
có chiều sâu nhất, học sinh vừa dễ tiếp nhận kiến thức lại hào hứng học tập phát
huy hết năng lực phẩm chất của bản thân.
Chẳng hạn, chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành
PowerPoint; Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học.
Hiện nay, cơ sở vật chất của các nhà trường đã được trang bị khá đầy
đủ nên hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được dễ dàng, linh hoạt, phù hợp
với dạy học. Khai thác sử dụng máy chiếu vật thể Aver để thay camera,…
b) Cách kết nối máy tính với máy chiếu vật thể Aver
1. Bật nguồn cho máy chiếu vật thể Aver, lựa chọn sử dụng chức năng
camera.
2. Sử dụng dây kết nối máy chiếu vật thể với máy tính (cắm một đầu
HDMI vào máy chiếu vật thể, đầu USB cắm vào máy tính)
3. Ở cửa sổ dạy học trực tuyến bằng google meet, lựa chọn camera là
tên máy chiếu Aver.
Hình ảnh về PowerPoint


Ảnh về chia sẻ đường link thí nghiệm hố học

Hình ảnh về dạy học trực tuyến kết hợp sử dụng trình chiếu PowerPoint và ghi bảng
Trang 9


c) Biên soạn bài tập trắc nghiệm, tự luận để học sinh tương tác
Đối với mỗi buổi học, tôi biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra
kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra, đánh
giá và gửi yêu cầu cho HS.
d) Chia nhóm cho học sinh thảo luận
Để tăng cường hoạt động của học sinh tôi sử dụng tiện ích Breakout rooms.
Tiện ích này Thầy cơ có thể chia nhóm cho học sinh thành các nhóm riêng để học
sinh thảo luận và giáo viên theo dõi việc thảo luận của học sinh.
Cách thực hiện
Bước 1: Truy cập trang web: gõ từ khố cần tìm
kiếm “tiện ích Breakout rooms”. Thêm tiện ích này vào Google chorme (tiện ích
xuất hiện khi GV sử dụng Google meet để dạy học trực tuyến)

Bước 2: Chỉ định học sinh vào nhóm, gửi đường link qua chat box để học
sinh truy cập vào nhóm của mình
2.2. Lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp
Có thể nói ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học trục tuyến là một
phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng
phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực
quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi.
Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo
lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần khơng nhỏ trong tiết
học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc

không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em.
Cịn với việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học thì khác hẳn. Nó như
mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện
đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng khơng cịn trở nên khó hiểu
với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh
Trang 10


động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho
học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt
hơn.
Để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn trong giờ học cũng như kết quả
ở bộ mơn Hố học, tơi đã ứng dụng phần mềm Google Meet tương tác cơ với trị
bài thực hành trong giờ dạy trực tuyến của mình, gửi bài lại cho thầy cô thông qua
google forms và Quizizz. Để vận dụng thật linh hoạt và có hiệu quả giáo viên phải
sử dụng rất thành thạo các phần mềm. Với các em những tiết đầu còn khá bở ngỡ
nhưng sau khi được thực hành vài lần các em rất thích thú, đến tiết nào các em
cũng nhắc: “cô nhớ tạo câu hỏi tương tác trên Quizizz cho chúng em tham gia chơi
game cùng nhau làm bài, hôm nay em học và tương tác tốt cô nhớ cho em điểm
cộng nhé cô!”
Google Meet là một dịch vụ liên lạc qua video do Google phát triển thường
dùng cho các cuộc họp hoặc hội nghị truyền hình qua mạng internet trực tuyến. Để
tạo cuộc họp video mới, ta cần có tài khoản Gmail Google.
Ảnh buổi học trực tuyến tiết Hố học

Ảnh buổi ơn HSG

Trong phịng học Google Meet giáo viên có thể quy định nội quy phịng học,
tham gia trị chơi học tập, khuyến khích, thưởng phạt, giáo viên có thể đặt ra các
hành vi khuyến khích trong lớp học như: Hăng hái phát biểu ý kiến, tương tác trên

Google Meet, đặt câu hỏi qua tin chat, quan tâm hỗ trợ bạn, tôn trọng thầy cô giáo.
Mỗi lần thực hiện 1 việc tốt học sinh sẽ được cộng 1 số điểm quy định.
Tương tự giáo viên sẽ đặt ra các hành vi bị trừ điểm, ví dụ: nói chuyện riêng,
khơng làm bài tập về nhà, vào phịng học muộn, nhắn tin chat rác khơng liên quan
nội dung học,…Và khi học sinh vi phạm thì cũng bị trừ một số điểm nhất định.
Để theo dõi việc học chuyên cần của học sinh và tự động chấp nhận cho học
sinh vào lớp học trên Google Meet tôi sử dụng tiện ích Google Meet Attendance
List. Tiện ích này tìm kiếm ở cửa hàng chorme trực tuyến.
Cách thực hiện
Bước 1: Truy cập trang web: gõ từ khố cần tìm
kiếm “tiện ích Google Meet Attendance List”

Trang 11


Bước 2: Thêm tiện ích này vào Google chorme (tiện ích xuất hiện khi GV sử
dụng Google meet để dạy học trực tuyến)

Tiện ích Google Meet Attendance List

Xem số lượng,
thời gian học sinh tham gia học

Tiện ích Google Meet Attendance List
khi kết thúc tiết học

Xuất ra file Excel số lượng, thời gian
học sinh tham gia học

Để đảm bảo cho việc liên lạc được thơng suốt thì đường link tham gia học

của từng lớp đã được Giáo viên chủ nhiệm lập và gửi cho học sinh thơng qua
nhóm Zalo chung của lớp.
Sử dụng Quizizz thầy cơ có thể:
Trang 12


- Tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng
như kiến thức hiểu biết xã hội của học sinh.
- Quizizz cho phép thầy cô tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo lập bộ
câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá.
- Cho phép học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên
Quizizz vào cùng một thời điểm do thầy cô quy định; hoặc hoàn tất bài kiểm tra
vào một thời gian thuận lợi, trước thời hạn thầy cô quy định.
- Dễ dàng thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia trả lời
câu hỏi nhằm gia tăng hứng thú học tập cho học sinh
Cách thực hiện
Bước 1. Đăng ký
Thầy cô truy cập vào đường link: để đăng ký tài khoản
miễn phí. –> Sau đó thầy cô chọn Đăng ký để tạo mới 1 tài khoản (có thể sử dụng
tài khoản gmail cá nhân để đăng ký). Tiếp đến thầy cô chọn Là một giáo
viên trong màn hình Tơi đang sử dụng Quizizz…

Bước 2: Tạo bài tập, bài kiểm tra
Để tạo 1 bài kiểm tra thì thầy cô bấm vào Tạo mới  Bài kiểm tra mới tại
trang chủ. Đặt tên cho bài quiz (VD tên bài: Tách chất ra khỏi hỗn hợp), chọn các
chủ đề liên quan (chọn chủ đề khoa học Science). Nháy nút Tiếp để chuyển sang
lựa chọn tiếp theo.

Trang 13



Thầy cơ có thể tìm kiếm những bài kiểm tra có nội dung liên quan của các
thầy cơ khác đã tạo và chia sẻ công khai trên trang Quizizz để chỉnh sửa và lưu lại
ở thư viện của mình. Nhập nội dung cần tạo bài tập vào ơ tìm kiếm Thầy cơ sẽ
thấy các bài tập có sẵn.

Chọn một bài tập có nội dung phù hợp và tiến hành chỉnh sửa nội dung, thêm
hoặc xố bớt câu hỏi, sau đó nháy nút Lưu.

Trang 14


Bước 3: Mời học sinh tham gia bài kiểm tra của mình
Để mời học sinh tham sử dụng Quizizz và gia bài kiểm tra thầy cơ có thể
nháy chọn Bắt đầu một bài kiểm tra trực tiếp (thực hiện trong tiết học trực
tuyến) hoặc Chỉ định bài tập về nhà (giao bài tập về nhà cho học sinh).
+ Bắt đầu một bài kiểm tra trực tiếp: chọn chế độ chơi và nháy nút Tiếp
tục, nháy nút Bắt đầu. Thầy cô sao chép đường link và gửi cho học sinh qua chat
box trong lớp học trực tuyến.
+ Chỉ định bài tập về nhà: Thầy cơ cài đặt ngày giờ hồn thành bài tập cho
học sinh và sao chép đường link gửi cho học sinh.
Thầy cơ chia sẻ màn hình kết quả tham gia của học sinh và đánh giá học sinh
trước lớp.

Trang 15


Ngồi sử dụng tơi sử dụng phần mềm Googleforms (truy
cập vào trang web để biên soạn câu hỏi trắc
nghiệm và tự luận để học sinh tương tác làm bài tập… hoặc giao bài tập về nhà ở

trong sách giáo khoa cho học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài
(qua Zalo, Email,..).
* Quay lại màn hình dạy học trực tuyến
Trường hợp mốt số học sinh chưa tham dự tiết học do bị ốm hoặc gặp sự cố như
bị mất kết nối mạng, có thể xem lại video tiết dạy trực tuyến… Tôi sử dụng tiện
ích Vmaker
để quay video những nội dung trọng tâm của bài và
gửi lại cho học sinh qua Zalo của lớp.
Cách thực hiện
Bước 1: Truy cập trang web: gõ từ khố cần tìm
kiếm “tiện ích Vmaker”. Thêm tiện ích này vào Google chorme (tiện ích xuất hiện
khi GV sử dụng Google meet để dạy học trực tuyến)
Trang 16


Hình ảnh giao diện tiện ích Vmaker

Bước 2: Nháy chọn Start Recoding để tiến hành quay lại video..
Thực hiện tiến trình dạy học qua mạng địi hỏi tơi cần có sự trau đồi về kĩ
năng CNTT, nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng. Kết quả học tập của HS phụ thuộc
rất nhiều vào cách thức tổ chức tiến trình dạy học.
3. Những điểm khác biệt,tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và
đang được áp dụng
Qua thực tế áp dụng vào dạy học trực tuyến cho học sinh THCS xã Thanh
Hưng đã cho kết quả tốt, đạt tỷ lệ 100% các kỹ năng thành thạo và khá tốt. Các kĩ
năng của cả giáo viên và học sinh đều được nâng lên rất nhiều. Đặc biệt kĩ năng sử
dụng phần mềm dạy - học tăng lên cao nhất và khơng cịn tình trạng khơng thành
thạo.
Việc sử dụng phần mềm ứng dụng dạy học trực tuyến không chỉ nâng cao kĩ
năng cho học sinh mà còn đem lại sự quan tâm và cả kĩ năng cho phụ huynh học

sinh. Các kĩ năng tìm kiếm thơng tin và tương tác được cải thiện đáng kể.
Đây là kĩ năng rất cần thiết cho việc hướng tới ý thức tự giác trong học tập,
khả năng tự tìm tịi và học hỏi của người học.

Trang 17


Kĩ năng này rất phù hợp với tinh thần và quan điểm giáo dục đổi mới đó là
“nâng cao năng lực và phẩm chất” cho học sinh. Nếu kĩ năng này thành thạo thì
người học có thể tự tìm kiếm và xử lí thơng tin từ đó chủ động tiếp thu kiến thức.
Một số kĩ năng phối hợp các thao tác và giao tiếp trực tuyến cũng được nâng lên ở
mức độ cao và nhanh, điều này phù hợp với qui luật vận động của xã hội 4.0.
Đặc biệt kĩ năng thực hiện bài học của học sinh qua hình thức học trực
tuyến, kiểm tra trực tuyến đạt được là rất đáng tự hào. Với 100% số học sinh được
tham gia đánh giá bằng hình thức kiểm tra trực tuyến mơn Tốn, KHTN… đã thể
hiện được tính ưu việt và quy luật tất yếu của việc áp dụng công nghệ thông tin
trong dạy học hiện nay.
Về phương pháp dạy học trực tuyến, giáo viên mới đầu còn bỡ ngỡ, e dè do
việc lần đầu dạy học có sự theo dõi, “dự giờ” của phụ huynh. Nhưng do sức trẻ, do
ưu thế về tiếp cận công nghệ thông tin nên các giáo viên đã nhanh chóng hội nhập
và sự tiến bộ thể hiện rõ theo từng tiết dạy.
Ngoài ra được sự hỗ trợ trực tiếp từ ban giám hiệu và đội ngũ kĩ thuật viên
đã làm các thầy cô giáo tự tin hơn trong mỗi tiết dạy trực tuyến. Giáo viên đã chủ
động, sáng tạo trong phương pháp và đạt hiệu quả giờ dạy sau hơn các giờ dạy
trước.
III. Khả năng áp dụng của giải pháp
1. Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp
Thực tế áp dụng đã cho thấy sáng kiến “Một số giải pháp áp dụng công
nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6
tại trường THCS xã Thanh Hưng” với những đổi mới sáng tạo, phù hợp với xu

thế thời đại cơng nghệ 4.0 đã góp phần mạnh mẽ nâng cao chất lượng dạy và học
trực tuyến, giúp thầy và trị chủ động thích ứng với q trình nghỉ giãn cách, dạy
học trực tuyến để phòng, chống dịch covid-19. Quá trình học dù trực tuyến nhưng
vẫn đảm bảo sự liền mạch cùng với những sáng tạo, tiện ích mà công nghệ đem lại
đã giúp các em học sinh khơng bị nhàm chán trong q trình học tập, đồng thời
việc tương tác thi đua học tập trực tuyến trên phần mềm giúp các em hào hứng, tự
tin thể hiện bản thân hơn trong các hoạt động học, mỗi tiết học trở nên sôi động,
cuốn hút và thực sự hiệu quả. Bản thân giáo viên cũng có thêm động lực để không
ngừng nỗ lực tự học, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn
với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.
2. Tóm tắt q trình tổ chức áp dụng thử
Từ tháng 8/2021, sáng kiến “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để
nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường
THCS xã Thanh Hưng” được nghiên cứu, triển khai áp dụng trong các tiết dạy
trực tuyến môn Khoa học tự nhiên 6. Thời gian đầu, do giáo viên và học sinh còn
Trang 18


nhiều bỡ ngỡ, mới lạ với các ứng dụng, phần mềm, q trình áp dụng cịn rập
khn, chưa linh hoạt nên việc dạy – học trực tuyến còn nhiều tồn tại. Tuy nhiên,
với lịng tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, bản thân giáo viên khơng ngừng tự tìm
tịi, học hỏi, việc áp dụng công nghệ 4.0 vào dạy học trực tuyến dần đem lại hiệu
quả. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc sử dụng các ứng dụng, phần
mềm, tạo khơng gian học tập mở với tính tương tác năng động, thân thiện giúp học
sinh tích cực, hào hứng hơn với các tiết học trực tuyến, chất lượng dạy và học trực
tuyến không ngừng được nâng cao.
3. Đánh giá của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng thử
Sáng kiến “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất
lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS xã Thanh
Hưng” được áp dụng, triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực trong các tiết học

trực tuyến, giúp thầy và trò thích ứng tốt hơn với hình thức học tập mới trong hồn
cảnh nghỉ giãn cách phịng chống dịch Covid-19. Giáo viên và học sinh hào hứng,
tích cực hơn trong suốt quá trình học tập. Chất lượng dạy- học được đảm bảo góp
phần thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục tồn diện theo chương trình Giáo dục
phổ thơng tổng thể 2018. Giải pháp đã được Ban giám hiệu nhà trường, tập thể cán
bộ giáo viên và học sinh ghi nhận, tích cực hưởng ứng.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được
Sau thời gian khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin 4.0 vào dạy
và học trực tuyến, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng Kết quả đánh giá thực hiện nội dung dạy học trực tuyến cho học sinh trường
THCS Thanh Hưng, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên.
Khối 6 tổng số học sinh 95 em - trường THCS xã Thanh Hưng

Bảng Thống kê chất lượng kiểm tra giữa kì II mơn KHTN
Trang 19


V. Phạm vi ảnh hưởng, tầm hiệu quả của giải pháp
Sáng kiến “Một số giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất
lượng dạy học trực tuyến Môn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS xã Thanh
Hưng” đã được áp dụng thành công trong các tiết dạy trực tuyến môn Khoa học
tự nhiên 6, không những thế sáng kiến cịn có thể vận dụng linh hoạt với các bộ
môn khác, khối lớp 7,8,9 hoặc hoạt động giáo dục khác như công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, hoạt động ngồi giờ thi tìm hiểu trực tuyến, .... Đồng thời, sáng kiến
cịn có thể áp dụng cho tất cả các trường trong Huyện có tổ chức hình thức dạy
học trực tuyến. Qua q trình áp dụng tơi thấy học sinh đã tiếp cận được và thích
nghi hơn trong việc học trực tuyến, GV cũng linh hoạt hơn trong áp dụng công
nghệ, phần mềm trong dạy trực tuyến.
Kết quả thi HSG cấp tỉnh mơn Hóa học 9: Đạt được một em với 13,35 điểm
đạt giải khuyến khích.

Tơi vẫn đang sử dụng các phần mềm trực tuyến tiếp tục ôn HSG olympic
cấp huyện lớp 7 mơn hóa.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng đối với việc dạy và học của GV
và HS tại trường THCS Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên với những cố
gắng của tôi trong việc hình thành cho học sinh tạo được năng lực chun biệt của
mơn học đã có những hiệu quả nhất định. Học sinh tham gia phát biểu sơi nổi, có
chiều hướng thích nghi với việc học tập trực tuyến. Học sinh có tinh thần tập thể cao,
có tinh thần tự giác, ý thức được việc học tập. Đặc biệt là khơng cịn hiện tượng HS
bật máy tính để đấy rồi làm việc riêng nữa.
VI. Kiến nghị và đề xuất
a. Đối với phụ huynh học sinh
Để việc dạy học trực tuyến đạt kết quả cao, phụ huynh học sinh cần phải
quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục con ở gia đình, thường xuyên phối kết
hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội.
Trang 20


Phụ huynh tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho con em mình khi tham gia
học trực tuyến.
b. Đối với nhà trường
Nhà trường phải làm tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục
trong nhà trường, chính quyền địa phương, đồn thể, xã hội cùng tham gia thực
hiện công tác giáo dục.
Mở các lớp học bồi dưỡng cho giáo viên về sử dụng các phần mềm phục vụ
cho công tác dạy học trên nền tảng số.
Ban giám hiệu tạo điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng,
máy chiếu, đường truyền internet...) để giáo viên có thể thực hiện tốt hoạt đơng
dạy học trên nền tảng công nghệ số.
Trên đây là một số hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến
cho giáo viên và học sinh tại trường THCS xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Do

trình độ lý luận và năng lực nghiên cứu khoa học của người viết còn nhiều mặt
hạn chế, đồng thời thời gian nghiên cứu và thực hiện tiểu luận là rất hạn hẹp nên
tiểu luận khơng tránh khỏi cịn có nhiều sai sót. Kính mong nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô và của các bạn đồng nghiệp.
Thanh Hưng, ngày 8 tháng 4 năm 2022
NGƯỜI VIẾT

Vũ Thị Thu Hiền ; Nguyễn Thị Hiền

Trang 21


PHỤ LỤC

Ảnh tiết dạy trực tuyến

Ảnh tiết dạy trực tuyến có sử dụng máy chiếu
vật thể Aver

Ảnh HS quan sát bài dạy bằng điện thoại

Trang 22


Ảnh ơn HSG trực tuyến có sử dụng máy chiếu vật thể Aver

Ảnh HS tham gia ơn HSG Hố 9 trực tuyến

Ảnh HS tham gia ơn HSG Hố 7 trực tuyến


Trang 23


Ảnh tiết dạy kết hợp trực tuyến và trực tiếp

Ảnh HS quan sát bài dạy bằng điện thoại
Trang 24


BÀI 17
Tiết 33: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
* Yêu cầu cần đạt
- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng
của các cách tách đó.
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng
cách chiết.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thơng thường với
phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
I. Mục tiêu
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thơng tin, quan sát hình ảnh để tìm
hiểu về một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các
cách tách đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm để tìm được một số cách
đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp. tiến hành được thí nghiệm để tách chất ra
khỏi hỗn hợp bằng cách chiết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được mối liên hệ giữa tính
chất khác nhau của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi
hỗn hợp được ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Trình bày được cách tiến hành tách chất bằng phương pháp: chiết .
- Thực hiện được thí nghiệm tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước:
chiết.
- Vận dụng được một số cách tách chất: lọc, lắng, cô cạn, chiết vào tình
huống thực tế .
- Thiết kế được sản phẩm: mơ hình lọc nước đơn giản để xử lí nước bẩn
thành nước sạch thơng thường tại gia đình.
- Khái qt lại những kiến thức đã học qua SĐ tư duy.
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tịi, u thích nghiên cứu khoa học.
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và bảo vệ mơi trường.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm
vụ tiến hành thí nghiệm cùng các bạn thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng
phương pháp chiết.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. GV: Máy chiếu vật thể, bài giảng điện tử, link lớp học trên google meet, hệ
thống bài tập trên nền tảng Quizizz.com, phiếu bài tập Google form, video thí
nghiệm Chiết dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
/>Trang 25


×